Theo như loại thịt phổ biến nhất hiện nay được đánh giá là thịt lợn, thịt heo. Và cách chế biến dễ dàng và nhanh chóng nhất là luộc. Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng biết cách luộc thịt đúng cách, bởi luộc thịt tưởng như là công việc quen thuộc song không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng nhất, vì vậy thịt lợn luộc không đúng cách có thể bị không đạt được độ mềm ngon hoàn hảo.
Thịt là nguồn cung cấp dinh dưỡng, protein không thể thiếu trong đời sống con người. Loại thịt phổ biến nhất hiện nay được đánh giá là thịt lợn, thịt heo. Và cách chế biến dễ dàng và nhanh chóng nhất là luộc. Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng biết cách luộc thịt đúng cách.
Thịt lợn luộc không đúng cách có thể bị không đạt được độ mềm ngon hoàn hảo. Thậm chí ở một số trường hợp thịt còn có mùi khó chịu, hay mùi hôi, gây ảnh hưởng tới chất lượng món ăn. Theo những đầu bếp lâu năm, có một công đoạn ngay từ đầu, có thể quyết định sự "thành - bại" của món thịt luộc, đem lại món ăn thơm ngon cho cả gia đình.
Đó là ngay từ bước đầu, người nấu nên đổ nước ngập miếng thịt và không thái thịt trước. Hay nói cách khác, miếng thịt sau khi luộc xong sẽ đạt độ thơm ngon nhất khi được luộc nguyên miếng. Sau khi luộc xong, người dùng mới bắt đầu thái thịt ra thành từng miếng sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu.
Trong suốt quá trình luộc thịt, nếu thấy bọt hay váng trắng nổi lên, người dùng cũng không cần quá lo ngại. Bọt hay váng nổi không thể hiện thịt bẩn hay sạch, có hóa chất hay không có hóa chất mà đơn giản chỉ là phản ứng thông thường của miếng thịt khi gặp nhiệt độ cao.
Để miếng thịt sau khi luộc xong vừa săn chắc lại được thái thành miếng đẹp mắt, bày lên mâm cơm gia đình, người dùng cũng có thể áp dụng thêm cách: Buộc một sợi chỉ hoặc một sợi lạt theo chiều dọc miếng thịt trước và trong suốt quá trình luộc. Công dụng của sợi chỉ/sợi lạt là cố định hình dáng miếng thịt, giúp miếng thịt khi thái ra có hình tròn đẹp mắt. Việc thái thịt cũng có thể thực hiện dễ dàng hơn.
Người dùng buộc chỉ/lạt càng chặt thì miếng thịt được cố định hình dáng càng tốt. Ngoài ra, nên chọn các loại dây trắng, không màu để tránh việc ảnh hưởng tới chất lượng, màu sắc món ăn.
Bọt nổi lên trong suốt quá trình luộc thịt không quá đáng lo ngại (Ảnh minh họa)
Có thể áp dụng mẹo buộc chỉ, lạt vào miếng thịt luộc để miếng thịt khi thái được đẹp mắt hơn (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó một số lưu ý khác cũng được chỉ ra đó là: Nên cho miếng thịt cần luộc vào nồi nước khi nước còn lạnh, thay vì đợi nước sôi trên bếp rồi mới cho vào. Khi thịt được sôi cùng với nước, theo thời gian, các tạp chất trong thịt sẽ tiết ra hết. Từ đó miếng thịt có màu trắng đẹp, vị thơm ngon và không bị hôi.
Một mẹo khác cũng được nhiều người chỉ ra và cho biết đã áp dụng thành công đó là: Thêm một vài củ hành tím, hành tây hoặc gừng vào nước luộc thịt để khử mùi. Khi vớt thịt luộc xong ra ngoài, nhanh chóng cho vào một bát nước lạnh, bát nước đá thì càng tốt. Như vậy các mạch máu bên trong thịt sẽ không bị đọng lại. Cũng có thể thêm vào bát nước ít muối để thịt được săn chắc, vị thịt được đậm đà hơn.
Mẹo chọn miếng thịt để luộc ngon từ chợ
Bên cạnh lưu về các bước hay công đoạn khi chế biến, để cho thành quả là món thịt luộc thơm ngon tới bàn ăn gia đình, người dùng cũng cần chọn được một miếng thịt ngon ngay từ đầu. Tốt hơn hết nên là miếng thịt tươi, không gặp các tình trạng ôi, thiu hay các vấn đề có thể ảnh hưởng tới chất lượng món ăn khác.
1. Thành phần của thịt
Một miếng thịt ngon là miếng thịt có thành phần hài hòa giữa phần nạc và phần mỡ. Bởi lẽ, miếng thịt toàn phần mỡ sẽ dễ gây ngấy, còn miếng thịt toàn phần nạc vô tình sẽ đem lại cảm giác khô khi luộc.
Tốt hơn hết người dùng nên chọn miếng thịt có tỉ lệ nạc - mỡ vào khoảng 7-3, hoặc 8-2 (7 phần nạc - 3 phần mỡ hoặc 8 phần nạc - 3 phần mỡ). Người dùng có thể sử dụng ngón tay để kiểm tra tỉ lệ nạc - mỡ. Cụ thể lớp mỡ dày khoảng 1 đốt ngón tay, từ 1,5 - 2cm là được.
Hai phần này cũng cần yếu tố vẫn còn dính chặt vào nhau, không bị lỏng lẻo hay tách rời.
2. Màu sắc của miếng thịt
Một đặc điểm nữa để nhận biết miếng thịt tươi ngon đó là màu sắc. Cụ thể, miếng thịt sẽ có màu tự nhiên, có thể là màu hồng nhạt hoặc đỏ thẫm, lớp mỡ không quá trắng mà màu trắng ngà hoặc trắng trong.
3. Mùi của miếng thịt
Sau khi nhận biết màu sắc của miếng thịt, người dùng cầm miếng thịt trực tiếp trên tay và ngửi thử. Nếu miếng thịt có mùi đặc trưng của thịt tươi sống thì tức là không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu thấy miếng thịt có mùi gắt dầu hoặc thậm chí là mùi ôi thiu, khó chịu thì tốt nhất không nên mua.
4. Độ đàn hồi của miếng thịt
Khi cầm, sờ miếng thịt, người dùng cũng có thể cảm nhận được độ đàn hồi của nó. Hãy sử dụng thêm đầu ngón tay, ấn nhẹ vào miếng thịt. Miếng thịt ngon khi bị ấn sẽ hơi lõm xuống nhưng sau đó nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.