Thớ thịt là những đường dại dạng sợi (sợi cơ) nằm song song nhau. Với cả thịt sống và thịt chín, bạn đều có thể dễ dàng quan sát thấy thớt thịt trên các mặt cắt của miếng thịt.
Nếu thấy các sợ cơ dài chạy dọc miếng thịt th́ đó là lát cắt dọc thớ. Trong khi đó, nếu thấy các đầu sợi cơ th́ đó là lát cắt ngang thớ.
Khi nào thái thịt dọc thớ, khi nào thái thịt ngang thớ?
Với đa số các món ăn như xào, hấp, luộc, hầm... chúng ta sẽ cần thái thịt ngang thớ. VIệc cắt ngang thớ giúp thịt dễ ngấm gia vị, miếng thịt không bị dai và dễ ăn hơn.
Một số trường hợp đặc biệt khác như món ruộc, món thịt khô, thịt sấy, miếng thịt được thái dọc thớ với bản lớn để thịt không bị nát vụn khi chế biến, có thể tạo ra những miếng thịt dài, bông khi xé ra.
Để thái thịt dọc thớ, bạn chỉ cần để lưỡi dao dọc theo thớ thịt. Trong khi đó, để lưỡi dao vuông góc với thớ thịt sẽ cho ra các miếng thịt ngang thớ.
Mẹo thái thịt mỏng đẹp
Trước tiên, bạn cần xác định xem ḿnh muốn chế biến món ǵ để biết được cần phải thái thịt ngang thớ hay dọc thớ, độ dày của miếng thịt ra sao.
Với các món xào, luộc, rang, bạn nên thái thịt thành miếng mỏng vừa ăn và thái ngang thớ. Với các món kho, món hầm, thịt thường được cắt thành miếng vuông dày. Điều này áp dụng với cả thịt lợn lẫn thịt ḅ. Khi làm ruốc, làm khô ḅ, khô lợn hay khô gà, miếng thịt sẽ được cắt dọc thớ.
Để thái thịt được mỏng đẹp, không bị nát vụn, thịt mới mua về không nên đem đi thái ngay. Một mẹo thái thịt vô cùng đơn giản mà bạn có thể áp dụng đó chính là để miếng thịt trong ngăn đá vài phút. Nhiệt độ thấp giúp miếng thịt định h́nh, cứng lại và dễ thái mỏng hơn. Với thịt cấp đông, bạn chỉ cần ră đông đến khi miếng thịt hơi mềm nhưng vẫn c̣n độ cứng nhất định là có thể đem ra thái.
Với các món thịt luộc, sau khi luộc, hăy vớt thịt ra ngâm ngay vào bát nước đá lạnh. Nước lạnh làm miếng thịt co lại, săn chắc hơn. Khi đó, miếng thịt sẽ dễ thái hơn rất nhiều. Nếu có thời gian, bạn có thể gói kín miếng thịt đă nguội bằng màng bọc thực phẩm, để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng cho miếng thịt chắc lại rồi mới đem ra thái.
Cách này áp dụng tương tự với thịt gà, thịt vịt. Không nên chặt các loại thịt này khi c̣n nóng v́ như vậy phần xương và thịt dễ bị nát. Ngâm gà, v́ mới luộc chín trong nước đá lạnh trước cho thịt nguội bớt, lớp da săn rồi mới chặt sẽ giúp miếng gà vuông vắn, đẹp mắt hơn. Với phần lườn gà, lườn vịt, bạn có thể chọn thái ngang thớ hoặc dọc thớ tùy theo món ăn (ví dụ với món luộc th́ nên thái thịt ngang thớ; các món salad, gỏi th́ có thể chọn thái miếng mang thớ hoặc xé dọc thớ thành miếng vừa ăn).
Ngoài ra, để thái/chặt được những miếng thịt vừa ư, bạn cần một con dao sắc với lực cắt dứt khoát. Khi chặt thịt gà, thịt vịt, bạn nên dùng loại thớt to và nặng. Nên chuẩn bị các loại thớt riêng cho việc thái thịt sống và thịt chín, không dùng chung để tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm với nhau.
Có thể trải một chiếc khăn ẩm ra bàn rồi mới đặt thớt lên trên. Cách này giúp thớt được có địch, không bị dịch chuyến trong lúc thái hoặc chặt thịt.
|