Vợ của Julian Assange kêu gọi người ủng hộ quyên góp hàng trăm ngh́n USD để chi trả tiền thuê máy bay đưa ông chủ WikiLeaks hồi hương.
Ông chủ WikiLeaks Julian Assange tối 26/6 về thủ đô Canberra, Australia trên máy bay thuê riêng cùng đội ngũ pháp lư, Đại sứ Australia tại Mỹ Kevin Rudd và Cao ủy Vương quốc Anh Stephen Smith. Ra đón ông tại sân bay có vợ, bà Stella Assange và bố, ông John Shipton, cùng người ủng hộ. Assange băng qua đường ôm vợ giữa tiếng chào đón "Chúng tôi yêu quư ông, Julian" và "Chào mừng về nhà".
Stella kêu gọi người ủng hộ quyên góp giúp gia đ́nh trả nợ. "Cái giá đắt đỏ cho chuyến bay về với tự do của Julian: Julian nợ chính phủ Australia 520.000 USD tiền thuê chuyến bay VJ199. Anh ấy không được phép bay trên máy bay thương mại tới Saipan và từ đó về Australia. Chúng tôi trân trọng mọi khoản quyên góp dù ít hay nhiều", bà viết trên mạng xă hội X.
Bà Stella dường như đă viết nhầm chuyến bay, bởi ông Assange về nước trên chuyến bay VJT199 của hăng hàng không VistaJet.
Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange vẫy tay chào khi hạ cánh xuống sân bay Canberra tối 26/6. Ảnh: AFP
Bà Stella cùng đội ngũ pháp lư của chồng là luật sư Jennifer Robinson và Barry Pollack cũng mở họp báo, cảm ơn người ủng hộ và yêu cầu mọi người tôn trọng quyền riêng tư trong thời gian chồng bà khôi phục sức khỏe và tinh thần sau cuộc chiến pháp lư kéo dài 14 năm.
"Julian cần thời gian hồi phục để làm quen với tự do. Hôm qua, có người từng trải qua biến cố tương tự đă khuyên tôi rằng tự do sẽ đến từ từ", Stella nói. "Tôi muốn Julian có đủ không gian để khám phá tự do một cách từ từ. Sau đó tăng tốc".
Luật sư Robinson cảm ơn Đại sứ Kevin Rudd cùng Thủ tướng Anthony Albanese. Bà cho biết ông Albanese là người đầu tiên tṛ chuyện với Assange qua điện thoại khi máy bay hạ cánh.
"Julian cảm ơn Thủ tướng và đội ngũ pháp lư v́ đă cứu ḿnh. Tôi cho rằng ông ấy không nói quá", Robinson bày tỏ.
Thủ tướng Albanese cho biết "rất hân hạnh là người đầu tiên" tṛ chuyện với Albanese ngay khi ông chủ WikiLeaks về đến quê nhà.
WikiLeaks năm 2010 công bố hàng trăm ngh́n tài liệu mật của quân đội Mỹ về các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Cùng năm, WikiLeaks tiếp tục tung ra hơn 250.000 tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ chứa những đánh giá nhạy cảm về các chính phủ và chính trị gia nước ngoài.
Ông Assange bị Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump truy tố về tội làm lộ tài liệu bí mật của Mỹ, vi phạm Đạo luật Gián điệp. Ông đối mặt 18 tội danh và có thể bị kết án tù lên tới 175 năm nếu bị xét xử ở Mỹ. Các công tố viên Mỹ và quan chức an ninh phương Tây coi Assange là "kẻ thù liều lĩnh và nguy hiểm với quốc gia", cho rằng hành động của ông đe dọa tính mạng những đặc vụ có tên trong tài liệu bị ṛ rỉ.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Assange coi sáng lập viên WikiLeaks là nạn nhân của Mỹ v́ vạch trần hành vi sai trái của nước này trong cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.
Assange đă trải qua quá tŕnh tị nạn trong đại sứ quán Ecuador tại London, Anh và sau đó bị giam trong nhà tù Belmarsh ở nước này gần 5 năm qua trong khi nỗ lực đấu tranh pháp lư với lệnh dẫn độ sang Mỹ. Tuần này, ông đạt thỏa thuận nhận tội với Bộ Tư pháp nước này, chấp nhận cáo buộc âm mưu lấy và tiết lộ các tài liệu quốc pḥng bí mật của Washington. Đổi lại, Assange được tuyên mức án 62 tháng tù, bằng khoảng thời gian ông đă ngồi tù ở London. Ông đă tŕnh diện tại ṭa án ở thành phố Saipan, Quần đảo Bắc Mariana thuộc lănh thổ Mỹ ở Thái B́nh Dương trước khi trở về Australia.