Phát biểu trên đài Sputnik, nhà kinh tế học Mikhail Khazin bình luận về sự sụt giảm hôm thứ Hai của thị trường chứng khoán ở nhiều nước.
Hôm thứ Hai, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã trải qua một trong những đợt giảm mạnh nhất trong lịch sử: kết thúc giao dịch, chỉ số Nikkei giảm 13,47%. Tình trạng này ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của nhiều nước khác.
"Dữ liệu kinh tế trên khắp thế giới rất tệ vào tuần trước và số liệu thống kê lao động ở Hoa Kỳ đặc biệt tệ. Tôi thực sự sẽ không lo lắng quá nhiều về điều này vì một số lý do.
Thứ nhất, số liệu thống kê lao động ở Hoa Kỳ là số liệu sai lệch nhiều nhất. Và nếu đúng như vậy, thì trong những tháng qua, có lẽ trong vài năm qua, giữa dữ liệu chính thức mang tính lạc quan và thực tế đã tích lũy ra một khoảng cách khá lớn, nghĩa là, nói một cách đại khái, hứa hẹn thì nhiều, mà tạo ra việc làm thì ít.
Cuối cùng thì điều này đã tạo ra khoảng cách, cho nên cần phải đóng nó lại bằng cách nào đó. Cách dễ nhất là chờ đợi một sự kiện nào đó - núi lửa bùng nổ, động đất xảy ra... Bây giờ chúng ta thấy: (đang có căng thẳng) Iran - Israel, nên có thể đổ thừa cho vấn đề này. Tôi nghi ngờ rằng đây chính là vấn đề: họ quyết định gắn điều đó với những sự kiện rất cụ thể, cụ thể là căng thẳng giữa Iran và Israel - nghĩa là “đó không phải lỗi của chúng tôi, đó là tội lỗi của cái đó”.
Theo dự báo của ông, Fed (Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) và người đứng đầu Jerome Powell sẽ không hạ lãi suất cơ bản vào lúc này.
“Tôi có xu hướng tin rằng nếu mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ, nếu thị trường chứng khoán đột ngột bắt đầu giảm thì họ sẽ bắt đầu in tiền. Nhưng đến cuối tháng 8, lạm phát sẽ tăng, chúng ta sẽ thấy điều đó. Có thể đây chính xác là lý do tại sao ông ấy không giảm lãi suất, rằng ông ấy biết chắc chắn rằng lạm phát sẽ tăng vào cuối tháng. Bức tranh đại khái là như thế,” ông Khazin nói thêm.