Trên dưới 30 năm trước, toàn thế giới đă phải đặc biệt chú tâm đến Việt Nam, nơi mà hàng ngàn và hàng ngàn con người quyết tâm rời bỏ quê hương, rời bỏ gia đ́nh, tài sản và kỷ niệm, để vượt biển ra đi trên những con tàu mong manh chưa biết đi đâu về đâu và chấp nhận mọi hiểm nguy trên biển.
Biến cố 30/4/1975
Làn sóng người mà hành trang mang theo chỉ là một quyết tâm rời bỏ quê hương yêu dấu đă làm thành sự kiện độc nhất vô nhị trên thế giới, và những thảm cảnh mà họ gặp trên đường hải hành đă gây xúc động sâu xa cho mọi người, đă đánh động lương tâm nhân loại.
Theo số liệu của Cao Uỷ Tin Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), tính tới năm 2000 đă có 796.310 thuyền nhân đến được các trại tị nạn, trong số này 720.000 người đă được định cư tại một nước thứ ba trong số trên 15 quốc gia mở rộng ṿng tay đón nhận họ.
Những con người can đảm và may mắn này đă xây dựng thành một Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại lớn mạnh, đáng ngưỡng mộ.
Nhưng c̣n những người ra đi mà không đến th́ sao? Bao nhiêu người đă bỏ ḿnh trong cuộc hải hành trên Biển Đông? Không ai biết được con số chính xác.
Nhưng nếu ra đi một sống hai chết và số người thành công là gần 800.000 th́ số người thất bại e cũng gần bằng con số ấy.
Thuyền nhân Việt Nam trong 1/4 cuối Thế Kỷ XX là một sự kiện lịch sử không thể xoá nhoà và mong sẽ không bao giờ lập lại.
Một trong những người rời nước bằng tàu Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà ngày 29, luật sư trẻ Nguyễn Hiền hồi năm 1975, hồi tưởng:
"Nha Trang thất thủ, gia đ́nh chúng tôi vào Sài G̣n. Sau những toan tính bất thành t́m đường ra đi như nhiều gia đ́nh khác lúc bấy giờ th́ sự đi khỏi Việt Nam kịp lúc của gia đ́nh chúng tôi trước khi Sài G̣n thất thủ hoàn toàn do may mắn.
Nhờ anh tôi trong binh chủng hải quân mà gia đ́nh chúng tôi đi được gần hết. Sự may mắn vào phút chót đó phải nói không tiền bạc nào có thể mua được.
Chiếc tàu thuộc Hải Quân Việt Nam đưa chúng tôi đi từ bến Bạch Đằng (Sài G̣n) vào đêm 29 rạng 30-4-1975, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Sài G̣n hoàn toàn bị xâm chiếm.
Chuyến đi vất vả, thiếu thốn, tinh thần hoang mang trong mấy ngày đầu. Nhưng bây giờ nh́n lại mới thấy nhung khổ sở của chúng tôi lúc đó không thể so sánh với cảnh địa ngục trần gian mà nhiều đồng bào boat people của chúng tôi phải trải qua trong những chuyến vượt biên những năm sau đó.
Tàu lớn được Hạm Đội 7 Mỹ đón tiếp ngoài khơi, sau cùng chuyển chúng tôi sang tàu dân sự và đưa chúng tôi đến đảo Guam an toàn. Chúng tôi không hề phải lo lắng về an toàn sinh mạng của ḿnh."
Thuyền nhân
Ngay trong Ngày 30 Tháng Tư vài chục chiếc tàu, nguyên là tàu đánh cá hay chở hàng cũ, chứa đầy những người tự thấy không thể sống dưới chế độ cộng sản, đă xuôi theo mọi ḍng sông và kinh rạch của Miền Nam ra Biển Đông.
Đó là những người tiên phong của phong trào thuyền nhân diễn ra ồ ạt trong vài ngày kế tiếp, rồi âm ỉ nhưng kiên quyết kéo dài nhiều năm sau đó.
Số người được dự đoán ra đi trong đợt này vào khoảng 200 ngàn, trong đó khoảng từ 130 đến 160 ngàn được tiếp nhận tại đảo Guam, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ.
Số thuyền nhân VN đến được các trại tị nạn trong hai năm 1975-1976 là 5.947 người, nhiều nhất là Thái Lan với 2.699 người và Malaysia với 1.160 người. Qua năm 1977 số thuyền nhân đến được các trại tị nạn là 17.126 người. Năm kế tiếp là 87.164 người. Và đến năm 1979 được mô tả là năm cao điểm của phong trào thuyền nhân, số người đến được các trại tị nạn là 201.189 người.
Bà Dân Biểu Madeleine P. Bordalllio, lúc đó là phu nhân của Thống Đốc đảo Guam, nhớ lại rằng những thuyền nhân đầu tiên đó phần lớn đói khát, bệnh hoạn và mệt mỏi.
Những thuyền nhân trong đợt đầu tiên này phải được kể là may mắn nhất bởi gần như không xảy ra tai nạn nào trên biển và hầu hết ngay sau đó được định cư tại Hoa Kỳ hay tại các quốc gia Tây Phương khác. Họ chính là những người tiên phong của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại.
Sau khi đất nước đă chính thức thống nhất và nhiều chính sách đặc biệt cho người dân Miền Nam được áp dụng, số người vượt biển t́m tự do đă dần dần tăng lên.
Theo số liệu của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, số thuyền nhân đến được các trại tị nạn trong hai năm 1975-1976 là 5.947 người, nhiều nhất là Thái Lan với 2.699 người và Malaysia với 1.160 người.
Qua năm 1977 số thuyền nhân đến được các trại tị nạn là 17.126 người. Năm kế tiếp là 87.164 người. Và đến năm 1979 được mô tả là năm cao điểm của phong trào thuyền nhân, số người đến được các trại tị nạn là 201.189 người.
Một câu hỏi lại phải được đặt ra là để có được số người như thế đến được bến bờ tị nạn th́ đă có bao nhiêu người bỏ ḿnh trên biển?
Năm 1979 cũng là năm mà toàn thế giới không thể không nói đến, không thể không xúc động trước sự kiện thuyền nhân.
Có những nhân vật nổi tiếng chống chiến tranh Việt Nam trước kia từng chính thức lên tiếng tranh đấu chống lại phía Hoa Kỳ và đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến, th́ nay lên tiếng công khai xin lỗi và rút lại sự ủng hộ đối với phía Hà Nội. Đó là triết gia Jean Paul Sartre của Pháp, cô đào Jane Fonda, hay ca sĩ Joan Baez.
Tự Do, 2 chữ Tự Do
Vấn đề là tại sao người Việt Nam vốn yêu quê hương đất nước, vốn gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, vốn không bao giờ muốn rời xa nơi có mồ mả ông bà, dấu vết tổ tiên, lại đành đoạn dứt áo ra đi trong một chuyến đi biết chắc sẽ vô cùng gian nan, sẽ chín chết một sống, sẽ có thể bị đoạ đày, tủi nhục?
Trước hết là trường hợp của chị Trịnh Thanh Tùng với chuyến hải hành nổi tiếng, trong đó người sống phải ăn thịt người chết v́ tàu lênh đênh trên biển với máy hỏng và không c̣n thức ăn hay nước uống, mà lại không được các tàu qua lại cứu giúp:
"Trước 75 là đi học. 75 vô th́ mấy ông Việt Cộng đâu có cho học nữa, th́ phải đi buôn đi bán, đi làm ruộng, đủ thứ hết, phụ mẹ nuôi ba đi ở tù, nuôi ông xă đi ở tù 14 năm luôn mà. Mấy mẹ con ở nhà, trời ơi, khổ lắm. C̣n bị lấy nhà đủ thứ nữa chớ đâu phải...
Họ đuổi ra, họ không có cho ở nhà cuả ḿnh (khóc). Mà ba đi ở tù về th́ má mất. Ba tôi về là cuối năm 1979. Đến năm 1988 ông xă mới được về. Mỗi vài ba tháng là phải xách đồ đi thăm nuôi, phải nấu cơm, bới đồ lên thăm nuôi ảnh chớ không thôi đói chết sao. Ôi, nhắc tới khổ lắm! "
Trường hợp của bà Lê Thị Sen vượt biên hai lần:
"Cái lần đầu tiên th́ tôi đến Galang (Indonesia) là năm 1989. Tôi ở đó gần 7 năm th́ khi đó họ cưỡng bức hồi hương. Mấy năm tôi mới về th́ công an hay để ư. Công ăn việc làm xin cũng khó nữa.
Khó hoà nhập vào cuộc sống lắm, cho nên tôi quyết định đi nữa. Ban đầu là v́ tôi đạo Hoà Hảo cho nên tôn giáo của tôi không được thoải mái, không có được đi lại hội quán cho sinh hoạt tôn giáo của ḿnh.
Thứ hai nữa là v́ chồng tôi là quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cho nên tôi cũng bị phân biệt đối xử, bị ngược đăi nhiều lắm. Gia đ́nh tôi bị đi kinh tế mới ở Cờ Đỏ (Giá Rai) cực khổ lắm. Rồi hồi tôi chưa lập gia đ́nh th́ ba tôi cũng đạo Hoà Hảo, khi tôi thi vô đại học th́ đơn không được chấp nhận, không được đối xử b́nh thường, cho nên tôi phải bỏ nước ra đi hồi năm 89."
Và trường hợp của cô Nguyễn Thị Hoa Hương:
"Tại sao ḿnh cũng là con người mà ḿnh lại không có được những quyền tự do đối với chính bản thân ḿnh? Sau ngày 14-3-1989 tất cả mọi người hầu như bị bắt trở về Việt Nam với cái chương tŕnh thuyền nhân hồi hương, tất cả thuyền nhân bị khủng hoảng tinh thần.
Ḿnh rất là sợ bị trở về Việt Nam. Mọi người chia xẻ là họ không muốn trở về cái nơi mà họ đă bỏ ra đi. Họ rất là sợ hăi. Trở về với cái lư lịch lại không xin được công ăn việc làm mà thực tế họ chỉ muốn những công việc b́nh thường thôi."
Trong số những người đau khổ nhất sau ngày 30-4-1975 phải nói đến những quân nhân, công chức Việt Nam Cộng Hoà được chính quyền mới gọi một cách tử tế là "chế độ cũ" hay một cách miệt thị là "nguỵ quân, nguỵ quyền" th́ hầu hết bị "tập trung cải tạo" mà thực chất là bị bắt giam trong những trại tù xa xôi hẻo lánh, thường th́ vài ba năm, nhwng nhiều người đă phải ở lại đến mười mấy năm.
Những người tù ấy không biết đến ngày về bởi họ chỉ được hứa là sẽ được trở về với gia đ́nh khi nào "học tập tốt", nhưng lại không thể rơ thế nào là "tốt"? Nhiều người đă bỏ xác tại nơi bị lưu đày, nhưng bao nhiêu th́ cho tới nay vẫn chưa có con số chính xác.
Người phụ nữ Việt Nam trong hầu hết những hoàn cảnh ấy đă chứng tỏ phẩm chất của ḿnh khi thay chồng nuôi dạy con trong hoàn cảnh bị kỳ thị và hầu như mọi cánh cửa mưu sinh đều bị đóng chặt.
Có những người vợ đă nh́n thấy nỗi tuyệt vọng cho ḿnh cũng như cho tương lai của con cái nên dù chồng đang chịu đọa đày trong trại cải tạo, vẫn cùng con lên thăm chồng, xin chồng cho vượt biên để t́m đường sống.
Thảm cảnh trên Biển Đông
Thảm cảnh trên Biển Đông có lẽ sẽ không bao giờ nhạt nhoà trong kư ức của thuyền nhân Việt Nam, khi những chiếc thuyền mong manh đưa họ vượt trùng dương t́m đến bến bờ tự do sau biến cố 30/4/1975, hầu như thường xuyên gặp nạn.
Khỏang một triệu người may mắn đến được những nơi muốn đến, th́ cũng chừng ấy số người đă vĩnh viễn ở lại dưới ḷng biển cả.
Mỗi năm cứ mỗi lần đến thời điểm 30 Tháng Tư là người Việt tị nạn tại hải ngọai không khỏi bùi ngùi nhớ lại thân nhân, bạn bè hay chính ḿnh đă trải qua những chuyến vượt biển thập tử nhất sinh.
Ngoài khỏang một triệu người may mắn đến được những nơi muốn đến, th́ cũng chừng ấy số người đă vĩnh viễn ở lại dưới ḷng biển cả.
Riêng với những thuyền nhân sống sót, th́ không ít người gặp phải thảm cảnh ở biển khơi, tiêu biểu nhất là bị băo, hải tặc hay tàu chết máy.
Chẳng hạn như, chị Nguyễn Thị Hoa Hương, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ, đă ra sức t́m đến bến bờ tự do hồi năm 1989 và gặp nạn, như chị mô tả:
"Ḿnh không có chỗ nằm, ḿnh chỉ ngồi mà co hai chân lại, ngồi đủ chỗ thôi. Lâu lâu ḿnh duỗi được cái chân thôi chứ không có được nằm. Đó là một kỷ niệm mà em không bao giờ quên khi mà tàu đi 7 ngày trên Thái B́nh Dương th́ đă bị băo biển rất là lớn và đă đánh tan chiếc tàu ra, chỉ c̣n lại thân chiếc tàu, c̣n đầu tàu và đuôi tàu th́ bị đứt ra.
Trong cơn nguy cập đó th́ người ta đă chuyển tất cả mọi người vô giữa thân của con tàu. Lúc bấy giờ sự chết kể như 90% rồi, tại v́ băo kéo dài mấy ngày trời liên tục. Con tàu không c̣n bộ phận lái ǵ hết, tự con tàu trôi đi thôi. Trong mấy ngày như vậy th́ lương thực hết rồi, mọi người bắt đầu nhịn đói, chỉ có những giọt nước để dành lại và mọi người chia nhau ra để mà uống.
Có những tiếng la khóc bởi v́ sự chết đă đột tới (khóc). Bắt đầu có những người bị kiệt sức quá mà bắt đầu xỉu, trong đó cũng có em mê man không biết ǵ hết, chỉ nhớ là những người xung quanh đọc kinh cầu xin nhận cho nếu mà có bị chết th́ xin cho linh hồn được siêu thoát một cách nhẹ nhàng.
Trong lúc trôi như vậy th́ một sự may mắn đến với tất cả những con người trên tàu đó là được tàu của Hạm Đội 7 Mỹ đang tập trận ở Thái B́nh Dương cứu vớt. Khi cứu lên sàn tàu th́ các phụ nữ và trẻ em đều vô pḥng cấp cứu bởi v́ đă bị kiệt sức quá rồi, không c̣n sự sống.
Một kỷ niệm mà nếu những ai đi con tàu đó th́ chắc không bao giờ quên là các người Mỹ họ đă săn sóc, họ điều trị những người chết đi sống lại, cho phục hồi sức khoẻ rồi mới bắt đầu đưa vô Thái Lan. Trại đó là trại Banatnikhon. Em ở đó là gần 9 năm."
Một thảm cảnh khác trên Biển Đông có liên quan đến chị Lê Thị Sen, hiện cũng đang ở Mỹ. Tàu chị Sen gặp cướp biển như chị cho biết :
"Trên đường vượt biển th́ gặp cướp biển. Ở trên tàu nó thả canô xuống qua tàu ḿnh. Mấy người đàn bà con gái bị họ hăm hiếp và họ định đập cho tàu ḿnh ch́m nữa. Tiền bạc ṿng vàng ai mà có đều nộp cho họ hết. Khi bị cướp xong chạy được một hồi th́ tới dàn khoan của Mă Lai. Dàn khoan nó mới kéo tàu vô.
Nếu mà không gặp dàn khoan đó th́ chắc ch́m chết rồi v́ tối hôm đó sóng gió quá chừng, mà tàu th́ cũng nhỏ nữa, giống như mấy chiếc thuyền đánh cá, mà ở dưới tàu là 126 người nằm sát nhau. Có nhiều đứa bé nó ói quá con mắt trắng dờ tưởng như nó chết rồi."
Ngược ḍng thời gian hơn nữa, hồi năm 1979, bà Kim Liên, hiện định cư tại Bỉ, đă từ Vũng Tàu vượt trùng dương đến Indonesia. Nhưng thảm cảnh Biển Đông cũng không dung tha gia đ́nh nữ thuyền nhân ấy :
"Trên đường biển cả trời mưa dông gió, đă vào nhiều đảo nhưng họ không nhận, gặp nhiều tàu cầu cứu không vớt. Cuộc hành tŕnh lênh đênh trên biển cả đă 13 ngày, chúng tôi gặp một chiếc tàu đậu ở biển khơi mà chúng tôi cứ nghĩ đấy là một ḥn đảo.
Lúc đêm th́ ḿnh thấy như vậy, đến 8 giờ sáng th́ trông nó lù lù ra là một cái tàu, th́ ra cái tàu dầu nó đậu ở đó, ở biển khơi đó. Chúng tôi cố chạy vào cầu cứu, họ chẳng vớt, và thuyền trưởng ra lệnh cho thợ máy nhổ neo chạy.
V́ chiếc tàu nó lớn, chân vịt nó quay, nước xoáy quá mạnh và nó lôi kéo tàu chúng tôi vào chân vịt. Cánh quạt chém tàu tôi hai phát, úp lật con tàu. Mọi người tung xuống biển v́ tàu bị bể ra rồi.
Lúc đó nó chổng lên, mới ch́m phân nửa, c̣n nổi phân nửa. Người nào biết bơi th́ bơi vào trong chiếc tàu v́ nó chưa ch́m hết th́ họ cũng bám vào đấy. Người nào khoẻ th́ đi cứu những người không biết bơi, lôi kéo nhau vào đó, bám chung quanh.
Tàu làm cho chúng tôi bị ch́m nó bỏ đi nửa tiếng ǵ đó. Tàu này của nước Libya. Tôi thấy nó thả 2 cái bo-bo xuống, nó đi vớt chúng tôi. Khi nó vớt th́ cũng đă chết hết 11 người rồi. 68 người chết hết 11 người, nhưng mà vớt được 3 người, nước cuốn đi 8 người trôi đâu mất rồi, trong đó có con gái tôi.".
Khi người phải ăn thịt... người
Và một cảnh vô cùng đau xót và kinh hoàng đă xảy đến cho một chiếc tàu phát xuất từ Saig̣n hồi năm 1978 chở theo hơn 100 người, khi chỉ có 43 người đến được bến bờ. Chị Kim Chi kể lại câu chuyện thương tâm này :
Chị Kim Chi : Tại lúc đó đói quá th́ có người trước chết họ mới nói là tại sao không ăn thịt người để sống. Th́ người đó chết và người đó là người bị ăn đầu tiên để nuôi vợ và con họ được sống sót. Th́ ư tưởng đó bắt đầu từ lúc đó, sau đó th́ những người khác họ thấy như vậy họ mới bắt đầu thôi.
Thanh Quang : Thưa chị, xin lỗi chị. Chị ở trong chuyến tàu đó, phải không?
Chị Kim Chi : Dạ.
Thanh Quang : Thưa, như vậy chị có ăn thịt người không, do hoàn cảnh bắt buộc ?
Chị Kim Chi : Có chớ.
Thanh Quang : Cái cảm giác của chị lúc đó như thế nào ?
Chị Kim Chi : Nói đúng ra th́ cũng ghê chứ. Tại v́ nói chung là trong lúc người ta đói quá th́ h́nh như là người ta không c̣n lư trí nữa nhiều để mà suy xét nữa.
Thanh Quang : Dạ. Như vậy là đi bao lâu ngày mà rồi gặp nạn như vậy, thưa chị? Tàu đó có mấy người?
Chị Kim Chi : Tàu đi cũng đông lắm, anh. 143 người tất cả nhưng mà chỉ c̣n sống sót 34 người.
Thanh Quang : Tàu phát xuất từ đâu, thưa chị?
Chị Kim Chi : Dạ, từ Sài G̣n.
Thanh Quang : Đi bao lâu?
Chị Kim Chi : Đi khoảng 65 ngày.
Thanh Quang : Lâu như vậy bởi lư do ra sao, thưa chị?
Chị Kim Chi : Lúc đó c̣n bé th́ cũng không nhớ rơ nữa, nhưng nếu không lầm th́ chân vịt tàu bị quấn lưới, bị găy, không nhúc nhích được nữa nên tàu cứ lênh đênh thôi, th́ nó cứ lênh đênh trên biển vậy đó.
Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi : Rồi cho tới ngày nó mắc cạn tấp vô đảo. Không phải là cái đảo, nó thuộc dạng đảo ngầm của Đài Loan. Cái đảo đó nằm giữa biển, khi nước biển dâng lên th́ như là cái biển vậy thôi tức cái niveau của nó bằng mặt nước biển, nhưng khi nó tụt xuống th́ xung quanh ḿnh là biển th́ tàu ḿnh bị tụt xuống nhưng mà nước vẫn c̣n khoảng tới đầu gối, tức là cạn nhất vẫn tới đầu gối. Nói là cái đảo th́ cũng không hẳn nhưng mà nó là cái đảo, đảo giữa ḷng biển.
Thanh Quang : Dạ rồi tất cả thuyền nhân một trăm mấy chục người ở trên tàu đó rồi dần dà cạn lương thực, cạn thức ăn và thức uống, có phải không ạ?
Chị Kim Chi : Th́ nói chung là vậy. Tại v́ tàu đi đâu có dự định đi tới mấy chục ngày như vậy, th́ họ mới không đủ thức ăn rồi mới bắt đầu đói khát này kia rồi mới sanh ra cái đó. Nói chung, người đầu tiên là ông cậu của ḿnh.
Ngày xưa ổng là một nhà giáo nhưng khi ổng nh́n thấy con ổng đói rồi vợ ổng đói như vậy đó, lúc đó ổng cũng yếu sức lắm, ổng đói lă rồi, tức là ổng gần chết rồi, ổng mới nói là sau khi ổng chết th́ hăy dùng thịt của ổng mà cho con ổng ăn với vợ ổng ăn đi để mà nuôi sống được vợ con ổng.
Chính v́ như vậy cho nên khi ổng chết rồi th́ mới lấy ư tưởng của ổng để mà bắt đầu ăn để nuôi sống ḿnh rồi nuôi sống vợ con ổng luôn chứ không phải một ḿnh vợ con ổng không đâu.
Rồi những người trong tàu, những gia đ́nh khác họ thấy như vậy, lúc đầu th́ họ cũng chửi rủa, phản đối dữ lắm, tại v́ họ nói tàn nhẫn, vô nhân đạo, thế này thế nọ tùm lum hết.
Nhưng mà qua một đêm như vậy, sáng ra th́ họ ăn căp hết trơn, tức là người của ổng chỉ c̣n là bộ xương thôi. Người ta chửi th́ vẫn chửi nhưng người ta ăn cắp th́ người ta vẫn ăn cắp thịt của ổng để người ta ăn.
Thanh Quang : Ăn sống như vậy?
Chị Kim Chi : Th́ đó là cái ư tưởng đầu tiên của ổng đó.
Thanh Quang : Rồi sau đó những người khác tiếp tục, sắp hấp hối rồi chết đi th́ những người sống c̣n lại cũng lóc thịt họ ăn?
Chị Kim Chi : Th́ những người đó, nói chung là gia đ́nh nào th́ ăn thân nhân gia đ́nh đó. Không phải là ḿnh được ăn tùm lum đâu, tại v́ không phải là ai cũng ăn được đâu. Đa số những người mà họ chết trong gia đ́nh th́ họ mới được quyền dành xác đó mà ăn thôi chớ không phải mạnh ai mà nấy ăn đâu. Hổng phải người ta chết mà ḿnh đè ra mà ăn đâu.
Thanh Quang : Thế th́ những người trong gia đ́nh không có người chết đói th́ làm sao họ sống ?
Chị Kim Chi : Th́ họ xin. Có nhiều phương pháp lắm: xin, ăn cắp. Tại v́ xác chết đâu phải như miếng đồ ăn mà cất vô tủ mà xác chết chỉ nằm ở đó, sau một đêm nhiều khi ḿnh ngủ dậy th́ họ ăn cắp hết rồi.
Thanh Quang : Thưa chị, lúc lóc thịt đó như vậy th́ họ có nấu nướng ǵ không?
Chị Kim Chi : Lúc đó họ bắt dầu nạy gỗ tàu lên làm củi nấu chứ.
Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi : Những sàn gỗ của thân tàu th́ họ bắt đầu dùng cái đó để nấu nướng, nhưng mà riết rồi cũng không c̣n nữa, tại v́ nếu mà họ cứ nấu th́ không c̣n chỗ nằm, với lại một phần nữa là thời gian h́nh như cuối cùng nếu không lầm th́ giống như sống đánh cũng nhiều thành ra mất lửa. Không có lửa nên trong một khoảng thời gian có người họ ăn sống.
Thanh Quang : Dạ.
Chị Kim Chi : Rồi sau đó có tàu đến cứu kịp. Nói chung t́nh trạng đó kéo dài khoảng mười mấy ngày như vậy th́ về sau có tàu đến rước mới thôi.
Thanh Quang : Khi có tàu đến rước th́ số người trên tàu c̣n 34 người như chị nói hồi năy, phải không?
Chị Kim Chi : Không. Không. Lúc đó c̣n 64 người, nhưng mà tại v́ xui là gặp tàu đánh cá Đài Loan nó thuộc dân tham lam, tức là khi nó gặp người c̣n sống th́ nó rước nhưng với điều kiện là nó bắt phải nộp tiền cho nó. Một đầu người là 7 chỉ vàng th́ nó mới rước.
Mọi người đồng ư đóng tiền cho nó. Đến lúc đóng xong th́ nó mới nảy ra ḷng tham. Hầu như nó cảm thấy người Việt ḿnh giàu, có tiền, nên nó mới nảy ra ư định thay v́ trên con đường về từ cái đảo ch́m này cho tới đất liền là khoảng 3 ngày thôi nhưng nó kéo dài ra tới 17 ngày bằng cách là nó cho tiếng máy tàu chạy giống như ḿnh tưởng là tàu đang chạy mà thực sự tàu đứng tại chỗ.
Trong ṿng 17 ngày như vậy người ta bắt đầu đói rồi người ta chết từ từ. Nó cũng không cho ăn. Nó tàn nhẫn lắm tại v́ nó nghĩ là ḿnh có tiền, thành ra những ai muốn ăn th́ phải trả tiền cho nó. Nó cũng có một bữa cơm chính thức, tức là bữa đó nó cho ăn cháo. Ăn cháo nhưng mà cháo trắng thôi, không có muối, không có thịt, không có nước mắm, không có ǵ hết.
Nhưng mà nếu ai muốn thêm một cái ǵ th́ phải bỏ tiền ra, thành ra nó kiếm tiền qua cái lợi nhuận đó. Rồi đến lúc nó cảm thấy người ta kiệt quệ không c̣n tiền và cũng không c̣n sức nữa, hầu như nó cũng không quết định cho ḿnh về đất liền, tại v́ lúc đó có thể nó tính ém luôn chuyện đó, nó cho người ta chết từ từ để nó khỏi đưa về.
Nhưng mà xui hôm đó tàu bị nổ tại v́ gas bị x́ làm nổ cả tàu và tàu bốc cháy th́ cũng làm cháy nhiều người lắm. Họ bị phỏng nặng và lúc đó tàu bị ch́m xuống, nước vô.
Tất cả tai nạn đó xảy ra cũng một lúc trong ṿng tích tắc, tức là vừa bị cháy vừa bị ch́m, thế là ông thuyền trưởng sợ quá nên lúc đó ổng mới đánh điện về trong đất liền để xin viện trợ hay là xin đưa người vô mà ḿnh không hiểu nữa. Th́ lúc đó Đài Loan mới chấp nhận cho vô đất liền.
Về tới Đài Trung th́ cảnh sát ra, rồi xe cứu hoả, xe cứu thương ra tùm lum hết. Tại v́ lúc đó mấy người chết v́ bị phỏng nặng quá th́ nó mới đêm vô bệnh viện.
Lúc đó cảnh sát mới bắt đầu điều tra và họ nói là khi chủ tàu đánh điện tín ǵ đó kêu là 64 người mà tại sao bây giờ c̣n 34 người, th́ lúc đó họ mới bắt đầu điều tra ổng, bắt ổng ở tù, tại v́ lúc đó họ nghi ngờ.
Trong t́nh trạng nửa sống nửa chết nên không có ai tố cáo cũng chẳng có ai thưa kiện, tất cả nằm trong bệnh viện hết. Được vô nằm trong bệnh viện trong gần 2 tháng trời, lúc ra viện th́ mới về trại tị nạn, lúc đó th́ phái đoàn Mỹ mới xuống để điều tra.
V́ có tuyên thệ để đi Mỹ nên họ mới bắt đầu điều tra th́ họ mới bắt đầu biết, từ cái chi tiết lúc đó mới ḷi ra chuyện ăn thịt người.
Đảhơn 30 năm rồi nhưng mổi khi nghe hay đọc nhửng chuyện này tôi vẩn không cầm được nước mắt.
Cầu xin ơn trên siêu thoát cho nhưng linh hồn mất oan uổng trên biển khơi và nhưng miền đát hoang lạnh
sống sót đến được bến bờ tự do rồi th́ có 1 số lại quên đi và muốn làm zịt ḱu iu nước, cô thắm về làng, mỗi năm về VN càng đông hơn. quên đi thân phận của 1 kẻ tị nạn cs, vô tổ quốc
Celebrate the 25th anniversary of the timeless love story this Valentine’s Day Weekend. #Titanic returns to the big screen in remastered 4K 3D on February 10. pic.twitter.com/WcBFJJ8hBI
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.