Bà Trương Mỹ Lan bày tỏ mong muốn bán tài sản, cổ phần ở các doanh nghiệp để khắc phục hậu quả, trong đó có lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen.
Tại phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm diễn ra hôm nay (10/10), phần tranh luận của đại diện các bị hại và người liên quan tiếp tục diễn ra.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bà Trương Mỹ Lan đă tŕnh bày trước HĐXX về mong muốn bán tài sản, cổ phần ở các doanh nghiệp hiện có để khắc phục hậu quả của vụ án, trong đó có lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen phát hành tháng 10/2021 với kỳ hạn 5 năm.
Đây là một trong những công ty liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu này gồm: phần góp vốn 30% của bà Trần Thị Phơ tại Công ty TNHH Bất động sản Trí Đức; 63,4 triệu cổ phần Công ty Daeha thuộc sở hữu của Công ty Hợp thành 1; các hồ sơ thế chấp một loạt tài sản là bất động sản tại số 55-56 Nguyễn Huệ (Khách sạn Palace), số 61-63 Hai Bà Trưng (Khách sạn Bông Sen 2), số 5 Nguyễn Thiệp, số 24/24 Đông Du, số 93-95-97 Đồng Khởi.
Các bị cáo tại ṭa. Ảnh: HĐ
Mục đích phát hành lô trái phiếu trên là để đầu tư vào Dự án cao ốc văn pḥng, trung tâm thương mại - dịch vụ và căn hộ tại số 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM), do Công ty TNHH Vina Alliance (gọi tắt là Vina Alliance) đứng tên.
Vina Alliance là công ty liên danh do Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) góp vốn bằng chính quyền sử dụng lô đất 3 mặt tiền tại số 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) được nhà nước cấp.
Các đối tác c̣n lại là Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Vi Na Ta Ba (thành viên của Vinataba), Công ty TNHH Đô Thành Việt và công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Căn nhà mơ ước (nay là DRH Holdings).
Tuy nhiên, sau khi huy động được 4.800 tỷ đồng từ hàng ngh́n nhà đầu tư trái phiếu và góp tiền, đến nay, dự án trên vẫn chưa có tín hiệu triển khai. Trong khi đó, Công ty cổ phần Bông Sen đang chậm trả cả gốc và hơn 1.060 tỷ đồng tiền lăi trái phiếu cũng như bị phạt trả chậm.
Hiện nay, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bị cáo Trương Mỹ Lan cam kết sử dụng số tiền gần 70 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen hiện đang bị phong tỏa để khắc phục cho các trái chủ sở hữu trái phiếu của công ty này.
Nhà nước đă thu hồi “đất vàng” liên quan tài sản đảm bảo
Liên quan khu đất 152 Trần Phú nói trên, sau khi được nhà nước giao đất vào năm 2009, đến ngày 16/8/2015, Vinataba được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM chấp thuận cho đăng kư biến động đất đai, đem khu đất này góp vốn vào Vina Alliance.
Tuy nhiên, năm 2022, Thanh tra Chính phủ xác định việc góp vốn, thoái vốn này của Vinataba là sai quy định, có dấu hiệu gây thất thoát tài sản nhà nước. Từ đó, cơ quan này kiến nghị thu hồi đất và xử lư trách nhiệm những người liên quan.
Ngày 25/10/2023, UBND TPHCM đă có quyết định thu hồi khu đất 152 Trần Phú, trong đó xác định hành vi cố ư chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Vinataba (mà Sở Tài nguyên và Môi trường đă chấp thuận) là vi phạm pháp luật (đất không được chuyển nhượng, tặng, cho).
Việc thu hồi khu đất 152 Trần Phú cũng đang gặp vô vàn khó khăn khi ngày 5/3/2024, Vina Alliance bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó, Vinataba lại cho rằng đă hoàn tất thoái vốn từ năm 2017, không c̣n quản lư, sử dụng khu đất nên không thể bàn giao. Do đó, UBND quận 5 không xác định được đối tượng bàn giao khu đất.
Thêm vào đó, trách nhiệm trong việc làm thất thoát tài sản nhà nước của các cá nhân, tập thể tại Vinataba cũng chưa được làm rơ, xử lư và công khai sau hơn 2 năm xác định có sai phạm và đến thời hạn chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra.
Hiện nay, cơ quan tố tụng xác định Công ty Bất động sản Trí Đức và Công ty cổ phần Bông Sen là các doanh nghiệp liên quan đến vụ án trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Trong khi đó, Vinataba đă hoàn tất góp và thoái toàn bộ vốn trước thời điểm trái phiếu được phát hành khá lâu cũng như nhận đầy đủ số tiền theo thỏa thuận với các cổ đông sáng lập khác.
Do đó, hàng trăm nhà đầu tư trái phiếu Bông Sen đang hết sức lo lắng về việc khu đất 152 Trần Phú bị thu hồi, bởi 30% cổ phần của công ty sở hữu lô đất này đă được sử dụng để làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu.
Điều này đồng nghĩa ngoài khoản 70 tỷ đồng mà cơ quan điều tra đă kê biên, hiện chưa có nguồn tiền nào khác để trả nợ gốc 4.800 tỷ và hơn 1.060 tỷ tiền lăi, phạt trả chậm cho các nhà đầu tư.
VietBF@sưu tập