“Nhà tôi ba đời làm tiều phu, đến đời tôi th́ đă có cách kiếm tiền mới”, anh Lưu tự hào chia sẻ.
Khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua tán lá, cũng là lúc anh Lưu Đ́nh Thắng rảo những bước chân chân thong thả đi vào rừng. Trên con đường ṃn quen thuộc mà anh đă đi từ những ngày bé, ḍng suối vẫn róc rách chảy và rừng cây th́ vẫn sừng sững xanh tươi. Mọi thứ như thường nhật, duy chỉ có một điều khác biệt, đó là hiện tại anh không c̣n phải “đầu tắt mặt tối” đi chặt cây kiếm tiền.
Cũng như nhiều hộ dân sống tại huyện Sùng Nghĩa, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, gia đ́nh anh Lưu Đ́nh Thắng nhiều đời nay được rừng “nuôi dưỡng”. Việc kiếm sống từ rừng đă không c̣n xa lạ với người dân nơi đây. Hằng ngày họ lên rừng đốn cây, thu hoạch lâm sản.
“Nhà tôi ba đời làm tiều phu, từ thời cha ông truyền thừa đến thế hệ của tôi, gia đ́nh tôi vẫn luôn kiếm sống bằng việc chặt cây xẻ gỗ bán lấy tiền”, anh Lưu dí dỏm chia sẻ.
Chàng trai thu “lăi kép” từ rừng nhờ “bán không khí”
Thực tế, để có thể khai thác gỗ ổn định, gia đ́nh anh Lưu và người làng cũng nhiều đời chăm chỉ vừa khai thác vừa trồng cây bù vào một phần rừng đă chặt. Công việc rất vất vả, cần nhiều sức lao động. Nhiều người nghe tới đây có thể sẽ nghĩ rằng thời buổi công nghệ hiện tại, việc khai thác gỗ với máy móc hỗ trợ sẽ càng dễ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế dù có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại th́ đây vẫn là một công việc khó khăn, đ̣i hỏi người lao động phải có sự chăm chỉ, nhẫn nại và kiên tŕ.
Để có cây khai thác lấy gỗ, cần thời gian dài vun trồng và chăm sóc cây con. Trung b́nh sẽ mất khoảng 10 năm, chờ cây trưởng thành, đủ tiêu chuẩn mới có thể khai thác 1 lần.
“Những khó khăn, gian khổ trong suốt những năm chờ đợi này không phải ai cũng có thể hiểu được”, anh Lưu chia sẻ.
Vốn nghĩ rằng mọi thứ sẽ cứ măi là một ṿng lặp như vậy th́ một bước ngoặt đă khiến cuộc đời của gia đ́nh anh Lưu bước sang một “trang mới”.
Ngày đó, cán bộ thôn mở cuộc họp chia sẻ kiến thức về Tín chỉ carbon (carbon credit). Trong số ít những người tới tham dự, anh Lưu lại là người duy nhất lúc đó quan tâm về loại tín chỉ đặc biệt này.
Sau thời gian t́m hiểu, anh Lưu được biết đây là thuật ngữ “mới”, được thiết lập với mục đích làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Có thể hiểu đơn giản rằng, các xí nghiệp, nhà máy, công ty trong quá tŕnh sản xuất, kinh doanh phát thải CO2 hoặc gây phát thải các loại khí nhà kính khác vượt mức quy định hiện hành sẽ "đóng vai" bên đi mua tín chỉ carbon.
C̣n những người sở hữu rừng cây rộng lớn, đạt tiêu chuẩn có khả năng hấp thụ khí CO2, góp phần làm giảm khí thải nhà kính và sự nóng lên của toàn cầu, sẽ "đóng vai" người bán tín chỉ carbon.
Khoản tiền mua bán sẽ được chính quyền minh bạch, hàng năm những khu rừng hợp lệ sẽ được chi trả 1 khoản tiền tương xứng.
Vậy là không phải đợi 10 năm mới có được một khoản thu nhập từ việc chặt cây, lại có thể bảo vệ khu rừng, anh Lưu ngay lập tức liên hệ với các cấp chính quyền ngỏ ư muốn tham gia dự án này. Tất nhiên, điều kiện cơ bản phải đáp ứng là anh không được tự ư chặt cây lấy gỗ như cũ nữa.
Bất chấp người dân trong làng lên tiếng can ngăn, khuyên nhủ anh hăy cứ khai thác rừng theo cách truyền thống, anh Lưu vẫn kiên quyết kư giấy đồng ư tham gia. Thậm chí sau đó anh c̣n vận động được một số người thân tham gia cùng ḿnh.
Ngay sau khi tham gia dự án “Bể chứa carbon lâm nghiệp” của tỉnh, khu rừng của gia đ́nh anh Lưu và một số hộ dân được cán bộ về tiến hành đo lường. Sau thời gian đánh giá chi tiết, khoảng rừng của gia đ́nh anh Lưu đạt yêu cầu.
Theo đó, mỗi năm khoảng rừng của anh Lưu có khả năng xử lư 1000 tấn carbon, tương đương với 1000 tín chỉ carbon. Với đơn giá 50 NDT/tín chỉ, mỗi năm gia đ́nh anh Lưu thu về gần 50.000 NDT (khoảng 170 triệu đồng). Từ đây, gần như gia đ́nh anh không cần làm thêm bất cứ việc ǵ cũng đă thu về khoản tiền không nhỏ. Đây có thể nói là khoản “lăi kép” từ rừng!
Đơn giá này so với mặt bằng chung vẫn c̣n khá thấp do chất lượng cây trồng xen lẫn cả cây lá rộng lẫn cây lá kim chưa được quy hoạch bài bản. Để giúp tăng giá trị cán bộ địa phương đă cung cấp thêm cây giống cũng như đề xuất quy hoạch đất trồng phù hợp để tối ưu diện tích cho gia đ́nh anh. Ước tính, trong tương lai, khoảng rừng của gia đ́nh anh Lưu có thể thu về cả tỷ đồng mỗi năm nhờ việc “bán không khí”.
Trả lời phỏng vấn đài truyền h́nh Giang Tây, Trung Quốc, anh Lưu không giấu được sự tự hào: “Tôi tên Lưu Đ́nh Thắng, trước đây kiếm sống bằng việc chặt cây, giờ tôi kiếm tiền từ việc ‘bán không khí’ của rừng”.
Được “tiếp lửa” từ gia đ́nh anh Lưu, người dân huyện Sùng Nghĩa đă đồng loạt tham gia dự án xây bể chứa Carbon. Theo ước tính của chuyên gia, không tới 10 năm nữa, người dân huyện Sùng Nghĩa có thể thu về hơn 10 triệu NDT mỗi năm (khoảng 34 tỷ đồng) nhờ việc bán 300.000 tấn Carbon. Đây mới chỉ là con số ước tính, khoản tiền này thậm chí có thể tăng lên hơn nữa.
Mô h́nh “bán không khí” lấy tiền này không phải hiếm có tại Trung Quốc, thời gian trước đây người dân huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang cũng thu về khoản tiền hơn 1000 tỷ đồng nhờ việc bán tín chỉ Carbon tương tự.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là thuật ngữ thể hiện một trong những biện pháp chủ chốt nhất được thiết lập với mục đích làm giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu.
Tín chỉ carbon có thể coi là một loại "giấy phép", cho phép chủ sở hữu nó được quyền phát thải khí carbon dioxide (CO2), hoặc các loại khí thải nhà kính khác được quy đổi tương đương ra CO2, với số lượng phát thải bằng đúng số lượng tín chỉ mà họ sở hữu.
1 tín chỉ carbon = 1 tấn CO2 được phép phát thải ra môi trường.
Ba đời làm tiều phu, chàng trai bất ngờ có hành động trái ngược với cả làng: Ẵm 170 triệu “nhẹ tênh”- Ảnh 8.
Ví dụ, nhà máy A chỉ được phép xả thải 10 tấn CO2 một năm, nhưng thực tế sản xuất kinh doanh của họ lại cần xả thải 15 tấn CO2, th́ nhà máy A phải mua thêm 5 tín chỉ carbon nữa, mới đáp ứng đúng quy định của nhà nước sở tại về bảo vệ môi trường.
VietBF@ Sưu tập