Thiếu protein, thiếu chất xơ, ăn quá nhanh, mất nước, thiếu ngủ và mất tập trung khi ăn là những nguyên nhân phổ biến gây cảm giác đói thường xuyên.
Cảm giác đói liên tục, đặc biệt là sau khi ăn, có thể gây khó chịu. Mặc dù đói là phản ứng sinh lư b́nh thường, nhưng nếu kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài nhu cầu nạp năng lượng. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây cảm giác đói thường xuyên.
Thiếu protein
Protein cần thiết cho cảm giác no. Chế độ ăn thiếu protein khiến cơ thể không thỏa măn sau bữa ăn, dẫn đến cảm giác đói nhanh hơn.
Thực phẩm giàu protein như thịt gà, trứng, đậu và sữa chua tiêu hóa chậm, giúp no lâu hơn. Bỏ qua những thực phẩm này sẽ khiến bạn luôn thèm ăn.
Thực phẩm nhiều protein như thịt gà giúp no lâu hơn. Ảnh: Bùi Thuỷ
Thiếu chất xơ
Chất xơ rất quan trọng trong việc điều chỉnh cơn đói. Rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu là những thực phẩm giàu chất xơ, tiêu hóa chậm trong dạ dày. Điều này giúp ổn định lượng đường trong máu và làm chậm cảm giác đói. Chế độ ăn ít chất xơ khiến cơ thể tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, dẫn đến cảm giác đói thường xuyên.
Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh có thể gây nhầm lẫn tín hiệu đói của cơ thể. Năo bộ mất khoảng 20 phút để nhận biết cảm giác no. Ăn nhanh khiến bạn bỏ lỡ tín hiệu này, dẫn đến ăn quá nhiều và sau đó lại đói. Ăn chậm hơn cho phép cơ thể có thời gian nhận biết đă no và tránh ăn quá mức.
Mất nước
Đôi khi khát nước bị nhầm lẫn với đói. Khi cơ thể mất nước, năo bộ có thể nhận được tín hiệu tương tự như tín hiệu đói, khiến bạn t́m kiếm thức ăn trong khi cơ thể cần uống nước. Duy tŕ đủ nước giúp điều chỉnh tín hiệu đói và giảm cảm giác thèm ăn không cần thiết.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể làm rối loạn hormone điều chỉnh cơn đói, đặc biệt là ghrelin và leptin. Leptin báo hiệu cảm giác no, trong khi ghrelin làm tăng cảm giác thèm ăn. Khi thiếu ngủ, cơ thể sản sinh nhiều ghrelin và ít leptin hơn, khiến bạn cảm thấy đói ngay cả khi đă ăn đủ. Ngủ đủ giấc giúp cân bằng các hormone này, từ đó giảm cảm giác thèm ăn không cần thiết.
Mất tập trung khi ăn
Nếu vừa ăn vừa xem tivi hoặc lướt điện thoại, bạn có thể không nhận ra ḿnh đă ăn bao nhiêu. Mất tập trung khi ăn làm tăng khả năng ăn quá nhiều hoặc không cảm thấy no, dẫn đến cảm giác đói sau đó.
Thực hành chánh niệm khi ăn, tập trung vào thức ăn và thưởng thức từng miếng sẽ giúp cảm thấy no và ngăn ngừa cơn đói kinh niên.
VietBF@sưu tập