Theo như Ukraine đă chặn đường ống vận chuyển dầu thô của Nga mà Lukoil bán cho Trung Âu. Hungary, Slovakia và Cộng ḥa Séc - các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga - đă được Liên minh châu ÂU (EU) miễn trừ trong lệnh trừng phạt để có thêm thời gian t́m kiếm các giải pháp thay thế, th́ trong lúc lệnh cấm dầu Nga đi qua lănh thổ của Ukraine khiến Slovakia và Hungary - các thành viên của NATO và Liên minh châu Âu (EU) - chịu áp lực về nguồn cung nhiên liệu.
Hăng tin RT (Nga) dẫn cảnh báo của Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết, Slovakia sẽ ngừng cung cấp dầu diesel cho Ukraine nếu Kiev không khôi phục ḍng dầu chảy qua lănh thổ của ḿnh từ công ty năng lượng khổng lồ Lukoil của Nga.
"Tối hậu thư" từ Slovakia
Vào tháng 6, Kiev đă chặn đường ống vận chuyển dầu thô của Nga mà Lukoil bán cho Trung Âu. Hungary, Slovakia và Cộng ḥa Séc - các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga - đă được Liên minh châu ÂU (EU) miễn trừ trong lệnh trừng phạt để có thêm thời gian t́m kiếm các giải pháp thay thế. EU mong muốn rằng các nước này sẽ t́m nguồn thay thế càng nhanh càng tốt.
"Nếu việc vận chuyển dầu thô của Nga qua Ukraine không được nối lại trong thời gian ngắn, th́ [nhà máy lọc dầu Slovakia] Slovnaft sẽ không tiếp tục cung cấp dầu diesel cho Ukraine nữa", Thủ tướng Robert Fico cho biết trong một tuyên bố hôm 29/7. Lưu ư rằng, lượng dầu nhập khẩu từ Slovakia chiếm tới 1/10 lượng tiêu thụ dầu diesel của Ukraine.
Trước đó, ông Fico cho biết hôm 26/7 rằng, ông đă đề xuất với người đồng cấp Ukraine Denis Shmygal một giải pháp để khôi phục ḍng chảy dầu thô. RT cho hay, ông không đưa ra bất cứ chi tiết nào về đề xuất của ḿnh nhưng tiết lộ rằng đề xuất này sẽ phải có sự tham gia của nhiều quốc gia.
Ông Fico tuyên bố: "Tôi hoan nghênh các thông tin cho thấy nhiều công ty thương mại có liên quan đến vấn đề này đă và đang suy nghĩ về cách triển khai các giải pháp trong thời gian ngắn nhất có thể".
Theo thông tin trước đó của hăng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xă, trích dẫn nguồn tin từ văn pḥng của Thủ tướng Slovakia, việc khôi phục ít nhất một phần khả năng tiếp cận dầu mỏ của Nga là cực kỳ quan trọng đối với nhà máy lọc dầu Slovnaft có trụ sở tại Bratislava, v́ các nguồn dầu thay thế đắt hơn và có thể không tương thích về mặt công nghệ.
Hôm 22/7, Slovakia đă yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) làm trung gian để tham vấn với Ukraine về lệnh cấm. Ngoại trưởng nước này Juraj Blanar bày tỏ quan điểm rằng ông phản đối việc "đánh bạc" với an ninh năng lượng của nước ḿnh, cáo buộc Slovakia đă trở thành "con tin" trong tay Ukraine và Ủy ban châu Âu.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: Getty
Ukraine gây áp lực lên Hungary?
Ukraine đă áp đặt lệnh trừng phạt đối với Lukoil vào ngày 24/6, bao gồm các hành động như đóng băng tài sản, hạn chế hoạt động thương mại và áp dụng "lệnh ngừng vận chuyển tài nguyên một phần hoặc toàn bộ". Theo công ty MOL của Hungary - công ty sở hữu Slovnaft - dầu từ Nga đă ngừng chảy vào Slovakia từ ngày 17/7.
Kiev đang t́m cách chặn doanh thu từ dầu mỏ của Moscow - nguồn thu có thể được sử dụng để chi tiêu cho quân đội Nga - mặc dù bản thân Ukraine đang được hưởng một khoản phí trung chuyển. Nhà lập pháp Ukraine Inna Sovsun trước đó nói với Politico rằng lệnh cấm vận từ Kiev có mục đích thứ yếu: gây áp lực lên Hungary.
Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban đă lên tiếng phản đối chính sách của EU về việc gửi viện trợ tài chính và vũ khí cho Ukraine và cũng tuyên bố sẽ ngăn chặn đơn xin gia nhập liên minh EU và NATO của Kiev.
Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó
Động thái của Ukraine đă làm dấy lên lo ngại về t́nh trạng thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu ở Budapest - khi mà dầu từ Nga chiếm tới 70% lượng dầu nhập khẩu của Hungary - trong đó Lukoil chiếm 1/2 lượng dầu đó.
Hôm 19/7, Ngoại trưởng Hugary Péter Szijjártó cho biết, biện pháp cấm dầu Nga của Ukraine có thể đe dọa đến an ninh năng lượng lâu dài của Hungary, đồng thời mạnh mẽ chỉ trích Kiev về lệnh cấm này.
Thư kư báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc Ukraine đă đưa ra "quyết định mang tính chính trị" và cảnh báo t́nh h́nh "nghiêm trọng" đối với những bên vẫn đang mua dầu của Nga.