Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên có thể ăn được. Tuy nhiên, các bạn nên gọt sạch phần mọc mầm và ngâm khoai cùng với nước muối pha loăng khoảng từ 10-15 phút trước khi các bạn chế biến nhé.
Khi xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không c̣n chứa những khoáng chất hay vitamin như trước. Mùi vị của khoai khi mọc mầm cũng bị thay đổi đi nhiều và không c̣n thơm ngon nữa.
Khoai lang mọc mầm tuy không sinh ra độc tố, nhưng sẽ dễ bị nhiễm nấm. Các bạn có thể quan sát trên củ khoai, nếu xuất hiện những đốm màu đen hoặc những đốm màu nâu th́ có thể khoai đă bị nhiễm độc tố do nấm mốc ipomeamarone.
Chất này có thể khiến cho người ăn bị đau bụng, nôn mửa, chóng mặt... V́ vậy, người có hệ tiêu hóa yếu như người già, trẻ em không nên ăn khoai mọc mầm.
Càng để lâu, mầm khoai lang càng phát triển, khiến củ khoai bị khô, xơ và mất đi hương vị đặc trưng.
Nên làm ǵ với khoai lang mọc mầm?
Cắt bỏ mầm và phần củ bị mềm: Nếu khoai lang mới mọc mầm và phần củ c̣n chắc, bạn có thể cắt bỏ phần mầm và phần củ bị mềm để sử dụng.
Sử dụng làm thức ăn cho gia súc: Mầm khoai lang có thể được sử dụng làm thức ăn cho một số loại gia súc.
Trồng cây: Nếu bạn muốn trồng khoai lang, bạn có thể tận dụng những củ khoai đang mọc mầm để làm giống.
Để bảo quản khoai lang được lâu và giữ nguyên chất lượng, bạn nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Mặc dù khoai lang mọc mầm vẫn có thể ăn được, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
|