Một ngôi mộ 2.000 năm tuổi được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ đă được rải những chiếc đinh cong và bịt kín bằng gạch và thạch cao, có khả năng để che chở người sống khỏi người chết.
Những cổ vật bằng xương bị cháy, những chiếc đinh cong, mảnh kính vỡ và đồng xu từ thế kỷ thứ hai sau Công nguyên từ miền nam Thổ Nhĩ Kỳ… được t́m thấy trong ngôi mộ vừa được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nghiên cứu mới cho thấy, vào thời La Mă cổ đại, con người có thể đă sợ "người chết không yên nghỉ" qua việc phát hiện ra một ngôi mộ hỏa táng được rắc đinh uốn cong có chủ ư và bịt kín không chỉ bằng hơn 20 viên gạch mà c̣n bằng một lớp thạch cao,
Ngôi mộ bất thường này được t́m thấy tại địa điểm Sagalassos ở phía tây nam Thổ Nhĩ Kỳ và có niên đại 100-150 sau Công nguyên. Trong ngôi mộ có 41 chiếc đinh cong và xoắn nằm rải rác dọc theo các cạnh của giàn thiêu, 24 viên gạch được đặt tỉ mỉ trên giàn thiêu vẫn c̣n âm ỉ, và một lớp vôi vữa trên đó .
Che chắn người sống khỏi người chết?
Theo nghiên cứu được công bố vào ngày 21/2 vừa qua trên tạp chí Antiquity , người đàn ông này được hỏa táng và chôn cất tại chỗ, một thông lệ bất thường vào thời La Mă .
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu Johan Claeys, nhà khảo cổ học tại Đại học Công giáo Leuven (KU Leuven) ở Bỉ cho biết: “Việc chôn cất này có thể hiểu là nỗ lực che chắn người sống khỏi người chết – hoặc ngược lại. Mặc dù tập tục này được biết đến từ các nghĩa trang thời La Mă, nhưng việc hỏa táng tại chỗ, phủ gạch hoặc thạch cao… là chưa từng được thấy trước đây và ám chỉ nỗi sợ hăi về "người chết không yên giấc".
Là một phần của Dự án Nghiên cứu Khảo cổ học Sagalassos, các ngôi mộ ở ngoại ô thị trấn Sagalassos đă được khai quật và nghiên cứu, bao gồm cả việc hỏa táng không theo quy chuẩn.
Thông thường, các lễ hỏa táng thời La Mă bao gồm một giàn hỏa thiêu, sau đó xương cốt được thu thập, rồi được đặt trong một chiếc b́nh rồi chôn trong mộ hoặc đặt trong lăng mộ. Tuy nhiên, lễ hỏa táng Sagalassos được thực hiện tại chỗ, điều mà các nhà nghiên cứu có thể biết được từ việc giải phẫu những mảnh xương c̣n lại.
Những chiếc đinh cong là bùa hộ mệnh?
Điều bất thường hơn nữa là sự tương phản giữa đồ vật của ngôi mộ và việc đóng ngôi mộ. Các nhà khảo cổ đă phát hiện ra những đồ tang lễ điển h́nh - những mảnh vỡ của một chiếc giỏ dệt, thức ăn c̣n sót lại, một đồng xu, b́nh gốm và thủy tinh. Claeys nói : “Có vẻ như người quá cố đă được chôn cất với tất cả sự tự tin. Có vẻ như đó là cách phù hợp để chia tay người thân vào thời điểm đó."
Marco Millella, nhà nghiên cứu tại Viện Pháp y thuộc Đại học Bern, Thụy Sĩ, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết: "Tôi có xu hướng đồng ư với kết luận về những chiếc đinh cong thường được t́m thấy ở các nghĩa trang Tây Âu có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Sợ hăi người chết là một khả năng và nó như là chiếc bùa hộ mệnh để bảo vệ người chết”.
Claeys cho rằng, người đàn ông trong ngôi mộ hỏa táng kỳ lạ này có thể đă được chôn cất bởi người thân trong một buổi lễ mất nhiều ngày để chuẩn bị và thực hiện.
Việc chôn cất người đàn ông này theo cách khác thường được hiểu là một dạng ma thuật, hoặc một hành động nhằm tạo ra những tác động cụ thể do mối liên hệ siêu nhiên.
Có thể việc chôn cất kỳ lạ này được thực hiện để chống lại một cái chết bất thường hoặc không tự nhiên; tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không t́m thấy bằng chứng về sang chấn hoặc bệnh tật trên xương.
Kết luận trong nghiên cứu viết: "Bất kể nguyên nhân cái chết của người đàn ông này là do sang chấn tâm lư, bí ẩn hay có thể do một căn bệnh truyền nhiễm hay sự trừng phạt...nó dường như đă khiến những người c̣n sống lo sợ về sự trở lại của người đă khuất."