Thấy tấm h́nh này rất nhiều lần v́ nó rất nổi tiếng trong thế giới báo chí về biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng mỗi lần thấy lại tấm h́nh lịch sử này th́ trong ḷng không khỏi rưng rưng thương cảm.
Những người bỏ nước ra đi không ít th́ nhiều họ để lại một phần trái tim nơi họ đă được sinh ra. Trong cuộc sống mới ở quê hương thứ hai phải có ư chí quên đi những chuyện buồn để chú tâm xây dựng một đời sống mới tốt lành hơn. Nhưng bỏ quê hương hai lần th́ sự đau buồn xót xa chắc phải bội phần. Nhạc sỹ Phạm Duy đă sáng tác một bài hát có những câu sau đây mà những người bỏ quê hương hai lần mới hiểu được.
"Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đă chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Ḥa
Dù là xa đó, vẫn là quê nhà
Và miền nắng soi vui gia đ́nh ta!
Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi
Hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ
Giờ cha lưu đày ở ngay trên đất ta
Và giờ con lưu đày ở đây trên xứ lạ!
Một ngày năm bốn, cha lùi quê hương
Lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương!"
Bà cụ chụp trong h́nh này đă bỏ quê hương miền Bắc của bà 21 năm trước. Giờ đây bà ra đi với một bao vải nhỏ đựng quần áo hay những ǵ c̣n lại quư giá của cuộc đời bà gầy dựng lại ở miền Nam. Khuông mặt bà thẫn thờ. Càng nh́n sâu càng thấy mắt nong nóng cảm xúc. Chỉ có những người tỵ nạn Cộng Sản mới hiểu được.
Người lính Hải Quân Mỹ d́u bà tới một nơi an toàn trên hàng không mẫu hạm. Có lẽ anh ta không biết đang d́u một người bỏ quê hương hai lần. Chiếc trực thăng CH-46 định mệnh mang số đuôi 154808 đă chở bà rời vùng đất miền Nam hiền hoà hơn hai mươi năm để dẫn đến một quê hương thứ ba. Một khung trời xa lạ có t́nh nguời mà bà chưa bao giờ nghĩ tới.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đă lui vào dĩ văng nửa thế kỷ qua. Bà cụ giờ đây chắc đă an nghỉ nơi nước trời b́nh yên nào đó. Nhưng tấm h́nh của bà làm những nguời c̣n sống chợt bâng khuâng buồn.