- Đàn ông không khóc nhiều như phụ nữ, nhưng nước mắt đẹp là nước mắt đàn ông. Nước mắt đàn ông chảy ngược vào trong và đàn ông chỉ khóc khi cảm xúc trong ḷng trào dâng dữ dội.
Sir Alex Ferguson đă khóc vào cái ngày ông nói lời chia tay Man United, các cầu thủ và rất nhiều nhân viên CLB cũng đă khóc, dù không có bức ảnh nào ghi lại khoảnh khắc ấy mà chỉ được kể lại bởi các nhà báo, trong đó có cây bút kỳ cựu Martin Samuel. Thật khó để diễn tả hết cảm xúc ngày chia tay. 8 phút trong pḥng họp là quá ngắn ngủi so với 27 năm gây dựng triều đại của hiệp sĩ xứ Scot.
Một trang sử khép lại với Sir Alex Ferguson.
Lục lại quá khứ. Pep Guardiola có khóc hay không vào cái ngày ông công bố trước đông đảo báo giới quyết định chia tay Barcelona? Hoàn toàn không. Guardiola tỉnh táo đến kinh ngạc. Mắt ông ráo hoảnh khi ngồi bên cạnh chủ tịch Rosell dù cũng giống như Sir Alex đă làm với M.U, ông đă giành được nhiều danh hiệu, thiết lập ảnh hưởng sâu sắc đối với Barca và để lại một di sản cho người kế tục.
Mourinho có khóc hay không khi chia tay các đội bóng của ḿnh? Có, chỉ một lần khi ông chuẩn bị rời Inter, CLB duy nhất ủng hộ 100% và hoàn toàn đứng về phía ông. Tại Real, trong một trong những buổi họp báo cuối cùng, “người đặc biệt” dành thời gian để nắn gân các học tṛ Casillas và Pepe.
Sự khác biệt ấy đến từ đâu? V́ Sir Alex giàu t́nh cảm c̣n Pep và Mou chai sạn? Không. Nguyên nhân đích thực là sự đổ vỡ trong mối quan hệ của Pep, một người thân cận cựu chủ tịch Laporta với ban lănh đạo của chủ tịch Rosell. Chính sự đổ vỡ ấy đă khiến Pep gần như không c̣n mối liên hệ nào với Barca sau khi chia tay. Ông giữ thái độ lạnh lùng khi gặp lại học tṛ cũ và dửng dưng với người bạn thân Tito Vilanova, thậm chí c̣n chẳng thèm tới thăm khi Tito sang Mỹ trị bệnh.
Với Mourinho, ông gắn bó với các đội bóng chỉ đơn thuần trên công việc và không có ǵ phải quyến luyến. Cũng chẳng mấy ai ưa cái kẻ thích gây mâu thuẫn và luôn có những phát ngôn ngông cuồng ấy.
Hăy để ư ḍng tweet Ronaldo viết cho Alex Ferguson. Anh gọi người thầy cũ là “boss” (ông chủ). Ở Anh người ta thường gọi các huấn luyện viên như thế, hoặc là “manager” (nhà quản lư). Truyền thống bóng đá Anh luôn xem huấn luyện viên là trung tâm của đội bóng và luôn là người khoác vai các cầu thủ mới chụp ảnh sau lễ kư kết hợp đồng. Ngược lại, trong lễ ra mắt của Kaka, Ronaldo… ở Real, của Ibrahimovic ở Barca không thấy bóng dáng của các huấn luyện viên. Ở Tây Ban Nha và nhiều nền bóng đá khác, huấn luyện viên chỉ là người làm thuê đơn thuần.
Alex Ferguson may mắn được làm việc ở Anh, ông muốn ở lại bao lâu tùy thích, có quyền mua bất kỳ cầu thủ nào… Ở một khía cạnh nào đó, Sir Alex mới là ông chủ của đội bóng.
Trong rất nhiều những bức ảnh chụp Sir Alex Ferguson, người viết đặc biệt thích bức ảnh dưới đây. Nụ cười tươi rói, trẻ trung của một ông già tuổi "thất thập", phía sau là những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi.
Sir Alex quyết định giải nghệ sau khi thiết lập cho đội bóng một bộ khung giàu sức mạnh, đoàn kết, đan xen giữa kinh nghiệm và sức trẻ như một di sản cho
người kế tục David Moyes, cũng là cơ sở để kéo dài thời kỳ thành công của M.U.
theo gd