Các nghiên cứu cho thấy khi mắc bệnh tiểu đường thì tuổi thọ người bệnh sẽ ngắn đi. Tuy nhiên, tuổi thọ rút ngắn đi bao nhiêu năm, ít hay nhiều lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ nỗ lực kiểm soát bệnh, độ tuổi chẩn đoán đến rủi ro biến chứng.
Tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh bị kháng insulin hoặc tuyến tụy không thể tiết đủ hoóc môn insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Tiểu đường có 3 loại chính gồm tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều là tiểu đường loại 2, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu chẩn đoán tiểu đường loại 2 vào tuổi 50 thì tuổi thọ sẽ giảm trung bình khoảng 6 năm
PEXELS
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san The Lancet Diabetes and Endocrinology đã phân tích dữ liệu sức khỏe được thu thập từ 19 quốc gia. Họ phát hiện tuổi thọ những người mắc tiểu đường loại 2 sẽ ít hơn khoảng 6 năm so với người không mắc bệnh. Bệnh chẩn đoán lúc càng trẻ thì tuổi thọ rút ngắn càng nhiều.
Peder B. Helland - Hope
00:00
Previous
PauseNext
00:17 / 07:36
Mute
Settings
Fullscreen
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
QUẢNG CÁO
Cụ thể, những người phát hiện bệnh khi đang trong độ tuổi 30 thì tuổi thọ sẽ bị giảm trung bình 14 năm. Nếu bệnh chẩn đoán ở độ tuổi 40 thì tuổi thọ sẽ rút ngắn hơn 10 năm. Trong trường hợp mắc tiểu đường vào tuổi 50 được thì tuổi thọ sẽ giảm khoảng 6 năm.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cureus phát hiện người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong do biến cố tim mạch cao hơn. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, trong đó có kháng insulin. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy những người mắc tiểu đường và bị kháng insulin, phải điều trị bằng cách tiêm insulin và không kiểm soát đường huyết tốt là nhóm có nguy cơ tử vong vì loạn nhịp tim cao nhất.
Do đó, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh người bệnh tiểu đường cần ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Đồng thời, họ cần điều trị những bệnh lý đi kèm như tim mạch, bệnh thận và một số bệnh khác.
Để giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ngay từ đầu, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, ưu tiên ăn nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh và kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài ra, từ tuổi 45 trở đi thì cần khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc tiểu đường loại 2, theo Healthline.
VietBF@sưu tập