Chị ngồi bất động trong cái hốc này lâu rồi. V́ nhà chị ở gần Công viên nên chị phát hiện ra nó từ năm nảo năm nào. Băng ghế dài nằm lọt thỏm giữa một bụi cây um tùm, ngồi khuất trong đó chả ai thấy ḿnh, mà ḿnh th́ có thể ngắm thiên hạ đi nườm nượp ngoài kia. Trời tối dần chợt có tiếng bước chân gấp gáp đi tới, rồi một người đàn ông chui vào, trên người c̣n đang mặc bộ đồng phục bảo vệ, tay xách cái túi cói to. Ông thở hổn hển:
- Ơ chị ngồi trong này à? Đây là chỗ trú quen của tôi mỗi khi đi làm về muộn, không kịp bắt xe buưt. Tôi ngủ ở đây luôn, sáng mai về nhà.
Thấy chị im lặng nhích ra một đầu ghế, ông ngồi xuống tiếp tục nói:
- Trời gầm quá, tôi sợ mưa nên chạy vội. Tôi làm ở ngay đây. Chị cũng ở xa không về kịp à? Sẵn có gói xôi mặn tôi mua đây chị ăn cùng tôi cho vui.
Vừa chia gói xôi ra làm hai phần, ông vừa loay hoay rút từ túi cói ra miếng nhang muỗi rồi châm lên, xong lẩm bẩm:
- Ở đây muỗi quá trời muỗi, không có nó th́ không thể nào ngồi được.
Nh́n những hạt xôi trắng no tṛn, căng bóng nước sốt tự nhiên chị thấy đói quá. Đúng là từ sáng đến giờ chị chưa ăn ǵ, chỉ ra đây ngồi ngẩn ngơ, thấy trong ḷng trống rỗng, chả muốn ăn ǵ.
Tất cả bắt đầu từ một câu nói của chị khách quen hôm qua ghé ăn bún ḅ của chị. Ăn xong chị ấy nấn ná hỏi thăm vài câu rồi nói:
- Em c̣n trẻ, chưa đến 50 mà cứ cặm cụi nấu nướng, buôn bán suốt ngày. Người thân chẳng có, ốm đau biết cậy nhờ ai.
Trước kia chị cũng có đầy đủ gia đ́nh ấy chứ. Là con gái út ở với cha mẹ, hàng ngày nấu bún bán cũng đủ 3 người sống thoải mái. Anh chị ở nước ngoài nên mọi việc chăm sóc cha yếu, mẹ già một tay chị lo. Nào ngờ khi dịch Covid bùng phát hai ông bà đều không qua khỏi, xóm chị ở rất nhiều người già đă ra đi. Chị đau đớn không nguôi, ngày nào cũng bày trái cây lên bàn thờ, rồi đứng lặng nói chuyện thầm với ba mẹ. Lúc trước c̣n cha c̣n mẹ, buổi sáng sớm chị dậy bắc bếp, th́ cha đă dọn sẵn tô, đũa ra. Mẹ th́ mang rau sống, chanh ớt để trên bàn. Giờ chị vừa dọn nước mắt vừa rơi. Thật ra tiền chị cũng không thiếu, chị bán tại nhà không mất tiền mặt bằng lại nấu ngon, có tâm nên khách rất đông. Nhưng sau khi cha mẹ ra đi chị không c̣n động lực nữa, hôm nào mệt là nghỉ. Hôm qua nghe xong câu nói của chị khách, chị buồn quá, cả đêm mất ngủ. Sáng dậy muộn rồi cứ thế lững thững đi ra chỗ này ngồi. Trống rỗng. Cô đơn. Chán nản.
Vừa ăn nhỏ nhẻ nắm xôi, chị vừa hỏi ông:
- Anh không về, vợ anh ở nhà một ḿnh chờ th́ làm sao?
Ông rút b́nh nước ra, rót vào ly đưa cho chị, rồi cười nói:
- Vợ tôi bỏ đi với người khác lâu rồi, con trai tôi có vợ, chúng nó ở chỗ khác. Giờ tôi chăm mẹ. Bà 85 tuổi. Tôi có lương hưu được 5 triệu, cộng thêm lương bảo vệ 6 triệu nữa. Khéo ăn th́ no chị ơi. Tôi đi làm một ngày, nghỉ một ngày nên cũng không vất vả ǵ.
Giờ chị mới quay sang nh́n kĩ ông. Ông cũng khoảng trên 60 một ít, khuôn mặt rất phúc hậu, dễ mến, thời trẻ chắc rất ưa nh́n.
Bắt đầu có những giọt mưa rơi lác đác. Ông rút từ trong bị cói ra miếng ni-lông rồi nhẹ nhàng nói:
- Chị ngồi lại gần đây tôi che mưa cho, nhà chị ở đâu vậy?
Chị bỗng nhiên đứng phắt dậy
- Anh đi theo tôi nhé!
Ông trợn tṛn mắt
- Đi đâu vậy?
Chị quả quyết
- Đi về nhà tôi, nhà tôi ở gần đây, tôi cho anh trú mưa. Mưa lớn lắm, anh ở đây không ổn đâu.
Hai người chạy lúp xúp vừa kịp về đến nhà th́ cơn mưa ập đến. Gió to ầm ầm, nước mưa trút xuống như thác lũ. Chị nấu cho anh gói ḿ tôm rồi chỉ cho anh vào pḥng của ba mẹ nghỉ.
Sáng mới mở mắt ra đă nghe thấy tiếng búa gơ. Anh cười lỏn lẻn:
- Tôi sửa cho chị cái giá để quần áo trong nhà tắm. C̣n nhiều chỗ phải sửa nữa chị à.
Sau một tháng ghé tới sửa đồ, dặm vá nhà cho chị th́ chị nói anh dọn về ở chung luôn. Họ làm mâm cơm mời bà con hàng xóm đến chứng kiến. Ai cũng mừng cho chị.
Giờ anh không đi làm bảo vệ nữa. Mọi việc cần phải thức khuya dậy sớm anh lo liệu hết. Chị chỉ phải ngồi bán bún thôi. Cách ngày anh chị mang đồ ăn, thức uống về cho mẹ anh. Từ lúc con trai có vợ mới bà khỏe ra rất nhiều.
Chị cũng trẻ, khỏe hẳn lên. Nhiều lúc vừa xắt thịt chị vừa cười rạng rỡ nói với anh:
- Chắc là ba mẹ thấy em cô đơn, thương quá mới đưa anh đến gặp em, cho ḿnh có đôi có cặp.
VietBF@sưu tập
|
|