Rễ cây nữ lang, hoa cúc, tía tô... là những loại thảo dược phổ biến có tác dụng trong việc cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và giúp dễ ngủ.
1. Rễ cây nữ lang: Nữ lang (danh pháp khoa học: Valeriana officinalis) là cây có hoa thuộc họ kim ngân, từ lâu đă được sử dụng như loại thảo dược với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tác dụng điều trị mất ngủ của cây này được phát hiện từ thế kỷ 16. Thành phần quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid valerenic và các dẫn xuất valepotriates. Nghiên cứu cho thấy sản phẩm từ rễ cây nữ lang giúp cải thiện các triệu chứng như khó ngủ, trằn trọc, giảm mệt mỏi sau khi thức dậy.
2. Hoa bia: Cây hoa bia hay hublông là thực vật dạng dây leo trong họ Cannabaceae. Hoa bia được trồng ở nhiều vùng, chủ yếu là Trung Âu ở bang Bavaria của Đức, ở Mỹ, Trung Quốc và Cộng ḥa Séc. Nghiên cứu cho thấy hoa bia có đặc tính an thần nhẹ, giúp cải thiện chu kỳ giấc ngủ và giảm lo lắng. Hoa bia được ứng dụng trong y học, hỗ trợ giấc ngủ, đặc biệt là khi kết hợp với các loại thảo mộc khác như nữ lang.
3. Hoa lạc tiên: Lạc tiên là một loại dây leo thân gỗ. Loài hoa này được t́m thấy ở các vùng ôn đới và nhiệt đới ấm áp, hiếm hơn ở Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Hoa lạc tiên được phát hiện tại các địa điểm khảo cổ ở Virginia và một số vùng của Bắc Mỹ, cho thấy loại thảo mộc này đă được người bản địa ở Châu Mỹ sử dụng. Lạc tiên được biết đến nhiều nhất với tác dụng an thần, điều trị chứng lo âu và rối loạn giấc ngủ. Có nhiều cách sử dụng lạc tiên để trị mất ngủ như pha trà, hầm canh hoặc kết hợp với các loại thảo mộc khác.
4. Black Cohosh: Cây này thuộc họ mao lương và có nguồn gốc từ miền đông Bắc Mỹ. Rễ của Black Cohosh được sử dụng nhiều nhất để điều trị các vấn đề liên quan đến măn kinh, đau đầu, chóng mặt. Nó cũng được sử dụng để hỗ trợ giấc ngủ.
5. Nhân sâm Ấn Độ: Ashwagandha, c̣n gọi là nhân sâm Ấn Độ, được dùng như một loại thảo dược từ cách đây hàng ngh́n năm. Rễ, lá và quả màu đỏ cam của Ashwagandha được dùng cho nhiều mục đích y học khác nhau như giảm căng thẳng, chống viêm, chống lăo hóa, hỗ trợ chống thiếu máu, chứa tinh chất giúp trẻ hóa... Không chỉ tác động trực tiếp lên chu kỳ giấc ngủ, các thành phần có trong sâm Ấn Độ c̣n giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu.
6. Hoa dâm bụt: Hoa dâm bụt có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện được trồng ở nhiều vùng khác nhau, bao gồm châu Á, Trung Mỹ, Tây Ấn và Châu Phi. Ở nhiều nơi trên thế giới, hoa dâm bụt được sử dụng v́ mục đích y học. Loại cây này chứa chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và anthocyanin. Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hăm thành trà để uống có thể giúp giảm chứng mất ngủ, hồi hộp.
7. Cây cơm cháy: Cây cơm cháy (c̣n gọi là cỏ liền xương) là một loại cây bụi cao giống cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Trong cây cơm cháy chứa tanin, acid ursolic, a-amyrin palmitate, stigmasterol và campesterol. Người ta đă sử dụng hoa và trái cơm cháy khô để làm thuốc trong nhiều năm, trong đó cố hỗ trợ giấc ngủ.
8. Hoa cúc: Hoa cúc đă được sử dụng ở châu Á trong hàng ngh́n năm, đóng vai tṛ quan trọng trong Y học cổ truyền và là một loại thức uống ngon, bổ dưỡng. Hoa cúc chứa nhiều vitamin A, B, C và K, beta-carotene, canxi, chất xơ, sắt, magiê, niacin, phốt pho, kali, riboflavin, natri, kẽm, axit amin và glycoside. Hoa cúc được ứng dụng trong pha trà và các bài thuốc giúp an thần, chống mất ngủ.
9. Hoa oải hương: Oải hương từ lâu đă được khuyên dùng cho những người mất ngủ hoặc rối loạn về giấc ngủ. Các cách ứng dụng phổ biến là dùng tinh dầu oải hương hoặc hoa oải hương khô nhồi vào gối ngủ. Hương thơm từ oải hương c̣n giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
10. Cây tía tô đất: Loại cây này chứa sesquiterpene và giàu chất chống oxy hóa tự nhiên. Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bạn có thể sử dụng trà tía tô đất để cải thiện tâm trạng, giảm bồn chồn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
VietBF@ sưu tập