Khách sạn Grand Hyatt Erawan là một khách sạn 5 sao sang trọng khá nổi tiếng nằm ngay trung tâm thành phố Bangkok, Thái Lan. Tuy nhiên, có một địa danh c̣n nổi tiếng hơn nữa đó là ngôi đền Erawan trong khuôn viên khách sạn Grand Hyatt Erawan rất linh thiêng với người Thái và du khách.
Những ngày qua, thông tin về vụ 6 người Việt, gốc Việt tử vong trong khách sạn Grand Hyatt Erawan (Bangkok, Thái Lan) gây rúng động.
Khách sạn Grand Hyatt Erawan (cũ là khách sạn Erawan) là một khách sạn 5 sao sang trọng khá nổi tiếng nằm ngay trung tâm thành phố Bangkok, Thái Lan.
Tuy nhiên, có một địa danh c̣n nổi tiếng hơn nữa đó là ngôi đền Erawan nằm sát, trong khuôn viên khách sạn Grand Hyatt Erawan. Hai địa danh nổi tiếng này trong quá khứ có nhiều mối liên hệ.
Đền Erawan bên trong khuôn viên khách sạn Grand Hyatt Erawan.
Đền Erawan được xem là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ sở chùa Vàng và thường xuyên thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách đến cầu nguyện, chiêm bái.
Đền Erawan và khách sạn Grand Hyatt Erawan có mối liên hệ với nhau, đặc biệt, trong quá tŕnh xây dựng khách sạn Erawan cũ.
Cụ thể, quá tŕnh xây khách sạn Erawan đầu những năm 1950, dự án đă gặp phải nhiều sự cố và khó khăn mà nhiều người Thái Lan cho rằng khó giải thích được như liên tiếp xảy ra tai nạn lao động, một con tàu chở đá cẩm thạch từ Ư khi vận tải bằng đường thủy cũng đă mất tích trên biển không lư do, liên tục chậm trễ tiến độ.v.v..
Tượng thần Brahma bên trong đền Erawan, Bangkok.
Một số người Thái tin rằng, trong lịch sử, ngă tư Ratchaprasong, nơi khách sạn được xây dựng, từng được sử dụng để trưng bày công khai tội phạm nên "mang vận xui".
Thời điểm đó, sau khi tham khảo ư kiến của một nhà chiêm tinh học nổi tiếng và một số chuyên gia phong thủy, người Thái cho rằng vị trí đặt viên đá móng của khách sạn Erawan không phù hợp và có thể "đă xúc phạm đến các vị thần linh". Để khắc phục, một ngôi đền thờ thần Brahma (đền Erawan ngày nay) đă được xây dựng ngay sát cạnh khách sạn để "xoa dịu các vị thần và cầu mong mang lại sự b́nh an".
Đền Erawan trong khuôn viên Grand Hyatt Erawan nh́n từ ngă tư Ratchaprasong.
Sau khi đền Erawan hoàn thành, các sự cố trong quá tŕnh xây dựng khách sạn cũng chấm dứt và dự án về đích, hoạt động suôn sẻ.
Cũng từ đó mà nhiều người Thái Lan đă truyền về sự linh thiêng của đền Erawan và rất đông du khách trong, ngoài nước tới chiêm bái.
Tới năm 1987, Tập đoàn Hyatt Hotels tiếp quản và cho đập bỏ toàn bộ khách sạn Erawan cũ và xây mới rồi đổi tên như hiện tại là Grand Hyatt Erawan.
Sáng sớm ngày 21/3/2006, một thanh niên tên là Thanakorn Pakdeepol đă dùng búa phá hủy bức tượng thần Brahma. Sau đó, thanh niên này đă bị những người dân giận dữ đánh đến chết. Cảnh sát cho biết Thanakorn đă đứng trên chân bức tượng và đập vỡ bức tượng Brahma rỗng thành từng mảnh, làm vỡ cái đầu bốn mặt, thân h́nh, sáu cánh tay và vũ khí. Chỉ có một phần đùi và chân của bức tượng là c̣n nguyên vẹn.
Đền Erawan khi chưa mở cửa đón du khách.
Sau đó, Thủ tướng Thái Lan bấy giờ là ông Thaksin Shinawatra đă đến thăm địa danh này và bày tỏ ḷng kính trọng đối với các mảnh vỡ của vị thần Hindu. Một tấm vải trắng được đặt trên ngôi đền để che đi bức tượng vỡ.
Đúng 11h39 phút ngày 21/5/2006, khi mặt trời ở chính đỉnh đầu, một bức tượng Brahma được chế tác giống hệt tượng cũ được đặt lại vào ngôi đền. Bộ Tôn giáo và Quỹ Maha Brahma Thái Lan cho biết, bức tượng mới được làm bằng thạch cao với hỗn hợp vàng, đồng và các kim loại quư khác, cùng với một số mảnh vỡ của bản gốc.
Lúc 18h55 phút giờ địa phương ngày 17/8/2015, một thiết bị nổ gồm 3kg thuốc nổ TNT được nhét trong ống kim loại và bọc bọc trong vải trắng đặt bên trong một chiếc ba lô đă phát nổ sát đền Erawan, giết chết 20 người, làm bị thương 125 người.
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan vào cuộc điều tra và cho biết, quả bom được đặt trong khuôn viên đền thờ Erawan cạnh một lan can kim loại. Tượng thần Brahma cũng bị hư hỏng nhẹ.
Có thể tất cả sự việc trên chỉ là sự trung hợp t́nh cờ nhưng rất nhiều người dân địa phương và khách du lịch có niềm tin về sự linh thiêng của ngôi đền Erawan và hàng ngày vẫn rất rất đông người đến chiêm bái. Đền Erawan trở thành một phần không thể thiếu của di sản văn hóa tâm linh của Thái Lan.
VietBF@ sưu tập