Phạm Trần
Việt Báo
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn c̣n là quốc gia do một đảng độc quyền lănh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. V́ vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và v́ dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán.
Thế nhưng, tân Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn khoe: “Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, dưới sự lănh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn ḿnh của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn, có ư nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới là tiền đề để dân tộc Việt Nam tin tưởng vào tương lai ở phía trước.” (Diễn văn tại Liên Hiệp Qu61c, ngày 24/09/2024).
Những điều được gọi là “thành tựu” không có tiến bộ về dân chủ, tự do và quyền con người. Thậm chí quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng bị hạn chế, bị kiểm soát gắt gao.
Bằng chứng được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chứng minh trong Báo cáo năm 2023 như sau: “Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm các báo cáo đáng tin cậy về: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dă man, vô nhân đạo hoặc đê hèn bởi các nhân viên chính phủ; điều trị y tế hoặc tâm lư không tự nguyện hoặc ép buộc; bắt và giam giữ người tùy tiện; phạm nhân chính trị; các hành động trả thù v́ động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư.
Hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất h́nh sự; hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp ḥa b́nh và tự do lập hội; bao gồm các luật hạn chế quá mức đối với việc tổ chức, tài trợ hoặc hoạt động của các tổ chức xă hội dân sự và phi chính phủ; hạn chế tự do tôn giáo; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách ḥa b́nh thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng sự tham gia chính trị; các hành vi tham nhũng lớn; buôn bán người…”
Phản ứng lại, Ban Tuyên giáo của CSVN viết: “Có một sự thật cần phải khẳng định rằng, ở Việt Nam, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chiến lược, chương tŕnh, dự án phát triển kinh tế - xă hội đều được xây dựng trên cơ sở lấy người dân làm trung tâm, hướng về người dân và phục vụ lợi ích của người dân. V́ thế, quyền con người, quyền công dân cũng không chỉ được khẳng định trong Hiến pháp (thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân), mà c̣n đồng thời được bổ sung, điều chỉnh trong các luật, bộ luật và các văn bản dưới luật.
Các nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam đều phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều này không chỉ thể hiện Việt Nam ngày càng nhận thức rơ hơn, đầy đủ hơn về quyền con người, mà c̣n là sự khẳng định, sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá tŕnh thực thi quyền con người.” ( Tuyên Giáo, ngày 7/4/2024).
Những điều tự nhận của Việt Nam chỉ đúng trên lư thuyết. Bằng chứng các buổi cầu nguyện của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên và dọc biên giới Lào đă bị ngăn cấm, dẹp bỏ. Nhà nguyện bị phá hủy không bồi thường, những người khởi xướng bị tù đầy vẫn thường xẩy ra.
ĐỔI MỚI CÁI G̀?
Cũng trong diễn văn tại Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2024, ông Tô Lâm c̣n hứa: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài. Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung b́nh là đổi mới sáng tạo, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.”
Tất nhiên Việt Nam chỉ có một con đường nh́n về phía trước để hợp tác tồn tại. Nhưng không có tự do và thiếu dân chủ th́ Việt Nam cũng chỉ là quốc gia kém mở mang và chậm tiến. V́ vậy, chừng nào đảng CSVN c̣n từ chối “đổi mới chính trị” th́ Việt Nam tuy không chết, nhưng vẫn tiếp tục chậm lớn, chưa đủ sức để vươn ra Thế giới.
|
|