Theo giới quan sát, trong thời gian gần đây Chủ tịch nước Tô Lâm liên tiếp gặp phải những chuyện chẳng lành. Mới nhất, truyền thông nhà nước đưa tin, tại trụ sở Thành uỷ Hà Nội, đă diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, về công tác cán bộ.
Theo đó, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường, đă trao quyết định của Bộ Chính trị, về việc phân công, chỉ định bà Bùi Thị Minh Hoài – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương, giữ chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội, khoá XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Với Quyết định này, bà Bùi Thị Minh Hoài đă trở thành nữ Bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội.
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 9, từ ngày 16 đến ngày 18/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 4 uỷ viên Bộ Chính trị, gồm các ông bà: Lê Minh Hưng; Nguyễn Trọng Nghĩa; Bùi Thị Minh Hoài; và Đỗ Văn Chiến.
Theo giới quan sát, việc bà Hoài – một nhân sự của Ban Đảng, được chỉ định làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, là một sự bất ngờ. V́ trước đó, theo đồn đoán của giới thạo tin, khẳng định, ông Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sẽ giữ cương vị này.
Ngày 15/6, ông Đinh Tiến Dũng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội, bị mất chức. Theo giới thạo tin, Chủ tịch nước Tô Lâm và phe cánh, đă nỗ lực trong việc bổ sung thêm các suất uỷ viên Bộ Chính trị cho phe Hưng Yên, trong đó có suất Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhưng bất thành.
Với cơ cấu 5 uỷ viên Trung ương, trong đó có 1 suất Ủy viên Bộ Chính trị, rơ ràng, “Bộ Hưng Yên” quá lép vế, trong tương quan với 2 phe Nghệ An và Hà Tĩnh. Cụ thể, tại Đại hội 13, Ban Chấp hành Trung ương có 200 uỷ viên Trung ương chính thức và dự khuyết, th́ phe Hà Tĩnh chiếm 12 suất, phe Nghệ An chiếm 14 suất. Trong khi, số uỷ viên Bộ Chính trị có 18 thành viên, th́ Nghệ Tĩnh được 4, trong đó Nghệ An 3, và Hà Tĩnh 1.
Vai tṛ của Chủ tịch nước Tô Lâm đối với các hoạt động của Ban Đảng đă giảm sút rơ rệt. Dù trên cương vị Chủ tịch nước – người Thống lĩnh các lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam, nhưng ông Tô Lâm đă phải lép vế trong các hoạt động của Quân uỷ Trung ương.
Theo giới quan sát, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 8/7 mới đây, người chủ tŕ Hội nghị là Đại tướng Phạn Văn Giang – Phó Bí thư Quân ủy Trung ương. C̣n tại Hội nghị Quân chính Toàn quân ngày 10/7, người thay thế cho Tổng Bí thư, chủ tŕ trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, lại là Thủ tướng Phạm Minh Chính, chứ không phải Chủ tịch Tô Lâm.
17/7, truyền thông nhà nước đưa tin “Thủ tướng bổ nhiệm 2 tân Thứ trưởng Bộ Công an”. Bản tin cho biết, sáng 17/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an, tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng, về việc bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an, đối với Trung tướng Phạm Thế Tùng – Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ, và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm – Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc pḥng và an ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, đến dự buổi lễ.
Tuy nhiên, trước đó, các nguồn tin nội bộ đă đưa tin, và chia sẻ rộng răi trên mạng xă hội, cho biết, vợ của tân Thứ trưởng Công an Nguyễn Ngọc Lâm là Giám đốc chi nhánh Ngân hàng SCB, có liên quan đến việc bảo kê chuyển tiền ra nước ngoài của bà Trương Mỹ Lan.
Nguyễn Ngọc Lâm cũng là người nhận rất nhiều tiền của Nguyễn Duy Hưng (Tập đoàn Thuận An). Theo vợ Hưng tiết lộ, năm 2023, Nguyễn Duy Hưng đă biếu cho vợ chồng Lâm – Nga tại nhà riêng, số tiền 15 triệu đô la Mỹ.
Điều vừa kể khiến cho công luận liên tưởng tới phát biểu của Tổng Trọng, bóng gió ám chỉ Bộ trưởng Tô Lâm, sau vụ “steak dát vàng”, tại Hội nghị Cán bộ Chủ chốt toàn quốc, ngày 30/6/2022, bằng cách lẩy câu Kiều: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Rồi ông Trọng c̣n nhắc nhở ông Tô Lâm: “Cấp trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chúng tôi hỗn hào”./.
Trà My