Nếu như Bộ lao động vẫn tiếp ngần ngại không cấp phép chính thức cho các doanh nghiệp mở thị trường Angola và làm theo con đường chính thống th́ hàng vạn lao động ở thị trường này vẫn phải đối mặt với rủi ro mỗi ngày.
Chỉ trong ṿng 2 tháng đă có 9 lao động là người Nghệ An, Hà Tĩnh bỏ mạng nơi đất khách quê người khi lao động tại Angola. Nguyên nhân khiến người lao động tử vong đều do sốt rét hoặc tai nạn lao động.
Mới đây nhất, 5 lao động đang làm việc tại một công trường xây dựng tại Angola tiếp tục gặp nạn khi công tŕnh đổ sập. 4 người may mắn thoát chết c̣n một người tử vong.
Anh Hùng không phải nạn nhân cuối cùng khi thông tin từ cơ quan chức năng cho thấy hiện có hơn 45.000 người Việt Nam đang cư trú và làm việc tại Angola, tất cả số lao động này đều đi dưới h́nh thức visa du lịch.
Lao động Việt Nam tại Angola chủ yếu làm các nghề giản đơn như :photocopy, xử lư ảnh, sửa chữa ô tô, xây dựng…, thu nhập khá cao và ổn định ( từ 1.000-1.500 USD/tháng).
Do Bộ LĐTBXH chưa chính thức cho phép các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động được triển khai thị trường này nên mặc dù Angola là thị trường hấp dẫn người lao động nhưng các doanh nghiệp hầu hết “án binh bất động” nh́n các “c̣ visa” đưa lao động đi bằng visa du lịch.
Chi phí để một lao động sang được Angola làm việc theo h́nh thức này là từ 6000 USD- 7000 USD. V́ đi theo h́nh thức du lịch nên thực tế người lao động chịu nhiều rủi ro ngay từ khâu làm thị thực đến khi xuất cảnh và đặc biệt quá tŕnh làm việc ở nước bạn phải tự “đơn thương độc mă” bảo vệ ḿnh. Trong khi luật xuất nhập cảnh của Angola có nhiều điều khoản khắt khe như: nếu làm việc sai địa chỉ ( ghi trong thị thực) là bất hợp pháp, sẽ bị bắt và trục xuất về nước. Cùng với đó, do đi theo phong trào tự phát, theo “đường dây” không có giấy phép XKLĐ nên người lao động hầu như không được trang bị các kiến thức tối thiểu về các quy định, luật pháp của nước bạn cũng như các kiến thức để đảm bảo sức khỏe của ḿnh trong quá tŕnh lao động.
Những cái chết đau ḷng v́ cảm mạo, sốt rét, những cái chết thương tâm v́ tai nạn lao động là minh chứng rơ rệt cho t́nh trạng rủi ro của những lao động này.
|
Lao động làm việc tại một công tŕnh xây dựng tại Angola |
Giám đốc một doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ lâu nay đă nghiên cứu rất kỹ thị trường này cho rằng việc để người lao động đi dưới h́nh thức visa du lịch như hiện này hết sức rủi ro và nguy hiểm. “Tôi mới đi khảo sát thị trường về, rất nhiều lao động ta bị lừa đưa sang bằng visa du lịch 3 tháng rồi ở lại làm việc. Những lao động này thành lao động bất hợp pháp, lao động tự do có thể bị cảnh sát bắt bất cứ lúc nào”. Vị giám đốc này cho hay việc lao động gặp rủi ro về sức khỏe như sốt rét hay tai nạn cũng là vấn đề quan ngạo song nếu như cho doanh nghiệp có giấy phép đưa lao động đi th́ những rủi ro đó sẽ được doanh nghiệp chia sẻ, gánh vác chứ không dồn cả lên vai lao động như hiện nay.
Theo t́m hiểu của PLVN th́ không phải Bộ lao động không thấy Angola là thị trường tiềm năng và muốn đặt “rào cản” với doanh nghiệp mà bởi giữa Angola và Việt Nam chưa có chương tŕnh hợp tác lao động. Hơn nữa, đặc thù tiếp nhận và sử dụng lao động nước ngoài của thị trường Angola hiện “trái” với các quy định của luật pháp Việt Nam về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo luật này th́ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ kư hai loại hợp đồng: hợp đồng dịch vụ kư với doanh nghiệp đưa lao động đi và hợp đồng với chủ sử dụng trực tiếp. Tất cả các thị trường Bộ Lao động cho phép doanh nghiệp đưa lao động sang hiện nay đều thực hiện kư hai loại hợp đồng này. Trong khi đó, đặc thù của thị trường Angola là người lao động không kư trực tiếp với chủ sử dụng, công việc do công ty môi giới tại Angola t́m kiếm và đưa lao động tới làm. Công ty Việt Nam kư hợp đồng với công ty môi giới này, dạng như một h́nh thức tổng thầu lao động rồi cho chủ sử dụng thuê lại.
Đặc thù của thị trường Angola có thể đưa đến rủi ro cho chính các doanh nghiệp triển khai thị trường này bởi nếu chọn môi giới ( tổng thầu phía Angola) không chuẩn th́ doanh nghiệp phải đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động đúng như cam kết đă kư. Bù lại, nếu người lao động đi theo kênh chính thức th́ dù sao cũng “tóm được người có tóc” thay v́ “tóm ông trọc đầu”- ở đây là các chủ thầu phía bạn ( vốn nhiều chủ thầu lao động hoạt động mà không có giấy phép) và các “đầu nậu” làm visa du lịch cho lao động ở đầu Việt Nam.
“Tôi cho rằng đặc thù của thị trường Angola hơi khác với các thị trường truyền thống nhưng nó có yếu tố thị trường và khi ta tham gia thị trường lao động quốc tế ta cần thích ứng với các luật chơi này. Vấn đề quan trọng là Bộ Lao động cần cho phép các doanh nghiệp có chức năng và có thâm niên, kinh nghiệm cũng như năng lực thực sự tham gia thị trường. Các doanh nghiệp này phải có bản cam kết với từng lao động về lương, điều kiện làm việc, sinh hoạt và có trách nhiệm đảm bảo đủ mọi quyền lợi đó cho người lao động. Nếu chủ sử dụng thực hiện thiếu, doanh nghiệp đưa lao động đi phải bù cho người lao động. Nếu rơ ràng như thế th́ cho phép mở kênh đưa lao động đi chính thức an toàn hơn nhiều với để t́nh trạng lao động đi “chui” như hiện nay”, giám đốc một doanh nghiệp XKLĐ có thâm niên hơn 20 năm trên thị trường phát biểu.
Không hiếm các doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực như vị giám đốc này sẵn sàng “chơi luật chơi của thị trường lao động quốc tế”. Thực tế này cùng với sự khốn đốn của những lao động “chui” ở Angola phải hứng chịu thời gian qua đang đặt cho Bộ Lao động những bài toán lớn cần có đáp án. Bộ Lao động hẳn không thể “mũ ni che tai”, khi mà thị trường lao động ngoài nước đang giảm sút mỗi ngày, không c̣n nhiều thị trường hấp dẫn như Angola để giải quyết lao động đang dư thừa và thất nghiệp mỗi ngày một cao?
Anh Phương