Vietbf.com Báo chí Việt Cộng v́ sao lại bí mật không đăng tải tin tức giật gân này? Báo trong nước tránh nói tới chuyện một tổ chức uy tín đánh giá tham nhũng ở Việt Nam xấu đi, tụt 10 bậc, giữa bối cảnh cuộc chiến chống vấn nạn này, do Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng khởi xướng, mà nhiều người gọi là “chiến dịch đốt ḷ”, vẫn tiếp tục “nóng”.
Nhà lănh đạo 75 tuổi trước đây từng tuyên bố “ḷ nóng lên rồi th́ củi tươi vào cũng phải cháy” để nói về cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) hôm 29/1 công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lănh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công.
Việt Nam năm ngoái đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117 trên 180 nước, tụt 10 bậc so với mức 107 năm ngoái.
Trong khi nhiều người sử dụng mạng xă hội đăng tải việc tham nhũng ở Việt Nam bị TI đánh giá là xấu đi so với năm 2017, một số trang tin ở trong nước không nhắc tới điều này.
Trong bài viết có tựa đề “Mỹ, Trung Quốc rớt hạng quốc tế về chống tham nhũng”, **** News đề cập tới chuyện Hoa Kỳ rớt khỏi top 20 các quốc gia ít tham nhũng nhất và việc Trung Quốc tụt 10 bậc trong bảng xếp hạng năm 2018.
Trang tin nằm trong nhóm được nhiều người đọc ở Việt Nam cho rằng “việc Mỹ rơi khỏi top 20 trong bảng xếp hạng CPI cho thấy hệ thống cân bằng và kiểm soát của nước này đang bị đe dọa dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump”.
**** News cũng nhắc tới chuyện Trung Quốc “cuối năm 2018 khẳng định nước này tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng” mà nhiều người ví von là chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”.
Hiện chưa rơ lư do v́ sao trang báo điện tử trên không nhắc tới sự sụt hạng của Việt Nam trong bài viết về Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2018 trên toàn cầu.
Hai ngày trước khi Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố báo cáo, tại một sự kiện chào đón người Việt ở nước ngoài về ăn Tết, theo báo chí trong nước, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói rằng năm 2018 “công tác đấu tranh pḥng, chống tham nhũng, quan liêu, lăng phí, tiêu cực được đẩy mạnh quyết liệt”.
“Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, phức tạp đă được phát hiện, điều tra và xử lư nghiêm minh. Nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, đương chức hay đă nghỉ hưu có sai phạm đều bị xử lư kiên quyết, đúng pháp luật, được cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước rất hoan nghênh, đồng t́nh, ủng hộ”, ông phát biểu.
Hồi tháng Tám năm ngoái, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về pḥng, chống tham nhũng mà ông Trọng làm trưởng ban, nhà lănh đạo này được cổng thông tin điện tử chính phủ Việt Nam trích lời nói rằng “tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi, có chiều hướng thuyên giảm” trong trong “hơn 2 năm gần đây".
Trong khi đó theo TI, việc Việt Nam giảm từ 35 điểm năm 2017 xuống 33 điểm năm 2018 “được xem là không đáng kể”, nhưng xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là “rất nghiêm trọng”.
Cùng giảm điểm tương tự như Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương c̣n có các quốc gia khác như Trung Quốc, nơi Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Tập Cận B́nh cũng tăng cường chiến dịch chống tham nhũng.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế đánh giá rằng “tham nhũng vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam” dù “Đảng và Nhà nước Việt Nam đă có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác pḥng, chống tham nhũng, điển h́nh là việc xử lư các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khung khổ pháp lư về pḥng chống tham nhũng”.
VOA