Người bệnh ung thư miệng nên ăn thức ăn mềm và nhạt, bổ sung calo, protein… để hạn chế tác dụng phụ và sụt cân.
Ung thư miệng thuộc loại ung thư đầu và cổ, ảnh hưởng đến miệng, cổ họng, lưỡi... Người mắc loại ung thư này thường nhai và nuốt thức ăn khó khăn. Người bệnh cũng gặp các tác dụng phụ khi điều trị như đau miệng, lở miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn..., ảnh hưởng ăn uống, dẫn đến cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng, sụt cân. Dưới đây là một số gợi ư giúp người bệnh dễ ăn uống, tăng cường dinh dưỡng khi điều trị.
Nhâm nhi trà gừng, chia nhỏ bữa ăn
Nếu mùi thức ăn gây buồn nôn, bạn ăn thức ăn nguội hoặc ở nhiệt độ pḥng, nhâm nhi trà gừng để làm dịu dạ dày. Người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ thay v́ ba bữa lớn. Khi buồn nôn và nôn nhiều, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có thuốc uống phù hợp.
Kích thích cảm giác ngon miệng
Hóa trị và xạ trị có thể làm thay đổi vị giác. Người bệnh không cảm nhận được mùi vị của thức ăn, khiến ăn không ngon, không thèm ăn. Nếu thức ăn có vị nhạt có thể chuyển sang các món mặn hơn. Khi cảm thấy thức ăn có mùi kim loại, bạn có thể sử dụng dụng cụ ăn uống bằng nhựa. Ngậm một quả chanh (nếu miệng không bị đau) hoặc nhai kẹo cao su trước khi ăn giúp kích thích tiết nước bọt và hạn chế mùi vị khó chịu. Đánh răng bằng kem đánh răng dịu nhẹ, vệ sinh miệng sạch sẽ để tăng cảm giác khi thưởng thức món ăn.
Chọn thức ăn mềm
Khi không thèm ăn, bạn tăng lượng calo hàng ngày bằng sinh tố có hương vị hấp dẫn. Ăn sữa chua giàu chất béo, thêm bơ để cung cấp chất béo lành mạnh. Người bệnh có thể rắc thêm bột protein, thêm bơ hạt (đậu phộng, hạnh nhân...) vào sinh tố hoặc thức ăn khác để tăng thêm hương vị, calo, protein để tránh sụt cân, mất cơ.
Chứng khó nuốt có thể do khối u ở cổ họng, xạ trị. Bạn nên ăn thức ăn mềm, ẩm, dễ nuốt như sinh tố, sốt táo, sữa chua, súp và phô mai... Thực phẩm có tính axit như trái cây họ cam quưt, thức ăn cay cần tránh.
Sinh tố là một thức uống tốt cho người ung thư miệng. Ảnh: Freepik
Uống đủ nước
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khô miệng là tác dụng phụ phổ biến của tổn thương tuyến nước bọt sau khi xạ trị vùng đầu và cổ. T́nh trạng này làm cho người bệnh khó khăn khi ăn một số thực phẩm. Uống đủ nước trong ngày giúp pḥng tránh khô miệng. Thực phẩm nhiều nước như đá xay, dưa hấu, sốt táo... nên lựa chọn và hạn chế thực phẩm khô như bánh quy gịn, bánh ḿ nướng.
Chăm sóc răng miệng
Lở miệng là triệu chứng của ung thư hoặc tác dụng phụ của hóa, xạ trị. Nếu quá đau, bạn cần nhờ bác sĩ làm tê bên trong miệng, giúp giảm đau. Người bệnh có thể súc miệng bằng dung dịch hỗn hợp gồm một th́a cà phê muối và một th́a cà phê muối nở (baking soda) để tăng cảm giác dễ chịu trước và sau ăn. Ăn thức ăn mềm, nhạt, uống nước bằng ống hút... để tránh kích ứng các vết loét ở miệng.