Sau vụ nổ thiên thạch xảy ra tại một thị trấn Siberia nghèo khó, Larisa Briyukova băn khoăn không biết làm ǵ với viên đá lạ mà bà t́m được.
Một người lạ gơ cửa nhà cô hôm thứ hai, muốn mua viên đá với giá 60 USD. Sau khi đàm phán, họ thống nhất mức giá 230 đô. Một vài giờ sau, một người đàn ông khác đến và đề nghị mức giá mới, 1.300 USD. "Rất tiếc tôi đă bán nó," Briyukova, bà nội trợ 43 tuổi trả lời.
Bà Aleksandra Gerasimova cho xem mảnh thiên thạch mà bà t́m được. Ảnh: NYTimes
Hôm thứ sáu, một thiên thạch nổ và tạo ra mưa thiên thạch trên diện rộng ở Siberia đă thổi bay cửa sổ và làm người dân khiếp sợ. Nhưng cho tới hôm qua, người ta nhận ra rằng những ǵ rơi từ trên trời xuống đă trở thành "vàng mười". Do vậy, người dân đổ xô t́m kiếm các mảnh vỡ và nhiều người đă bị chôn vùi trong lớp tuyết dày.
Dù việc trao đổi mua bán vật liệu từ thiên thạch được coi là bất hợp pháp, thị trường toàn cầu về "đá trời" đang rất phát triển, nguồn hàng có sẵn bán trên mạng, thường với mức giá rất khiêm tốn. Một mảnh vỡ từ thiên thạch gần đây đă được rao bán trên eBay với giá 32 USD.
Sasha, một cô bé ở Chelyabinsk, cho biết đang t́m kiếm những mảnh thiên thạch vỡ sau mỗi giờ học. "Tất cả những điều cháu muốn làm là kiếm t́m chúng một cách cẩn thận. Mảnh vỡ thiên thạch bị vùi trong lớp tuyết, phải t́m được một cái lỗ, sau đó tiến hành đào". Dân làng bé Sasha cũng thế, họ mang theo nhiều túi nhựa, bao diêm và các chai lọ cho công cuộc t́m kiếm.
M3-Media, một trang mạng về tin tức tài chính đă ra thông báo, theo quy định của luật pháp Nga, người dân có thể sở hữu hợp pháp thiên thạch với điều kiện đă thông báo cho cơ quan chức năng và gửi mẫu vật đến pḥng thí nghiệm. Theo thông tin từ viện Hàn lâm Khoa học Nga, pḥng thí nghiệm sẽ thu phí ở mức 20% giá trị ước tính của vật thể.
Trên thực tế, việc t́m kiếm tàn dư thiên thạch diễn ra tự do.
"Chúng tôi không có bất kỳ biện pháp nào để ngăn chặn điều này xảy ra", ông Grokhovsky, người dẫn đầu đoàn thám hiểm từ Đại học liên bang Ural, một trong các nhà khoa học đă tích cực thực hiện nhận dạng các thiên thạch, cho biết.
"Các cơ quan thực thi pháp luật ra sức ngăn chặn các nhà khoa học viếng thăm vị trí bị nghi ngờ là có tác động trên hồ Chebarkul cuối tuần qua", giáo sư Grokhovsky nói. "Chúng tôi gửi các con tàu vũ trụ tới những hành tinh nhỏ kiếm t́m thứ vật chất này, với chi phí rất lớn. Thật tốt nếu chính phủ phối hợp cùng các nhà khoa học".
Một số bà mẹ từ chối nói về những thứ mà con họ t́m được. Những người khác lại bày tỏ sự e ngại rằng cảnh sát có thể tịch thu những mảnh thiên thạch này, và v́ vậy họ mang chúng đi bán hết. "Chúng rơi ở mọi nơi trong làng," Alfia N. Zharkova, một bà mẹ hai con kể trong một cuộc phỏng vấn. "Bọn trẻ đă t́m ra chúng".
Bà Aleksandra Gerasimova, 61 tuổi đă nghỉ hưu, cho biết một mảnh thiên thạch đă chọc thủng một lỗ trên áo khoác của bà. Hôm qua, hai người đàn ông đă gơ cửa nhà bà và ngỏ ư muốn mua mảnh vỡ thiên thạch đó.
"Tôi không mở cửa. Tại sao tôi phải bán chứ? Tôi sẽ để dành nó cho cháu trai".
Hôm 15.2, một thiên thạch có đường kính khoảng 17 mét và trọng lượng ước tính 10.000 tấn lao xuống bầu trời vùng Urals, Nga. Nó bốc cháy trong khí quyển, gây ra tiếng nổ dữ dội và vệt sáng chói ḷa vào lúc khoảng 9 giờ sáng.Sức ép mà vụ nổ do thiên thạch gây ra khiến hàng chục ngh́n ngôi nhà ở Chelyabinsk bị vỡ cửa kính, trong lúc nhiệt độ môi trường ở mức -9 độ C. Khoảng 1.200 người bị thương, chủ yếu do mảnh kính vỡ đâm vào. Một nhà máy sản xuất kẽm cũng bị ảnh hưởng.
Thiên thạch rơi không phải là chuyện hiếm, chúng vẫn va vào khí quyển và tạo nên những cơn mưa sao băng. Tuy nhiên cảnh tượng thiên thạch hôm 15/2 ở Nga cùng mức độ thiệt hại mà nó gây ra là chưa từng có trong hàng trăm năm qua, theo các nhà khoa học. Giới quan chức và khoa học Nga đang đặt vấn đề xây dựng hệ thống pḥng thủ thiên thạch và các vật thể vũ trụ.
Theo VnExpress