Ngày 21/7, Ṭa án tối cao Bangladesh dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về hạn mức tuyển dụng công chức, nguyên nhân gây ra các cuộc biểu t́nh và đụng độ khắp cả nước giữa cảnh sát và sinh viên đại học, khiến 133 người thiệt mạng.
Thanh niên Bangladesh biểu t́nh trên đường phố Dhaka ngày 19/7. (Ảnh: Reuters)
Lệnh giới nghiêm được ban hành từ cuối ngày 19/7, cho đến khi Toà án Tối cao ra phán quyết.
Biểu t́nh nổ ra để phản đối việc áp dụng hạn ngạch tuyển dụng vào các vị trí việc làm trong chính phủ, gây ra đợt bất ổn tồi tệ nhất trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Sheikh Hasina.
Binh lính được triển khai trên các tuyến phố khắp cả nước, sau khi cảnh sát chống bạo động không thể lập lại trật tự. T́nh trạng gián đoạn dịch vụ internet trên toàn quốc từ ngày 18/7 hạn chế đáng kể thông tin ra thế giới bên ngoài.
Ṭa án Tối cao sẽ họp vào cuối ngày 21/7 để đưa ra phán quyết về việc có băi bỏ hạn ngạch tuyển dụng hay không.
Trong tuần này, Thủ tướng Hasina ngụ ư nói rằng kế hoạch sẽ bị huỷ bỏ. Các đối thủ chính trị cáo buộc chính phủ bẻ cong tư pháp theo ư ḿnh.
Tuy nhiên, sau chiến dịch trấn áp mạnh tay và số người chết ngày càng tăng, phán quyết của toà án dù thế nào cũng khó xoa dịu cơn phẫn nộ của dân chúng.
Một chủ doanh nghiệp ở thủ đô Dhaka cho biết, vấn đề bây giờ không chỉ là quyền của sinh viên nữa, mà là yêu cầu chính phủ từ chức.
Nguồn cơn của đợt bất ổn lần này là chính sách dành hơn một nửa số lượng vị trí công chức cho một số nhóm cụ thể, bao gồm con cái của các cựu chiến binh tham gia cuộc chiến tranh giải phóng đất nước năm 1971.
Những người chỉ trích cho rằng kế hoạch này có lợi cho các gia đ́nh trung thành với Thủ tướng Hasina, 76 tuổi, người đă điều hành đất nước từ năm 2009 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thứ tư liên tiếp vào tháng 1 năm nay.
Khi Bangladesh không thể tạo ra đủ cơ hội việc làm cho 170 triệu dân của ḿnh, chính sách hạn mức tuyển dụng gây phẫn nộ trong giới trẻ, khi họ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm trầm trọng.
Thủ tướng Hasina khiến t́nh h́nh càng thêm căng thẳng khi so sánh người biểu t́nh với những người Bangladesh đă bắt tay Pakistan trong cuộc chiến tranh giành độc lập của đất nước, khiến dư luận thêm sôi sục.
Thủ tướng Hasina dự định bắt đầu chuyến công du Tây Ban Nha và Brazil từ ngày 21/7, nhưng phải huỷ kế hoạch khi bạo lực leo thang.
Từ ngày 16/7, ít nhất 133 người, trong đó có một số cảnh sát, đă thiệt mạng trong các cuộc đụng độ khắp cả nước.
Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân của họ không đến Bangladesh và cho biết sẽ rút một số nhà ngoại giao và gia đ́nh họ về nước do t́nh trạng bất ổn.
VietBF@ sưu tập