HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ là ǵ?
thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, số lượng chất sắt trong cơ thể giảm xuống làm trẻ bị thiếu sắt. Khi đó, chức năng cơ bắp và năo bộ trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Các tế bào hồng cầu không thay đổi nhiều vào thời điểm này v́ cơ thể sử dụng hầu hết chất sắt đang có để tạo ra hemoglobin.
Tuy nhiên, theo thời gian, khi sắt được sử dụng hết, cơ thể tạo ra rất ít tế bào hồng cầu và gây nên bệnh thiếu máu. Vào thời điểm đó, các triệu chứng có thể bao gồm:
•Mệt mỏi và yếu ớt
•Da nhợt nhạt, đặc biệt là xung quanh bàn tay, móng tay và mí mắt
•Nhịp tim tăng nhanh hoặc nghe âm thổi từ tim
•Cáu gắt
•Chán ăn
•Chóng mặt hoặc choáng nhẹ.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, một đứa trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể phát triển bệnh pica, loại bệnh khiến trẻ thèm ăn những thứ không phải thức ăn như các mảnh vụn sơn, phấn hoặc bụi bẩn.
Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ?
Thiếu máu do thiếu sắt thường là căn bệnh đầu tiên mà bác sĩ sẽ t́m khi trẻ được làm xét nghiệm. Trẻ cần được xét nghiệm máu để xem có mắc bệnh thiếu máu hay không trong những năm đầu đời. Các bác sĩ đôi khi sẽ chỉ định kiểm tra ngay từ sớm cho một số trẻ nhất định, chẳng hạn như trẻ sinh non thường có lượng chất sắt trong cơ thể thấp hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
Bác sĩ cũng có thể phải xem xét khả năng thiếu sắt ở những trẻ lớn hơn, thường các trẻ này có vẻ mệt mỏi và trông yếu ớt. Các bác sĩ có thể sẽ hỏi chế độ ăn uống và t́nh trạng tăng trưởng của trẻ hoặc chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hemoglobin hoặc chất sắt trong máu để biết chắc chắn trẻ có bị thiếu máu hay không. Các bác sĩ cũng có thể làm kiểm tra phân v́ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ đôi khi có thể do mất máu qua đường ruột với một lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài.
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ cần được điều trị như thế nào?
Thông thường, trẻ em bị thiếu sắt cần uống thuốc sắt hàng ngày để lượng sắt được bù đắp trở lại. Dùng thuốc bổ tổng hợp có chứa sắt và đưa nhiều thực phẩn chứa sắt vào chế độ ăn uống của trẻ có thể giúp quá tŕnh điều trị tốt hơn, nhưng thường th́ chỉ bấy nhiêu không đủ. Hăy hỏi bác sĩ trước khi bạn cho con uống thuốc sắt, v́ quá nhiều chất sắt có thể gây ra ngộ độc.
Bé chỉ nên uống sắt khi đói hoặc chỉ mới ăn một ít. Tránh cho trẻ uống thuốc sắt chung với sữa hoặc loại thức uống có chứa caffeine v́ cả hai loại này cản trở rất mạnh sự hấp thụ sắt. Các loại thức uống như nước cam và các loại thực phẩm có nhiều vitamin C có thể giúp cho sắt được hấp thu tốt hơn.
Trong ṿng một hoặc hai ngày đầu tiên uống thuốc sắt, trẻ sẽ cảm thấy khỏe hơn và bắt đầu thấy thèm ăn. Trong những tháng tới, khi cơ thể đă sản sinh nhiều tế bào hồng cầu hơn, nồng độ hemoglobin sẽ gia tăng trở lại. Thông thường, trẻ cần phải uống thuốc sắt từ 3 đến 6 tháng mới có thể bù đắp sự thiếu hụt, nhưng đôi khi với một số trẻ đặc biệt, cần phải được điều trị trong thời gian dài hơn.
Nếu việc điều trị không có tác dụng, nguyên nhân thường là do cơ thể của trẻ không hấp thụ được chất sắt hoặc trẻ uống thuốc không đúng liều. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ làm xét nghiệm máu để thấy mức độ sắt trong cơ thể. Những trẻ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt rất nặng cần phải được chuyển sang cho các bác sĩ chuyên về huyết học điều trị.
Bạn nên pḥng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ như thế nào?
Pḥng ngừa thiếu sắt ngay từ đầu có thể giúp trẻ tránh được kết quả học tập yếu kém và các vấn đề về hành vi. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chỉ nên uống sữa mẹ hoặc sữa công thức có tăng cường chất sắt. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên bắt đầu tập ăn các loại thực phẩm tăng cường chất sắt ở dạng đặc từ 6 tháng tuổi.
Trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống sữa ḅ quá 700 ml/ngày. Ăn các thực phẩm tăng cường chất sắt như ngũ cốc mới là cách tuyệt vời để giúp trẻ em để có được nhiều sắt hơn.
Các loại thực phẩm có nhiều chất sắt bao gồm: các loại thịt đỏ, thịt gia cầm sẫm màu, cá hồi, cá ngừ, ḷng đỏ trứng, rau lá xanh, các loại đậu, mật đường, trái cây, nho khô và bánh ḿ ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời bạn nên cho trẻ ăn các loại thức ăn hoặc thức uống giàu vitamin C (cà chua, bông cải xanh, nước cam, dâu tây…) sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể rất tốt.
Việc đưa con đi thăm khám bác sĩ thường xuyên cũng vô cùng cần thiết để con bạn được chẩn đoán bệnh và được điều trị trong thời gian sớm nhất.
Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thiếu máu là t́nh trạng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính và cần chạy thận. Vậy nguyên nhân do đâu?
Thiếu máu khi chạy thận ở trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu. Nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu máu ở trẻ giúp bạn có cách đối phó kịp thời.
Làm thế nào để nhận biết thiếu máu?
Thiếu máu thường gây ra những biểu hiện sau:
•Thiếu năng lượng cho các hoạt động hàng ngày
•Xanh xao
•Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu người
•Bàn tay và bàn chân lạnh
•Móng tay gịn, dễ găy
•Có cảm giác thèm những món ăn lạ như nước đá
•Ăn không ngon miệng
•Chóng mặt hay bị nhức đầu
•Khó ngủ
•Cảm thấy khó thở
•Đầu óc không tỉnh táo
•Nhịp tim nhanh
•Cảm thấy chán nản hay suy sụp
•Hội chứng chân không yên, sự khó chịu hoặc cảm giác kiến ḅ trong chân.
Bác sĩ có thể cho biết con bạn có bị thiếu máu hay không bằng cách đo nồng độ hemoglobin (Hb) trong máu của trẻ. Hemoglobin vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào cơ thể để tạo ra năng lượng. Khi đang chạy thận, trẻ cần được kiểm tra hemoglobin thường xuyên.
Thiếu máu do thiếu sắt là ǵ?
Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể có quá ít chất sắt.
Chất sắt là một khoáng chất cần thiết để sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể tạo ra hemoglobin, một thành phần của tế bào hồng cầu. Khi không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu sẽ không có đủ hemoglobin để vận chuyển oxy.
Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt?
Chất sắt được t́m thấy trong nhiều loại thực phẩm và chế độ ăn uống là nguồn cung cấp sắt chủ yếu. Bên cạnh việc ăn uống không đủ chất sắt, các nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm:
•Mất máu do tai nạn, phẫu thuật, viêm loét dạ dày, khối u thận hoặc bàng quang, ung thư hoặc polyp trong ruột
•Viêm nhiễm trong cơ thể
•Bệnh ở đường ruột làm giảm hấp thu sắt.
Nguyên nhân khác gây thiếu máu là ǵ?
•Thiếu vitamin B12 hay axit folic trong cơ thể
•Các bệnh lư như bệnh thận, bệnh gan, HIV/AIDS, lupus (một bệnh tự miễn) hay ung thư
•Bệnh gây tổn hại hoặc phá hủy các tế bào máu của bạn, chẳng hạn như bệnh hồng cầu h́nh liềm
•Một số loại bệnh thiếu máu do di truyền.
Tại sao những người chạy thận có nguy cơ thiếu máu?
Người chạy thận nhân tạo thường thiếu máu do các nguyên nhân sau:
Thiếu thức ăn giàu chất sắt trong chế độ ăn uống
Một số loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ và đậu thường bị hạn chế trong chế độ ăn của người chạy thận. Nếu không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt, trẻ có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp con lựa chọn loại thực phẩm thay thế có nhiều chất sắt, vitamin và khoáng chất khác.
Mất máu trong quá tŕnh chạy thận nhân tạo
Vào cuối mỗi đợt chạy thận nhân tạo, một lượng máu nhỏ thường được tích lại trong máy chạy thận (thận nhân tạo).
Điều trị thiếu máu khi chạy thận nhân tạo cho trẻ như thế nào?
Ở những người chạy thận, thiếu máu được điều trị bằng:
•Thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESAs)
•Uống bổ sung chất sắt.
Chế độ ăn uống đơn thuần không thể cung cấp đủ lượng sắt nên việc uống bổ sung thêm sắt là cần thiết
Màu sắc nước tiểu cũng là dấu hiệu cho biết t́nh trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt đối với bệnh thận, việc làm kiểm tra nước tiểu để chẩn đoán bệnh là điều rất quan trọng.
Thậm chí ngay cả khi nước tiểu của bạn trông rất b́nh thường, t́nh trạng tổn thương thận lại tiềm ẩn dưới dạng protein có trong nước tiểu.
Nước tiểu trong hay có màu vàng nhạt
Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ cơ thể bạn có đủ nước.
Nước tiểu có màu vàng sậm
Bạn có nguy cơ bị thiếu nước. Do đó, cần bổ sung nhiều nước hơn.
Nước tiểu ngả sang màu hồng hay đỏ nhạt
Màu sắc nước tiểu này chứng tỏ bạn đă tiêu thụ thực phẩm có màu đỏ (như củ dền) hoặc nguy hiểm hơn, trong nước tiểu có lẫn máu. Bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn uống của ḿnh cũng như đi kiểm tra bác sĩ kịp thời.
Nước tiểu màu xanh
Phẩm màu trong một số loại thực phẩm nhất định có thể đào thải qua đường nước tiểu với màu xanh khi cơ thể bạn không thể hấp thụ trong suốt quá tŕnh tiêu hóa.
Nước tiểu có bọt
Có quá nhiều bọt trong nước tiểu, đặc biệt khi bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, điều này chứng tỏ trong nước tiểu bạn tồn tại một lượng protein. Protein trong nước tiểu chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh thận. V́ vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh thận kịp thời.
Mỗi ngày thận phải đảm nhận nhiều công việc quan trọng như đào thải độc tố, lọc máu…
Để chăm sóc sức khỏe thận, bạn cần lưu ư những vấn đề sau đây.
Kiểm tra huyết áp. Nếu huyết áp của bạn quá cao, áp lực lên thận càng lớn. Nếu không chắc chắn về huyết áp của ḿnh, bạn cần kiểm tra ngay. Cao huyết áp là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lư ở thận.
Tiểu đường. Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra, đồng thời kiểm soát lượng đường huyết nếu bị bệnh tiểu đường. Cũng giống như t́nh trạng cao huyết áp, tiểu đường được xem là một trong số những nguyên nhân dẫn đến suy thận.
Sử dụng thuốc. Sử dụng bất hợp lư nhiều loại thuốc kê toa gây ảnh hưởng đến thận. Bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Ăn uống và tập thể dục đúng cách không chỉ hỗ trợ cho tim mạch, giúp bạn có một thân h́nh đẹp mà c̣n giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết của bạn, do đó chúng góp phần hỗ trợ sức khỏe thận.
Không tiêu thụ nhiều muối. Bạn nên sử dụng không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Đồng thời, kiểm tra bao b́ sản phẩm để biết được lượng muối tiêu thụ.
Uống đủ nước. Cơ thể có đủ nước rất tốt cho sức khỏe thận. Một cách dễ dàng nhất để bạn kiểm tra t́nh trạng này là quan sát màu sắc nước tiểu.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thận tốt hơn.
Uốn ván là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và từng là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ.
Hiện nay nhờ vào Chương tŕnh tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh uốn ván đă giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ư những thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc- xin ngừa uốn ván cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh uốn ván lây truyền như thế nào?
Uốn ván hay bệnh phong đ̣n gánh (tetanus) là bệnh do vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi trên trái đất, song nó được t́m thấy chủ yếu trong ḷng đất. Vi khuẩn uốn ván có thể tồn tại b́nh thường trong ruột của động vật, đặc biệt là các loài động vật ăn cỏ như trâu, ḅ, ngựa... và kể cả ở người. Nha bào uốn ván thường được bắt gặp ở mọi nơi trong môi trường tự nhiên như đất, cát, phân người, phân gia súc,...và có khả năng xâm nhập qua hầu hết các loại vết thương. Vi khuẩn uốn ván sẽ phát triển trên cơ thể người tại vị trí vết thương trong điều kiện yếm khí. Đặc biệt, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tê liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Ở trẻ sơ sinh, uốn ván thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn.
Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani.
Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7-14 ngày (có thể lâu hơn - khoảng 3 tuần). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khoảng 48-72 giờ. Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung b́nh từ 2-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn th́ bệnh lại càng nặng. Nh́n chung, nếu vết thương bị nhiễm bẩn càng nặng th́ thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đă chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh bao lâu?
Bệnh uốn ván bao gồm một số thể bệnh sau đây:
Uốn ván toàn thân: Đây là thể uốn ván thường gặp nhất. Các dấu hiệu sớm bao gồm triệu chứng khó mở miệng (cứng hàm), nuốt khó, cứng và đau ở vùng cổ, vùng vai và sau lưng. Tiếp theo là t́nh trạng co cứng cơ bụng, cơ ngực, cơ hoành và các cơ ở chi, cuối cùng sẽ xuất hiện các cơn co cứng kịch phát toàn thân. Cơn co cứng toàn thân được kích thích bởi ánh sáng, tiếng động và tần suất ngày càng tăng dần. Các cơn co cứng kịch phát làm bệnh nhân uốn cong người, rách hay đứt cơ, co thắt cơ hô hấp gây ngạt và dẫn đến tử vong đột ngột.
Uốn ván cục bộ ít gặp hơn và là thể nhẹ, có tiên lượng tốt hơn. Triệu chứng co cứng chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương.
Uốn ván ở trẻ sơ sinh hay c̣n gọi là uốn ván rốn, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh, nguyên nhân do sử dụng các vật dụng không vệ sinh khi cắt cuống rốn cho trẻ. Trẻ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, co cứng cơ và dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván
Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vă mồ hôi.
Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh. Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván. Trung ḥa độc tố uốn ván c̣n lưu hành trong máu bằng SAT. Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật. Duy tŕ chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ.
Để pḥng tránh bệnh uốn ván các bác sĩ khuyến nghị người dân khi giẫm phải đinh, sắt gỉ... cần phải vệ sinh sạch vùng vết thương bằng oxy già, bôi thuốc sát trùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc-xin pḥng uốn ván cho trẻ
Tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin ngừa uốn ván là cách pḥng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Theo thông tin từ Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trẻ cần được tiêm tổng cộng 5 mũi vào các thời điểm sau:
Trẻ cần tiêm 3 mũi vắc-xin 5 trong 1 (vắc-xin pḥng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan b , và viêm phổi, viêm năo do vi khuẩn Hib) khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi.
Khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc-xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT).
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường t́nh dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. Nhận biết được dấu hiệu của bệnh lậu sớm sẽ giúp hạn chế sự lây nhiễm trước khi quá muộn.
Tổng quan về bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường t́nh dục cho cả nam và nữ. Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng của người bệnh. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm vào cổ tử cung.
Bệnh lậu là căn bệnh phổ biến nhất khi quan hệ t́nh dục. Em bé sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh trong khi sinh nếu mẹ của chúng bị bệnh. Ở trẻ sơ sinh, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của đứa bé.
Trong nhiều trường hợp, bệnh lậu c̣n không gây ra triệu chứng. Bạn thậm chí c̣n không biết ḿnh bị nhiễm bệnh.
Kiêng cữ quan hệ t́nh dục, sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lậu lây truyền qua đường t́nh dục.
Dấu hiệu của bệnh lậu
Rất nhiều trường hợp, nhiễm lậu không gây ra triệu chứng ǵ. Nhưng nếu có triệu chứng th́ chúng sẽ ảnh hưởng đến nhiều vị trí trong cơ thể bạn và đa số là ở đường sinh dục.
Ở đường sinh dục
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh lậu ở nam giới bao gồm:
•Đau khi đi tiểu
•Mủ chảy ra từ đầu dương vật
•Đau hoặc sưng ở tinh hoàn
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu ở nữ bao gồm:
•Tăng tiết dịch âm đạo
•Đau khi đi tiểu
•Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
•Đau khi quan hệ
•Đau bụng hoặc vùng chậu
Ở những vị trí khác trên cơ thể
Bệnh lậu cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như:
Trực tràng: Ngứa hậu môn, chảy mủ từ trực tràng, xuất hiện các đốm máu trên giấy vệ sinh sau khi đi vệ sinh và phải gắng sức khi tiểu.
Mắt: Đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và chảy mủ từ một hoặc cả hai mắt.
Họng: Đau họng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Khớp: Khi các khớp bị nhiễm trùng chúng sẽ nóng, đỏ, sưng và cực kỳ đau, đặc biệt là khi di chuyển.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
dấu hiệu của bệnh lậu
Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc chảy mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng.
Bạn cũng nên hẹn gặp bác sĩ nếu bạn đời của bạn được chẩn đoán mắc bệnh lậu. Bạn vẫn có thể bị nhiễm lậu ngay cả khi người bạn đời đă được điều trị bệnh lậu.
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đường sinh sản mà c̣n có khả năng ảnh hưởng đến màng nhầy của miệng, cổ họng, mắt và trực tràng.
Các vi khuẩn lậu thường di chuyển từ người này sang người khác trong khi quan hệ t́nh dục bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Bệnh lậu cũng truyền từ người mẹ nhiễm bệnh sang con trong khi sinh.
Mặc dù tất cả những người hoạt động t́nh dục đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, nhưng tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất xảy ra ở thanh thiếu niên và người Mỹ gốc Phi.
Các yếu tố rủi ro
dấu hiệu của bệnh lậu
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh lậu bao gồm:
•Người trẻ tuổi
•Thay đổi bạn t́nh
•Nhiều bạn t́nh
•Có tiền sử bệnh lậu trước đó
•Bị bệnh nhiễm trùng lây qua đường t́nh dục khác
Bệnh lậu sẽ được chữa khỏi nếu áp dụng đúng các phương pháp điều trị. Người bệnh có thể sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc khác nhau hoặc chỉ sử dụng 1 loại duy nhất cho bệnh. Điều quan trọng là phải dùng tất cả các loại thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc trị bệnh lậu không nên dùng chung với bất cứ ai. Mặc dù thuốc giúp ngăn chặn sự lây nhiễm, nhưng nó sẽ không khắc phục bất kỳ thiệt hại vĩnh viễn nào do bệnh gây ra. Kháng kháng sinh trong bệnh lậu đang ngày càng được quan tâm và việc điều trị bệnh lậu thành công ngày càng khó khăn. Nếu sau khi điều trị, người bệnh vẫn không thuyên giảm th́ cần tới gặp bác sĩ để tái khám và t́m được phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Biến chứng của bệnh lậu
Bệnh lậu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng:
Vô sinh ở phụ nữ: Khi bệnh lậu không được điều trị, nó sẽ lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID), sẹo ống dẫn trứng gây nguy cơ biến chứng thai kỳ và vô sinh.
Vô sinh ở nam giới: Đàn ông mắc bệnh lậu không được điều trị có thể bị viêm mào tinh hoàn (là một ống nhỏ, ở phía sau của tinh hoàn, nơi đặt ống dẫn tinh trùng). Viêm mào tinh hoàn không được điều trị sẽ dẫn đến vô sinh.
Nhiễm trùng lây lan đến các khớp và các khu vực khác của cơ thể: Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể lây lan qua máu và các bộ phận khác trong cơ thể, khiến người bệnh sốt, phát ban, lở loét da, đau, sưng và cứng khớp.
Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS: Mắc bệnh lậu khiến bạn dễ bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) dẫn đến AIDS. Những người mắc cả bệnh lậu và HIV đều truyền cả hai bệnh này dễ dàng cho bạn t́nh.
Biến chứng ở trẻ sơ sinh: Em bé mắc bệnh lậu từ mẹ trong khi sinh sẽ bị mù, lở loét trên da đầu và nhiễm trùng.
Pḥng ngừa bệnh lậu
Thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu:
Sử dụng bao cao su khi hệ t́nh dục: Kiêng quan hệ t́nh dục là cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu. Nhưng nếu bạn quan hệ t́nh dục, hăy sử dụng bao cao su trong bất kỳ loại quan hệ t́nh dục nào, bao gồm quan hệ t́nh dục qua đường hậu môn, quan hệ t́nh dục bằng miệng hoặc qua đường âm đạo.
Yêu cầu bạn t́nh đi kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục: Cần t́m hiểu xem bạn t́nh của ḿnh đă xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường t́nh dục hay chưa. Nếu chưa, hăy yêu cầu họ tiến hành kiểm tra trước khi quan hệ.
Đừng quan hệ t́nh dục với người có bất kỳ triệu chứng bất thường nào: Nếu bạn t́nh của bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh nhiễm trùng lây qua đường t́nh dục, chẳng hạn như nóng rát khi đi tiểu, phát ban hoặc đau ở bộ phận sinh dục th́ tốt nhất đừng quan hệ t́nh dục với người đó.
Cân nhắc sàng lọc bệnh lậu thường xuyên: Sàng lọc bệnh lậu hàng năm được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ dưới 25 tuổi và phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ nhiễm trùng. Kiểm tra thường xuyên cũng được khuyến nghị cho những người đàn ông quan hệ t́nh dục với nam giới.
Để tránh tái nhiễm bệnh lậu, hăy kiêng quan hệ t́nh dục không an toàn trong ṿng 7 ngày sau khi bạn và bạn t́nh đă hoàn thành quá tŕnh điều trị bệnh lậu.
Các biểu hiện và triệu chứng bệnh giang mai là ǵ?
Giang mai là căn bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động t́nh dục. Người bệnh thường không biết về căn bệnh này và vô t́nh lây cho người khác. Bằng việc nhận biết được dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai sẽ giúp bạn kịp thời điều trị căn bệnh xă hội này.
Các triệu chứng bệnh giang mai thường khó nhận biết và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai sẽ chuyển qua các giai đoạn nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Bạn hăy cùng Hello Bacsi t́m hiểu về các triệu chứng giang mai để kịp thời chẩn đoán và điều trị nhé.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh giang mai?
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người nhiễm bệnh trong khi quan hệ t́nh dục. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết trầy xước trên da. Trong một số ít trường hợp, giang mai có thể lây từ mẹ mắc bệnh cho con.
Bệnh giang mai không lây lan khi bạn sử dụng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc các dụng cụ ăn uống với người bệnh.
Triệu chứng bệnh giang mai là ǵ?
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rơ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
•Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.
•Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến ḷng bàn tay hoặc ḷng bàn chân.
•Xuất hiện mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
•Các mảng trắng trong miệng.
•Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.
Nếu không được điều trị trong nhiều năm, bệnh giang mai có thể lây sang năo hoặc các bộ phận khác của cơ thể và gây ra các vấn đề nghiêm trọng, lâu dài.
Bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng cũng khác nhau theo từng giai đoạn. Các giai đoạn có thể chồng lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo cùng thứ tự. Bạn có thể bị nhiễm giang mai và không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Một số triệu chứng bệnh giang mai trong các giai đoạn như sau:
Triệu chứng bệnh giang mai đầu tiên là một vết loét nhỏ, được gọi là săng giang mai. Các vết săng giang mai thường phát triển ở một số người và khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc.
Săng giang mai có thể xuất hiện ở âm đạo, hậu môn, dương vật, b́u và hiếm khi ở môi hoặc miệng. Nhiều người sẽ có thể không nhận thấy vết săng giang mai này, v́ nó thường không đau và ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng. Bên cạnh đó, các vết này có thể tự lành trong ṿng 3–5 ngày. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc để trị bệnh và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Giang mai giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 này, sau vài tuần bị bệnh, bạn có thể bị phát ban. Phát ban bắt đầu từ thân người và dần dần bao phủ toàn bộ cơ thể, thậm chí cả ḷng bàn tay và bàn chân. Phát ban này thường không ngứa và có thể kèm theo mụn ở miệng hoặc vùng sinh dục.
Bạn có thể cảm thấy bị bệnh và có các triệu chứng giống như cúm nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, đau họng, sưng hạch, nhức đầu và đau cơ. Bạn cũng có thể bị đau ở miệng, âm đạo, hậu môn hoặc rụng tóc.
Các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần và có thể đến 2 năm. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ tự biến mất khi có hoặc không điều trị.
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Nếu bệnh giang mai không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, có thể sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn cuối rất nguy hiểm.
Giang mai giai đoạn cuối
Những người bị mắc bệnh giang mai trong thời gian dài phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Giai đoạn cuối của giang mai có thể gây ra các khối u, mù ḷa, tê liệt. Nó có thể phá hủy hệ thống thần kinh, năo và các cơn quan khác, thậm chí là gây tử vong.
Hello Bacsi hy vọng bạn đă có được những thông tin cần thiết về triệu chứng bệnh giang mai. Bạn hăy nhớ rằng, phát hiện bệnh kịp thời sẽ giúp bạn tăng cơ hội chữa bệnh và tránh lây lan cho người thân.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
•Làm sao để pḥng ngừa bệnh giang mai cho chị em?
•Mẹ bầu cần biết gì về bệnh giang mai?
•Bệnh xă hội: Nguy cơ tiềm ẩn ngay bên cạnh bạn
Sùi mào gà là một t́nh trạng rất phổ biến và có thể điều trị được. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai lo lắng không biết bệnh ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Thực tế, bệnh thường không ảnh hưởng đến mẹ và bé, nhưng bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị bệnh.
Sùi mào gà thường do một số chủng virus HPV gây ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các t́nh trạng nhiễm HPV đều gây ra sùi mào gà. Một số virus HPV gây sùi mào gà, một số khác có thể gây ung thư ở cả nam và nữ giới.
Đặc biệt, HPV c̣n gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nếu bị sùi mào gà khi mang thai, bạn có thể lo lắng không biết bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Để giải đáp vấn đề này, bạn hăy đọc bài viết dưới đây nhé.
Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà khi mang thai
Nếu bạn có bất kỳ bệnh sử nào về nhiễm HPV, hăy nói chuyện với bác sĩ sản khoa. Bạn cũng nên nói cho họ biết về bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hay các xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.
Mặc dù HPV thường không ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi, nhưng bác sĩ sẽ muốn kiểm tra bất kỳ bất thường nào trong quá tŕnh mang thai. Do có rất nhiều tế bào đang phát triển và nhân lên khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ muốn xem ra bất kỳ sự tăng trưởng bất thường hoặc những thay đổi khác. Ngoài ra, một số phụ nữ khi mang thai có thể phát triển sùi mào gà trên diện rộng hơn b́nh thường.
Nếu bạn không biết ḿnh có bị nhiễm HPV hay không, bác sĩ sẽ thêm phần điều trị virus HPV vào kế hoạch chăm sóc tiền sản của bạn.
Sùi mào gà khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nào?
Thông thường, sùi mào gà sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể mắc các biến chứng.
Nếu bạn bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi mang thai, sùi mào gà có thể phát triển lớn hơn b́nh thường và làm cho bạn đau khi đi tiểu. Sùi mào gà lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh. Đôi khi, sùi mào gà trên thành âm đạo có thể làm cho âm đạo khó mở rộng trong khi sinh. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.
Rất hiếm các trường hợp bệnh truyền sang thai nhi. Nếu xảy ra, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển sùi mào gà trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau sinh.
May mắn thay, các chủng HPV gây ra sùi mào gà không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc các vấn đề khi sinh
Không có cách chữa sùi mào gà, nhưng một số loại thuốc có thể làm chúng khó nhận thấy hơn. Tuy nhiên, các thuốc này không nên được sử dùng trong thai kỳ.
Nếu dùng thuốc trị sùi mào gà từ trước khi mang thai, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ để loại bỏ mụn rộp nếu họ xác định phương pháp này an toàn cho bạn và bé.
Bạn không bao giờ điều trị sùi mào gà với các thuốc không kê toa. Những phương pháp điều trị này có thể gây đau đớn và kích thích hơn v́ chúng hoạt động rất mạnh, đặc biệt là khi thoa ở mô sinh dục nhạy cảm.
Nếu bạn có mụn rộp lớn, có thể gây trở ngại cho việc sinh, bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng cách:
•Đóng băng mụn rộp bằng nitơ lỏng
•Phẫu thuật mụn rộp
•Sử dụng tia laser để đốt cháy mụn rộp
Đối với phần lớn phụ nữ, mụn cóc sinh dục không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong quá tŕnh mang thai. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi rất thấp.
Nếu bạn có mụn rộp sinh dục hoặc bất kỳ chủng HPV nào và vẫn lo lắng về những ảnh hưởng của sùi mào gà khi mang thai, hăy nói chuyện với bác sĩ sản khoa. Họ có thể cho biết về các rủi ro cụ thể và cách điều trị tốt nhất cho bạn
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ: Mẹ bầu nên lưu ư
Bệnh sùi mào gà trong thai kỳ là t́nh trạng hiếm gặp. Tuy vậy, phần lớn mẹ và bé đều không chịu ảnh hưởng từ vấn đề này.
Mụn cóc sinh dục hay sùi mào gà là một bệnh lây qua đường t́nh dục. Chúng thường xuất hiện dưới dạng những nốt sần, có thể riêng lẻ hoặc thành cụm, trên các mô của bộ phận sinh dục. Bệnh sùi mào gà có khả năng xuất hiện ở cả nam và nữ. Trong một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng sùi mào gà nào.
Ngoài ra, bệnh sùi mào gà trong thai kỳ là t́nh trạng hiếm gặp, do đó không nhiều người hiểu rơ về ảnh hưởng của bệnh. Hiểu rơ vấn đề này, Hello Bacsi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh sùi mào gà trong thai kỳ trong bài viết sau.
Bạn có thể quan tâm: 9 điều bạn nên biết về bệnh mụn cóc sinh dục.
Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng thế nào đến việc chăm sóc thai kỳ?
Nếu bạn đă từng nhiễm HPV, hăy cho bác sĩ biết về chuyện này. Mặc dù HPV thường không ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi, bác sĩ vẫn sẽ muốn kiểm tra bất kỳ dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện trong quá tŕnh mang thai. Bởi v́ rất nhiều tế bào đang phát triển trong thai kỳ, bác sĩ sẽ cần xem xét liệu đây là sự tăng trưởng b́nh thường hay đột biến. Mặt khác, một số phụ nữ có nguy cơ phát triển mụn cóc sinh dục lớn hơn b́nh thường trong thời gian họ mang thai.
Nếu bạn không chắc liệu bản thân mắc bệnh sùi mào gà hay không, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán. Đây cũng là một phần thuộc chu tŕnh chăm sóc trước khi sinh.
Mụn cóc sinh dục có dẫn đến biến chứng trong thai kỳ?
Hầu hết trường hợp, sùi mào gà không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, biến chứng do mụn cóc sinh dục vẫn có nguy cơ phát sinh.
Mụn cóc sinh dục xuất hiện trong thời gian mang thai có thể phát triển lớn hơn b́nh thường. Đối với phụ nữ, điều này có khả năng khiến họ cảm thấy đau đớn khi đi ngoài. Mặt khác, những nốt sần này có nguy cơ gây xuất huyết trong lúc sinh. Đôi khi, mụn cóc phát sinh trên thành âm đạo có thể khiến cơ quan này khó co giăn khi sinh con. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể phải sinh mổ.
Sùi mào gà rất hiếm di truyền cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp như vậy, trẻ có thể bị mụn cóc ở miệng hoặc cổ họng trong vài tuần sau khi chào đời.
Một vài chủng virus gây sùi mào gà đă được chứng minh có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề khi sinh nở xảy ra.
Các biện pháp điều trị sùi mào gà cho mẹ bầu
Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa phát triển phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà trong thai kỳ. Vài loại thuốc có thể ức chế một phần mụn cóc sinh dục, nhưng phần lớn chúng đều không được áp dụng cho phụ nữ mang thai v́ lư do an toàn cho cả mẹ và bé.
Nếu bạn đă bị sùi mào gà và dùng thuốc kê đơn để điều trị chúng trước khi mang thai, hăy tham vấn ư kiến của bác sĩ trước khi tiếp tục sử dụng chúng trong thời gian này. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ để loại bỏ mụn cóc trong thai kỳ nếu họ cảm thấy điều này an toàn cho bạn và thai nhi.
Bạn cần lưu ư rằng không bao giờ điều trị sùi mào gà bằng thuốc không kê đơn. Những phương pháp này có thể dẫn đến các cơn đau dữ dội, đặc biệt khi áp dụng chúng trên các bộ phận nhạy cảm.
Trong trường hợp các nốt sần quá lớn, có nguy cơ ảnh hưởng đến việc sinh nở, bác sĩ sẽ t́m cách loại bỏ chúng. Các biện pháp có thể gồm:
•Đóng băng mụn cóc bằng nitơ lỏng
•Phẫu thuật cắt bỏ mụn cóc
•Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc
Đối với phần lớn trường hợp, mụn cóc sinh dục không gây ra bất kỳ vấn đề nào trong thai kỳ. Ngoài ra, nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi là rất thấp.
Nếu bạn không may bị sùi mào gà khi mang thai và lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra do vấn đề này, hăy tham vấn ư kiến từ bác sĩ phụ sản. Họ có thể giúp bạn t́m hiểu về một vài biến chứng hiếm gặp cũng như phương pháp điều trị tốt nhất.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
•Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ
•Tṛ chuyện cùng mẹ bầu về vấn đề tiêm vắc xin
•Nếu không muốn ung thư cổ tử cung, hăy tiêm vắc xin HPV ngay bây giờ
Ai cũng có thể bị herpes miệng. Nó có thể gây khó chịu, đau đớn và ngại ngùng cho người mắc bệnh nhưng không để lại bất cứ di chứng ǵ khi khỏi bệnh.
Herpes miệng là ǵ và bạn có thể làm ǵ để đối phó với nó? Hăy cùng t́m hiểu trong bài viết này!
1. Herpes miệng là ǵ?
herpes miệng
Herpes miệng là bệnh do virus herpes simplex gây ra. Bệnh lây lan từ người sang người thông qua đường tiếp xúc da với da như hôn môi, chạm tay vào mụn nước. Người bệnh sẽ bị nổi các mụn nước nhỏ, đau, mọc thành chùm ở miệng, thỉnh thoảng c̣n mọc ở các ngón tay, mũi hoặc trong miệng. Mụn nước thường tự khỏi sau 2 tuần.
Không thể điều trị dứt điểm herpes miệng, bệnh sẽ tái phát nhiều lần trong đời. Điều trị và pḥng ngừa đúng cách sẽ giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng và tránh khỏi các đợt bùng phát.
2. Nguyên nhân gây herpes miệng
Có hai chủng virus herpes simplex gây bệnh herpes miệng. Virus herpes simplex chủng 1 (HSV-1) là nguyên nhân của hơn 80% trường hợp herpes miệng. Phần c̣n lại do virus herpes simplex chủng 2 (HSV-2) gây ra.
Virus lây lan mạnh khi cơ thể xuất hiện mụn nước. Thậm chí, bệnh vẫn có thể lây lan khi cơ thể không xuất hiện triệu chứng. Do đó, có rất nhiều người đă mang virus trong người (thống kê năm 2012 có 3,7 tỉ người, tương đương 67% dân số toàn thế giới mang HSV-1). Người ta có thể mang virus trong người suốt đời mà không hay biết v́ cơ thể không có triệu chứng ǵ rơ rệt. Một số người có biểu hiện herpes miệng, môi hoặc cơ quan sinh dục. Số cực ḱ hiếm có biểu hiện viêm giác mạc và viêm năo do virus herpes.
3. Triệu chứng herpes miệng
herpes miệng
Bạn có thể cảm thấy châm chích, ngứa ngáy ở miệng và vùng xung quanh. Sau đó khoảng 2 ngày, các mụn nước bắt đầu xuất hiện.
Các mụn nước sẽ xuất hiện thành chùm gây đau rát, chứa đầy dịch và đỏ rực. Sau vài ngày, mụn nước sẽ vỡ ra để lại các vết lở loét quanh miệng.
Các triệu chứng khác đi kèm với mụn nước bao gồm: sốt, đau nhức cơ thể hoặc sưng hạch cổ.
Bạn phải đi bác sĩ ngay nếu thấy bất cứ khó chịu nào trong mắt hoặc thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Các giai đoạn tiến triển của mụn nước
♦ Giai đoạn 1: Châm chích, ngứa ngáy ở miệng khoảng 24-48 giờ trước khi mụn nước xuất hiện.
♦ Giai đoạn 2: Các mụn căng phồng chứa đầy dịch.
♦ Giai đoạn 3: Các mụn nước vỡ ra để lại các vết lở loét rất đau.
. Khi mắc herpes miệng, trường hợp nào cần đến bác sĩ ngay?
herpes miệng
Với đợt herpes miệng đầu tiên trong đời, các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn. Nếu gặp phải những trường hợp sau đây, bạn cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị herpes miệng:
♦ Sốt cao liên tục
♦ Khó thở
♦ Nuốt khó
♦ Đỏ hoặc thấy bất cứ bất thường nào ở mắt
5. Điều trị herpes miệng
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp tiêu diệt hoàn toàn virus trong cơ thể người nhiễm. May mắn là hầu hết người nhiễm virus không xuất hiện triệu chứng nào. Khi xuất hiện triệu chứng thể nhẹ, bạn có thể áp dụng nhiều cách điều trị herpes tại nhà cho đến khi lành bệnh:
♦ Thuốc mỡ và kem bôi giúp giảm đau và làm lành tổn thương.
♦ Thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen, ibuprofen.
♦ Thuốc kháng virus chỉ được dùng khi có toa bác sĩ như acyclovir, valacyclovir, famciclovir và dùng càng sớm càng tốt khi triệu chứng vừa mới xuất hiện.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm nhiều cách hỗ trợ khi điều trị herpes miệng tại nhà như:
herpes miệng
♦ Chườm khăn lạnh sạch hoặc đá lạnh quấn trong khăn lên vết loét để giảm đau (không đặt nước đá trực tiếp lên vùng da bị tổn thương).
♦ Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên tổn thương (đeo khẩu trang khi ra đường).
♦ Tránh đụng chạm vào các mụn nước.
♦ Bạn nhớ rửa sạch tay trước và sau khi bôi kem hoặc chăm sóc vết thương.
♦ Nhớ bổ sung thêm nước và vitamin C (bạn có thể uống thêm sinh tố, nước ép).
Herpes miệng sẽ dễ tái phát nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của bạn bị suy yếu. Để tránh điều này, bạn cần:
♦ Ăn đủ chất dinh dưỡng.
♦ Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít nước).
♦ Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.
♦ Ngủ đủ giấc.
♦ Tránh tiếp xúc trực tiếp, dùng chung khăn, bàn chải, thức ăn với người đang có herpes miệng hoặc nghi ngờ có herpes miệng.
♦ Quan hệ t́nh dục an toàn (sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ, chung thủy 1 vợ 1 chồng) để tránh virus lây lan sang hệ sinh dục và các bệnh khác lây qua đường t́nh dục.
Làm thế nào để pḥng ngừa bệnh giang mai hiệu quả?
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Làm thế nào để pḥng ngừa bệnh giang mai hiệu quả?
Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường t́nh dục rất phổ biến, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rơ về bệnh sẽ giúp bạn có kế hoạch pḥng ngừa bệnh giang mai tốt hơn.
Bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng cũng khác nhau. Tuy nhiên, các giai đoạn bệnh có thể chồng lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo cùng thứ tự. Bạn có thể bị nhiễm giang mai và không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Giang mai nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Điều quan trọng để bạn pḥng ngừa bệnh giang mai là hiểu rơ nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh, từ đó có biện pháp pḥng tránh bệnh hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi quan hệ t́nh dục. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ hoặc trầy xước trên da hay màng nhầy. Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, nhưng đôi khi xảy ra ở giai đoạn đầu.
Nguyên nhân ít phổ biến hơn, giang mai có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp như hôn hoặc do mẹ bầu nhiễm bệnh truyền qua thai nhi (giang mai bẩm sinh).
Bệnh giang mai không thể lây lan khi dùng cùng nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống.
Sau khi được chữa khỏi, giang mai không tái phát. Tuy nhiên, bạn có thể bị tái nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh giang mai.
Bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu:
•Quan hệ t́nh dục không an toàn
•Quan hệ t́nh dục không an toàn với nhiều bạn t́nh
•Quan hệ t́nh dục đồng giới nam
•Bị nhiễm HIV
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.