Trận Bạch Đằng năm 981 - kế mai phục của Lê Đại Hành
Trận Bạch Đằng 981 là một trận đánh có ư nghĩa quyết định trong cuộc chiến tranh giữa nước Tống và Đại Cồ Việt, diễn ra từ tháng 1-4/981.
Năm 979, sau khi cha con vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, tranh chấp quyền lực trong cung đ́nh đă xảy ra giữa phe của Lê Hoàn (941-1005) và một số đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng. Lê Hoàn đă giết chết các đối thủ và củng cố sự kiểm soát triều đ́nh.
Thấy triều đ́nh nước Việt rối ren, nhà Tống ráo riết chuẩn bị đưa quân đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước t́nh h́nh đó, Lê Hoàn lên ngôi vua (sử thường gọi là Lê Đại Hành), lấy niên hiệu là Thiên Phúc.
Đầu năm 981, vua nhà Tống cho quân sang đánh Đại Cồ Việt. Chiến sự diễn ra ác liệt cả trên bộ và trên sông trong nhiều tháng trời giữa quân đội hai bên. Đến giữa tháng 4/981, thủy quân Tống do Hầu Nhân Bảo thống lĩnh thất bại trong việc chọc thủng pḥng tuyến đối phương đă phải quay về sông Bạch Đằng và rơi vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan.
Trước t́nh h́nh này Lê Đại Hành đă chuẩn bị cho một trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Ông chọn một khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai phục chờ sẵn.
Ngày 28/4/981, Lê Đại Hành đă cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu Nhân Bảo rồi vờ “thua chạy”. Quân Tống đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục và bị hủy diệt gần như toàn bộ.
Sau thất bại của đạo quân thủy, quân bộ của nước Tống hoảng sợ bỏ chạy về nước, bị truy kích và tiêu diệt quá nửa. Sau cuộc chiến tranh này, nhà Tống đă phải thừa nhận Lê Hoàn là người cai trị Đại Cồ Việt.
Trận Bạch Đằng năm 1288 – sự hồi sinh của lịch sử
Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, lại bị mất đoàn thuyền chở lương trong trận Vân Đồn. Trước t́nh thế bất lợi, quân Nguyên tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau.
Vào tháng 3/1288, đạo quân thủy của kẻ xâm lược do Ô Mă Nhi thống lĩnh rút qua ngả sông Bạch Đằng, nơi đă diễn ra chiến thắng lịch sử bằng trận địa cọc gỗ của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938. Lần này, danh tướng Trần Hưng Đạo quyết định áp dụng kế sách của tiền nhân để tiêu diệt quân xâm lược.
Trần Hưng Đạo nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của sông Bạch Đằng để vạch ra thế trận cọc và bố trí mai phục quân Nguyên. Trận đánh mở đầu bằng những đ̣n nhử của thủy quân Đại Việt. Quân Nguyên tiến hành truy kích và rơi vào băi cọc lúc nào không hay. Khi nước triều rút, thảm họa đă ập xuống đầu quân xâm lược.
Những con thuyền lớn của phương Bắc bị dồn ứ, tan vỡ khi va vào những chiếc cọc nhọn hoắt, trong khi quân mai phục của Đại Việt tràn ra từ hai bên bờ với khí thế ngút trời. Kết cục tất yếu đă xảy ra: quân Nguyên thảm bại, mất 4 vạn quân, 400 chiến thuyền và nhiều tướng lĩnh chủ chốt bị bắt sống.
Trận thắng trên sông Bạch Đằng của quân và dân nhà Trần dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông lần 3. Kể từ đó về sau, nhà Nguyên không bao giờ c̣n dám nghĩ đến chuyện xâm chiếm Đại Việt nữa.
Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và là một trong những trận đánh nổi bật nhất trong lịch sử hàng ngh́n năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.