Các biện pháp trừng phạt và hạn chế do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt đối với Nga không thể ảnh hưởng đến các chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như không dẫn đến sự phá sản của LB Nga.
Đây là nhận định của ông Peter Harrell, cựu giám đốc cấp cao về kinh tế quốc tế tại Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng.
“Trong hai năm qua… chúng tôi đă thấy các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu trở thành một kênh hỗ trợ đắt giá. Chúng có thay đổi được những kết quả mang tính chiến lược của Putin không? Rơ ràng là không”, - ông nói với các phóng viên bên lề đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ vừa diễn ta tại thành phố Chicago bang Illinois.
Harrell cũng thừa nhận chính quyền Mỹ đă thất bại trong mục tiêu làm Nga phá sản trước sức ép trừng phạt. Ông lưu ư rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng tiếp cận hàng hóa và công nghệ của Mỹ ở Liên bang Nga đă vận hành chậm chạp dưới thời chính quyền Biden.
Tuy nhiên, ông Harrell bày tỏ tin tưởng rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga đang phát huy tác dụng và “hoàn toàn” đáng để áp dụng, bao gồm cả việc Nhóm Bảy nước (G7) và một số quốc gia khác cùng tham gia vào đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó tuyên bố rằng chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây, các biện pháp trừng phạt đă giáng một đ̣n nặng vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Theo ông, mục tiêu chính của phương Tây là làm cuộc sống của hàng triệu người trở nên tồi tệ. Moskva nhiều lần tuyên bố rằng Nga sẽ giải quyết mọi vấn đề mà phương Tây tạo ra cho nước này, đồng thời lưu ư rằng phương Tây không có dũng khí để thừa nhận thất bại của ḿnh trong các biện pháp trừng phạt. Bản thân các nước phương Tây cũng đă nhiều lần lên tiếng cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga không hiệu quả.