Virus dại có thể xâm nhập cơ thể người thông qua nước bọt của động vật dính vào mắt, miệng hoặc ăn thịt động vật nhiễm bệnh.
Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc, Quản lư Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết đường lây phổ biến của virus dại là qua vết cắn, cào, liếm tại vết thương hở. Tuy nhiên, virus có một số đường lây ít gặp hơn, người dân cũng cần chú ư để chủ động pḥng ngừa.
Nước bọt nhiễm virus dính vào mắt, miệng: Mắt có phần niêm mạc mỏng, là lớp màng che ḷng trắng của mắt. Tại miệng, niêm mạc là lớp màng mỏng bên trong khoang miệng. Virus dại có thể xâm nhập vào cơ thể qua các lớp niêm mạc này sau đó di chuyển theo các dây thần kinh, tấn công lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh. Đường lây nhiễm dại này thường gặp ở trẻ nhỏ chơi đùa với thú cưng, bị liếm vào mắt, miệng hoặc ở người thường bế, cưng nựng thú cưng.
Ghép tạng nhiễm virus: Bác sĩ Ngọc cho biết với các trường hợp nhiễm dại không thông qua vết thương hở, y văn ghi nhận nguy cơ lớn nhất ở ghép tạng. Virus có trong các bộ phận nhiễm dại sẽ phát triển trong cơ thể người nhận tạng và gây bệnh. Theo Science Direct, các trường hợp đầu tiên được báo cáo năm 2004 tại Mỹ, sau đó tại châu Á và châu Âu. Bệnh nhân phát bệnh dại sau khi nhận mô mạch máu, tạng đặc (ví dụ gan, lách, tụy, thận...) và giác mạc của người nhiễm dại.
Hít không khí chứa mầm bệnh: Hiện đường lây không khí chỉ ghi nhận ở các môi trường đặc thù, chưa ghi nhận ở các không gian sinh hoạt thông thường như văn pḥng, trường học, đường phố. Hai ca bệnh điển h́nh được báo cáo trên tạp chí JAMA Network, gồm một nhà nghiên cứu vaccine dại, 56 tuổi hít phải khí dung có chứa virus này trong quá tŕnh làm việc và sau đó phát bệnh vào những năm 1970. Trường hợp hai là các nhà thám hiểm nhiễm dại sau chuyến đi thời gian dài ngày vào những năm 1950 trong một hang động có hàng ngàn con dơi ở Texas (Mỹ).
Bệnh dại có tỷ lệ tử vong gần 100% khi khởi phát. Tiêm ngừa vaccine và huyết thanh là biện pháp pḥng bệnh duy nhất hiện có.
Nếu bị động vật cắn, cào, liếm vào vết thương hở, người dân cần tiêm ngừa ngay, phác đồ năm mũi, các lần phơi nhiễm sau tiêm hai mũi. Huyết thanh kháng dại và vaccine uốn ván có thể được chỉ định thêm tùy vào t́nh trạng vết cắn.
Với các đường lây hiếm gặp kể trên, người dân cần tư vấn thêm với bác sĩ tiêm chủng để nhận được chỉ định phù hợp.
Theo bác sĩ Ngọc, vaccine dại có thể tiêm dự pḥng trước khi có vết thương, giúp pḥng bệnh cho các trường hợp ở xa cơ sở y tế khi bị cắn, người thường xuyên tiếp xúc với động vật cũng như ngừa các đường lây hiếm gặp. Phác đồ dự pḥng dại gồm ba mũi vaccine, tiêm bổ sung hai mũi khi bị cắn, không cần tiêm huyết thanh.
|