Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?
Nhiều nhà quan sát cho rằng, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiếp tục ổn định.

Nhìn chung, giới quan sát có cái nhìn tích cực về đường lối "ngoại giao giao tre" thực dụng của Hà Nội dưới thời ông Trọng - một lựa chọn cân bằng tinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh mâu thuẫn trên Biển Đông trở nên sâu sắc.

Song song với đó, một số nhận xét cho rằng người kế nhiệm ông Trọng có thể có những nước đi mới.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra mối quan hệ cá nhân giữa ông Trọng và ông Tập và mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản, trong những năm qua đã đóng vai trò như một điểm cân bằng trong mối quan hệ vừa yêu vừa ghét giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

"Mặc dù Việt Nam mở rộng ngoại giao và cải thiện quan hệ với Mỹ, tôi nghĩ rằng ông Trọng đã có thể trấn an Bắc Kinh rằng Việt Nam thực sự trung lập và việc cải thiện quan hệ với Washington sẽ không ảnh hưởng đến Bắc Kinh," SCMP dẫn lời Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ).

"Điều này là có thể vì sự kiên định với tư tưởng cộng sản của ông Trọng. Ông nhìn thế giới rất giống ông Tập".


Một nhà quan sát chính trị giấu tên nói với BBC rằng ông Trọng là một lãnh đạo quan liêu cộng sản điển hình, "tức ngoài Đảng ra, không có trời, không có đất". Đảng thống lĩnh, lãnh đạo tuyệt đối với ông Trọng là một hằng số không thể thay đổi nên ông luôn nỗ lực loại bỏ những mối đe dọa làm xói mòn quyền lực của Đảng.

Theo ông Nguyễn Khắc Giang, nhà phân tích tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, đã có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ông Trọng và ông Tập do cam kết chung của họ đối với chủ nghĩa Mác-Lênin.

"Điều này đã giúp ổn định quan hệ song phương trong thời kỳ căng thẳng, đặc biệt là về tranh chấp trên biển ở Biển Đông," SCMP dẫn lời ông Giang.

Ông Giang cũng cho biết mặc dù những người kế nhiệm tiềm năng của ông Trọng - chẳng hạn như Chủ tịch nước Tô Lâm - không có mối quan hệ này với ông Tập, nhưng ông không nghĩ điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc của Hà Nội vì mối liên kết giữa hai đảng vẫn mạnh.

Giáo sư Trương Minh Lượng đánh giá tranh chấp hàng hải vẫn là một trong những biến số lớn nhất trong quan hệ song phương.

Ông cho rằng việc Việt Nam nộp hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở khu vực giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS) có thể được thực hiện dưới sự giám sát của ông Tô Lâm.

"Thời điểm này thật thú vị - có lẽ nhằm mục đích... thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc cho công chúng trong nước xem, đồng thời cố gắng gia tăng lợi thế thương lượng của ông Lâm đối với Trung Quốc.

"Điều đó cho thấy ông Lâm một mặt sẽ làm theo cách tiếp cận của ông Trọng trong việc đối phó với các cường quốc... nhưng mặt khác sẽ có những khác biệt, biến thể và các nước đi sáng tạo," SCMP dẫn lời giáo sư Trương.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Hoàng Anh Thư - nhà nghiên cứu về chính sách công, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải tại Đại học Quốc gia Singapore - chia sẻ với BBC hôm 20/7:

"Có thể nói, việc nộp đệ trình có hai mục đích chính. Thứ nhất là để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với vùng biển của mình. Căn cứ vào điều 77 của UNCLOS, các quốc gia ven biển có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng thềm lục địa.

"Trên thực tế, nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Philippines cũng đã nộp các đệ trình riêng của mình. Thứ hai là để tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng kéo dài trên Biển Đông."

Trong bài viết trên trang Fulcrum chuyên phân tích về Đông Nam Á vào hôm 25/7, nhà nghiên cứu Phan Xuân Dũng từ Đại học Quốc gia Úc cho rằng ông Trọng lên làm tổng bí thư vào thời điểm Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn trên Biển Đông.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng trong cùng năm 2011, hai nước đã ký thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển, bao gồm cả tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo ông Dũng, động thái này cho thấy ý định của ông Trọng và Việt Nam muốn tách biệt vấn đề Biển Đông khỏi các lĩnh vực hợp tác khác với Trung Quốc, nhằm ngăn chặn xung đột trên biển đồng thời xây dựng mối quan hệ song phương ổn định.

Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) cho rằng một trong những tác động dẫn tới chuyển biến của ông Nguyễn Phú Trọng là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014. Sau sự kiện này, ông Trọng đã tìm đến Mỹ, cũng như tham gia các cơ chế đa phương khác, như một cách tạo đối trọng.

Trong năm 2019, thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam leo thang với việc Trung Quốc điều tàu xâm phạm vùng biển Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng việc xử lý mối quan hệ với "người anh em cộng sản" này phải thật khéo léo.

"Xử lý mối quan hệ này không đơn giản. Nặng về bên nào đều bị phê phán.

"Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi".

Ông Khang Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Boston, trả lời BBC hôm 25/7 rằng lãnh đạo các nước sẽ mong tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì đường lối ngoại giao này.

"Nếu Việt Nam đủ quan trọng với các cường quốc thì họ vẫn sẽ giúp Việt Nam khi Việt Nam cần, kể cả khi Việt Nam vẫn giữ trung lập. Chính sự trung lập này giúp các cường quốc yên tâm là Việt Nam sẽ không làm tổn hại lợi ích của họ," ông Khang Vũ bình luận.

Trong một diễn biến liên quan, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell phát biểu tại Hà Nội hôm 30/7 rằng EU muốn đảm bảo hòa bình ở Biển Đông - khu vực mà khoảng 40% lượng hàng nhập khẩu và 20% lượng hàng xuất khẩu của EU được vận chuyển qua.

Ông Borrell đồng thời nói rằng khối này có thể giúp tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 1 Day Ago
Reputation: 21400


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 72,211
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.PNG
Views:	0
Size:	334.8 KB
ID:	2406370  
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 5,035 Times in 4,064 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 82 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06258 seconds with 15 queries