“Tôi sẽ giải quyết vấn đề này (chỉ xung đột Nga-Ukraine) ngay cả trước khi tôi trở thành Tổng thống” – đó là tuyên bố mà ông Trump đưa ra trong cuộc tranh luận với bà Harris tại Philadelphia. Tuy nhiên, thời điểm và cách thức ông chủ cũ Nhà Trắng sử dụng để kết thúc cuộc xung đột này vẫn là một ẩn số.
Cuộc tranh luận Tổng thống giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris đă khép lại, những nhiều câu hỏi lớn vẫn đang để ngỏ, đặc biệt là về vấn đề Ukraine. Theo các nhà quan sát, nếu tái đắc cử, nhiều khả năng, ông Trump sẽ nỗ lực buộc Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán với Nga.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton từng làm việc trong chính quyền Trump cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc rút Mỹ ra khỏi NATO và chặn ḍng chảy viện trợ sẽ là bước đầu tiên trong kế hoạch “ép Kiev giương cờ trắng” của ông Trump.
Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán nếu ông Trump thắng cử?
Hôm 11/9, Ngoại trưởng Anh David Lammy đă đến thủ đô Kiev của Ukraine để tham dự một loạt cuộc họp với giới chức nước chủ nhà nhằm thảo luận về vấn đề hỗ trợ cho quốc gia Đông Âu này. Ông Lammy nhấn mạnh cam kết của Vương quốc Anh trong việc "cung cấp cho Ukraine những ǵ cần thiết để chống lại các đợt tấn công của Nga".
"Cùng với Mỹ, chúng tôi kiên quyết sát cánh cùng Ukraine, cho đến khi nào c̣n cần thiết", ông Lammy nói.
Ngoại trưởng Anh David Lammy và người đồng cấp Mỹ Anthony Blinken. Ảnh: Reuters
Đi cùng ông trong chuyến đi này là người đồng cấp Mỹ - Ngoại trưởng Antony Blinken, người cho biết ông muốn nghe trực tiếp từ chính phủ Ukraine về "những ǵ Washington có thể làm" để giúp đỡ nước này.
Tuy nhiên, trong ṿng chưa đầy tám tuần nữa, Mỹ có thể bầu ra một tổng thống có thái độ rất khác đối với chính sách ủng hộ Ukraine như hiện nay. Trong cuộc tranh luận với đối thủ Kamala Harris, ông Donald Trump đă nói rơ rằng ưu tiên của ông không phải là giúp Ukraine giành chiến thắng – bằng cách đẩy lùi Nga về phía bên kia biên giới – mà là chấm dứt cuộc xung đột đă kéo dài hơn 2 năm.
Ông Trump đă tuyên bố ông sẽ làm điều này nếu được bầu vào ngày 5/11 tới, thậm chí trước khi tiếp quản vị trí tổng thống từ ông Joe Biden. Hồi cuối tháng 6, các cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đă tŕnh bày một ư tưởng chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine nếu cựu Tổng thống có thêm một nhiệm kỳ ở Nhà Trắng. Theo đó, nếu Kiev từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán ḥa b́nh, ông Trump có thể rút viện trợ quân sự cho Ukraine. Ngược lại, nếu Nga không ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ thậm chí sẽ viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine.
Theo tờ The Scotsman, mục đích của ông Trump là buộc hai bên phải đối diện nhau trên bàn đàm phán để quyết định kết quả của cuộc xung đột, thay v́ đối đầu nhau trên chiến trường.
Một đề xuất bất khả thi
Đề xuất của ông Trump không nhận được sự đồng thuận từ bất kỳ bên nào. Tổng thống Ukraine Zelensky đă tuyên bố rằng sẽ không từ bỏ bất kỳ phần lănh thổ nào để đổi lấy ḥa b́nh; trong khi đó, người đồng cấp Nga Putin cũng nhiều lần nhắc đến khả năng sẽ sử dụng tới vũ khí hạt nhân nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục viện trợ cho Kiev.
Hy vọng của Ukraine về việc gia nhập NATO để đảm bảo an ninh quốc gia cũng có thể bị dập tắt để pḥng ngừa những động thái mạnh mẽ tiếp theo của Nga. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump cũng đi kèm với viễn cảnh Mỹ sẽ tự gạch tên ḿnh ra khỏi NATO – một liên minh quân sự do chính nước này thành lập.
Trong một cuộc phỏng vấn trước báo giới hồi năm ngoái, ông John Bolton đă nói: "Tôi nghĩ rằng trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump, chúng ta gần như chắc chắn sẽ rút khỏi NATO".
Hiện trong khối NATO, không kể Mỹ, Anh và Pháp là những quốc gia duy nhất đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Nhiều nhà quan sát đặt ra câu hỏi, nếu ông Trump thắng cử vào tháng 11, liệu các nước NATO có buộc phải tham chiến với Ukraine hay không, trong bối cảnh Mỹ không c̣n liên hệ đến cuộc xung đột này?
Câu hỏi chính xác sẽ được đưa ra sau kỳ tổng tuyển cử tháng 11 ở Mỹ.
VietBF@ sưu tập