Động thái của Ả Rập Xê Út có thể khiến giá dầu trượt dốc, dẫn đến áp lực đối với Nga khi dầu mỏ được coi là trụ cột kinh tế nước này.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động, Ả Rập Xê Út đă bất ngờ đưa ra quyết định có thể định h́nh lại cán cân năng lượng và địa chính trị.
Tờ Financial Times đưa tin Rập Xê Út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ tăng sản lượng để giành lại thị phần, từ bỏ mục tiêu kéo giá nhiên liệu lên 100 USD một thùng.
Theo các tuyên bố chính thức, Riyadh cho biết động thái này nhằm “duy tŕ sự cân bằng về giá năng lượng và hỗ trợ các nền kinh tế toàn cầu”. Kế hoạch này cũng đánh dấu sự thay đổi so với các chính sách cắt giảm sản lượng hiện tại được OPEC+ và BRICS áp dụng để duy tŕ dầu ở mức cao và kiểm soát sản lượng dầu toàn cầu.
Quyết định của Ả Rập Xê Út càng trở nên quan trọng hơn khi nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với bất ổn lớn. Nguồn cung dầu gia tăng có thể nhanh chóng dẫn đến giá dầu giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của các nước sản xuất dầu mỏ khác, đặc biệt là Nga.
Doanh thu từ dầu mỏ chiếm một phần đáng kể trong ngân sách quốc gia Nga. Do đó, giá dầu giảm có thể làm gây thêm áp lực lên kinh tế Nga vốn đang chịu vô số lệnh trừng phạt.
V́ thế, với động thái của Ả Rập Xê Út, giá dầu kéo dài đà giảm có thể khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD doanh thu thuế, đặt ra thách thức cho chi tiêu công của nước này.
Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới và cùng là thành viên của nhóm OPEC+ giống như Ả Rập Xê Út.
Hai năm qua, các nước OPEC+ hợp tác giảm sản lượng dầu để kéo giá lên. Tuy nhiên, năm nay giá lại giảm gần 6%. Nguyên nhân là các nước, như Mỹ, tăng sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - yếu đi. Diễn biến này khiến OPEC+ hồi đầu tháng phải thông báo hoăn kế hoạch nâng sản xuất trong tháng 10 và 11.
Hiện Ả Rập Xê Út gánh phần lớn mức giảm sản lượng của OPEC+. Từ cuối 2022, quốc gia này tự nguyện giảm 2 triệu thùng mỗi ngày. Hiện tại, OPEC+ cắt giảm tổng cộng 5,86 triệu thùng một ngày, tương đương 5,7% nhu cầu toàn cầu.
VietBF@ Sưu tập