Nhiều người ngại ăn dứa v́ loại quả mùa hè này tuy rất ngọt, thơm nhưng lại có thể gây t́nh trạng rát lưỡi nếu ăn nhiều, v́ sao có hiện tượng này?
Dứa là trái cây được ưa chuộng vào mùa hè do có hương vị đặc trưng, vị ngọt và mùi thơm đều nổi bật. Hơn thế, dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe và c̣n rất rẻ khi vào mùa. Được dùng làm trái cây tráng miệng, nó c̣n là nguyên liệu trong nhiều món ăn mặn.
Tại sao ăn dứa lại rát lưỡi?
Điểm trừ hiếm hoi của quả dứa là có thể gây t́nh trạng rát lưỡi. Chia sẻ trên báo Sức khoẻ & Đời sống , BS Đoàn Hồng (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) lư giải, trong dứa có lượng lớn enzym bromelain - một hỗn hợp của các enzyme tiêu hoá, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm.
Tại sao ăn dứa lại rát lưỡi? (Ảnh: Istock)
Enzyme bromelain có nhiều trong lơi và vỏ dứa. Nhờ enzym này mà quả dứa khi hầm cùng các loại thịt sẽ làm mềm thịt nhanh do tác dụng phân huỷ protein của nó. Khi tiếp xúc với lớp da nhạy cảm hay xung quanh khoang miệng, ảnh hưởng đó của enzyme bromelain trên môi, lưỡi và má sẽ gây cảm giác rát. T́nh trạng này thường tự biến mất sau vài giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng sau khi ăn dứa không chỉ cảm thấy rát lưỡi mà c̣n xuất hiện các triệu chứng phát ban, nổi mề đay hay nguy hiểm hơn là t́nh trạng khó thở. Trong trường hợp này, cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và xử lư.
Phần lơi của quả dứa có hàm lượng bromelain nhiều gấp 20 lần thịt dứa nên gây cảm giác rát lưỡi nhiều hơn.
Mẹo ăn dứa để không rát lưỡi
Biết nguyên nhân tại sao ăn dứa lại rát lưỡi, bạn sẽ có giải pháp khắc phục để vẫn sử dụng thường xuyên loại trái cây ngon, bổ, rẻ này. Để hạn chế t́nh trạng rát lưỡi khi ăn dứa, bạn có thể thử cách ăn sau:
- Nếu ăn trực tiếp, bạn nên gọt vỏ dứa, cắt thành từng miếng nhỏ rồi ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút. Cách này khiến men phân giải protein bị ức chế nên khi ăn sẽ không c̣n cảm giác rát lưỡi. Hơn nữa, nước muối c̣n giúp dứa đậm vị hơn.
- Với dứa xào, nấu canh, bạn nên bỏ phần mắt và cắt phần sâu, sau đó đem rửa sạch và tráng quá bằng nước muối nhạt. Tác dụng của nhiệt khi xào, xấu sẽ làm giảm t́nh trạng rát lưỡi khi ăn và khả năng gây dị ứng của dứa cũng không c̣n nhiều như khi ăn trực tiếp.
Một số lợi ích sức khoẻ khi ăn dứa
Ăn dứa đem lại một số lợi ích sức khoẻ:
Giúp tiêu hoá dễ dàng: Dứa rất hữu ích cho những người bị suy tuyến tuỵ, không thể tạo đủ các enzyme tiêu hoá. Bạn có thể ăn dứa sau bữa chính hay nấu chung với canh chua, thịt rang để có những món ăn ngon và bổ dưỡng, giúp kích thích hệ tiêu hoá.
Giúp giảm nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu chỉ ra enzyme bromelain trong quả dứa có khả năng hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư vú, ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết.
Tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm: Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm.
Những ai không nên ăn nhiều dứa?
Mặc dù dứa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, bạn cần lưu ư chỉ nên ăn lượng vừa phải. Phần giải đáp "tại sao ăn dứa lại rát lưỡi" đă cho bạn biết lư do - ăn nhiều dứa có thể gây rát miệng.
Những người không nên ăn nhiều dứa gồm:
- Người thừa cân, béo ph́, đái tháo đường: Việc tiêu thụ quá mức loại trái cây này gây tăng cân, tăng đường huyết do dứa có hàm lượng đường cao.
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Trong dứa có nhiều acid hữu cơ và một số enzyme có thể làm nặng thêm t́nh trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, ruột.
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ sẩy hoặc sinh non: Dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dễ gây sẩy thai.
- Người đang đói: Việc ăn dứa lúc đói v́ dứa có thể gây cồn cào ruột, buồn nôn, nôn nao...
VietBF@ Sưu tập