Lọc gió điều hòa ô tô sử dụng lâu ngày sẽ bị bám bụi bẩn, không khí khó tiếp xúc với dàn lạnh, dẫn đến điều hòa phải hoạt động liên tục gây tốn nhiên liệu.
Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, lọc gió cần được vệ sinh định kỳ sau khi đi được 5.000 - 10.000 km và thay thế lọc gió mới sau từ 20.000 - 30.000 km.
Ngoài ra, người dùng có thể thay lọc gió điều hòa sớm hơn quy định của nhà sản xuất nếu xe sử dụng trong điều kiện môi trường có nhiều bụi bẩn, ô nhiễm. Hoặc cần phải thay thế trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường như điều hòa xe có mùi hôi, không mát, cửa gió bị đọng nước…
Tác dụng của lọc gió điều hòa ô tô
Lọc gió điều hòa ô tô có khả năng lọc sạch bụi bẩn ngoài môi trường trước khi hút vào bên trong xe, tạo không khí trong lành, mát mẻ hơn.
Lọc gió điều hòa không chỉ giúp lọc bụi bẩn trước khi đưa vào bên trong xe mà còn có thể khử mùi, lọc khí ô nhiễm và những tạp chất bên ngoài. Chính vì vậy, lọc gió điều hòa được ví như “lá phổi” của hệ thống điều hòa trên xe.
Với con người, lọc gió điều hòa có vai trò rất quan trọng trong hệ thống lọc gió ô tô, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường bên trong xe, đặc biệt là sức khỏe người ngồi bên trong. Do đó, khi lọc gió điều hòa không được vệ sinh hoặc thay thường xuyên thì bụi bẩn tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các loại nấm mốc, vi khuẩn, mùi hôi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Các bước vệ sinh hoặc thay lọc gió ô tô
Chủ xe có thể tự thay hoặc vệ sinh lọc gió ô tô tại nhà bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:
- Mở nắp ca pô: Trong trường hợp xe ô tô vừa mới sử dụng, cần tắt máy đợi một lúc để máy nguội rồi mở ra tránh để bị bỏng.
- Tìm thiết bị lọc gió: Lọc gió được đặt trong hộp, được cố định bằng ốc hoặc lẫy.
- Tháo lọc gió: Khéo léo nhấc nắp lọc ra để lấy tấm lọc ra ngoài sau khi đã tháo hết ốc cố định.
- Vệ sinh lọc gió: Do lọc gió là hệ thống giấy chuyên dụng nên cần dùng máy xịt khí để thổi bụi bám ở các khe lọc, không xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Không được xịt nước, giặt bộ lọc qua nước, không sử dụng vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Trong trường hợp bộ lọc quá bẩn, bị rạch thì cần thay thế bộ mới.
- Lắp lại bộ lọc vào vị trí cũ: Trước khi lắp lọc gió về vị trí như ban đầu, tài xế cần dùng khăn mềm lau sạch các bụi bẩn xung quanh vị trí lắp bộ lọc.
|