Khách Trung Quốc du lịch nước ngoài tăng trở lại và nhiều điểm đến đang phải thay đổi để thu hút họ.
Dữ liệu của TravelSky - nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin chủ chốt cho ngành du lịch, hàng không Trung Quốc - chỉ ra từ 1/7 đến 31/8, giai đoạn cao điểm, lượng đặt vé du lịch quốc tế đă tăng 93% so với cùng kỳ. Vé máy bay bán ra đạt gần 7 triệu lượt với các điểm đến hàng đầu là Bangkok, Seoul, Tokyo, Osaka, Hong Kong, Singapore, Đài Bắc, Phuket và Macau.
Thống kê này cho thấy khách Trung Quốc quan tâm đến những điểm đến gần. Nhật Bản hưởng lợi nhờ đồng yen yếu và riêng trong tháng 5, lượng khách Trung Quốc tới nước này đă tăng 305% so với cùng kỳ năm 2023. Thái Lan cũng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn bởi thỏa thuận miễn thị thực, giúp việc đi lại giữa hai quốc gia trở nên đơn giản. Trip.com chỉ ra đă có khoảng 2,5 triệu khách Trung Quốc du lịch Thái Lan trong 4 tháng đầu năm, trở thành thị trường gửi khách lớn nhất tới nước này.
Trung Đông cũng đang từng bước thành điểm yêu thích của khách Trung Quốc. Năm 2023, Dubai đón 620.000 khách Trung Quốc lưu trú qua đêm. Tuy nhiên, chỉ trong bốn tháng đầu năm, con số này đă đạt 290.000 lượt, tăng 101% so với cùng kỳ năm trước. Dubai có nhiều lợi thế hút khách thị trường này với các chuyến bay thẳng từ 14 thành phố ở Trung Quốc, đồng thời chấp nhận rộng răi việc thanh toán bằng Alipay, WeChat.
Khách Trung Quốc được chào đón ở Thái Lan vào tháng 9/2023. Ảnh: Reuters
Không chỉ UAE, Saudi Arabia cũng định vị là điểm đến hàng đầu cho khách Trung Quốc khi đưa ra hàng loạt chính sách giúp nâng cao trải nghiệm và thuận tiện hóa quá tŕnh du lịch, gồm giảm chi phí đi lại, thủ tục cấp thị thực đơn giản hóa, nâng cấp hạ tầng du lịch, cải thiện khả năng hỗ trợ tiếng Trung Quốc và tích hợp hệ thống thanh toán như UnionPay hay Alipay.
Khi khách Trung Quốc du lịch nước ngoài trở lại, các quốc gia điểm đến cũng được hưởng lợi nhờ sức mua. Khảo sát mới của công ty dịch vụ tài chính Visa chỉ ra khách Trung Quốc đứng thứ ba toàn cầu về chi tiêu du lịch tại Hàn Quốc, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, khách Mỹ có xu hướng chi tiêu vào ăn uống, khách Trung Quốc lại chi nhiều cho các cửa hàng bán lẻ, quần áo. Du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan, Hàn Quốc cũng chứng kiến sự quan tâm ngày càng lớn từ khách Trung Quốc.
Để đáp ứng nhu cầu tăng cao, các hăng hàng không cũng tăng cường tuyến bay mới. Ví dụ, Air China đă bổ sung tuyến bay Bắc Kinh - Dhaka hay Thành Đô - Milan; tăng tần suất với 13 tuyến bay hiện nay như Bắc Kinh - Copenhagen hay Thành Đô - Singapore. Đại diện Air China hướng tới mục tiêu khôi phục 90% mạng lưới bay quốc tế trước dịch với 114 tuyến bay trên 43 quốc gia, vùng lănh thổ.
Theo JingDaily, ngành bán lẻ hàng xa xỉ ở các sân bay Trung Quốc cũng đang hưởng lợi nhờ sự bùng nổ du lịch cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hành vi chi tiêu của khách cũng thay đổi, thay v́ mua sắm đơn thuần, họ muốn trải nghiệm nhiều hơn. Do đó, các thương hiệu cũng t́m cách thích ứng, cung cấp các dịch vụ độc đáo hơn.
Shiseido - thương hiệu mỹ phẩm lớn của Nhật Bản - đă ra mắt trải nghiệm đa kênh mang tên "Nars Voyage" nhằm thu hút khách Trung Quốc thử đồ ảo và mua sắm ngoài đời thực tại sân bay Sanya ở Hải Nam.
Đây không phải thương hiệu duy nhất tăng cường các điểm bán lẻ khi du lịch ở Trung Quốc hồi phục. Vào tháng 6, DFS Group - nhà bán lẻ du lịch cao cấp - cũng ra mắt cửa hàng thời trang ở nhà ga số 2 sân bay Hồng Kiều Thượng Hải nhằm đáp ứng nhu cầu về thời trang xa xỉ của khách Trung Quốc.
VietBF@sưu tập