HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Ta đă biết, trong khớp có sụn khớp (articular cartilage), bao bọc các đầu xương như một lớp đệm, giúp các đầu xương nhẹ nhàng trượt lên nhau khi khớp chuyển động. Bệnh khớp thoái biến gây do sự ṃn lở của sụn khớp. Khi sụn ṃn hoặc lở vỡ, các đầu xương không c̣n uyển chuyển trượt lên nhau, nên gây đau nhức, cứng khớp, ...
Tuy vậy, rất nhiều trường hợp bệnh không gây đau ǵ cả. Có người chẳng bao giờ đau, t́nh cờ chụp phim, phim chụp cho thấy khớp đă ṃn.
Đau khớp, nếu xảy ra, trong giai đoạn đầu, thường là cái đau âm ỉ, cảm thấy sâu trong khớp bệnh: khớp lưng, hoặc khớp hông, khớp gối, khớp ngón tay, ... Người bệnh thấy đau nhiều hơn khi đi lại, sử dụng khớp, và bớt đau lúc nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, cái đau thành liên tục, làm khổ cả vào ban đêm.
“Công chúa đứt tay, ăn mày đổ ruột”. Mỗi người chúng ta cảm nhận cái đau một khác. Cùng một mức độ bệnh lư của khớp, phụ nữ than đau nhiều hơn đàn ông, người hưởng trợ cấp than đau nhiều hơn người đi làm, và người ly dị than nhiều hơn người có gia đ́nh hạnh phúc. Người ta cho rằng trong bệnh khớp thoái biến, như chứng đau lưng, như nhiều bệnh khác, những yếu tố tâm lư và xă hội có ảnh hưởng quan trọng, khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hay ít.
Triệu chứng quan trọng khác là cứng khớp (stiffness). Khớp thường cứng vào buổi sáng mới ngủ dậy hoặc sau lúc nghỉ ngơi một thời gian ngắn trong ngày. Cứng khớp không kéo dài lâu, chỉ khoảng 20 phút.
Đến giai đoạn nặng, khớp mất h́nh dạng b́nh thường, méo mó, to lên, và không c̣n gập, duỗi được hết mức. Có khi, đang đi, khớp khựng lại. Khớp sờ thấy đau, hoặc sưng và hơi nóng. Khi khớp chuyển động, sờ như thấy các đầu xương trong khớp chạm vào nhau, kêu “lục cục lạc cạc”.
Sự định bệnh dựa vào bệnh sử (triệu chứng do người bệnh kể), sự thăm khám, và phim chụp. Phim chụp cho thấy hai đầu xương trong khớp sát vào nhau ở chỗ sụn bị ṃn, có khi thấy những chồi xương mọc ra bất thường. Khi sụn khớp ṃn nhiều, trên phim, khớp lệch lạc thấy rơ (subluxation), mất h́nh dạng b́nh thường.
Điểm đáng chú ư là triệu chứng và mức độ tàn tật do bệnh gây nên, nặng hay nhẹ, thường không ăn khớp với phim chụp. Nếu đem 100 người trên 40 tuổi ra chụp phim, theo phim chụp, 90 người sẽ có những thay đổi bất thường ở các khớp nâng đỡ sức nặng cơ thể (lưng dưới, hông, gối, ...), tuy vậy, chỉ 30 người có triệu chứng đau nhức. Đau dữ hay ít, như đă bàn, c̣n tùy thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt những yếu tố tâm lư và xă hội.
Trong bài kỳ sau, chúng ta sẽ bàn đến việc chữa trị bệnh viêm khớp-xương.
Bệnh West Nile truyền do muỗi cắn hiện đang hoành hành trên đất Mỹ. Hiện toàn quốc Mỹ, có hơn 1,100 trường hợp bệnh được xác định, một nửa là ở Texas.
Ở Cali ta, mùa hè năm nay, tổng cộng đă có 34 trường hợp bệnh West Nile t́m thấy, và riêng trong tuần này có thêm 8 trường hợp bệnh mới được báo cáo. 1 người đă mất mạng. Căn bệnh sẽ c̣n tiếp tục cho măi đến đầu thu, thường dữ nhất, tấn công mạnh khoảng cuối tháng 8 và trong tháng 9, thời tiết nóng thích hợp cho muỗi sinh con đẻ cái.
Nguyên nhân
Bệnh West Nile gây do siêu vi West Nile (West Nile virus), một thành viên trong nhóm siêu vi gây bệnh viêm óc Nhật Bản (Japanese encephalitis), khám phá đầu tiên năm 1937 trên một phụ nữ Phi Châu bị nóng sốt tại khu vực phía Tây sông Nile, miền Tây Bắc xứ Uganda.
Trước khi đến Mỹ năm 1999, siêu vi West Nile đă càn quét nhiều nơi, Phi châu, Trung Đông, Đông Âu, Nga Sô, Á châu, Úc. Năm 1999, nó có mặt tại Mỹ, làm chết 7 người ở New York. Từ đó, không mấy tiểu bang vắng bóng nó.
Bệnh tấn công và làm chết các chim chóc. Đến hơn 70 loại chim là nguồn chứa siêu vi; tại Hoa Kỳ, quạ là chính. Bệnh truyền sang người qua muỗi chích, những con muỗi nhiễm và chứa siêu vi trong các tuyến nước miếng của chúng, sau khi chúng đốt, hút máu những chim chóc mang siêu vi West Nile trong thân thể.
Thỉnh thoảng, có trường hợp bệnh lây qua truyền máu, các cơ quan được ghép, qua nhau, qua da.
Bệnh không lây từ người nọ sang người kia qua sự tiếp xúc thường ngày, như bắt tay, hôn nhau, thân nhân chăm sóc cho người bệnh.
Triệu chứng
Khoảng 75% số người nhiễm siêu vi West Nile do muỗi truyền không thấy có triệu chứng ǵ cả.
25% (một phần tư) số người nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng phát khởi 3 đến 15 ngày sau khi bị muỗi chích, và triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Người bệnh nóng sốt, yếu mệt, nhức đầu, đau lưng, đau mỏi bắp thịt, biếng ăn độ 3-6 ngày. Người khác đau mắt, đau họng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng. Có người nổi mẩn đỏ trên da, sưng hạch. Khi căn bệnh đi, nó vẫn có thể c̣n khiến ta mệt mỏi cả nhiều tuần lễ sau.
Một số nhỏ (khoảng 1 trong 150 người có triệu chứng) không may bệnh sẽ rất nặng, bị viêm óc (encephalitis) hoặc viêm màng óc (meningitis). Những vị này sốt cao, nhức đầu kinh khủng, cứng cổ, lơ mơ, lẫn lộn, hôn mê, đôi khi buồn nôn, ói mửa. Người bệnh có thể có những rối loạn về cử động như tay chân run rẩy, bắp thịt giật từng cơn, chậm chạp, đi đứng không vững. Với thể bệnh này, các vị trên 65 tuổi rất dễ chết. Người sống sót, hay mang những biến chứng tổn thương về nhận thức và thần kinh dài lâu.
Bịnh không truyền thẳng giữa người và người, nên người bệnh không cần cách ly, người thân vẫn kề cận săn sóc được.
Thể bệnh nặng thường xảy ra cho người trên 50 tuổi, và người có sức đề kháng cơ thể giảm như đang bị ung thư, liệt kháng (AIDS), tiểu đường, hoặc các bịnh trầm kha khác.
Ngoài ra, siêu vi West Nile c̣n có thể gây dạng bệnh “liệt mềm cấp tính” (acute flaccid paralysis), tuy hiếm hơn nhiều, song nguy hiểm, tấn công tất cả mọi người, bất kể già trẻ, khỏe yếu. Người bệnh liệt, giống như khi bị bệnh sốt tê liệt (poliomyelitis). Trong dạng bệnh “liệt mềm cấp tính”, bắt chước siêu vi sốt tê liệt, siêu vi West Nile tấn công những phần óc điều khiển sự vận động. Như phần óc điều khiển cử động của chân chẳng hạn, người bệnh vẫn c̣n cảm giác, ai sờ đến chân vẫn biết, song chân mềm oặt, không nhúc nhích ǵ được.
Điều đáng sợ, triệu chứng liệt gây do dạng bệnh này thường sẽ vĩnh viễn, khó thể hồi phục lại. Dạng bệnh “liệt mềm cấp tính” được nhận ra và nghiên cứu vào năm 2000, một năm sau khi siêu vi West Nile đột nhập vào Mỹ qua ngă New York. Cũng may, đến nay h́nh như mới chỉ có vài trường hợp bệnh “liệt mềm cấp tính” xảy ra.
Cuối hè đầu thu, vị nào bỗng dưng nóng sốt không rơ nguyên nhân, đặc biệt với các dấu chứng viêm màng óc, viêm óc, hoặc liệt mềm, chúng ta nên nghĩ đến bệnh West Nile. Nhất là khi trong vùng đang có dịch, cho chim chóc hoặc người.
Có nhiều cách để xác định đây đúng là bệnh West Nile. Cách tốt là t́m kháng thể chống siêu vi West Nile IgM trong máu hoặc nước tủy sống.
Chữa trị và pḥng ngừa
Bệnh West Nile chưa có thuốc để trị.
Các bệnh siêu vi (virus) thường khó chữa, chẳng như bệnh vi trùng (bacteria), ta c̣n ỷ vào thuốc trụ sinh (antibiotic) [song không ít bác sĩ vẫn dùng trụ sinh để chữa bệnh siêu vi, mong vừa ḷng người bệnh, làm vậy kỳ lắm].
Người bệnh West Nile, nếu có triệu chứng nhẹ như cảm thường thôi, ta dùng thuốc giúp người bệnh dễ chịu. Bệnh nặng, cần đưa vào nhà thương.
Hiện cũng chưa có thuốc ngừa bệnh West Nile.
Thế nên, cách đối phó căn bệnh hữu hiệu nhất là tránh đừng để muỗi đốt:
- Ta vào nhà khi trời sụp tối, sáng tránh ra ngoài sớm. Đây là những lúc muỗi hoạt động mạnh nhất, trong cảnh tranh tối tranh sáng.
- Xem lại các cửa lưới c̣n tốt không; chúng giúp ngăn muỗi khỏi vào nhà.
- Tát khô hết các vũng nước ứ đọng quanh nhà, trong hũ, chậu, bánh xe cũ phế bỏ ngoài sân, v.v..
- Mặc quần áo dài tay, dài chân che phủ thân thể khi ra ngoài trời. Muỗi thích đốt người mặc mầu sậm, nên chúng ta mặc quần áo mầu sáng tốt hơn.
- Xịt thuốc chống muỗi ṃng (insect repellant) DEET 30-35% vào da, phần để lộ ra ngoài và cả trên quần áo.
- Báo động với cơ quan y tế công cộng nếu thấy chim chết bất thường hay gia tăng. Không nên tự ḿnh bốc xác chim chết, mặc dù nguy cơ bị nhiễm siêu vi West Nile trực tiếp từ xác chim rất hiếm.
Đời chẳng lúc nào yên, mùa nào bệnh nấy. Thôi đành vậy, đang lúc căn bệnh West Nile trên đà hoành hành, chúng ta chịu khó theo dơi báo chí, truyền h́nh truyền thanh, cẩn thận nghe theo lời khuyên của giới chức y tế.
Bệnh West Nile truyền do muỗi cắn hiện đang hoành hành trên đất Mỹ. Hiện toàn quốc Mỹ, có hơn 1,100 trường hợp bệnh được xác định, một nửa là ở Texas.
Ở Cali ta, mùa hè năm nay, tổng cộng đă có 34 trường hợp bệnh West Nile t́m thấy, và riêng trong tuần này có thêm 8 trường hợp bệnh mới được báo cáo. 1 người đă mất mạng. Căn bệnh sẽ c̣n tiếp tục cho măi đến đầu thu, thường dữ nhất, tấn công mạnh khoảng cuối tháng 8 và trong tháng 9, thời tiết nóng thích hợp cho muỗi sinh con đẻ cái.
Nguyên nhân
Bệnh West Nile gây do siêu vi West Nile (West Nile virus), một thành viên trong nhóm siêu vi gây bệnh viêm óc Nhật Bản (Japanese encephalitis), khám phá đầu tiên năm 1937 trên một phụ nữ Phi Châu bị nóng sốt tại khu vực phía Tây sông Nile, miền Tây Bắc xứ Uganda.
Trước khi đến Mỹ năm 1999, siêu vi West Nile đă càn quét nhiều nơi, Phi châu, Trung Đông, Đông Âu, Nga Sô, Á châu, Úc. Năm 1999, nó có mặt tại Mỹ, làm chết 7 người ở New York. Từ đó, không mấy tiểu bang vắng bóng nó.
Bệnh tấn công và làm chết các chim chóc. Đến hơn 70 loại chim là nguồn chứa siêu vi; tại Hoa Kỳ, quạ là chính. Bệnh truyền sang người qua muỗi chích, những con muỗi nhiễm và chứa siêu vi trong các tuyến nước miếng của chúng, sau khi chúng đốt, hút máu những chim chóc mang siêu vi West Nile trong thân thể.
Thỉnh thoảng, có trường hợp bệnh lây qua truyền máu, các cơ quan được ghép, qua nhau, qua da.
Bệnh không lây từ người nọ sang người kia qua sự tiếp xúc thường ngày, như bắt tay, hôn nhau, thân nhân chăm sóc cho người bệnh.
Triệu chứng
Khoảng 75% số người nhiễm siêu vi West Nile do muỗi truyền không thấy có triệu chứng ǵ cả.
25% (một phần tư) số người nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng phát khởi 3 đến 15 ngày sau khi bị muỗi chích, và triệu chứng rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm siêu vi khác. Người bệnh nóng sốt, yếu mệt, nhức đầu, đau lưng, đau mỏi bắp thịt, biếng ăn độ 3-6 ngày. Người khác đau mắt, đau họng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng. Có người nổi mẩn đỏ trên da, sưng hạch. Khi căn bệnh đi, nó vẫn có thể c̣n khiến ta mệt mỏi cả nhiều tuần lễ sau.
Một số nhỏ (khoảng 1 trong 150 người có triệu chứng) không may bệnh sẽ rất nặng, bị viêm óc (encephalitis) hoặc viêm màng óc (meningitis). Những vị này sốt cao, nhức đầu kinh khủng, cứng cổ, lơ mơ, lẫn lộn, hôn mê, đôi khi buồn nôn, ói mửa. Người bệnh có thể có những rối loạn về cử động như tay chân run rẩy, bắp thịt giật từng cơn, chậm chạp, đi đứng không vững. Với thể bệnh này, các vị trên 65 tuổi rất dễ chết. Người sống sót, hay mang những biến chứng tổn thương về nhận thức và thần kinh dài lâu.
Bịnh không truyền thẳng giữa người và người, nên người bệnh không cần cách ly, người thân vẫn kề cận săn sóc được.
Thể bệnh nặng thường xảy ra cho người trên 50 tuổi, và người có sức đề kháng cơ thể giảm như đang bị ung thư, liệt kháng (AIDS), tiểu đường, hoặc các bịnh trầm kha khác.
Ngoài ra, siêu vi West Nile c̣n có thể gây dạng bệnh “liệt mềm cấp tính” (acute flaccid paralysis), tuy hiếm hơn nhiều, song nguy hiểm, tấn công tất cả mọi người, bất kể già trẻ, khỏe yếu. Người bệnh liệt, giống như khi bị bệnh sốt tê liệt (poliomyelitis). Trong dạng bệnh “liệt mềm cấp tính”, bắt chước siêu vi sốt tê liệt, siêu vi West Nile tấn công những phần óc điều khiển sự vận động. Như phần óc điều khiển cử động của chân chẳng hạn, người bệnh vẫn c̣n cảm giác, ai sờ đến chân vẫn biết, song chân mềm oặt, không nhúc nhích ǵ được.
Điều đáng sợ, triệu chứng liệt gây do dạng bệnh này thường sẽ vĩnh viễn, khó thể hồi phục lại. Dạng bệnh “liệt mềm cấp tính” được nhận ra và nghiên cứu vào năm 2000, một năm sau khi siêu vi West Nile đột nhập vào Mỹ qua ngă New York. Cũng may, đến nay h́nh như mới chỉ có vài trường hợp bệnh “liệt mềm cấp tính” xảy ra.
Cuối hè đầu thu, vị nào bỗng dưng nóng sốt không rơ nguyên nhân, đặc biệt với các dấu chứng viêm màng óc, viêm óc, hoặc liệt mềm, chúng ta nên nghĩ đến bệnh West Nile. Nhất là khi trong vùng đang có dịch, cho chim chóc hoặc người.
Có nhiều cách để xác định đây đúng là bệnh West Nile. Cách tốt là t́m kháng thể chống siêu vi West Nile IgM trong máu hoặc nước tủy sống.
Chữa trị và pḥng ngừa
Bệnh West Nile chưa có thuốc để trị.
Các bệnh siêu vi (virus) thường khó chữa, chẳng như bệnh vi trùng (bacteria), ta c̣n ỷ vào thuốc trụ sinh (antibiotic) [song không ít bác sĩ vẫn dùng trụ sinh để chữa bệnh siêu vi, mong vừa ḷng người bệnh, làm vậy kỳ lắm].
Người bệnh West Nile, nếu có triệu chứng nhẹ như cảm thường thôi, ta dùng thuốc giúp người bệnh dễ chịu. Bệnh nặng, cần đưa vào nhà thương.
Hiện cũng chưa có thuốc ngừa bệnh West Nile.
Thế nên, cách đối phó căn bệnh hữu hiệu nhất là tránh đừng để muỗi đốt:
- Ta vào nhà khi trời sụp tối, sáng tránh ra ngoài sớm. Đây là những lúc muỗi hoạt động mạnh nhất, trong cảnh tranh tối tranh sáng.
- Xem lại các cửa lưới c̣n tốt không; chúng giúp ngăn muỗi khỏi vào nhà.
- Tát khô hết các vũng nước ứ đọng quanh nhà, trong hũ, chậu, bánh xe cũ phế bỏ ngoài sân, v.v..
- Mặc quần áo dài tay, dài chân che phủ thân thể khi ra ngoài trời. Muỗi thích đốt người mặc mầu sậm, nên chúng ta mặc quần áo mầu sáng tốt hơn.
- Xịt thuốc chống muỗi ṃng (insect repellant) DEET 30-35% vào da, phần để lộ ra ngoài và cả trên quần áo.
- Báo động với cơ quan y tế công cộng nếu thấy chim chết bất thường hay gia tăng. Không nên tự ḿnh bốc xác chim chết, mặc dù nguy cơ bị nhiễm siêu vi West Nile trực tiếp từ xác chim rất hiếm.
Đời chẳng lúc nào yên, mùa nào bệnh nấy. Thôi đành vậy, đang lúc căn bệnh West Nile trên đà hoành hành, chúng ta chịu khó theo dơi báo chí, truyền h́nh truyền thanh, cẩn thận nghe theo lời khuyên của giới chức y tế.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Nhờ những tiến bộ cuả y học, tuổi thọ chúng ta ngày càng tăng. Cao tuổi, chúng ta dễ găy xương. Một trong những yếu tố quan trọng khiến ta hay găy xương khi có tuổi là bệnh xốp xương.
Bệnh xốp xương, hay rỗng xương (osteoporosis), khiến xương yếu dần, trở nên mềm, dễ găy. 20 triệu người ở Mỹ hiện mang bệnh xốp xương. Nhiều vị thành tàn phế, phải trông nhờ vào sự chăm sóc của người khác. Ở Việt Nam ta, h́nh ảnh của bệnh cũng đă đi vào ca dao:
"Bà c̣ng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà c̣ng"
Bệnh xảy ra cho phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
Thời gian gần đây, nhiều khám phá mới đưa đến những hiểu biết cặn kẽ hơn về căn bệnh, đồng thời, những phương pháp định bệnh chính xác, nhiều cách chữa trị hữu hiệu lần lượt ra đời, giúp các bác sĩ có thêm phương tiện định bệnh, trong tay thêm nhiều vũ khí chiến đấu chống căn bệnh.
Mỗi xương gồm có vỏ bên ngoài, bao bọc một ḷng bên trong. Ḷng xương b́nh thường đặc và chắc. Bệnh xốp xương do một số các chất trong ḷng xương mất đi dần theo thời gian, khiến xương không c̣n đặc, chắc như trước. Đây là hiện tượng mất xương (bone loss) theo thời gian khi ta có tuổi.
Đời là một tiến tŕnh vừa phá hoại, vừa xây dựng. Xương là nơi thể hiện triết lư này triệt để nhất. Trong suốt cuộc đời ba vạn chín ngh́n ngày của chúng ta, luôn luôn trong xương lúc nào cũng có tiến tŕnh phá xương cũ, tạo xương mới. Công tác phá xương cũ được trao cho các tế bào có tên gọi "osteoclast". Công tác tạo xương mới do các tế bào có tên "osteoblast" đảm nhiệm. Tên chúng giống nhau, chỉ khác có chữ c và b ở giữa. c là cắn cấu, b là bồi bổ.
Thời gian không những gặm nhấm tâm hồn ta, c̣n gặm dần xương ta. Cho đến khoảng tuổi giữa 30 vào 40, xương vẫn tiếp tục phát triển, nên ta tạo xương nhiều hơn mất xương. Sau đó, tới một giai đoạn cân bằng, xương tạo ra do các tế bào "osteoblast" cân bằng với xương lấy mất đi bởi các tế bào "osteoclast". Chỗ nào trong xương bị các tế bào osteoclast cắn phá, chỗ ấy lập tức được các tế bào osteoblast chạy tới bồi đắp những xương mới. Rồi khi về già, ít nhiều, chúng ta đều mất xương dần, do xương cũ bị phá đi, song xương mới không tạo ra kịp để trám các chỗ hổng trong xương, nơi những xương cũ không c̣n. Ai mất xương nhiều quá, sẽ bị bệnh xốp xương.
Đặc biệt, phụ nữ, sau khi măn kinh, cùng với những thay đổi khác của cơ thể gây do măn kinh, như hay bị những cơn hừng nóng mặt (hot flashes), khó ngủ, buồn sầu, ngứa ngáy âm đạo, đi tiểu nhiều lần, tiểu khó, ..., người phụ nữ cũng bị mất xương nhanh chóng. Do buồng trứng nghỉ làm việc, không c̣n tiết đủ chất kích thích tố nữ estrogen cần cho cơ thể như xưa. Estrogen có tác dụng cân bằng sự phá xương và sự tạo xương. Thiếu estrogen, các tế bào osteoclast gia tăng hoạt động, cắn phá, tạo những lỗ hổng trong xương, trước con mắt bất lực của các tế bào osteoblast. Lâu dần, ḷng xương không c̣n đặc, chắc như trước, và xương trở nên xốp rỗng, mềm, dễ găy.
Như vậy, chất kích thích tố nữ estrogen là lính canh cửa cần mẫn, ngăn không cho thời gian ăn cắp mất xương của người phụ nữ. Trong khoảng tuổi 45 đến 55, người phụ nữ kinh, chất estrogen đột ngột giảm đi trong cơ thể, trộm thời gian tha hồ tung hoành. Có vị mất đến 25% độ đặc của xương (bone density), chỉ trong ṿng 5-7 năm sau khi măn kinh.
Ai dễ bị bệnh xốp xương?
Nhiều yếu tố khiến t́nh bạn giữa ta và xương dễ mất, xương bỏ ta ra đi:
- Tuổi tác: càng cao tuổi, ta càng mất xương dần. Nếu xương mất nhiều quá, sẽ đưa đến bệnh xốp xương.
- Phụ nữ: trong 100 trường hợp bệnh xốp xương, 80 người là phụ nữ.
- Gia đ́nh có người găy xương do bệnh xốp xương (nhất là găy xương hông ở mẹ).
- Người lớn đă từng găy xương, nhất là ở những nơi hay bị bệnh xốp xương như xương sống, xương hông, xương cổ tay.
- Măn kinh sớm (trước tuổi 45).
- Người cả đời ít dùng chất calcium và sinh tố D.
- Đời sống ít hoạt động, ít thể dục thể thao.
- Hút thuốc lá.
- Uống rượu nhiều quá.
- Người gầy, nhẹ cân.
Ngoài ra, những người mang bệnh cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism) hoặc dùng thuốc steroid lâu ngày cũng dễ bị xốp xương.
Triệu chứng
Xốp xương là một căn bệnh khởi đầu thầm lặng. Nó lặng lẽ ở với nhiều người qua những năm tháng, cho tới khi người ấy đột nhiên bị găy xương.
Khi xương sống (spine) đă trở thành mềm và yếu do mất xương nhiều quá, nó cứ găy dần, từ từ, ít một. Có khi chỉ cần ho một tiếng, hoặc cúi xuống bế cháu đang khóc, cũng đủ khiến xương sống găy thêm một chút. Lâu ngày, xương sống găy đă nhiều lần, mà ta không hay biết, sẽ ngắn dần, làm người thấp đi. Nhiều người thấy quần ḿnh tự nhiên sao dài hơn trước, hoặc quần áo vẫn mặc nay hơi kỳ kỳ, không c̣n thực vừa ư. Sau cùng, một ngày kia, họ bắt đầu thấy đau, lưng c̣ng đi, rồi đi lại khó khăn. Đi chợ trời mưa hay té ngă.
Té ngă như vậy lại gây găy xương ở những chỗ khác, những xương đă mềm sẵn, mỏng mảnh như pha-lê. Có người chỉ va tay vào cạnh bàn, đă găy cổ tay. Găy xương cổ tay gây trở ngại biết bao cho những công việc hàng ngày, ngay cả với những công việc giản dị nhất. Giặt dũ, cơm nước, mặc quần áo, may vá, làm vườn, đi chợ, trông cháu, ..., đều đ̣i hỏi một xương cổ tay mạnh và khéo léo.
Có người găy xương hông (hip), dù chỉ ngă rất nhẹ. Găy xương hông đưa đến chết người, sống được cũng khổ lắm. Hơn một nửa số người sống sót sau khi găy xương hông vào nhà dưỡng lăo, hoặc phải nhờ người giúp khi đi lại.
Định bệnh
Xốp xương là căn bệnh thầm lặng, việc truy t́m căn bệnh trong giai đoạn sớm của nó không dễ. Gần đây, với những hiểu biết mới, việc truy t́m căn bệnh không c̣n khó.
Bác sĩ sẽ nghi bạn mang bệnh xốp xương "osteoporosis" nếu bạn hay đau lưng, nay thấp nhỏ đi, lưng c̣ng hơn trước theo gánh nặng thời gian, hoặc bạn bị găy xương, đặc biệt tại nơi dễ bị bệnh xốp xương (như xương sống, xương hông, xương cổ tay). Nhất là bạn lại có những yếu tố dễ đưa đến bệnh xốp xương kể trên.
Nghi là một chuyện, nhưng bạn có thực sự bị bệnh xốp xương hay không, chúng ta cần hỏi ư kiến của máy đo độ đặc xương (bone densitometry), v́ nó có thể cho biết thực sự ta đă mất đến bao nhiêu xương. Có nhiều cách để đo độ đặc xương. Cách đo bằng máy có tên "dual energy X-ray absorptometry", viết tắt DXA, hiện được xem là cách đo độ đặc xương hữu dụng nhất.
Máy đo DXA cho kết quả nhanh chóng, chính xác, lại phóng ra chất phóng xạ tối thiểu, nên không gây hại cho người được đo xương. Máy có thể đo độ đặc của bất cứ xương nào trong cơ thể, nhưng thường được dùng để đo xương sống, xương hông, những xương hay bị bệnh xốp xương tấn công. Máy hoạt động nhanh chóng, trong ṿng 5-10 phút là xong, bạn không phải nằm lâu mỏi lưng.
So với các trị số độ đặc xương của một phụ nữ b́nh thường trước tuổi măn kinh, nếu máy đo cho thấy độ đặc xương của bạn trong khoảng 1 đến 2.5 dưới các trị số b́nh thường của phụ nữ trước tuổi măn kinh ấy, xương của bạn đă bị mất đi ít nhiều rồi đấy. Nếu máy đo DXA cho thấy các trị số độ đặc xương của bạn c̣n tệ hơn thế, tức dưới 2.5, bạn quả thực đă bị bệnh xốp xương, với triển vọng bị găy xương rất cao.
Vẫn c̣n một ít bàn căi về những trường hợp nào cần dùng đến máy đo độ đặc xương DXA. Nên "Đo Xương Ai"? Ai sau tuổi măn kinh cũng cần được đo xương chăng?
- Các vị phụ nữ 65 tuổi trở lên nên được đo độ đặc xương. (V́ vậy, Medicare cho các vị phụ nữ 65 trở lên đo dộ đặc xương mỗi 2 năm.)
- Các phụ nữ đă măn kinh dưới 65 tuổi, song trước từng găy xương, hoặc nhẹ cân, đang dùng thuốc steroid (như Prednisone), hút thuốc lá, uống rượu nhiều, mang bệnh viêm khớp rheumatoid (rheumatoid arthritis), có phim chụp (X-ray) cho thấy xương trông mỏng (osteopenia), hoặc có bố, mẹ từng găy xương hông, cũng nên đo độ đặc xương.
- Nói chung, đo độ đặc xương không cần thiết trước tuổi măn kinh (măn kinh tự nhiên, hoặc do đă cắt buồng trứng). Tuy vậy, nên nghĩ đến việc đo độ đặc xương cho những người đang mang những bệnh, hoặc dùng những thuốc khiến xương dễ bị mất, dù họ chưa măn kinh.
Xin hẹn, bài kỳ sau, chúng ta sẽ bàn về cách chữa trị và pḥng ngừa bệnh xốp xương.
Thu, đông là mùa của cảm (cold) và cúm (flu). Bệnh cúm đặc biệt, chúng ta cũng sẽ có một bài riêng về nó, c̣n ở đây chúng ta bàn về bệnh cảm ở người lớn.
Chúng ta chẳng ai xa lạ với bệnh cảm, v́ ai cũng bị nó hành rất nhiều lần kể từ ngày c̣n nhỏ, và bây giờ vẫn phải gặp nó 2-3 lần mỗi năm, song nhiều người chúng ta vẫn chưa biết rơ, vẫn giữ những ư nghĩ sai lầm về nó. Chẳng hạn, cảm phải chữa bằng trụ sinh mới mau hết, hoặc vừa nhiễm cảm, triệu chứng c̣n nhẹ, nên đi bác sĩ liền để bác sĩ cho thuốc ngăn nó đừng trở nên nặng; trụ sinh không chữa được cảm, và có cơn cảm nhẹ, ho ít, rồi tự nó chóng hết, có cơn cảm nặng khiến ho liên miên suốt ngày đêm, hoặc ho lâu 2-3 tuần, bác sĩ chẳng có tài nào ngăn được nó đừng trở nặng giúp bạn. Thế nên, bị cảm nhẹ, đo nhiệt không thấy nóng sốt cao, cũng không đau các vùng xoang quanh mũi, không đau tai, không kḥ khè, khó thở, bạn có thể tự chữa ở nhà, đi bác sĩ tốn tiền tội cho bạn.
Bệnh cảm thường (common cold) là bệnh nhẹ đường hô hấp trên do siêu vi (viral upper respiratory infection, hay được gọi tắt URI), rất hay xảy ra, trẻ em 5 đến 7 lần một năm, c̣n người lớn chúng ta cũng 2-3 lần một năm.
Có đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm. Siêu vi cảm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Chúng ta nhiễm cảm khi bắt tay người bệnh có dính siêu vi cảm, rồi vô t́nh đưa lên mắt, mũi chúng ta, hoặc chúng ta rờ phải các đồ vật chung quanh người bệnh có dính siêu vi. (Nhiều siêu vi cảm có thể sống vài tiếng đồng hồ bên ngoài cơ thể ta.) Bệnh cũng truyền từ người bị cảm sang ta khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi, bắn ra từ mũi, miệng họ trong lúc họ ho, hắt hơi, ... Không phải tại ta ra ngoài không mặc đủ ấm nên nhiễm cảm.
Cảm không dữ bằng cúm, song cũng có thể gây các biến chứng viêm các xoang quanh mũi, viêm tai giữa, khiến suyễn trở lại, bệnh phổi, bệnh tim có sẵn nặng hơn.
Triệu chứng cảm
Thời gian từ lúc mới lây bệnh đến lúc bệnh phát ra ngắn, chỉ khoảng 24-72 tiếng đồng hồ. Khác với cúm (triệu chứng rất đột ngột và nặng), triệu chứng cảm nhẹ và từ từ hơn.
Triệu chứng thay đổi tùy người, nhưng nói chung, khi bị cảm, chúng ta hay chảy mũi, nghẹt mũi, hắt x́, rát họng, ho, nhức đầu, thấy trong người ớn lạnh, uể oải không khỏe. Cúm gây sốt cao, c̣n cảm thường không gây sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ.
Rát họng khó chịu nhất trong ngày đầu, trong khi chảy mũi, nghẹt mũi, hắt x́ nặng nhất khoảng ngày thứ 2 và thứ 3. Ho thường bắt đầu làm phiền chúng ta khoảng ngày thứ 4, 5.
Cảm thường kéo dài khoảng 10 ngày, người hút thuốc lá lâu khỏi hơn, khoảng 13 ngày. Một số người đến 2 tuần sau mới khỏi hẳn. Cũng có người tuy khỏe rồi, vẫn ho lai rai vài tuần sau khi cảm. Cảm không khiến ta mệt dữ như cúm.
Ngoài các triệu chứng vừa kể, khi thăm khám bạn, bác sĩ không thấy có những dấu chứng ǵ lạ lắm.
Sự chữa trị bệnh cảm thường (common cold), trong những trường hợp không có biến chứng, gồm các phương cách giúp chúng ta dễ chịu, trong lúc chờ cho cơn cảm đi qua.
Trụ sinh (antibiotics) vừa tốn kém, lại chẳng ăn thua, không làm cảm sợ và đi mau hơn. Trụ sinh chỉ diệt được vi trùng (bacteria), không có kết quả trong những bệnh gây do siêu vi (virus) như bệnh cảm, bệnh cúm. Chúng “siêu” hơn vi trùng, nên không sợ trụ sinh. (Các tài liệu y học, và cả cơ quan y tế CDC của chính phủ Mỹ vẫn luôn đưa lời kêu gọi, yêu cầu các bác sĩ không nên dùng trụ sinh để chữa cảm, cúm.) Việc sử dụng trụ sinh chỉ cần thiết, khi đă có các biến chứng (complications) do vi trùng, như viêm tai giữa (otitis media), viêm các xoang quanh mũi (sinusitis), ... Các khảo cứu cho thấy, nếu dùng sớm, trụ sinh cũng không ngăn ngừa được các biến chứng. Và một khi biến chứng xảy ra, vi trùng đă kháng, đă lờn mặt loại trụ sinh đang sử dụng, dĩ nhiên lúc đó chúng ta cần đổi trụ sinh, có khi phải dùng một loại trụ sinh khác gây nhiều tác dụng phụ hơn, đắt tiền hơn. (Người ta cũng nhận thấy, cộng đồng nào sử dụng nhiều trụ sinh, số vi trùng kháng thuốc trụ sinh trong cộng đồng đó cũng nhiều hơn các cộng đồng khác, chứng tỏ việc dùng trụ sinh bừa băi không những hại cho ḿnh, mà c̣n hại cho cả những người chung quanh. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 20.000 người chết v́ các bệnh nhiễm những vi trùng đă kháng thuốc trụ sinh, không trụ sinh nào trị nổi chúng.)
Ta dùng Tylenol hay các thuốc Aspirin, Advil, Nuprin, Aleve, … (mua không cần toa bác sĩ) để bớt nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh.
Các thuốc uống như Sudafed, Genaphed và các thuốc xịt mũi như Afrin, Dristan dùng vài ngày giúp chúng ta bớt nghẹt mũi; các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn giúp chúng ta đỡ chảy mũi. Những thuốc chữa dị ứng như Claritin, Loratadine, Clarinex, Allegra, Zyrtec không ăn thua, uống vào nước mũi vẫn chảy ṛng ṛng. Những thuốc mạnh hơn như Benadryl, Chlor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song làm khô luôn môi, miệng, mắt, và ở các vị cao niên, có thể nguy hiểm, gây bí tiểu, dật dờ, trí óc mất sáng suốt.
C̣n ho? Ho ít chúng ta không cần uống thuốc ho, khi ho nhiều, các thuốc ho chứa chất dextromethorphan hay guaifenesin như Robitussin DM, Robafen DM giúp chúng ta bớt ho chút nào hay chút nấy, lúc ho dữ quá, chúng cũng chẳng giúp bao nhiêu, uống thường c̣n có thể khiến chúng ta mệt. Các thuốc ho chứa chất Codein không giúp cái ho do cảm, và gây nhiều tác dụng phụ hơn thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM. American College of Chest Physicians không cổ vơ việc dùng thuốc ho khi bị cảm, theo họ, ho cứ để cho ho, nhất là khi ho có đàm, v́ ho là cơ chế tốt của cơ thể giúp chúng ta tống xuất bớt đàm nhớt dơ trong bộ hô hấp ra ngoài, không để chúng ứ đọng trong phổi gây sưng phổi.
Bạn đang bị cảm (hay cúm), nóng ḷng muốn “chích thuốc” để cảm mau hết. Đúng theo sách vở, các siêu vi cảm đâu có sợ kim chích, làm ǵ có thuốc chích để cảm cuốn gói đi nhanh hơn. Bạn đừng tin vào ai dụ bạn, bảo chích thuốc hoặc dùng trụ sinh cảm sẽ mau hết, tốn tiền vô ích, có khi c̣n hại. (Bạn nên hỏi lại, “Thuốc chích tên ǵ thế bác sĩ nhỉ, xin viết xuống đây cho tôi biết, để tôi t́m đọc trên internet xem thuốc chích này có thực chữa cảm không”, hoặc, “Tài liệu nào nói trụ sinh trị cảm, xin bác sĩ vui ḷng cho xem”.)
Chúng ta khó tránh cảm 2-3 lần mỗi năm, v́ khác với cúm đă có cách ngừa (chích ngừa, thuốc xịt Flumist), cảm chưa có cách pḥng ngừa hữu hiệu. Nhưng xin đừng sợ lắm, cảm là bệnh nhẹ thôi, thường sẽ mau chóng ra đi. Đa số các trường hợp cảm, chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà, không cần đến bác sĩ. C̣n thuốc ho, muốn dùng lúc ho nhiều không ngủ được hoặc sợ ho làm phiền người khác, bạn thử các thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM (mua không cần toa bác sĩ), chúng giúp được chút nào hay chút nấy, không giúp th́ thôi. Nếu nóng sốt cao, đau tai, đau vùng các xoang quanh mũi, kḥ khè, khó thở, hoặc ho dữ trên 7-10 ngày chưa thấy bớt, bạn nên đi khám bác sĩ xem có bị biến chứng của cảm như viêm tai giữa (otitis media), xoang quanh mũi (sinusitis), viêm ống phổi cấp tính (acute bronchitis), sưng phổi (pneumonia) hoặc suyễn trở lại. Viêm tai giữa, viêm xoang quanh mũi, sưng phổi cần đến trụ sinh.
Tóm lại, cảm là bệnh rất thường xảy ra, nên nhiều tiền bạc đă được đổ ra để nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, người ta càng thấy việc chữa cảm không có nhiều lựa chọn: nghỉ ngơi, và nếu cần, dùng thuốc Tylenol, Aspirin, hoặc Advil, Nuprin, Aleve cho đỡ nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh, dùng thuốc Sudafed, Genaphed, Afrin, Dristan cho bớt nghẹt mũi, dùng các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn cho bớt chảy mũi (các thuốc mạnh như Benadryl, Chor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song gây nhiều tác dụng phụ); ho nhiều thử dùng thuốc ho Robitussin DM hay Robafen DM xem nó có giúp chăng, không giúp th́ thôi, ho cứ để ho, chúng ta kiên nhẫn chờ cảm qua đi ho sẽ hết (thường khoảng 10 ngày nếu không hút thuốc lá). Chúng ta không nên nhờ bác sĩ cho thuốc ho khác “mạnh” hơn, chúng cũng chẳng giúp mà c̣n có thể gây các tác dụng phụ khó chịu, nguy hiểm. Cảm đi ho sẽ tự hết, không phải v́ dùng thuốc ho này mạnh hơn thuốc ho nọ (và càng không phải v́ trụ sinh).
Ngày nay, với phương tiện truyền thông internet, chúng ta dễ dàng t́m hiểu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe chúng ta, chẳng hạn, chúng ta có thể vào các websites www.nih.gov (website của National Institutes of Heath), www.uptodate.com, www.webMD.com để đọc những tài liệu về các bệnh tật thông thường hay xảy ra. Nâng cao kiến thức về mọi mặt, bao giờ cũng tốt cho bản thân chúng ta và gia đ́nh.
Kỳ này, mới quí độc giả đọc bài viết của Bác sĩ Vũ Quí Đài, về một vấn đề hay xảy ra.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Vài con số thống kê ở Mỹ
Số gia d́nh Mỹ có nuôi chó là 32 phần trăm, nuôi mèo là 27 phần trăm. Chó mèo nuôi trong nhà nhiều như vậy, nên tự nhiên số người bị cắn cũng không ít. Cứ hai người, th́ có một người đă từng bị chó hay mèo cắn ít ra là một lần. Mỗi năm có gần 5 triệu người bị chó cắn, trong số đó có chừng nửa triệu phải đi pḥng mạch bác sĩ, và độ 300 ngàn người phải vào pḥng cấp cứu. Mười ngàn người cần nhập viện để chữa trị, kết quả là chừng 20 người bị chết v́ chó cắn.
Thế c̣n mèo th́ sao? Mèo ít cắn người ta hơn, nhưng vết thương lại hay nhiễm trùng hơn. Mỗi năm có khoảng 400 ngàn người bị mèo cắn và tỉ số vết thương bị nhiễm trùng là từ 30 đến 80 phần trăm tùy theo thống kê (vết thương chó cắn bị nhiễm trùng ước độ từ 5 đến 15 phần trăm).
Thường thường th́ không phải bỗng dưng chó hay mèo tấn công người ta. Nạn nhân thường là người gây ra cớ sự, dù là vô t́nh, thí dụ như người chạy bộ thể dục ở lề đường (chó nó tưởng ḿnh xông lại nó), người làm thân vuốt ve con chó, con mèo của bạn. Cũng có khi chính chủ nhân biến thành nạn nhân khi can hai con chó cắn nhau.
Có tới 10 phần trăm nạn nhân là nhân viên làm về dịch vụ như người phát thư, người kiểm đồng hồ điện nước. Có một ông chuyên về tâm lư loài vật đặt câu hỏi tại sao người phát thư hay bị chó cắn. Rồi ông đồ chừng là con chó thấy bạn bè bà con ai đến cửa đều được chủ mời vô nhà, chỉ có ông phát thư là không bao giờ được mời vô, cho nên nó nghĩ cái ông này chắc không phải là người lương thiện! Thực hư ra sao th́ chỉ có con chó nó biết mà thôi.
Phần lớn những vết thương do chó mèo cắn là vào mùa hè, nhất là ngày cuối tuần từ 3 đến 5 giờ chiều. Trẻ con hay bị cắn hơn người lớn. Đàn ông con trai hay bị chó cắn hơn, trái lại mèo lại hay cắn đàn bà con gái. Phần lớn vết thương do mèo cắn là ở hai tay, c̣n chó th́ một nửa trường hợp cắn ở tay, những trường hợp c̣n lại là ở đầu, cổ và hai chân.
Thời nay, dân Mỹ hay nuôi loại chó to con, cho nên những vết cắn cũng trầm trọng hơn. Người ta tính ra rằng, hàm một con chó lực lưỡng cắn phập mạnh vào th́ cái sức bằng 250 psi (pounds per square inch), có nghĩa là một khoảng cỡ 2 đốt ngón tay phải chịu một sức nén là hơn một trăm kí lô. Nói một cách khác, cái sức phập mạnh như vậy có thể đâm thủng phiến kim loại mỏng. Những vụ chó cắn chết người, nạn nhân phần lớn là con nít nhỏ, mà chó th́ là những giống chó to con, như chó bẹc giê, mastiff, pit bull terrier, cắn vào những mạch máu lớn ở đầu và cổ.
Nguyên tắc săn sóc vết thương
Phần lớn chó mèo cắn chỉ gây thương tích xoàng, nhưng cũng có nhiều khi vết thương cần khâu lại hoặc là cần vô bệnh viện. Dù sao, th́ khi bị chó mèo cắn nên đi khám bác sĩ. Trừ những trường hợp cấp cứu như bị chảy máu nhiều, c̣n ngoài ra khi bị chó mèo cắn th́ có mấy vấn đề chính: vết thương bị nhiễm trùng, bệnh uốn ván và vấn đề bệnh chó dại.
Sau đây là những cái mà bác sĩ và y tá thường làm để săn sóc vết thương, ta cũng nên biết qua để pḥng khi hữu sự ở chỗ xa xôi có thể có khi cần dùng đến. Đầu tiên là rửa sạch sẽ kỹ càng vết cắn bằng nước và xà bông. Sau đó xối rửa cho kỹ bằng "nước biển", nghĩa là nước vô trùng. Nếu có những mẩu da thịt nho nhỏ bị bầm vập trong vềt thương th́ bác sĩ sẽ lấy đi cho vết thương dễ lành. Giữ vết thương cho cao hơn tầm tim, thí dụ dùng khăn buộc đỡ để bàn tay bị cắn áp lên vai, hoặc là khi nằm ngồi gác chân có vết cắn cho cao lên giúp cho vết thương mau lành hơn.
Bác sĩ sẽ cho thuốc bôi có trụ sinh, và nếu cần th́ cho uống trụ sinh pḥng ngừa khỏi nhiễm trùng vết thương, hoặc là vết thương sinh ra nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Nếu vết thương sinh mủ, th́ có khi bác sĩ phải cho cấy mủ để t́m trụ sinh thích hợp.
Vấn đề bệnh uốn ván (phong đ̣n gánh)
Khi bị vết cắn dù là chó, mèo (hay là người chăng nữa) th́ bao giờ cũng có nguy cơ bị uốn ván. V́ vậy nếu chưa chích ngừa uốn ván bao giờ, th́ ngoài việc chích thuốc chủng ngừa, đủ 3 lần, bác sĩ c̣n cho chích thêm kháng thể chống uốn ván v́ sợ chích ngừa không bảo vệ kịp thời. Nếu đă chích ngừa trong ṿng 10 năm trước th́ thôi (nếu vết thương quá sâu, quá nặng th́ có khi người ta kể là 5 năm). Nếu lần chót chích ngừa đă quá 10 năm th́ phải chích thêm một mũi, gọi là mũi thuốc "nhắc nhở" cho cơ thể tạo kháng thể kịp thời.
Vi trùng sinh bệnh uốn ván là một loại vi trùng gọi là yếm khí (sợ không khí) v́ nó chỉ sinh sôi nẩy nở được ở những vết thương sâu không có không khí lọt vào nhiều. V́ vậy mà khi vết cắn hở nhiều cần khâu lại, bác sĩ cũng không khâu cho thật kín như những vết cắt thường, mà cố t́nh để cho có khe hở.
Chó, mèo hay bất cứ con thú nào khác đều có thể lây bệnh dại. Khi cắn người ta, có thể nó chưa phát bệnh, nhưng đă có mang cực vi trùng chó dại trong nước răi của nó, vậy nên khi nó cắn người th́ làm lây bệnh cho người. Cơ quan y tế địa phương tùy theo t́nh h́nh dịch tễ tại chỗ mà khuyến cáo về vấn đề chích ngừa chó dại. Nếu bị chó mèo hoang hay thú hoang cắn, th́ chích ngừa là chính, v́ khi bệnh đă phát th́ coi như không có thuốc chữa. Bây giờ người ta không chích liên tiếp 15-18 mũi thuốc như ngày xưa nữa. Chỉ chích có 5 mũi vào các ngày 0 (ngày đầu), 3, 7, 14, 28. Ngày đầu tiên có chích thêm kháng thể chống chó dại. Thuốc ngừa ngày nay được cấy từ tế bào người ta nên rất hiếm phản ứng nguy hiểm như những thuốc ngày xưa cấy trong tủy sống con thỏ.
Thay đoạn kết: Mấy lời cùng các cháu nhỏ
- Đừng chọc chó mèo khi chúng đang ngủ, hay đang ăn.
- Đừng laị gần ổ chó mèo cái đang chăm bầy con.
- Có muốn vuốt ve chó mèo, th́ đợi chính nó lại gần làm thân và ngửi ngửi ḿnh trước.
- Đừng làm thân với chó lạ ngoài đường, cũng tránh đừng nh́n trừng trừng vào mắt nó.
- Chơi với chó, nhất là ở nhà bà con bè bạn không phải chó nhà ḿnh, lúc nào cũng phải có người lớn gần quanh.
Hút thuốc lá, tự tàn phá cơ thể, làm hại cả người chung quanh. Khắp thế giới hiện đang dậy lên phong trào chống thuốc lá. Người hút thuốc nay bị cấm hút nhiều nơi (ở nhà, vợ bảo ra đường mà hút, ở sở, chủ không cho, luật giờ lại cấm hút nơi cả các tiệm ăn, quán rượu và chỗ giải trí bằng bài bạc). Cầm điếu thuốc lá, đâm mặc cảm, ngó trước liếc sau. Thuốc lá lại ngày càng đắt, biết vợ c̣n cho tiền mua hút nữa hay không. Đă khó khăn thế, bỏ quách cho xong.
Bỏ thuốc, sao mà không dễ?
“Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đă chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
Cái nhớ thuốc lá chắc không kém cái nhớ thuốc lào, v́ thuốc lá nay được xếp hạng ngang với rượu, cocaine, bạch phiến, trong việc gây nghiện ngập (tạo cảm giác sảng khoái, khi không có nó đâm khó chịu, khiến người ta cuống quít đi t́m và dùng nó). Chất nicotine có trong thuốc lá, nếu chích vào máu, gây những tác dụng cho cơ thể ta giống chất cocaine.
Có nhiều yếu tố trong và ngoài cơ thể khiến người ta ph́ phèo điếu thuốc trên môi, nhận diện được chúng, sẽ giúp ta bỏ thuốc lá dễ hơn.
Một người hút một gói thuốc lá mỗi ngày, mỗi năm, hít nicotine vào phổi khoảng 73.000 lần. Như thế, nicotine vào máu, rồi lên óc 73.000 lần. Mỗi lần lên óc, nicotine bám vào những “chỗ tiếp nhận nicotine” (nicotine receptors) hiện diện ở các dây thần kinh óc. Bám trụ nơi những chỗ tiếp nhận ấy, nicotine kích thích các dây thần kinh óc, làm tiết ra chất catecholamines, tạo cảm giác sảng khoái, bớt căng thẳng, và làm tăng sức chú ư. Khi lượng nicotine trong người xuống thấp, người nghiện thuốc lá thấy bứt rứt, khó chịu, khó tập trung tư tưởng, nên rít thêm hơi nữa, hoặc châm điếu khác.
Chất nicotine c̣n kích thích, làm tiết chất catecholamines ở khắp cơ thể, khiến các hoạt động của hệ thống thần kinh tự động giao cảm tăng lên. [Trong cơ thể ta có hai hệ thần kinh tự động, “giao cảm” (sympathetic autonomic nervous system) và “đối giao cảm” (parasympathetic autonomic nervous system). Chúng tác động đối nghịch, canh chừng, trung ḥa lẫn nhau, giúp cơ thể ta hoạt động b́nh thường. Chẳng hạn, hệ thần kinh giao cảm làm tim ta đập mạnh, áp huyết tăng cao, mặt tái đi, tay chân run rẩy, ngược lại, hệ thần kinh đối giao cảm làm tim ta đập chậm lại, áp huyết thấp lại b́nh thường, tay chân bớt run]. Hệ thần kinh giao cảm, khi tăng hoạt động, tạo những cảm giác mạnh. Nên, ngoài các tác dụng trên óc, có thể nicotine gây nghiện một phần qua cơ chế làm tăng sự hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Nhiều người thích những cảm giác mạnh, nhất là khi tim đập nhanh, gây do nicotine.
Khi quyết định bỏ thuốc lá, có hai vấn đề đặt ra: dứt bỏ thói quen và vượt thắng cái ghiền chất nicotine. Một số người tự ḿnh nghỉ hút dễ dàng, đa số cần các giúp đỡ thêm để nghỉ hút.
Bạn dễ bỏ hút hơn nếu bạn dùng các phương cách giúp bỏ hút, đồng thời t́m sự nâng đỡ của người khác. Bây giờ người hút thuốc lá có nhiều lựa chọn, phương tiện giúp bỏ hút hơn trước: nhiều thuốc giúp khuất phục cái ghiền chất nicotine, và cũng nhiều nơi trong cộng đồng, qua điện thoại, trên internet cung cấp những khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần.
Nếu quyết tâm, bạn có thể bỏ hút thuốc lá chứ. Hiện ở Mỹ số người đă bỏ thuốc vượt trội số người c̣n đang hút. Quan trọng là bạn chọn một ngày nhất định nào đó để vĩnh biệt thuốc lá và sửa soạn cho ngày này. Việc khác là t́m cách giảm thiểu các triệu chứng gây do chất nicotine trong máu bạn giảm xuống khi bạn bỏ hút. Sau đây là vài phương cách những người đă từng bỏ thuốc lá họ thấy rất hữu ích:
Bạn chọn một ngày để nhất định bỏ thuốc. Cố t́m một khoảng thời gian nào bạn nghĩ sẽ không có nhiều căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
Bạn nhớ cho mọi người thân biết ngày bạn sẽ nhất quyết bỏ thuốc. Bạn bè và gia đ́nh có thể nhắc nhở, giúp bạn đừng quên ngày này.
Thuốc khi bỏ thuốc, bạn nhắm sẵn những hoạt động sẽ làm bạn thấy vui, khỏe khoắn, năng động, và bạn dự định một chương tŕnh tham dự những hoạt động này ít ra trong ṿng vài tuần đầu khi mới bỏ thuốc. Bạn sẽ cần có cái ǵ làm để tâm trí bạn lăng quên, không nghĩ đến thuốc lá nữa.
Khi bạn cảm thấy thèm châm một điếu thuốc lá, hăy hít thở sâu, mạnh vài cái và uống chút nước. Trong ṿng một hai tuần đầu, bạn có thể phải cần đến phương cách này thường.
Bạn xem xét lại những lần bỏ thuốc thành công trước, và nhận diện những yếu tố đă từng giúp bạn thành công.
Bạn lập danh sách các lư do khiến bạn muốn bỏ thuốc (sức khỏe tốt hơn, cả cho toàn gia đ́nh bạn nữa, bạn thấy vui thỏa khi dứt bỏ được con ma thuốc lá, …). Mỗi tối trước khi vào giường, bạn nhẩm nhắc đi nhắc lại một trong các nguyên nhân này 10 lần.
Bạn nhận biết các triệu chứng khó chịu do việc bỏ thuốc chỉ tạm thời và thường kéo dài khoảng 1-2 tuần thôi. Cố gắng đi bạn, thời gian 1-2 tuần này không lâu đâu và rồi bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Bạn biết rằng tuần đầu là tuần lễ khó khăn nhất v́ cơ thể bạn c̣n đang phụ thuộc vào chất nicotine và các triệu chứng khó chịu do việc bỏ thuốc trong thời gian này sẽ mạnh nhất.
Bạn cũng nên biết đa số các trường hợp thèm hút thuốc lại xảy ra trong ṿng 3 tháng đầu sau khi bỏ thuốc, nhất là khi có chuyện khiến bạn căng thẳng, hoặc khi bạn gặp gỡ một người quen c̣n đang hút.
Bạn đừng nản chí nếu chưa thành công khi cố dứt bỏ con ma thuốc lá, c̣n nhiều cách khác nữa bạn có thể thử.
Nhờ người khác giúp sẽ khiến triển vọng bỏ thuốc của bạn dễ thành công hơn. Hăy nói chuyện với gia đ́nh và bạn bè bạn về ư định bỏ thuốc của bạn (cẩn thận tránh đừng tâm sự với những người c̣n đang hút mạnh, không có ư định bỏ, sợ họ sẽ xấu tính bàn ra chăng). Nếu có thể, bạn gia nhập một nhóm hỗ trợ việc bỏ thuốc (support group); đa số các nhóm này họ giúp đỡ miễn phí.
Bạn cũng nên hiểu rằng hầu hết những người đă bỏ thuốc thành công không phải ai cũng quyết bỏ một lần là được, thường cũng đă phải từng thử mấy lần. Nếu bạn lỡ châm một điếu thuốc trong lúc đang cố bỏ hút, đừng vội nản ḷng, thất vọng, hăy nhanh chóng quyết định bỏ nữa.
Bạn hăy t́m cách thay đổi môi trường chung quanh bạn. Nhiều yếu tố bên ngoài tạo điều kiện cho cơn thèm thuốc của bạn trỗi dậy, nên tránh chúng. Chẳng hạn, đi ăn, bạn chọn tiệm ăn không cho hút thuốc lá, để bạn không bị điếu thuốc lá cám dỗ sau khi ăn.
Bạn tránh môi trường có khói thuốc lá.
Bạn đặt ra một chương tŕnh vận động. Người năng vận động bỏ thuốc lá dễ thành công hơn người không vận động. Vận động cũng giúp bạn tránh lên cân khi bỏ thuốc, đồng thời tăng cường năng lực cho bạn.
Bạn ăn một thực phẩm lành mạnh nhiều rau sống, và uống 8 ly nước mỗi ngày.
Bạn tránh rượu, cà phê và các thức uống có chứa chất cà phê, v́ những thức này có thể khiến bạn thèm có lại chất nicotine trong cơ thể.
Bài sau, chúng ta sẽ bàn đến các thuốc giúp bỏ thuốc lá.
Thói quen ăn uống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới huyết áp, đặc biệt là người tăng huyết áp do di truyền th́ chế độ ăn uống càng có ảnh hưởng lớn. Dưới đây là những điều quan trọng liên quan tới thói quen ăn uống, cũng như các vấn đề then chốt phải tuân theo để giữ ǵn sức khỏe lâu dài.
*Chế độ ăn uống
Tăng huyết áp không phải là bệnh mà là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt c̣n có thể đơn thuần do ăn uống ở một số người quá thừa protein, ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn uống các chất quá dư thừa, cơ thể ít vận động, người béo phệ. Nói chung người bị tăng huyết áp cần phải t́m và chữa nguyên nhân là chính, nhưng việc ăn uống kiêng khem cũng là điều quan trọng, một số điều cần chú ư:
Đối với chất đạm (protein): Cần hạn chế không ăn nhiều, có thể ăn 0,5-1g/kg trọng lượng cơ thể người b́nh thường (50kg), tương đương nửa lạng thịt trong ngày để duy tŕ t́nh trạng sức khỏe b́nh thường.
Nên chọn loại thịt trắng (gà, vịt...) tốt hơn là các loại thịt đỏ (trâu, ḅ...). Không nên ăn các loại thịt tẩm ướp nhiều gia vị như lạp xường, xúc xích, dăm bông... Hạn chế ăn thịt gia súc, gia cầm non, phủ tạng động vật như gan, óc, bầu dục... v́ có nhiều nucleoprotein, khi tiêu hóa sinh ra các chất purin, acid uric có hại cho gan, thận, tim, mạch.
Có thể ăn đậu đỗ để bổ sung nguồn protein thực vật cho cơ thể.
Đối với chất béo (lipid): Không nên ăn quá 30g lipid/ngày, trong đó nên ăn dầu thực vật. Những thức ăn giàu chất béo thường có nhiều cholesterol, (mỡ động vật, phủ tạng động vật...), không nên ăn, nhất là những người tăng huyết áp xơ vữa động mạch.
Đối với chất đường (glucid): Nếu ăn nhiều dễ gây béo ph́, không tốt cho người tăng huyết áp, v́ vậy cần giảm bớt.
Ngoài ra người bị tăng huyết áp không nên dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đặc, thuốc lá...
Rất tốt nếu ăn nhiều rau xanh: Rau xanh tươi chứa nhiều vitamin, ăn nhiều có lợi cho cơ thể v́ nó ổn định huyết áp. Rau xanh chứa nhiều kali, có tác dụng thải loại natri ra ngoài. V́ vậy ăn nhiều rau xanh có tác dụng pḥng tăng huyết áp. Rau xanh và các loại hoa quả chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy quá tŕnh bài tiết ra ngoài nhanh hơn, rất tốt cho cả người huyết áp cao và huyết áp thấp, sẽ pḥng ngừa được chứng bí đại tiện mà người tăng huyết áp hay mắc.
Vận động vừa sức: Sáng dậy vận động có 3 cái lợi lớn là có thể pḥng bệnh béo ph́, rèn luyện cơ thể làm tinh thần thoải mái, và loại trừ các áp lực. Thời gian vận động tốt nhất là 30 phút bằng cách tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp, nhảy dây... Người tăng huyết áp trước khi vận động mạnh cần kiểm tra tim thật cẩn thận, lựa chọn cách vận động thích hợp để tránh xảy ra sự việc
Cả nhà đoàn tụ là "liều thuốc ổn định huyết áp": nhịp sống hiện đại luôn căng thẳng bận rộn và nhiều áp lực, đó là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, nhưng muốn thay đổi những áp lực đó không phải dễ, chỉ có gia đ́nh mới có thể làm giảm và loại trừ những áp lực đó. Rất nhiều trường hợp người bệnh uống thuốc theo đơn bác sĩ mà vẫn không khỏi, nhưng bệnh lại thuyên giảm do có cuộc sống gia đ́nh ḥa hợp. Để luôn giữ cho huyết áp ở mức b́nh thường cần phải có môi trường gia đ́nh vui vẻ, ḥa hợp, ấm áp. Nếu vợ chồng hay căi cọ nhau hoặc giữa cha con, mẹ con có rạn nứt th́ nhất định sẽ làm huyết áp tăng lên.
*Không được sống buông thả
Không có ǵ hại hơn là chơi bời thâu đêm, nhảy nhót, đánh bạc... khiến người mệt mỏi, tinh thần luôn căng thẳng, trạng thái đó luôn thúc đẩy trở thành tăng huyết áp, làm cho tim phải chịu gánh nặng hơn.
Cuộc sống t́nh dục của người tăng huyết áp không được quá độ v́ hoạt động t́nh dục tốn rất nhiều sức lực dễ gây hậu quả xấu, nên "sinh hoạt" khi trong người thư thái thoải mái, có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
*Luôn cảnh giác, tránh lo lắng
Độ tuổi thanh thiếu niên: Ngay từ nhỏ rèn cho trẻ thói quen ăn uống, không cho trẻ ăn quá mặn và quá thừa dinh dưỡng, v́ đó là nguyên nhân gây béo ph́ và xơ cứng động mạch.
Ở độ tuổi 20-30: Thời kỳ này cần tạo thói quen ăn uống hợp lư, sao cho không bị béo ph́. Đây là thời kỳ đẹp nhất của đời người, rất dễ v́ mục đích phấn đấu vươn lên mà không quan tâm đến sức khỏe, chủ quan cho là ḿnh có thể lực dồi dào, quá coi trọng công việc và vui chơi làm huyết áp tăng lên, kết quả là rất dễ mắc bệnh tăng huyết áp.
Ở trên 40 tuổi: Ở độ tuổi này càng cần chú ư tới việc điều tiết ăn uống, v́ lúc này lượng vận động giảm nhiều, nếu ăn nhiều sẽ bị phát ph́. Đây cũng là thời kỳ huyết áp dễ thay đổi nhất nên hết sức lưu ư kiểm tra thường xuyên. Thời kỳ đầu bị tăng huyết áp dễ dẫn tới đau đầu, đau bả vai, huyết áp cũng lên xuống thất thường. Người trong độ tuổi 40-50 bị xuất huyết năo cũng không hiếm, cho nên càng phải chú ư không làm việc quá sức, không vận động quá nhiều làm người mệt nhoài, mọi hoạt động phải hài ḥa đúng mực.
Ở độ tuổi trên 50: Định kỳ đo huyết áp là cần thiết dù là người b́nh thường hay người bị tăng huyết áp đều phải biết t́nh trạng huyết áp của ḿnh để pḥng ngừa và chữa trị cho hiệu quả.
Ở độ tuổi trên 60: Cần chú ư tới chất và lượng bữa ăn, không ăn nhiều, ăn quá no. Người cao tuổi vị giác cũng không nhạy cảm nên thường thấy thức ăn nhạt nhẽo, thích ăn thêm nhiều gia vị, như vậy lượng muối ăn cũng nhiều lên gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể, v́ vậy người già cần chú ư không ăn nhiều muối, đường./.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Tuần này, chúng ta bàn đến các biến chứng (complications) của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường gây nhiều biến chứng. Có biến chứng cấp thời, đe dọa tính mạng, có những biến chứng xa, làm giảm tuổi thọ, làm đời ta kém vui. Bệnh xảy ra càng sớm, càng gây nhiều biến chứng. (V́ vậy, Medicare đặc biệt chú trọng đến việc chữa trị tiểu đường cho người thụ hưởng Medicare, đưa chỉ thị xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành, thực hiện những việc cần làm cho các vị cao niên gia nhập tổ hợp. Các vị cao niên gia nhập một tổ hợp y tế thường được chăm sóc kỹ lưỡng hơn người không gia nhập, v́ tổ hợp kiểm soát các bác sĩ, thường xuyên nhắc nhở bác sĩ phải thi hành chỉ thị của Medicare. Thực ra, với các vị không gia nhập tổ hợp, đi nhiều bác sĩ khác nhau, không ai nắm vững được những ǵ chưa làm, những ǵ đă làm, và kết quả ra sao, bao giờ phải làm lại. Năm 2013 tới, có thể các vị có Medi-Medi sẽ buộc phải gia nhập một tổ hợp y tế.)
Biến chứng cấp thời
1. Hôn mê do đường máu lên quá cao:
Đường trong máu lên cao quá có thể gây hôn mê, nguy đến tính mạng.
Hôn mê do đường máu quá cao hay xảy ra ở người tiểu đường loại 1, khi họ quên chích insulin. Hôn mê có khi cũng xảy ra khi người bệnh gặp những căng thẳng về tinh thần (buồn bực, âu lo) hay thể chất (bị bệnh nhiễm trùng, sau khi giải phẫu, ...), dù vẫn đang dùng thuốc chích insulin đều mỗi ngày. Hôn mê do đường máu lên quá cao được báo hiệu bằng các triệu chứng tiêu hóa: ăn không ngon miệng, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, đi tiểu nhiều. Người bệnh cần được nhập viện ngay để chữa trị, nếu không, sẽ đâm mất sáng suốt rồi đi dần vào hôm mê. Khi thử máu, thường thấy đường máu cao đến 500 mg/dl.
Người tiểu đường loại 2 cũng có khi bị hôn mê khi đường máu lên quá cao (thường 1.000 mg/dl), tuy theo một cơ chế khác.
2. Hôn mê do đường máu xuống quá thấp:
Đường máu xuống quá thấp cũng gây hôn mê. Đường xuống thấp do ta dùng thuốc, nhưng có hôm vui quá, quên cả ăn, hoặc có hôm hăng quá, vận động hơi nhiều. Có khi đường xuống thấp chẳng v́ lư do nào rơ rệt.
Nếu đường xuống thấp ban ngày, ta thấy đói lắm, đến toát mồ hôi, run cả tay chân, nóng nảy, nổi quạu. Đường xuống thấp ban đêm, có khi không gây triệu chứng, có khi khiến ta gặp ác mộng, toát mồ hôi, hoặc bị nhức đầu buổi sáng lúc mới thức. Rủi đường xuống thấp thêm nữa, đầu óc ta bắt đầu mất sáng suốt, có những hành vi khác thường, và rồi hôn mê, hoặc giật kinh phong.
Sự chữa trị cần khẩn cấp. C̣n tỉnh, hăy dùng ngay bất cứ thứ ǵ có đường: kẹo, các thức uống ngọt. Không c̣n tỉnh, nếu trong nhà có sẵn thuốc chích glucagon, trước khi gọi 911, người nhà chích thuốc glucagon cho người bệnh, thường người bệnh sẽ tỉnh lại trong ṿng 10-15 phút; c̣n trong môi trường nhà thương, bác sĩ sẽ truyền ngay vào tĩnh mạch một ống thuốc chứa nước đường. Vị nào hay bị những cơn đường máu xuống quá thấp, nên trữ sẵn ở nhà thuốc chích glucagon. (Glucagon là chất có tác dụng ngược với insulin, làm đường tăng lên trong máu).
Có người may mắn không bao giờ bị những biến chứng xa, về lâu về dài của tiểu đường, ngược lại có vị bị, và nhiều biến chứng xảy ra cùng lúc. Nói chung, các biến chứng thường xảy ra 15-20 năm sau khi bệnh được định ra.
1. Biến chứng tim mạch:
Tiểu đường hay làm hư hoại các mạch máu, đưa đến bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau. Nếu bệnh làm hư hoại những mạch máu ngoại biên dẫn máu đến nuôi chân, các mạch máu này tắc nghẽn, gây chứng đau các bắp thịt chân khi đi đứng, chứng hoại thư (gangrene) bàn chân. Nếu bệnh làm hỏng mạch máu dẫn máu đến cơ quan sinh dục, sẽ gây chứng bất lực ở đàn ông.
Hậu quả hẹp tắc các động mạch vành tim (coronary artery disease) và tai biến mạch máu năo (stroke) cũng hay xảy ra. Bệnh hẹp tắc các động mạch vành tim dẫn máu đến nuôi tim có thể đưa đến chết cơ tim cấp tính (hay được gọi nôm na "heart attack"). Thường chết cơ tim cấp tính gây đau ngực dữ dội, song, người tiểu đường có khi không cảm thấy đau v́ những thần kinh dẫn truyền cảm giác từ tim cũng đă hư hoại mất rồi. Sự định bệnh chết cơ tim cấp tính ở người tiểu đường khó khăn hơn ở người không mang bệnh tiểu đường. Tiểu đường c̣n có thể làm viêm cơ tim, gây suy tim.
Bạn biết rồi, thuốc lá, cao áp-huyết cũng gây bệnh hẹp tắc động mạch tim. Thuốc lá làm nghẽn luôn các mạch máu ngoại biên. Người tiểu đường, đă có sẵn những hư hoại gây do tiểu đường, tuyệt đối nên giă từ thuốc lá. (Chỉ thị của Medicare: trong hồ sơ điện tử, với mọi người bệnh, bác sĩ phải hỏi và ghi người bệnh có hút thuốc lá không, nếu có, bác sĩ cần khuyên người bệnh bỏ hút.)
Nếu người tiểu đường cũng có cao áp huyết, việc chữa trị bệnh cao áp-huyết cần sớm và mạnh. Tiểu đường và cao áp huyết lại hay đi đôi với nhau. Thuốc chữa cao áp huyết nhiều loại. Có loại làm đường cao thêm trong máu, do ngăn cản sự tiết insulin từ tụy tạng. Có loại làm mỡ trong máu (cholesterol, triglycerides) lên cao. Thường bác sĩ sẽ tránh dùng những loại thuốc này cho bạn, nếu bạn vừa cao áp huyết, vừa bị tiểu đường. (Chỉ thị của Medicare đưa xuống các tổ hợp y tế để bác sĩ thi hành: với người có cao áp huyết, bác sĩ cần chữa đưa áp huyết ít nhất cũng phải xuống dưới 140/90.)
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.