V́ sao Mỹ lo ngại cạn kiệt vũ khí? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default V́ sao Mỹ lo ngại cạn kiệt vũ khí?
Trong 2 năm viện trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ vẫn luôn lo ngại về nguy cơ cạn kiệt kho vũ khí và đây là một nỗi lo hoàn toàn chính đáng.
Kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine vào năm 2022, Mỹ đă chuyển hơn 3 triệu viên đạn pháo 155 mm, loại đạn phổ biến thường được sử dụng trong giao tranh. Từ Thế chiến thứ nhất tới nay, đạn pháo 155 mm đă được phát triển thành nhiều biến thể khác nhau.

Thiếu hụt đạn dược cơ bản

Hiện nay, Mỹ đang lo ngại nguy cơ thiếu hụt đạn 155 mm. Sản lượng đạn 155 mm hàng năm hiện tại của Mỹ chỉ bằng khoảng 12% số lượng đă được chuyển đến Ukraine. Hoạt động sản xuất chỉ được thực hiện tại một khu phức hợp duy nhất là Scranton và Wilkes-Barre, ở Pennsylvania. Một nhà máy mới hiện vẫn đang được xây dựng tại Mesquite, Texas, với kỳ vọng tăng gấp đôi nằng lực sản xuất.

Ngay cả khi sản lượng tăng cao theo kế hoạch, Mỹ cũng sẽ cần thêm vài năm để xây dựng lại kho dự trữ do thời gian chuẩn bị cần thiết để thiết lập năng lực sản xuất mới. Và nếu không có đạn dược, pháo tự hành M109 của quân đội Mỹ sẽ chỉ là 28 tấn kim loại phế liệu.Mỗi viên đạn 155 mm cần một liều thuốc phóng để đẩy nó ra khỏi ống súng cũng như cần một liều thuốc nổ gần 10kg bên trong. Thuốc phóng M6 không c̣n được sản xuất tại Mỹ nữa, quân đội cũng không có một nhà máy TNT nào cho thuốc nổ này; cho đến khi có thể tái lập sản xuất trong nước, Quân đội sẽ phải dựa vào các đồng minh như Ba Lan và Úc.

Ngược lại, Nga, với GDP theo sức mua tương đương chưa bằng một phần mười GDP của Mỹ và EU cộng lại, có thể sản xuất số lượng đạn pháo gần gấp ba lần so với tổng sản lượng của Mỹ và Châu Âu.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đối với các loại đạn dược và vũ khí khác được gửi tới Ukraine, thời gian tiếp tế cũng tương tự. Ví dụ như tên lửa chống tăng Javelin sẽ cần 5,5-8 năm để tiếp tế; tên lửa dần đường HIMARS cần 2-3 năm; tên lửa pḥng không Stinger từ 6,5-18 năm.

Số liệu này đă cho thấy một thực tế: Với số tiền khủng chi tiêu cho quốc pḥng, Bộ Quốc pḥng Mỹ vẫn phải chật vật để cung cấp đủ vũ khí cho một cuộc chiến trên bộ quy mô vừa phải và cường độ cao suốt hơn một năm.

T́nh trạng của cả ngành quốc pḥng

Sự thâm hụt của ngành sản xuất vũ khí Mỹ không chỉ giới hạn ở thiết bị dành cho lực lượng bộ binh ở Ukraine. Hải quân Mỹ đang trong một cuộc khủng hoảng kéo dài, diễn ra chậm răi: Cơ sở đóng tàu thu hẹp đáng kể, trong khi lực lượng lao động giảm dần với số lượng nhân viên nghỉ hưu ngày một tăng. Chi phí đóng tàu tăng cao, Hải quân không năng lực chi trả.

Và điều đáng buồn nhất là là hải quân Mỹ dường như đă quên cách thiết kế và đóng tàu: Hai lớp được cho là sẽ phục hồi hạm đội mặt nước, tàu khu trục lớp Zumwalt và tàu chiến ven biển, đă trở thành thảm họa không thể giảm thiểu.

Ngành đóng tàu của Mỹ đă trở nên xuống cấp đến mức người đứng đầu ngành hải quân Mỹ Carlos Del Toro phải thốt lên rằng ông đă "bị choáng ngợp" bởi năng lực và kỹ năng đóng tàu của Hàn Quốc sau một chuyến công du gần đây. Ông khen ngợi việc Hàn Quốc tiến hành giám sát quy tŕnh sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ số hóa, cho phép các công ty dự đoán ngày giao tàu. Khả năng đó vượt xa các xưởng đóng tàu của Mỹ.

Sự suy giảm về số lượng các xưởng đóng tàu hải quân, sự “tuyệt chủng” thực sự của ngành đóng tàu thương mại, sự mất mát của các nhà cung cấp chuyên biệt và sự suy giảm mạnh mẽ khả năng thiết kế nội bộ của hải quân đă tạo ra một cơn băo hoàn hảo.

Những con tàu cũ kỹ sau hai thập kỷ triển khai liên tục trong "cuộc chiến tranh bất tận" ở Trung Đông cần được sửa chữa và đại tu. Nhưng danh sách tàu đang “xếp hàng” đợi dài hàng năm trời, trong khi các tàu mới lại chậm tiến độ. Hạm đội 600 tàu từng được ca ngợi của Tổng thống Ronald Reagan đă trở thành một lực lượng hải quân rỗng tuếch với 293 tàu và đang suy yếu dần.

Ngay cả vũ khí Mỹ, mặc dù nh́n chung có chất lượng cao và độ tin cậy tốt, nhưng không phải lúc nào cũng chứng minh được là vượt trội so với đối thủ. Nhiều đội xe tăng trong Thế chiến II phàn nàn rằng M4 Sherman tiêu chuẩn không thể chiến đấu ngang hàng với xe tăng Đức hiện đại nhất. Các phi công của thế hệ máy bay phản lực chiến đấu đầu tiên của Mỹ cũng đă vô cùng ngạc nhiên khi họ gặp MiG-15 của Liên Xô trên bầu trời Triều Tiên.

Một điểm vượt trội của Mỹ so với các quốc gia khác đó là số lượng lớn trang thiết bị quốc pḥng mà họ có thể sản xuất và một hệ thống hậu cần tuyệt vời để đưa chúng đến nơi cần thiết đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là, nếu xe tăng Sherman không đủ khả năng đánh bại xe tăng Tiger của Đức trong một trận chiến một chọi một, th́ Mỹ có thể áp đảo bằng cách huy động nhiều xe tăng cùng lúc.

Sự suy giảm của ngành vận tải thương mại Mỹ và sự thâm hụt trong kho dự trữ vật liệu chiến tranh từ những năm 1980 trở đi đồng nghĩa với việc Mỹ có ít thiết bị hơn và ít chuyến hàng vận chuyển vũ khí ra nước ngoài hơn.

Đến năm 2017, năng lực hậu cần của quân đội Mỹ đă suy giảm đến mức cần hơn 40 ngày để một lữ đoàn dỡ thiết bị, tổ chức và di chuyển ra mặt trận - thậm chí không tính đến thời gian tập hợp đơn vị tại Mỹ và băng qua Đại Tây Dương.Liệu sự suy giảm đáng kể này về kho đạn dược, khả năng sản xuất và khả năng huy động và triển khai có phải là kết quả của việc thiếu nguồn lực không?

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Chính sách ước tính bắt đầu từ sau sự kiện 11/9, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă chi tổng cộng 16,3 ngh́n tỷ USD cho các hoạt động quốc pḥng. Cộng thêm các khoản phân bổ cho hai năm tiếp theo, con số tăng lên 18 ngh́n tỷ USD.

Theo giá trị USD cố định, ngân sách quân sự hàng năm sau ngày 11/9 cao hơn mức trung b́nh của Chiến tranh Lạnh và vượt quá các mức chi tiêu cao nhất trước đó. Hơn nữa, nó đă duy tŕ ở mức cao này trong hơn hai thập kỷ, lâu hơn nhiều so với các đợt gia tăng trước đó.

Nếu thiếu kinh phí là nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng đáng tiếc của Bộ Quốc pḥng về quân sự và công nghiệp, th́ không có số tiền nào có thể giải quyết được vấn đề.

Vấn đề bắt đầu sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc là triệu chứng của sự thay đổi cơ bản trong cách thức chiến tranh của người Mỹ, vai tṛ của quân đội trong xă hội Mỹ và có lẽ trên hết là sự chuyển đổi dần dần nhưng sâu sắc của nền kinh tế Mỹ trong những thập kỷ gần đây. Không có quyết định đơn lẻ nào làm xói ṃn cơ sở công nghiệp quốc pḥng, cũng như nguyên nhân không phải lúc nào cũng giới hạn trong phạm vi kiểm soát của Lầu Năm Góc.

T́nh trạng này xảy ra theo từng giai đoạn, trong nhiều thập kỷ, với các nhà lănh đạo ở cả hai đảng đều góp phần khiến sự thiếu hụt này trầm trọng hơn.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 12 Hours Ago
Reputation: 43965


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 121,450
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,269 Times in 5,244 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 32 Post(s)
Rep Power: 141 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06566 seconds with 15 queries