Trong những tháng gần đây, Nga đă sử dụng ngày càng nhiều bom lượn, và điều này đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến.
Đài CBS News (Mỹ) dẫn lời các quan chức Ukraine cho biết, vào đêm 2/10 (giờ địa phương), một quả bom lượn của Nga đă đâm vào một ṭa nhà chung cư tại thành phố lớn thứ hai của Ukraine là Kharkiv, khiến 12 người bị thương.
Theo đó, khu vực ngoại ô Kharkiv chỉ cách tiền tuyến nơi các lực lượng Ukraine đang chống trả lực lượng Nga khoảng 20 km, và nơi này thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công đường không của Nga kể từ khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022.
Ukraine và Nga thường xuyên tấn công lẫn nhau bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa trên khắp tiền tuyến. Không quân Ukraine cho biết, họ đă phá hủy 78 trong số 105 UAV Shahed (do Iran sản xuất) được Nga phóng vào 15 khu vực của Ukraine trong đêm 2/10. C̣n quân đội Nga cho biết, 113 UAV của Ukraine đă bị đánh chặn trong đêm đó.
Các nhân viên cứu hộ bên ngoài một ṭa nhà bị hư hại do cuộc không kích của Nga ở Kharkiv, Ukraine, hôm 2/10/2024. Ảnh: Reuters
Nga sử dụng ngày càng nhiều bom lượn
CBS News đưa tin, trong những tháng gần đây, Nga đă sử dụng ngày càng nhiều bom lượn, và điều này đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến. Những vũ khí này được chế tạo bằng đạn dược thời Liên Xô, một số mang theo hơn 1 tấn thuốc nổ, được lắp thêm cánh và hệ thống dẫn đường vệ tinh. Chúng có giá thành sản xuất rẻ và sức hủy diệt cao.
Đại tá Maksym Balagura - chỉ huy một đơn vị biên pḥng Ukraine - nói với CBS rằng tất cả những người lính đều lo sợ cho tính mạng khi họ nhận được tín hiệu một quả bom lượn được triển khai. Đơn vị của ông Balagura được giao nhiệm vụ rà soát bầu trời để t́m máy bay Nga phóng bom lượn, sau đó đưa ra cảnh báo cho cộng đồng trong phạm vi hỏa lực của máy bay.
"Người ta không bao giờ được đánh giá thấp đối thủ", Balagura nói, thừa nhận rằng các chiến thuật mà lực lượng Nga sử dụng đă trở nên tinh vi hơn khi cuộc chiến kéo dài sang năm thứ ba.
Nga hiện kiểm soát khoảng 20% lănh thổ Ukraine — một vùng rộng lớn của khu vực Donbass phía đông nước này. Và theo một số ước tính được CBS News trích dẫn, lực lượng Nga đang giành được chiến thắng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Hồi tháng 2, quân đội Ukraine đă rút khỏi thành phố quan trọng Avdiivka ở miền đông sau khi cứ điểm này bị lực lượng Nga bao vây trong nhiều tháng.
Trong tuần này, thành phố Vuhledar đă rơi vào tay Nga sau hai năm giao tranh.
Quân đội Nga cũng đang tiến gần đến thành phố Pokrovsk - một trung tâm hậu cần ở phía đông Ukraine.
H́nh ảnh trích xuất từ video do Bộ Quốc pḥng Nga công bố ngày 21/8/2024 cho thấy một quả bom lượn được máy bay chiến đấu của Nga thả.
Ukraine thúc giục phương Tây
CBS News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, hơn 100.000 binh sĩ Nga đă thiệt mạng trong cuộc chiến; mặc dù cả Ukraine và Nga đều chưa xác nhận số liệu thương vong của họ. Nga dường như vẫn muốn gia tăng những thành quả của ḿnh, và quân đội Nga đang có kế hoạch tuyển thêm hơn 130.000 quân vào tháng 1/2025.
Trong khi đó, Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào vũ khí và các thiết bị khác do Mỹ và các đồng minh NATO cung cấp để đảm bảo có thể tiếp tục chiến đấu chống lại Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đă thúc giục mạnh mẽ để được phép sử dụng vũ khí do phương Tây sản xuất nhằm tấn công sâu vào lănh thổ Nga.
Ông Zelensky đă nói rơ rằng, nếu không có sự hỗ trợ bổ sung và khả năng nhắm mục tiêu vào các cơ sở tàng trữ và phóng vũ khí của Nga, Moscow có thể củng cố việc chiếm giữ lănh thổ của Ukraine và tiếp tục tiến về phía tây đất nước này, hướng tới biên giới giữa Ukraine với Ba Lan - một thành viên NATO.
Tổng thống Ukraine từng cảnh báo trong nhiều năm, thậm chí trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, rằng cuộc chiến của Nga với Ukraine có thể phát triển thành một cuộc chiến với NATO.
"Quân đội của [Tổng thống Nga] Putin có thể đến châu Âu, và khi đó, công dân Mỹ, những người lính của Mỹ, sẽ phải bảo vệ châu Âu v́ họ là thành viên NATO", ông Zelensky nói với CBS vào tháng 3, nhắc lại lời cảnh báo đó.
Những lời kêu gọi liên tục của Tổng thống Ukraine về sự ủng hộ lớn hơn diễn ra trong bối cảnh bất ổn về sự ủng hộ liên tục của Washington, với việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cạnh tranh để tái đắc cử vào tháng 11 tới.
Ông Trump đă nhiều lần nói rằng, nếu tái đắc cử, ông có thể chấm dứt chiến sự ở Ukraine "rất nhanh chóng", nhưng ông chưa bao giờ loại trừ khả năng thúc đẩy Ukraine chấp nhận một thỏa thuận cho phép Nga giữ lại một số vùng lănh thổ Ukraine mà Moscow đang kiểm soát.
Trong nỗ lực thể hiện sự ủng hộ liên tục với Ukraine, tân Tổng thư kư NATO Mark Rutte đă đến thăm Kyiv vào ngày 3/10. Ông cam kết sẽ "tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và đưa nước này đến gần hơn nữa" với liên minh pḥng thủ xuyên Đại Tây Dương.
"Ông Putin phải nhận ra rằng chúng tôi sẽ không nhượng bộ, rằng chúng tôi muốn Ukraine chiến thắng vào phút chót", ông Rutte nói.
Tuy nhiên, CBS News b́nh luận, khi Nga điều chỉnh chiến thuật và tiến sâu hơn vào Ukraine, Tổng thống Zelensky biết rằng chỉ những cam kết từ nhà lănh đạo NATO là chưa thể đảm bảo chiến thắng cho đất nước ông.
VietBF@ Sưu tập