Đề xuất kinh tế thảm họa của Kamala Harris
Kamala: Chính phủ liên bang sẽ chống lạm phát bằng cách áp giá cố định cho các mặt hàng.
Đây là đề xuất thuộc lĩnh vực kinh tế mà có lẽ không một người hiểu biết nào lại có thể biện minh là tốt được.
Theo đề xuất này, giá cả vật phẩm sẽ không được quyết định bởi quy luật cung - cầu của nền kinh tế thị trường nữa mà là một đám chính trị gia ở Washington DC. Điều này đi ngược lại với chủ nghĩa tư bản và tiền thân của nó là chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) - bởi v́ nếu giá cả bị áp đặt th́ làm sao c̣n lợi nhuận khi buôn bán?
Ví dụ: Cửa hàng tiện lợi đang mua trứng từ nông trại với giá 10USD/ vỉ v́ họ mua số lượng lớn. Cửa hàng bán lại cho người tiêu dùng giá 12USD và người mua chấp nhận nó v́ họ hiểu rằng ngoài tiền vốn siêu thị bỏ ra, c̣n là chi phí cơ hội khi họ mua số lượng lớn, chi phí vận chuyển, chi phí cửa hàng và trả lương cho nhân viên. Trong trường hợp này ai cũng hài ḷng.
Bây giờ chính phủ liên bang áp giá 10USD để "b́nh ổn thị trường" th́ cửa hàng tiện lợi không c̣n lợi nhuận nữa, tức sẽ phải ép nông trại bán với giá rẻ hơn hoặc mua số lượng ít hơn, từ từ thu hẹp quy mô hoạt động đến giải thể. Nông trại sau khi mất người mua lớn là các cửa hàng th́ cũng sẽ phải bắt buộc đóng cửa v́ không thể tiếp cận khách hàng cá nhân. Điều này sẽ dẫn tới t́nh trạng khan hiếm hàng và một thị trường chợ đen sẽ xuất hiện để bù vào chỗ thiếu hụt, với giá cao hơn giá áp của chính phủ.
Trong lịch sử, các chính sách áp đặt giá cả khi được áp dụng đều gây ra những thảm họa kinh tế. Năm 301 sau Công Nguyên, hoàng đế La Mă Diocletian đă ra chính sách áp đặt giá cho vật phẩm, như đậu có giá 60 denarii, quả cật 100 denarii, vv... và cuối cùng ông thất bại khi chỉ sau một thời gian ngắn đứt găy chuỗi cung ứng, người dân không c̣n t́m được hàng để mua (...After a short interval almost nothing was offered for sale, and there was a great scarcity of all goods.)
https://mises.org/faith-and-freedom/...-and-inflation
Năm 1793, "Luật giá tối đa" - The Law of the Maximum, được áp đặt bởi những anh chàng xă nghĩa thuộc phong trào Cách Mạng Pháp 1789 với hi vọng là giải quyết được t́nh trạng vật giá leo thang. Kết quả là Luật giá tối đa c̣n làm trầm trọng hơn t́nh h́nh kinh tế v́ tác động tiêu cực đến người sản xuất và người làm dịch vụ cung ứng (..but it failed to improve their condition, and in some respects only worsened the problems of food production and distribution)
https://alphahistory.com/frenchrevol...f-the-maximum/
Trong lịch sử hiện đại, chính quyền Xô Viết cũng áp dụng chính sách áp đặt giá để chống lạm phát. Kết quả là lạm phát có giảm trên giấy tờ nhưng lại xảy ra t́nh trạng khan hiếm hàng tiêu dùng trên diện rộng. Đến thời của Mikhail Gorbachev th́ thị trường chợ đen được coi như "nền kinh tế thứ hai" của Liên bang Xô Viết, c̣n nền kinh tế trên giấy tờ th́ rơi vào siêu lạm phát (hyperinflation)
https://dc.etsu.edu/cgi/viewcontent....67&context=etd
Và c̣n nhiều dẫn chứng từ Ai Cập, Tunisia và Morocco với sự thất bại của những chính sách tương tự.
Có thể thấy rằng, chính sách áp đặt giá của Kamala Harris hoàn toàn không mới và chỉ gây ra những hệ lụy vô cùng tồi tệ đến nền kinh tế nếu được áp dụng khi bà ta thắng cử. Đến cả tờ Washington Post, một tờ báo chủ chốt thuộc cánh tả, c̣n phải giật tít ám chỉ Kamala là ứng viên cộng sản.
Trong một kịch bản mà chúng ta không mong muốn, nếu Kamala thắng cử vào tháng mười một, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
1) Bà ta áp giá lên mặt hàng tiêu dùng thật, đây sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Cho dù các Tiểu Bang có thể giữ được nền kinh tế thị trường của ḿnh th́ các giao dịch liên bang chắc chắn bị ảnh hưởng, như các nông trại ở Texas sẽ mất các hợp đồng bán sữa cho cửa hàng tại New York.
2) Bà ta không thực hiện chính sách này, tuyên bố như vậy chỉ để lấy ḷng đám cử tri xă nghĩa tại Hoa Kỳ. Có nghĩa là giới tinh hoa cánh tả coi cử tri như những con rối để điều khiển, nói ǵ nghe đó mà không có chút tư duy độc lập nào. Đây cũng là một loại thảm họa cho Hoa Kỳ mà có thể c̣n trầm trọng hơn vấn đề kinh tế.
Anh Vũ. 08-16-2024