Mặc dù ủng hộ ư tưởng của người Ukraine nhưng thậm chí các chuyên gia Phương Tây cũng không tự tin nó sẽ trở thành vũ khí thực tế.
Báo nước NATO: Thứ "không thể tin nổi"
Ít ngày trước, tờ Geek Week của Ba Lan đă đăng tải bài viết của biên tập viên Daniel Gorecki với tiêu đề: "Không thể tin nổi, hăy chứng kiến UAV/Drone (máy bay không người lái) trang bị AK-47 của Ukraine". Dưới đây là lược dịch bài viết:
"Gần như hằng ngày chúng ta đă được chứng kiến Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) vận hành thành thạo các phương tiện không người lái (không chỉ UAV/Drone mà c̣n các phương tiện trên mặt đất, mặt nước và dưới nước) ra sao.
Các video ghi lại sự thành công của khí tài không người lái trên chiến trường cũng như các ư tưởng sáng tạo liên quan tới lĩnh vực này xuất hiện đầy trên Internet.
Đôi khi chúng thật sự đáng kinh ngạc, ví dụ như vào đầu năm nay, người Ukraine đă khoe ra 1 loại Drone trang bị Katana (kiếm Nhật). Và ngày hôm nay họ đă đưa ra một giải pháp khác, có thể không quá điên rồ nhưng theo các chuyên gia th́ nó rất khó thành công.
Chúng ta đang nói tới một UAV/Drone được trang bị súng trường tấn công..."
Gặp khó?
Quay trở lại bài viết của ông Daniel Gorecki, chính vị biên tập viên cũng không mấy tự tin về thử nghiệm của người Ukraine:
"... thứ này về lư thuyết có thể cơ động áp sát bộ binh đối phương trước khi khai hỏa một loạt đạn chết người. Tại sao tôi lại nhấn mạnh vào "về lư thuyết"?
UAV/Drone trang bị súng trường tấn công là thứ mà nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới quan tâm nhưng vẫn tồn tạn một vấn đề kỹ thuật quan trọng.
Vào năm 2019, người Thổ Nhĩ Kỳ đă ra mắt SONGA, Drone với súng trường tấn công bắn đạn 5,56 mm với ư tưởng đưa quân đội của họ thành lực lượng đầu tiên trên thế giới được trang bị thứ có thể vô hiệu hóa các nhóm du kích nhanh chóng và chính xác.
Drone SONGA của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 9/2022, chỉ vài tháng sau khi Nga phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine (SMO) và tầm quan trọng của UAV/Drone trên chiến trường được chứng minh, người Pháp cũng tự hào đưa ra giải pháp tương tự của họ có tên AVATAR.
AVATAR được trang bị súng trường tấn công HK416 với kỳ vọng sẽ hỗ trợ đặc nhiệm Pháp trong các hoạt động đặc biệt. Nhưng thực tế là cả SONGA lẫn AVATAR vẫn chưa đạt được yêu cầu về kỹ chiến thuật quan trọng nhất và đó là về độ chính xác.
Một nguồn tin trong quân đội Pháp cho biết rằng có lẽ c̣n rất lâu nữa AVATAR có thể đưa vào trang bị v́ việc gắn một khẩu súng lên UAV/Drone th́ dễ, nhưng để nói về thứ có thể sử dụng trên chiến trường là chưa đủ.
Cần lưu ư rằng đây không phải là nỗ lực đầu tiên của người Pháp với ư tưởng này, bởi v́ vài năm trước họ cũng đă cố gắng thử làm điều đó trên Drone/Flycam dân sự DJI Matrix 600.
Vấn đề nằm ở độ ổn định của súng sau khi được đặt trên UAV/Drone và nó bị ảnh hưởng lớn bởi độ giật sau khai hỏa. Do vậy đến nay các thử nghiệm chủ yếu sử dụng súng trường tấn công với cỡ đạn nhỏ và có vẻ nguyên mẫu Ukraine cũng không đi quá xa điều này.
Mặc dù video liên quan tới thử nghiệm cho thấy một khẩu súng trường tấn công AK-47 bắn đạn 7,62 mm, nhưng theo các chuyên gia th́ rất có thể nó là AK-74, biến thể được Liên Xô phát triển những năm 1970 để bắn đạn 5,45x39 mm nhỏ hơn.
Loại đạn này có đặc điểm là độ giật thấp hơn và sử dụng chụp bù giật đầu ṇng h́nh trụ đặc trưng giúp tăng cường độ ổn định súng khi khai hỏa liên thanh.
Thiết bị đầu ṇng h́nh trụ đặc trưng gắn trên ṇng súng, có chức năng như một phanh đầu ṇng và bộ giảm chấn và giảm độ giật, giúp ổn định vũ khí khi bắn từng loạt.
Một lưu ư khác đó là mặc dù video đă được chỉnh sửa để mọi thứ dường như hoạt động chính xác như một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, nhưng trên thực tế không có cảnh quay nào cho thấy Drone và mục tiêu cùng lúc.
Điều này có thể gợi ư rằng người Ukraine cũng cần thêm thời gian để hoàn thiện giải pháp của ḿnh để trở thành mối đe dọa thực sự đối với lực lượng Nga".
"Ngă ngửa" giải pháp đến từ... Nga?
Từ kết luận của ông Daniel Gorecki, có thể thấy rằng hiện người Ukraine đang gặp rất nhiều vấn đề khi hiện thực hóa ư tưởng về UAV/Drone vũ trang bằng súng trường tấn công. Vậy giải pháp là ǵ?
Câu trả lời có thể đến từ chính đối thủ của họ - người Nga.
Chỉ vài tháng trước khi người Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu SONGA năm 2019, một video đă được đăng tải trên mạng xă hội VK của Nga cho thấy một Drone vũ trang do Kalashnikov sản xuất với một khẩu súng có h́nh dáng tương tự súng trường tấn công AK.
Đoạn video xuất hiện sau khi nhà sản xuất vũ khí Almaz-Antey của Nga xin cấp bằng sáng chế cho thứ trông giống như súng AK biết bay. Được biết bằng sáng chế bao gồm thiết kế đơn giản với một bộ khung kim loại bao quanh một khẩu súng, được bổ sung những cặp cánh.
Tuy nhiên điểm khác biệt giữa thứ này với SONGA, AVATAR hay nguyên mẫu thử nghiệm mới của Ukraine đó là thứ vũ khí trang bị là một khẩu súng shotgun (súng hoa cải, súng bắn đạn ghém) bán tự động Vepr-12 với hộp tiếp đạn chứa 10 viên đạn.
Được biết Drone có khả năng bay theo lộ tŕnh tới mục tiêu bay, "khóa" và khai hỏa liên tục cho tới khi vô hiệu hóa được nó.
Quan trọng hơn, video liên quan cho thấy một giải pháp đơn giản tới mức "ngă ngửa". Hóa ra có vẻ như thiết kế Drone cánh cố định đi cùng với súng shotgun bán tự động đă không gặp vấn đề lớn về độ ổn định như các loại Drone cánh quạt và súng trường tấn công gặp phải.
Thử nghiệm UAV vũ trang bằng súng trường tấn công AK của Kalashnikov.
VietBF@ Sưu tập