Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là tuổi trung niên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ.
Thế nào là ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSAS) là một sự suy yếu của giấc ngủ và rối loạn hô hấp được định nghĩa như sự ngừng thở 10 giây, ít nhất 5 lần trong 1 giờ ngủ.
Nguyên nhân chính của OSAS là do các yếu tố bất thường về giải phẫu ở đường hô hấp trên, đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng không khí.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào đặc biệt là tuổi trung niên.
Cơn ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn là hội chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất. Bất cứ điều ǵ có thể thu hẹp đường thở như béo ph́, amidan lớn hoặc thay đổi nồng độ hormone đều có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trong đó, béo ph́ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hội chứng này.
Những bệnh nhân không được điều trị có nguy cơ bị tăng huyết áp, rung nhĩ và các rối loạn nhịp tim khác. Suy tim và chấn thương hoặc tử vong do tai nạn xe cơ giới và các tai nạn khác do chứng buồn ngủ quá mức cũng có thể xảy ra.
Những biểu hiện mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngáy to
Ngáy to, không đều có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở. Ngủ ngáy khiến bạn bị ngưng thở trong khi ngủ do các phần mềm, cũng như niêm mạc cuống họng làm khí quản bị nghẹt, sẽ dẫn đến phổi và năo bị thiếu dưỡng khí.
Ở mức độ nghiêm trọng, ngủ ngáy c̣n có thể làm xáo trộn sóng điện năo, làm giảm trí nhớ, năng suất làm việc, khả năng tập trung, tinh thần mệt mỏi...
Thở hổn hển, thở mạnh khi ngủ
Thức dậy với cảm giác thở dốc hoặc khó thở. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến t́nh trạng khó thở mệt nhọc khi nằm. Người bệnh thở mạnh khi ngủ khiến giấc ngủ rời rạc, không sâu, kém chất lượng vào ban đêm và dẫn đến t́nh trạng buồn ngủ vào ban ngày.
Khi xuất hiện cơn thở hổn hển khó nhọc, người bệnh nên t́m cho ḿnh một tư thế thoải mái như nằm hơi ngả trên ghế, nằm nghiêng, ngồi hơi cúi đầu về trước, ngồi tựa lưng vào tường…
Thức dậy mệt mỏi
Mặc dù ngủ đủ giờ nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức.
Thường xuyên thức giấc giữa đêm
Thức dậy nhiều lần mà không có lư do rơ ràng. Nguyên nhân là do đường hô hấp trên bất ngờ bị chặn một cách đột ngột một phần hoặc toàn bộ, khiến cho bạn bị ngưng thở vào ban đêm. Lúc này, bạn bị đánh thức bởi lượng oxy bị giảm đột ngột.
Đau đầu buổi sáng
Thức dậy với cảm giác đau đầu. T́nh trạng ngưng thở hoàn toàn khoảng 3 giây và lặp lại nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dễ gặp ác mộng và sáng ngủ dậy đau đầu do cơ thể thiếu oxy.
Ai có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở tuổi trung niên, tăng dần theo tuổi, nam nhiều hơn nữ.
Những người có nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ:
Béo ph́
Bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên
Nghiện rượu
Lạm dụng thuốc an thần, chất gây nghiện
Mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, nhược giáp, suy tim, bệnh mạch máu năo...
Ngưng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, đột quỵ... Việc nhận biết chứng bệnh và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.
Lời khuyên pḥng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ
Để pḥng ngừa hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên kiểm soát cân nặng, thay đổi lối sống khoa học, điều độ. Hạn chế uống rượu, ngưng thuốc lá. Có thể thay đổi tư thế ngủ (quay đầu giường lên cao 10cm, tránh nằm gối cao, khi ngủ nằm nghiêng).
Nếu bị viêm xoang, viêm mũi, hay tắc nghẽn mũi th́ cần phải điều trị v́ khi bị bắt buộc bạn phải thở bằng miệng, làm tăng khả năng bị ngáy ngủ. Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ bơ sữa trước khi đi ngủ.
Tập thể dục thường xuyên, tập thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn.
VietBF@ sưu tập