Nhóm ABBA yêu cầu ông Donald Trump không sử dụng các bài hát của họ trong chiến dịch tranh cử sau khi phát hiện việc dùng trái phép gần đây.
Theo CNN, đại diện ban nhạc cho biết êkíp của cựu tổng thống Donald Trump không xin phép nhóm hoặc hăng thu âm của họ - Universal Music - trước khi phát The Winner Takes It All, Money, Money, Money và Dancing Queen tại buổi mít tinh ở bang Minnesota, Mỹ, hôm 27/8. Họ cũng phản đối việc đội ngũ truyền thông chiếu video của nhóm trên màn h́nh lớn cùng thông điệp kêu gọi ủng hộ.
"Các thành viên ABBA vừa phát hiện các ca khúc và cảnh quay của họ xuất hiện trong một sự kiện của ông Trump thông qua các video trên mạng. Ban nhạc và đại diện nhóm nhanh chóng đề nghị xóa và gỡ bỏ nội dung liên quan. Chúng tôi không nhận được yêu cầu từ phía Trump nên không có sự cho phép hay giấy phép nào được cấp", đại diện nói.
Tuy nhiên, một quan chức phía cựu tổng thống Mỹ nói với CNN họ đă có giấy phép phát nhạc thông qua thỏa thuận với BMI (Công ty bảo vệ quyền âm nhạc) và ASCAP (Hiệp hội các nhà soạn nhạc, tác giả và nhà sản xuất Mỹ) - hai Tổ chức cấp quyền biểu diễn (PRO) có trụ sở ở Mỹ.
Hăng tin cho biết để một chiến dịch chính trị có quyền sử dụng nhạc, bên yêu cầu phải được PRO cho phép. Mặt khác, theo các chuyên gia pháp lư, ngay cả khi các đơn vị trên đồng ư, nghệ sĩ và nhạc sĩ vẫn có nhiều quyền phê duyệt khác nhau phụ thuộc vào cách đối tác sử dụng tác phẩm.
Ông Heidy Vaquerano - luật sư chuyên về âm nhạc - giải thích: "Đội ngũ quản lư chiến dịch cần liên hệ với các nhạc sĩ thông qua đơn vị sản xuất và hăng thu âm. Đơn vị phát hành phải liên lạc với nghệ sĩ để xin phép sử dụng". Ngoài ra, Vaquerano lập luận nếu êkíp dùng một bài hát cho nhiều video, họ cần xin thêm giấy phép.
ABBA là nhóm nghệ sĩ mới nhất gia nhập danh sách những người phản đối ông Trump dùng nhạc cho chiến dịch tranh cử. Trước đó, ban nhạc rock Foo Fighters bất b́nh khi thấy bài My Hero của họ xuất hiện trong cuộc vận động ở bang Arizona hôm 23/8. Người phát ngôn của ông Donald Trump - Steven Cheung - nói đă có giấy phép sử dụng nhưng bị đại diện nhóm bác bỏ. CNN nhận định dù phía ông Donald Trump có một số giấy phép nhất định, nhiều nghệ sĩ không muốn sáng tác của họ dính líu đến chiến dịch tranh cử của ông.
Đầu tháng 8, hăng thu âm của Beyoncé được cho đă gửi thư cảnh cáo êkíp của tỷ phú, đề nghị xóa video chèn ca khúc Freedom do cô thể hiện. Trước đó, ca sĩ đồng ư để đối thủ của ông Trump - bà Kamala Harris - dùng bài hát này trong chiến dịch tranh cử của bà.
Cũng trong tháng 8, ca sĩ Celine Dion bức xúc khi ông Donald Trump dùng trái phép bài My Heart Will Go On tại cuộc mít tinh ở bang Montana. Đại diện của ca sĩ tuyên bố: "Việc phát nhạc không được cho phép dưới bất kỳ h́nh thức nào và Celine cùng không tán thành các hành động hay mọi mục đích sử dụng nhạc tương tự".
Những người quản lư di sản của ca sĩ Isaac Hayes đă đệ đơn kiện phía ông Trump vi phạm bản quyền do sử dụng ca khúc trái phép. Isaac Hayes hiện là nghệ sĩ duy nhất có hành động pháp lư trong khi những sao khác chỉ cảnh cáo. Phiên điều trần sẽ diễn ra vào tuần tới.
Theo CNN, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay không phải lần đầu Donald Trump dùng nhạc của những ca sĩ không ủng hộ ông. Trong chiến dịch năm 2016 và 2020, đông đảo nghệ sĩ gồm Bruce Springsteen, Rihanna, Phil Collins, Neil Young, Pharrell, Rolling Stones, Adele, Guns N’ Roses, Beatles và Prince đều phản đối cựu tổng thống phát nhạc của họ.
ABBA gồm bốn thành viên Agnetha Faltskog, Björn Ulvaeus, Benny Andersson và Anni-Frid Lyngstad, là một trong những nhóm nhạc thành công nhất lịch sử thế giới với hàng trăm triệu album được bán ra. Nhiều đĩa đơn như Fernando, Mamma Mia, Dancing Queen, Knowing Me Know You, Name of the Game từng đứng đầu các bảng xếp hạng Anh.
Nhóm tan ră vào tháng 12/1982 v́ sự đổ vỡ trong hôn nhân của các thành viên. Tuy chỉ hoạt động 10 năm, âm nhạc của họ để lại nhiều dấu ấn trong ḷng khán giả và truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Năm 2016, ABBA tuyên bố tái hợp, bắt đầu những dự án mới nhưng nhiều lần lỡ hẹn khán giả.
|