Nhịn ăn gián đoạn (IF) giúp giảm cân cấp tốc, làm chậm trao đổi chất, giảm khối lượng cơ... là những lầm tưởng phổ biến về phương pháp này.
1. IF là phương pháp giảm cân cấp tốc
IF đôi khi được người ta gọi là chế độ giảm cân cấp tốc (Fad diet). Tuy nhiên trên thực tế, IF có thể có tác động tích cực lên trái tim và cân nặng của bạn. Phương pháp này còn giúp tăng độ nhạy với insulin và giảm nguy cơ mắc ung thư.
2. Bạn phải nhịn ăn sáng
Tuy có vẻ đúng, nhưng nhịn ăn sáng không phải là điều bắt buộc khi áp dụng IF. Chẳng hạn, một trong những cách thực hiện chế độ ăn này là nhịn 16 tiếng liên tục qua đêm, sau đó ăn trong 8 tiếng còn lại. Vì thế, bạn có thể ăn sáng, miễn là trong khung giờ được phép ăn.
3. IF làm chậm quá trình trao đổi chất
Một số người tin rằng nhịn ăn gián đoạn làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm cân. Tuy nhiên, người ta phát hiện thấy IF không làm chậm tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi và còn có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.
4. Sẽ bị mất khối lượng cơ bắp khi IF
Một lầm tưởng khác là nhịn ăn gián đoạn có thể làm mất cơ và gây tăng cân. Nhưng điều đó không chính xác. Khi thực hiện đúng, chế độ ăn kiêng IF vẫn duy trì được khối lượng cơ và kích thích sự phát triển của cơ bắp.
5. IF phù hợp với tất cả mọi người
Nhịn ăn gián đoạn nhìn chung an toàn với nhiều người, nhưng không phải với tất cả. Việc nhịn ăn trong thời gian dài có thể gây rắc rối nếu bạn mang thai, cho con bú, hoặc bị bệnh tiểu đường loại 1 và phải uống insulin.
6. Bạn có thể ăn mọi thứ
Một lầm tưởng khác là bạn có thể ăn bất cứ thứ gì trong khi tiến hành IF. Nhưng câu trả lời là không. Tuân thủ một chế độ ăn cân bằng, có đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết là điều quan trọng. Nếu không, bạn có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc không giảm được cân.
7. IF chỉ có tác dụng giảm cân
Nhịn ăn gián đoạn thường gắn với giảm cân, nhưng lợi ích của nó còn hơn thế nữa. Phương pháp ăn uống này có thể hỗ trợ sự trao đổi chất, tăng cường chức năng não bộ và góp phần kéo dài tuổi thọ.