HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Bài tuần trước chúng ta đă t́m hiểu những bí quyết bỏ thuốc lá, kỳ này chúng ta bàn về các thuốc giúp bỏ thuốc lá.
Trong vài năm qua, đă có thêm một số thuốc mới giúp bỏ thuốc lá ra đời khiến chúng ta có nhiều lựa chọn hơn trước.
Thuốc chứa chất nicotine
Thuốc giúp bỏ thuốc lá chứa chất nicotine dùng dưới các dạng kẹo nhai, ngậm, dán da, xịt vào mũi, hít vào phổi. Dạng kẹo nhai, ngậm, dán da không cần toa bác sĩ, c̣n hai dạng thuốc xịt vào mũi, hít vào phổi cần toa bác sĩ.
Thuốc chứa chất nicotine tác dụng bằng cách đưa vào máu chất nicotine để giúp người bỏ thuốc bớt các triệu chứng xảy ra do việc bỏ thuốc. Không giống như thuốc lá hút vào, lượng nicotine trong máu lúc cao lúc thấp, thuốc chứa chất nicotine khiến lượng chất nicotine trong máu rất đều, và tất nhiên, dùng thuốc, trong máu người bỏ hút không có các chất độc khác như khi c̣n đang hút thuốc lá.
Theo thống kê, dùng thuốc chứa chất nicotine, dạng kẹo nhai (gum) hay dán da (patch), người bỏ thuốc tăng triển vọng thành công lên gấp đôi. Với các dạng thuốc nicotine mới hơn (kẹo ngậm, xịt vào mũi, hít vào phổi), người ta chưa rơ chúng có giúp nhiều như kẹo nhai và miếng dán da hay không, nhưng có lẽ chúng cũng hữu hiệu như vậy.
Thuốc chứa chất nicotine có nhiều lượng. Lượng cao nhất dùng khi mới bắt đầu bỏ thuốc, ngay sau điếu thuốc lá cuối cùng, sau đó từ từ giảm xuống các lượng thấp hơn, và thời gian dùng thuốc nên được tiếp tục từ 8 đến 12 tuần. Thuốc cần được dùng đều, không nên chỉ dùng khi bạn cảm thấy thèm hút lại.
Chỉ 1/4 số người dùng thuốc chứa chất nicotine thành công, dứt bỏ được con ma thuốc lá. V́ thuốc chứa chất nicotine chỉ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bỏ thuốc lá, nhưng không giúp chúng ta dứt bỏ được thói quen cầm điếu thuốc đưa lên môi, và cả những phụ thuộc tinh thần vào thuốc lá bao năm đă thành thói tật. Cơ hội thành công sẽ tăng gấp đôi nếu chúng ta phối hợp thuốc chứa chất nicotine với những bí quyết bỏ thuốc như đă bàn trong bài trước, đặc biệt với những nâng đỡ tinh thần từ bạn bè, gia đ́nh, các nhóm hỗ trợ việc bỏ thuốc (support group).
Hơn một phần ba số người dùng thuốc chứa chất nicotine sau lại đâm ghiền và phụ thuộc vào thuốc, y như ghiền thuốc lá vậy. Dầu sao th́ cũng tốt hơn là ghiền thuốc lá, nhưng vẫn có hại nếu người ghiền thuốc chứa chất nicotine mang bệnh tim, hoặc nếu là phụ nữ sau đó mang thai.
Thuốc chứa chất nicotine an toàn cho hầu hết người dùng thuốc. Tuy nhiên phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, và người mang bệnh tim nên thảo luận với bác sĩ xem ḿnh có nên dùng thuốc hay không. Cũng vậy, nếu bạn có đau ngực hoặc gần đây thấy tim đập không đều, tim đập nhanh, bạn nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Chuyện người muốn cai thuốc lá đang dùng thuốc chứa chất nicotine thỉnh thoảng thấy thèm, châm điếu thuốc đưa lên môi hút lại cũng hay xảy ra. Làm vậy cũng không có ǵ nguy hiểm lắm, trừ việc làm vậy, bạn có thể trở lại thói quen hút thuốc, và nỗ lực bỏ thuốc lá của bạn trở thành công cốc rất uổng. Tuy nhiên, cả thuốc chứa chất nicotine và thuốc lá hút vào đều chứa chất nicotine, nên nếu bạn làm vậy thường, trong người bạn sẽ có nhiều chất nicotine quá, có thể nguy hiểm cho hệ thống tim mạch của bạn. Vậy, nếu dùng thuốc chứa chất nicotine không thấy có kết quả, bạn vẫn thèm và tiếp tục hút, và tính ra lượng nicotine trong cơ thể bạn do thuốc lá hút vào ngang với lượng nicotine do thuốc chứa chất nicotine cung cấp, bạn nên ngưng thuốc chứa chất nicotine. Chúng ta sẽ kiếm cách khác. Và cũng xin nhắc, ngay khi bạn dùng thuốc chứa chất nicotine để bỏ hút, bạn nên ngưng ngay việc hút thuốc lá.
Năm 2006, thuốc Varenicline (Chantix) được Cơ Quan Kiểm Soát Thực và Dược Phẩm (FDA) chấp nhận cho dùng để giúp người muốn cai thuốc lá bỏ hút. Thuốc cần toa bác sĩ.
Thuốc có hai tác dụng. Tác dụng của thuốc hơi giống các tác dụng của chất nicotine, v́ thế khi dùng thuốc, người muốn bỏ thuốc lá bớt thèm hút và ít bị các triệu chứng xảy ra do bỏ hút. Mặt khác, nó lại phần nào ngăn chặn tác dụng của nicotine, khiến người hút thuốc lá khi rít khói thuốc vào phổi không c̣n thấy sảng khoái như trước nữa.
Không nên dùng Varenicline chung với các thuốc chứa chất nicotine.
Thuốc dạng viên ngày uống hai lần sau khi ăn với một ly nước đầy. Tuần đầu có thể bác sĩ sẽ thử dùng thuốc với lượng thấp cho bạn để tránh các tác dụng phụ của thuốc. Sau 1-2 tuần uống thuốc, thuốc đă đều trong máu bạn, đây là thời điểm tốt nhất để bạn ngưng hẳn thuốc lá.
Varenicline có thể giúp bạn cai hẳn thuốc lá sau 12 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ có thể tiếp tục biên toa cho bạn mua và dùng thuốc nếu bạn c̣n cần đến nó và không có phản ứng phụ khó chịu nào xảy ra cho bạn.
Thuốc có thể khiến bạn buồn nôn, triệu chứng này nhẹ thôi và giảm dần theo thời gian.
Các phản ứng phụ khác: nhức đầu, ói mửa, đầy hơi, khó ngủ, nằm mơ, vị giác đổi khác. Đến nay, các khảo cứu cho thấy dùng về lâu về dài, thuốc không gây phản ứng ǵ nguy hiểm, tuy vậy, vẫn cần thêm các khảo cứu nữa để xác định điều này. Hiện tại, chưa đủ khảo cứu để xem thuốc Varenicline nếu dùng chung với các thuốc chứa chất nicotine có an toàn không.
Bupropion (Wellbutrin SR, Zyban) thuộc nhóm thuốc chống sầu buồn (antidepressants), được FDA chấp nhận cho dùng vào việc giúp cai thuốc lá. Bupropion khiến người bỏ thuốc lá bớt thèm hút lại. Thuốc cần toa bác sĩ.
Thuốc có thể dùng chung với các thuốc chứa chất nicotine.
Sau khi uống Bupropion 1-2 tuần, bạn bắt đầu bỏ hẳn thuốc lá. Bác sĩ tiếp tục dùng thuốc cho bạn tất cả 8-12 tuần. Bạn chớ tự ngưng thuốc nếu không có ư kiến của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc: khó ngủ, cảm thấy căng thẳng, bứt rứt, khô miệng, thay đổi khẩu vị, nhức đầu, tiêu chảy, chóng mặt, da nổi mẩn. Thuốc uống vào có thể nguy hiểm nếu bạn đang mang bệnh kinh giật (seizure disorder). Trước khi uống Bupropion, bạn nhớ cho bác sĩ biết các thuốc bạn đang dùng, kể cả các thuốc chống sầu buồn khác nếu có.
Thuốc không nên dùng cho người có bệnh kinh giật, ăn không ngon, uống rượu nhiều, hoặc có chấn thương đầu.
Nhiều phương cách khác, như châm cứu và thuốc cây cỏ, được quảng cáo là giúp cai thuốc lá. Theo các khảo cứu khoa học, tất cả những phương cách không chính thống này vô hiệu. Tuy nhiên, v́ chuyện hút thuốc lá gây quá nhiều hậu quả, nên nếu bạn muốn, bạn có thể thử các phương cách này cũng được, nhưng nhớ cho bác sĩ biết trước khi bạn quyết định dùng chúng thử xem sao (và nhớ đừng để bị dỗ vào những chỗ họ dụ bạn bỏ ra nhiều tiền). Nếu không kết quả, bạn đừng nản chí, chúng ta trở về với các phương cách chính thống của y học đă được chứng minh là tốt.
Bao công tŕnh nghiên cứu tốn kém đă đổ ra để giúp bạn cai thuốc lá. Bỏ hút đi thôi, bạn ơi!
(Theo tài liệu giúp cai thuốc lá của trường Đại Học Y Khoa Harvard trên website www.patientedu.org.)
Bài kỳ này, xin tiếp tục câu chuyện về bệnh dị ứng mũi (hay viêm mũi do dị ứng, allergic rhinitis), bàn về các cách chữa trị bằng thuốc.
Sự chữa trị dị ứng mũi bằng thuốc, muốn hữu hiệu, cần dựa vào những yếu tố:
- Định bệnh chính xác:
Đây đúng dị ứng mũi? hay viêm mũi do siêu vi trùng (viral rhinitis: khi cảm, cúm)? hoặc viêm mũi cùng các xoang quanh mũi do vi trùng (bacterial rhinosinusitis)? do một bệnh trong cơ thể (như bệnh suy tuyến giáp trạng, ...)? do dùng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc xịt mũi)? Đă thế, cần xem trong mũi có ǵ khác bất thường như vách mũi lệch, thịt dư trong mũi, ...
- Triệu chứng của người bệnh:
Triệu chứng nào làm bạn khổ nhất: ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa tai và cổ họng, hắt hơi, chảy mũi nước, hay nghẹt mũi, ...? Tùy triệu chứng nào làm khổ bạn nhất, ta sẽ dùng thuốc thích ứng.
- An toàn:
Nhiều thuốc chữa dị ứng mũi gây buồn ngủ, khiến bạn không làm ăn ǵ được, hoặc đi trong cuộc đời như đi trong mơ, lái xe gây tai nạn. Dùng thuốc như vậy, dù hữu hiệu, đời cũng mất thú, có khi ra ṭa.
- Ư thích của người bệnh:
Bạn thích cách chữa nào, xin cho biết. Tất nhiên, điều này lại tùy vào sự hiểu biết của bạn về các cách chữa trị, và điều kiện tài chánh. Cũng xin bạn cho biết, bạn đă từng dùng những thuốc ǵ, kết quả ra sao. Thử qua nhiều thuốc, có khi thuốc bạn mua bên ngoài không cần toa bác sĩ lại giúp bạn hơn cả những thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Nên, bạn nhớ ghi chép lại tên những thuốc nào bạn đă dùng qua, thuốc nào giúp, thuốc nào không.
Bác sĩ trước khi biên toa, sẽ đắn đo, cân phân những điều kể trên. Thêm vào đó, sự trị liệu cũng khác biệt tùy người bệnh là trẻ em, vị cao niên, hoặc phụ nữ mang thai, lực sĩ thi thế vận hội, ...
Thuốc uống
1. Các thuốc antihistamines:
Xin nhắc lại một chút, dị ứng mũi gây do các phản ứng dị ứng khi chất gây dị ứng (gọi là allergens, như những phấn hoa trong mùa này) bay vào mũi, tiếp xúc với các tế bào mast cells nằm ngay trong màng mũi. Phản ứng làm phát sinh nhiều chất hóa học, trong đó có các chất histamine, leukotrienes, ...
Histamine là một trong những thủ phạm chính gây các triệu chứng. Thuốc antihistamines (chống lại histamine), bất lực hóa tác dụng của chất histamine, nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi.
Các thuốc antihistamines hiện được chia làm hai nhóm:
- Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines): các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ...
Những thuốc này được cái rẻ, nhiều thuốc mua không cần toa bác sĩ. Song chúng hay khiến ta dật dờ, mệt mỏi. Thuốc c̣n có thể làm khô miệng, bí tiểu, áp huyết xuống thấp, lên cân, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, buồn nôn, ói mửa, ... Những thuốc này trên tránh dùng ở các vị cao niên.
Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm. Zyrtec nay mua không cần toa bác sĩ.
- Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines): gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex. Thuốc ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi v́ chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này hiện được dùng nhiều. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ.
2. Các thuốc co màng mũi (decongestants):
Các thuốc antihistamines, loại gây buồn ngủ hoặc loại không gây buồn ngủ, đều chỉ làm bớt chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, nhưng không làm bớt nghẹt mũi.
Các thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển h́nh, chắc ai trong chúng ta cũng đă có dịp dùng. Thuốc co màng mũi có thể khiến ta nhức đầu, hồi hộp do tim đập nhanh, khó ngủ, bứt rứt, dễ nổi nóng (irritability). Thuốc cũng làm co thắt các mạch máu toàn cơ thể, nên có thể gây cao áp huyết, cao áp suất trong mắt (glaucoma). Các vị mang bệnh cao áp huyết, tiểu đường, bệnh tim, cường tuyến giáp trạng (hyperthyroidism), cao áp suất trong mắt, chỉ nên dùng thuốc co màng mũi dưới sự hướng dẫn và theo dơi của bác sĩ.
Thuốc co màng mũi chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy. Để chữa mọi triệu chứng của dị ứng mũi, kể cả nghẹt mũi, người ta mới cộng cả hai thuốc antihistamine và decongestant, thành một loại thuốc tổng hợp gọi là antihistamine/decongestant. Các thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant hiện được dùng nhiều trên thị trường: Dimetapp, Chlor-Trimeton-D, Actifed, Tavist-D, Allegra-D, Claritin-D, ...
Cái giá của người dùng thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant thường phải trả là khó ngủ (insomnia) và khô miệng (dry mouth).
3. Thuốc có chất steroid:
Trong những trường hợp dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Dẫu vậy, trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn.
4. Thuốc antileukotrienes:
Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi.
Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn nhiều.
Thuốc xịt mũi
1. Thuốc xịt chứa chất steroid:
Trong các thuốc chữa dị ứng mũi, thuốc xịt mũi chứa chất steroid (Flonase, Nasacort, Nasalide, Nasonex, Rhinocort, v.v..) hữu hiệu nhất. Chúng có tác dụng chống viêm ngay tại chỗ, trị cả dị ứng mũi theo mùa lẫn dị ứng mũi quanh năm. Chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi, nước sau mũi chảy xuống họng, chúng trị tất. Có điều, nếu ta ngứa cả mắt, tai hay cổ họng, thuốc không giúp được. Trường hợp này, ta dùng thêm thuốc uống antihistamine để bớt ngứa mắt, tai, họng. Gần đây, nhiều thuốc nhỏ mắt chống dị ứng ra đời, giúp mắt bớt ngứa.
Điểm quan trọng là chúng ta nhớ xịt thuốc đúng kỹ thuật. Trước khi dùng thuốc, nên hỉ mũi sạch sẽ, để thuốc dễ tiếp xúc với màng mũi. Và bạn xịt thuốc chếch ra ngoài, về phía cánh mũi, để thuốc bám vào màng mũi ở hai bên cánh mũi, chứ không lọt ra sau cổ họng uổng thuốc.
Thuốc xịt mũi chứa chất steroid ít khi gây phản ứng bất lợi đáng kể. Không gây lừ nhừ, cũng chẳng làm mất ngủ. Có người dùng thuốc cho biết thuốc làm mũi hơi khó chịu. Xịt mũi bằng nước muối saline (saline spray) trước khi dùng thuốc xịt chứa chất steroid, có thể ngừa được tác dụng phụ khó chịu này.
2. Thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium:
Thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium (tên thương mại: Nasalcrom) rất lành, không gây hại cho trẻ em và thai nhi, nên có thể dùng được cho trẻ em dưới 3 tuổi và các phụ nữ mang thai.
Tuy vậy, thuốc xịt chứa chất Cromolyn sodium không hữu hiệu bằng thuốc xịt steroid. Thuốc chậm tác dụng, được dùng vào mục đích pḥng ngừa nhiều hơn chữa trị. Thuốc phải dùng ngày nhiều lần.
3. Thuốc xịt làm co màng mũi (nasal decongestant):
Như các thuốc xịt mũi Afrin, Dristan, Neo-Synephrine, Otrivin, Privine, ... Loại thuốc xịt này nhanh chóng làm co màng mũi, khiến mũi bớt nghẹt ngay, rất dễ chịu. Tuy nhiên, dùng lâu ngày, chúng gây hiện tượng “nặng hơn sau khi dùng thuốc” (rebound phenomenon): lúc dùng thuốc, mũi thở thông lắm, nhưng khi tác dụng của thuốc tan, màng mũi sưng thêm lên, gây nghẹt nhiều hơn. Những thuốc xịt làm co màng mũi chỉ nên dùng ngắn hạn, từ 3 đến 7 ngày.
Ngoài các thuốc xịt kể trên, c̣n có nước muối (saline spray), thuốc xịt Atrovent chứa chất ipratropium bromide, và thuốc xịt Astelin chứa chất antihistamine. Khi mũi khô, khó chịu nhiều, nước muối saline xịt vào mũi giúp mũi bớt khô. Ngược lại, khi mũi chảy nước nhiều quá (do dị ứng mũi; do bị cảm; ăn thức ăn cay, nóng; uống rượu; ...), dùng thuốc xịt Atrovent sẽ làm mũi khô ngay trong ṿng 30 phút, và tác dụng của thuốc kéo dài khoảng 8 đến 12 tiếng (thuốc không chữa hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi). Thuốc xịt Astelin chứa chất antihistamine, nên có tác dụng cũng như phản ứng phụ tương tự những thuốc uống antihistamine loại gây buồn ngủ.
Immunotherapy
Thỉnh thoảng, có trường hợp dị ứng mũi nặng quá, dùng thuốc không ăn thua mấy, cần được chữa thêm bằng cách giúp cơ thể quen dần với các chất gây dị ứng. Cách chữa này được gọi immunotherapy (miễn nhiễm trị liệu). Cách chữa này công phu, tốn kém. Đầu tiên cần t́m ra đúng những chất là thủ phạm gây dị ứng (bằng cách thử phản ứng da, hoặc thử máu), rồi chích những chất ấy vào cơ thể, cứ mỗi 1-2 tuần, với lượng cao dần, để cơ thể từ từ quen với chúng.
Sự trị liệu kéo dài 3 đến 5 năm. Phản ứng nguy hiểm hiếm khi xảy ra, nhưng cẩn thận, sau khi chích thuốc, bạn nên nán lại văn pḥng bác sĩ 30 phút, để được theo dơi xem có phản ứng ǵ không.
Dùng cách chữa nào bây giờ?
Nhiều cách chữa thế, biết dùng cách nào? Việc chữa trị tùy vào sự nhận định của bác sĩ, và dựa vào những yếu tố tŕnh bày ở đầu bài.
Các thuốc xịt mũi chứa chất steroid (Flonase, Nasacort, Nasalide, Nasonex, Rhinocort, ...) giờ được xem là hữu hiệu nhất, tác dụng nhanh chóng và ít gây phản ứng phụ. Những trường hợp nhẹ chúng ta có thể dùng các thuốc uống chống histamine không hoặc ít gây buồn ngủ (Allegra, Claritin, Clarinex, Zyrtec). Nếu triệu chứng chẳng bớt nhiều, ta mạnh tay hơn, dùng thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant (như Allegra-D, Claritin-D, Clarinex-D, ...), cùng lúc vẫn dùng thuốc xịt chứa chất steroid. Nặng hơn nữa, ta dùng thêm thuốc uống Prednisone trong thời gian ngắn.
Người dị ứng mũi quanh năm, thỉnh thoảng triệu chứng lại trở nặng vào một mùa nào đó, cách tốt là dùng thuốc xịt mũi chứa chất steroid liên tục, và dùng thêm thuốc uống vào những mùa triệu chứng trở nặng.
Và sau cùng, như đă bàn, những trường hợp dị ứng mũi nặng quá, thuốc nào cũng không giúp mấy, cần chữa thêm bằng immunotherapy.
Sự chữa trị bệnh dị ứng mũi bằng thuốc, theo những khảo cứu mới, sẽ tốn kém nhiều hơn ta tưởng (có thể cả trăm mỹ-kim mỗi tháng). Khéo dùng thuốc, sử dụng b́nh xịt mũi đúng kỹ thuật, nhiều trường hợp chúng ta giảm thiểu được tốn kém, song vẫn đạt kết quả trị liệu.
Qua những bài trước, chúng ta đă t́m hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách định bệnh tiểu đường, các biến chứng, cũng như sự chữa trị tiểu đường bằng ăn kiêng, vận động. Trong bài này, ta bàn đến các thuốc dùng chữa tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm, nên gần đây, các tài liệu y khoa khuyên chúng ta mạnh tay với nó hơn trước, dùng thuốc ngay khi định ra bệnh tiểu đường, không chờ một thời gian xem ăn kiêng và vận động có đưa được đường máu xuống lại mức b́nh thường, nếu không mới dùng thuốc.
Xin nhắc lại một chút, có hai loại tiểu đường: loại 1, thường xảy ra ở người dưới 40 tuổi (loại thiếu chất insulin trong cơ thể), và loại 2, thường xảy ra ở người trên 40 (loại vẫn có insulin trong cơ thể, song insulin không thể tác động, đưa đường từ máu vào trong các tế bào). Chữa trị tiểu đường loại 1, phải dùng thuốc chích chứa chất insulin (nay sắp có thêm thuốc xịt), để thay thế cho insulin thiếu trong cơ thể. Chữa tiểu đường loại 2, có nhiều cách thế hơn: ăn kiêng để xuống cân nếu nặng cân quá, vận động, dùng thuốc uống hoặc thuốc chích. Mọi chữa trị đều nhắm mục đích cố đưa đường máu trở về mức b́nh thường: giữ đường máu sáng chưa ăn trong khoảng 70-130 mg/dl, trị số đường máu trung b́nh 3 tháng HbA1C dưới 7 (tuy nhiên, ở các vị cao niên, HbA1C có thể giữ ở mức từ 7 đến 8).
Trong sự chữa trị căn bệnh, chúng ta cũng nên để ư đến yếu tố tài chánh, theo đúng 4 tôn chỉ chữa trị của y khoa: hữu hiệu, ít tác dụng phụ, tiện lợi, tiết kiệm. Nhiều thuốc tiểu đường rất đắt, chúng ta cố chọn thuốc nào vừa tiền, hữu hiệu, ít gây tác dụng phụ và cũng tiện lợi, không phải dùng nhiều lần trong ngày.
Các thuốc uống chữa tiểu đường loại 2 tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau: có thuốc thúc tụy tạng tiết thêm insulin (ba nhóm thuốc sulfonylureas, meglitinides, sitagliptin), có thuốc giúp insulin hoạt động hữu hiệu hơn (hai nhóm thuốc biguanides và thiazolidinediones), có thuốc ngăn ruột bớt hấp thu chất đường khi chúng ta ăn (nhóm thuốc alpha-glucosidase inhibitors).
1. Thuốc nhóm biguanides:
Nhóm này có một thuốc metformin (Glucophage), khiến insulin tác dụng mạnh hơn, đưa đường từ máu vào các cơ quan nhiều hơn. Thuốc c̣n ngăn sự tạo đường máu từ gan (đường trong máu một phần được tạo từ gan). Glucophage cũng làm giảm khẩu vị, giúp xuống cân.
Thuốc nên tránh dùng ở các vị trên 80, người suy thận (có trị số creatinine hơn 1.5 mg/dl ở đàn ông và hơn 1.4 mg/dl ở đàn bà), người bệnh gan, bệnh tim, uống rượu nhiều.
Glucophage có thể làm tiêu chảy. Để tránh phản ứng tiêu chảy do thuốc, ta dùng thuốc từ từ thôi, tăng chầm chậm cho đến khi lên đến lượng ta muốn. Ăn kém ngon, mau no, đầy hơi, buồn nôn là những phản ứng phụ khác của thuốc, hay xảy ra khi ta mới dùng nó, sau sẽ giảm dần, hoặc khi ta giảm bớt lượng thuốc đang dùng.
Thuốc Glucophage không nên uống lúc bụng đói. Lượng tối thiểu của thuốc là 500 mg mỗi ngày, tối đa 2550 mg mỗi ngày.
Thuốc metformin thường được dùng đầu tiên khi bệnh tiểu đường được định ra, v́ thuốc hữu hiệu, không làm lên cân, và giá cũng vừa phải.
Thuốc thuộc nhóm sulfonylureas được dùng để chữa tiểu đường gần 40 năm qua. Các thuốc cũ ra đời từ lâu: Diabenese, Orinase, Tolinase, Dymelor; các thuốc mới hơn, được dùng nhiều trong thời gian gần đây: Micronase, Diabeta, Glynase, Glucotrol, Amaryl.
Cơ chế tác dụng chính của thuốc là thúc đẩy tuyến tụy tạng ráng tiết thêm insulin, để cơ thể có thêm insulin đưa đường từ máu vào các tế bào, giúp đường trong máu giảm xuống. Thuốc thuộc nhóm sulfonylureas có thể gây buồn nôn, đầy hơi vùng bụng trên, nóng ngực, lên cân (2-7 cân), làm các trị số của gan tăng cao (liver enzyme elevations).
Đa số người bị tiểu đường loại 2 (khoảng 2/3), khi dùng thuốc sulfonylureas, đường trong máu sẽ xuống. (Với một số vị, ngay từ đầu, thuốc đă không có tác dụng, dùng cũng như không, đường máu cao vẫn hoàn cao). Tiếc thay, ở nhiều người (đến 20%), sau một thời gian dùng thuốc có kết quả tốt, đường máu từ từ lên lại.
Trong sự chữa trị, khi thuốc metformin đă uống đến lượng tối đa song vẫn không hữu hiệu, các bác sĩ thường dùng thêm thuốc thuộc nhóm sulfonylureas.
3. Thuốc thuộc nhóm troglitazones:
Gồm hai thuốc Actos và Anvandia, khá đắt tiền (có thể đến trên 200 đô-la một tháng thuốc).
Thuốc thuộc nhóm troglitazones có tác dụng làm các tế bào bắp thịt và tế bào mỡ của người tiểu đường loại 2 nhạy cảm hơn với insulin, khiến insulin tác dụng mạnh hơn, đưa đường từ máu vào trong các tế bào này khỏe hơn, đánh đúng vào cơ chế “lờn insulin” của tiểu đường loại 2.
Dùng đến hai thuốc metformin và thuốc thuộc nhóm sulfonylureas mà đường vẫn chưa xuống đến mức chúng ta mong muốn, các bác sĩ thêm vào thuốc thuộc nhóm troglitazones (Actos hay Avandia), hoặc chuyển sang thuốc chích insulin (nếu thấy đường c̣n quá cao, có uống thêm thuốc Actos hay Avandia cũng không ích ǵ, hoặc v́ Actos, Avandia quá đắt, người bệnh không đủ tài chánh để dùng).
Gồm hai thuốc Prandin và Starlix, tác dụng giống các thuốc thuộc nhóm sulfonylureas, có thể dùng để thay cho các thuốc sulfonylureas, trường hợp vị nào không dùng được thuốc sulfonylureas v́ nhạy ứng với chất sulfa. Thuốc tác dụng nhanh, uống ngay trước hoặc trong lúc đang dùng bữa ngày 2-4 lần.
Nhóm thuốc này đắt tiền, so với thuốc sulfonylureas cũng không lợi hơn, nên thường ít được dùng.
3. Thuốc nhóm sitagliptin:
Nhóm này có hai thuốc Januvia và Onglyza ra đời thời gian gần đây, tác dụng tương tự các thuốc thuộc nhóm sulfonylureas, làm tăng sự tiết insulin. Thuốc có thể dùng riêng hoặc dùng chung với các thuốc thuộc các nhóm khác.
Hai thuốc này khá đắt tiền, tác dụng cũng nhẹ, nên ít được dùng hơn thuốc metformin và thuốc thuộc nhóm sulfonylureas.
6. Thuốc thuộc nhóm alpha-glucosidase inhibitors:
Gồm hai thuốc Precose và Glyset, hoạt động ngay trong ruột non, ngăn cản những diếu tố (enzymes) có nhiệm vụ phân hóa chất đường (carbohydrates) ta ăn vào. Như vậy, chất đường trong ruột chậm được hấp thụ vào cơ thể, khiến đường ngay sau khi ta ăn không lên cao trong máu.
Thuốc hay gây đầy hơi, tiêu chảy. Thuốc không nên dùng cho người có những xáo trộn đường ruột: viêm ruột (inflam matory bowel disease), tắc ruột bán phần (partial intestinal obstruction), lở ruột già (colonic ulceration), ... Thuốc cũng có thể độc cho gan, trong năm đầu khi mới dùng thuốc, nên thử máu mỗi 3 tháng xem gan có sao không, sau đó lâu lâu cần thử lại.
Hai thuốc Precose và Glyset không làm đường máu xuống quá thấp (hypoglycemia), song nếu cho dùng chung với thuốc thuộc nhóm sulfonylureas, thuốc có thể làm đường máu xuống thấp dưới 70 mg/dl, gây nguy hiểm. Khổ cái, nếu chỉ dùng thuốc sulfonylureas không thôi, khi đường máu xuống thấp quá, ta có thể mau chóng giúp nó lên lại b́nh thường bằng cách uống ngay nước trái cây (fruit juice) hoặc ăn thức ngọt, nhưng khi dùng thêm thuốc Precose hoặc Glyset, ta không chữa biến chứng đường xuống thấp bằng những cách giản dị này được. Mà phải dùng những viên thuốc hoặc nước chứa chất đường gọi là “glucose tablets”, “glucose liquid”, hoặc chích một thuốc có tên “glucagon”, để đưa đường máu lên lại mức b́nh thường.
6. Thuốc chích insulin:
Về lâu về dài, ở nhiều người tiểu đường loại 2 dùng thuốc uống, căn bệnh đâm lờn thuốc. Thuốc uống hết mức song đường máu vẫn cao, không chịu xuống, chúng ta dùng đến thuốc chích insulin. Hoặc có vị đường máu cao quá, từ đầu, bác sĩ đă quyết định dùng ngay thuốc chích để nhanh chóng đưa đường máu xuống.
Quyết định sử dụng thuốc chích insulin c̣n tùy thuộc vào một số yếu tố khác nữa: thuốc uống quá đắt, tuổi tác người bệnh, các triệu chứng đang có, các biến chứng muốn tránh, các bệnh khác đang bị, và tuổi thọ tiên đoán (overall life expectancy).
Ngày xưa, chữa tiểu đường loại 2, các thuốc thuộc nhóm sulfonylureas (Diabenese, Orinase, Tolinase, Dymelor, Micronase, Diabeta, Glynase, Glucotrol, Amaryl) thường được các bác sĩ đem ra thử trước. Nhưng nay, với những kiến thức mới, việc chữa trị đă được đổi lại, thuốc metformin thường được dùng trước.
Dùng đến lượng tối đa thuốc metformin, đường chưa xuống đến mức mong muốn, ta có thể dùng thêm thuốc thuộc nhóm sulfonylureas, hoặc thuốc thuộc nhóm troglitazones đắt hơn (Actos hay Avandia), nếu v́ lư do nào đó, không thể dùng được thuốc sulfonylureas.
Dùng đến hai thuốc metformin và thuốc thuộc nhóm sulfonylureas mà đường vẫn cao, chúng ta thêm vào thuốc thuộc nhóm troglitazones (Actos hay Avandia), hoặc chuyển sang thuốc chích insulin (nếu thấy đường c̣n quá cao, có uống thêm thuốc Actos hay Avandia cũng không ích ǵ, hoặc v́ Actos, Avandia quá đắt, chúng ta không đủ tài chánh để dùng).
Các thuốc đắt tiền như Prandin, Starlix, Januvia, Onglyza có khi cũng phải dùng đến, nhưng nếu v́ chúng quá đắt, bảo hiểm, Medicare không cho, chúng ta dùng thuốc chích insulin lợi hơn.
Một cách phối hợp khác: dùng thuốc uống, kèm thuốc chích insulin ngày một lần.
Dẫu vậy, chung cuộc, nếu đă phối hợp nhiều thuốc uống, hoặc uống ban ngày, chích insulin ban tối, nhưng tiểu đường vẫn cứng đầu, đường máu vẫn cao, th́ rồi cũng đành trông nhờ vào thuốc chích insulin vậy. Đôi khi cần dùng đến 100-200 đơn vị insulin mỗi ngày.
Với những thuốc uống mới, cuộc chiến chống tiểu đường của chúng ta đă bớt phần gay go. Khéo léo phối hợp các thuốc uống, sự sử dụng thuốc chích insulin có thể tránh được trong nhiều trường hợp, hoặc số lần chích insulin trong ngày sẽ giảm thiểu.
Mặc cho những quảng cáo trên trời dưới biển, bệnh tiểu đường chưa thể chữa khỏi đâu bạn. Mặt trận chống tiểu đường vẫn chưa yên tĩnh, các khảo cứu vẫn không ngừng tiếp diễn. Hy vọng, vào một ngày đẹp trời, tin vui sẽ đến, các nhà y học sẽ bảo: đă t́m ra thuốc trị tuyệt tiểu đường. Từ giờ đến ngày ấy, bạn đừng tin vào những tiên tri giả khiến bạn tốn tiền vô ích.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
Trong chương tŕnh khuyến khích các bác sĩ làm hồ sơ điện tử (electronic health record, hay electronic medical record) để chăm sóc cho người bệnh một cách có phẩm chất (quality of care), cho đến nay chính phủ Mỹ đă dùng 3.1 tỷ đô la để tưởng thưởng cho gần 2,000 nhà thương và 41,000 bác sĩ đă làm hồ sơ điện tử. Riêng trong tháng 1/2012 vừa qua, 519 triệu đô la đă được sử dụng vào việc này. (Một cô bạn bác sĩ của tôi hành nghề bên Pháp cho biết, Pháp đă buộc các bác sĩ phải làm hồ sơ điện tử cả 10 năm trước, chẳng cho đồng xu cắc bạc tiền thưởng nào cả, và cô bạn chê ở Mỹ ta, là cái nôi của điện tử, mà về việc này lại chậm lụt quá!)
Ngược lại, Medicare cho biết, đến năm 2015, bác sĩ nào chưa chịu làm hồ sơ bệnh lư bằng phương tiện điện tử, họ sẽ phạt, cắt tiền chi trả cho bác sĩ đó 1%, sang năm 2016, cắt tiền chi trả cho bác sĩ đó 2%, và năm 2017, 3%.
Theo dự định, vào tháng 1/2013, tiểu bang California sẽ bắt đầu đưa 700,000 người vừa có MediCal vừa có Medicare (Medi-Medi) trong 10 quận của tiểu bang vào các tổ hợp y tế managed care (chăm sóc có điều hành, mọi việc đều qua một người bác sĩ chính). Hiện tại, tất cả các vị có MediCal (không có Medicare) đă buộc phải gia nhập managed care
Như vậy, đất Mỹ nói chung và tiểu bang Cali nói riêng đang lần lượt thực hiện những cải tổ y tế quan trọng, nhắm mục tiêu muốn các bác sĩ phải chăm sóc cho người bệnh đàng hoàng, đỡ tốn kém, và khó thể gian lận.
Hồ sơ bệnh lư điện tử
Từ thời ông tổ y khoa Hippocrates, các bác sĩ vẫn ghi chép mọi vấn đề liên quan đến người bệnh trên giấy, và hồ sơ bệnh lư giấy gồm một tập hồ sơ trong chứa tất cả những ghi chép của bác sĩ, cùng các tài liệu liên quan đến sức khỏe của người bệnh.
Hồ sơ giấy có nhiều khuyết điểm, và có thể mất dễ dàng, thí dụ ở Louisiana, trong cơn hồng thủy Katrina, nhiều pḥng mạch bác sĩ ch́m dưới làn nước, vô số hồ sơ bệnh lư bị mất.
Ngược lại với hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử có rất nhiều ưu điểm.
Ưu điểm chính của hồ sơ điện tử là sự minh bạch, được hiểu với nhiều nghĩa. Hồ sơ điện tử cần đánh máy, thay v́ viết tay. Chữ viết của bác sĩ xấu cũng thành đẹp. Và xem một hồ sơ điện tử trên internet cũng y như quí vị độc giả đang đọc những gịng chữ đẹp đẽ này trên báo Saigon Times hoặc trên trang mạng www.SaigonTimesUSA.com của báo. Những nhầm lẫn do không đọc được chữ viết tay lem nhem của bác sĩ không c̣n nữa.
Sự minh bạch của hồ sơ điện tử cũng đánh tan sự gian lận. Hồ sơ điện tử nằm trên internet, khác với hồ sơ giấy nằm riêng trong văn pḥng của bác sĩ, giúp bác sĩ giữ những bí mật đen tối người bệnh không biết và Medicare, MediCal, bảo hiểm không hay. Để được Medicare, MedCal tưởng thưởng (đến 63,000 Mỹ kim), một trong những điều kiện bác sĩ dùng hồ sơ điện tử phải thi hành là khuyến khích người bệnh vào trang mạng chỗ chứa hồ sơ điện tử của ḿnh để đọc những điều quan trọng liên quan đến sức khỏe của ḿnh bác sĩ ghi trong hồ sơ điện tử: những bệnh đang mang, những thuốc đang dùng, đă chích ngừa ǵ, kết quả thử máu, …, đồng thời người bệnh có thể liên lạc với bác sĩ qua thư điện tử.
Hoàn tất một hồ sơ điện tử có đầu có đuôi, đầy đủ các tiết mục như trong trường dạy đàng hoàng cũng mất nhiều th́ giờ hơn quẹt bậy bạ qua quít vài chữ trong hồ sơ giấy, nên một ngày không thể xem đến 50-60 người bệnh. Có thức suốt đểm để làm nhiêu đó hồ sơ điện tử mỗi ngày cũng không kịp. Một ngày nào đó (có thể không xa), nếu vấn đề hồ sơ điện tử trở thành bắt buộc, các gian lận y tế, những chăm sóc thiếu phẩm chất sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Ngoài những ưu điểm chung trên, riêng với bác sĩ, hồ sơ điện tử đem đến nhiều điều lợi hơn trước. Với hồ sơ giấy để ở văn pḥng, bất ngờ cần xem lại chi tiết ǵ, ngày nghỉ bác sĩ phải lái xe ra văn pḥng, lục hồ sơ người bệnh xem lại. Sau giờ làm việc, muốn liên lạc với người bệnh để hỏi thăm, bàn luận cũng trở ngại, v́ không có số điện thoại, địa chỉ email của người bệnh, mọi thứ để lại văn pḥng cả. Nay với hồ sơ điện tử trên internet, ở bất cứ nơi đâu có internet, với cái Ipad cầm tay nho nhỏ, bác sĩ có thể vào internet xem lại hồ sơ người bệnh của ḿnh, và nếu cần, sẵn số điện thoại, địa chỉ email của người bệnh ghi sẵn trong hồ sơ điện tử, có thể liên lạc với người bệnh bất cứ lúc nào.
Tưởng tượng, một bác sĩ có hàng ngàn hồ sơ bệnh lư, ở bất cứ nơi đâu có internet, bất cứ lúc nào, mở Ipad ra, chỉ trong vài giây, t́m ngay được hồ sơ người bệnh ḿnh muốn t́m. Không c̣n phải hộc tốc lái xe về lại văn pḥng t́m hồ sơ. Y như chúng ta ở bất cứ nơi đâu có internet, bất cứ lúc nào cũng có thể vào internet t́m những tin tức chúng ta đang cần.
Vấn đề Medi-Medi
Sự thực ai cũng biết, Medi-Medi là thành phần kẻ gian nhắm vào để lạm dụng (abuse) và gian lận y tế (fraud) nhiều nhất, v́ các vị Medi-Medi đi khám bệnh, lấy thuốc thường không phải trả đồng copayment nào cả. Đáng buồn thay, nhiều người Medi-Medi cố t́nh đồng lơa với kẻ gian để làm bậy: nhận tiền của kẻ gian rồi đưa Medicare cho kẻ gian muốn làm ǵ th́ làm, lấy thuốc bừa băi, nhận xe lăn, giường bệnh, sữa Ensure, … vô tội vạ. (Tại sao lại làm vậy được nhỉ? Đây là đồng tiền mồ hôi nước mắt của bao công dân Mỹ đi làm đóng thuế, và đất nước thân yêu này đối với chúng ta đă quá tốt, bảo bọc, cho chúng ta quá nhiều thứ. Lương tâm ở đâu?) FBI theo bắt không xuể, hàng năm đất nước Mỹ vẫn rỉ máu, thất thoát mấy chục tỉ đô la. Kể từ khi tất cả những người có MediCal (không có Medicare) phải gia nhập các tổ hợp y tế HMO, mỗi tháng tiểu bang Cali tiết kiệm được triệu triệu đô la so với trước, thời MediCal bị lạm dụng và gian lận quá sức. Như vậy, có lẽ cách giải quyết vấn đề gọn ghẽ nhất là đưa luôn các vị có Medi-Medi vào những tổ hợp y tế Medicare HMO. Và việc này sẽ được thi hành vào tháng Giêng đầu năm 2013.
Hiện tại, các tổ hợp y tế managed care Medicare HMO ngày càng nhiều và cung ứng những dịch vụ mà người có Medicare hoặc Medi-Medi, nếu không gia nhập, không được hưởng: thí dụ, người Medi-Medi nay không c̣n được đi nha sĩ để khám và chữa răng (chỉ được nhổ răng), không c̣n được làm kính, không được đi bác sĩ khám bàn chân (podiatrist), …, nhưng nếu gia nhập một tổ hợp y tế managed care HMO, sẽ được hưởng những dịch vụ này. Thuốc Tylenol, thuốc ho nay MediCal không c̣n cho nữa, nhưng trong các tổ hợp họ vẫn cho. (Một số tổ hợp c̣n cho cả các thuốc cường dương Viagra, Levitra, Cialis.) Những quyền lợi khác khi gia nhập các tổ hợp y tế Medicare HMO: có xe đưa đi khám bệnh, chụp phim, đi du lịch rủi phải vào pḥng cấp cứu, giữ biên nhận, về Mỹ họ sẽ bồi hoàn, v.v..
Tiền đâu mà các tổ hợp y tế họ nhiều vậy. Tất nhiên, tiền từ Medicare cho, và làm ăn đừng phung phí.
Các tổ hợp y tế Medicare HMO họ tổ chức họp thường xuyên, hoặc gửi thư, nhắc nhở các bác sĩ nên làm đúng các đ̣i hỏi của Medicare, cung ứng cho người thụ hưởng Medicare những chăm sóc có phẩm chất. Họ cho biết, nếu làm vậy, họ sẽ có thêm tiền từ Medicare, và bác sĩ cũng sẽ được thưởng thêm chút lộc.
Như vậy, có thể hiểu, chính phủ đang khuyến khích sự hoạt động của các tổ hợp y tế Medicare HMO, khuyến khích người thụ hưởng Medicare gia nhập các tổ hợp. Chính phủ không thể trực tiếp kiểm soát hàng trăm ngàn bác sĩ đang hành nghề trên đất Mỹ, và kêu gọi mỏi mồm các bác sĩ hăy làm đúng sách vở và luật pháp, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh đàng hoàng, mà đừng tốn kém quá vẫn chẳng ăn thua ǵ. Mỗi năm vẫn thất thoát vài chục tỉ đô la, tiền gian lận y tế, tiền tiêu pha phí phạm.
Chi bằng kiểm soát trực tiếp các tổ hợp y tế Medicare HMO, qua đó kiểm soát các bác sĩ trong tổ hợp. Nên các tổ hợp y tế Medicare HMO làm việc nghiêm túc lắm, luôn miệng nhắc nhở các bác sĩ trong tổ hợp phải làm việc đàng hoàng, một điều CMS (Centers for Medicare and Medicaid Services, Trung Tâm Dịch Vụ Medicare và Medicaid) muốn chúng ta phải làm thế này, hai điều CMS muốn chúng ta phải làm thế kia. CMS là ông chủ lớn chi tiền, chúng ta phải tuân lệnh thôi.
Như vậy, khỏe cho chính phủ, biết rơ được đồng tiền ḿnh tiêu ra (mỗi tháng trả một số tiền nhất định cho các tổ hợp y tế), và cũng yên tâm các tổ hợp y tế không đâu dám gian lận, qua mặt ḿnh. (Bác sĩ trong tổ hợp cũng dè dặt, nghiêm chỉnh hơn, cho nhiều thuốc bậy bạ quá, chữa trị lung tung quá, không làm cái này cái kia như qui định, nhận được thư từ tổ hợp nhắc nhở hoài cũng thấy kỳ! Rồi thường xuyên, tổ hợp cho người xuống xem hồ sơ, không ghi chép đầy đủ, biết lấy ǵ đưa ra cho họ xem?!)
Trong số Consumers Reports gần đây (tạp chí ra hàng tháng, chỉ dẫn người tiêu dùng những cách sử dụng đồng tiền hợp lư), khi so sánh sự chăm sóc sức khỏe trong các hệ thống bảo hiểm khác nhau, họ cho rằng những vị cao niên trong các tổ hợp y tế Medicare HMO được chăm sóc kỹ hơn, v́ các luật lệ trong tổ hợp buộc bác sĩ phải tuân thủ, theo lệnh của Medicare.
Mô h́nh Medicare HMO có vẻ thành công, chăm sóc người bệnh Medicare đàng hoàng theo ư chính phủ, đồng thời tiết kiệm được tiền, ngày càng thêm nhiều vị có Medicare gia nhập (chứng tỏ họ hài ḷng trong hệ thống), nên vào đầu năm 2013, theo dự định, chính quyền Cali sẽ bắt đầu buộc các vị có Medi-Medi chưa gia nhập (đi nhiều bác sĩ bên ngoài có khi không đúng, dễ sa vào tay những kẻ gian, rồi không bác sĩ nào nắm vững các vấn đề của người bệnh, những ǵ cần, nhưng chưa được làm cho người bệnh...) phải gia nhập một tổ hợp y tế Medicare HMO.
Nền y tế Hoa Kỳ đă bị lạm dụng, gian lận quá nhiều, mà các chăm sóc cho người bệnh nhiều khi không có phẩm chất, đến lúc cải tổ thôi. Chính phủ đang tiến hành những bước cải tổ cần thiết.
Hạt cà phê xanh: Bí quyết bảo vệ sức khỏe và vóc dáng
Tác giả: Như Vũ
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Hạt cà phê xanh: Bí quyết bảo vệ sức khỏe và vóc dáng
Hạt cà phê xanh không những giúp bạn nhanh chóng có được vóc dáng như ư mà c̣n góp phần kiểm soát các bệnh nguy hiểm như tiểu đường hay Alzheimer. Bạn chỉ cần bỏ ra chừng 100.000 đồng cho 1kg hạt cà phê xanh là đă có trong tay những lợi ích trên rồi đấy.
Cà phê xanh giảm cân được các nàng hăng hái t́m mua với hy vọng có được vóc dáng thon thả thật nhanh. Thật ra, loại cà phê này c̣n có nhiều tác dụng khác hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe như giảm huyết áp, kiểm soát tiểu đường, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh Alzheimer…
Cà phê xanh là ǵ?
Hạt cà phê xanh là hạt cà phê chưa được rang chín hay trải qua bất kỳ quá tŕnh xử lư nào khác nên vẫn có màu xanh lá tự nhiên. Do chưa qua xử lư nên loại cà phê này c̣n giữ được khá nhiều dưỡng chất so với các loại cà phê thường. Giá cà phê xanh dao động từ 60.000 – 100.000 đồng/kg tùy ḍng và chất lượng cà phê.
Để có hạt cà phê xanh, người trồng phải thu hoạch trái cà phê, loại bỏ lớp vỏ và thịt bên ngoài để giữ lại nhân cà phê bên trong. Sau đó, phần nhân này được rửa, phơi hoặc sấy khô rồi xay xát để bỏ lớp vỏ mỏng c̣n lại.
Tác dụng của cà phê xanh
cà phê xanh
Cà phê xanh không chỉ hỗ trợ bạn giảm cân mà c̣n mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
1. Cà phê xanh hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu đă chỉ ra cà phê xanh có thể mang lại một số lợi ích đáng kể cho những ai muốn giảm cân. Trong ba thử nghiệm lâm sàng, những người dùng chiết xuất cà phê xanh giảm cân hiệu quả hơn so với những ai dùng giả dược. Kết quả của năm thử nghiệm lâm sàng khác cũng cho thấy người tham gia giảm được 1 – 8kg nhờ chiết xuất cà phê xanh.
2. Cà phê xanh giúp kiểm soát tiểu đường
Axit chlorogen trong cà phê xanh là một loại polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Chất này không những ngăn các gốc tự do gây tổn thương tế bào mà c̣n điều chỉnh lượng đường huyết.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những con chuột bị tiểu đường có bổ sung 5mg axit chlorogen trên mỗi kg trọng lượng cơ thể có thể giữ đường huyết ở mức b́nh thường. Một nghiên cứu ở Úc năm 2009 cũng cho thấy bạn có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuưp 2 nếu tiêu thụ 675 – 900ml cà phê decaf (cà phê đă khử caffeine) có chứa nồng độ axit chlorogen cao.
Theo một nghiên cứu năm 2006 ở Nhật Bản, những bệnh nhân bị cao huyết áp nhẹ dùng 140mg chiết xuất cà phê xanh mỗi ngày trong 12 tuần có mức huyết áp được ghi nhận giảm. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân cao huyết áp đều nên dùng cà phê xanh. Những ai nhạy cảm với caffeine vẫn có thể bị tăng huyết áp khi uống cà phê xanh như khi uống cà phê thường.
4. Cà phê xanh ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Cà phê xanh có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh Alzheimer. Theo một nghiên cứu năm 2012 đăng trên trang Khoa học thần kinh Dinh dưỡng, khả năng chống oxy hóa của chiết xuất cà phê xanh sẽ giúp bạn duy tŕ sự trao đổi chất b́nh thường ở năo. Sự suy giảm quá tŕnh trao đổi chất ở năo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy cà phê xanh có thể cải thiện chức năng năo cũng như tâm trạng. Bên cạnh đó, một đánh giá năm 2017 đă chỉ ra rằng chiết xuất cà phê xanh giúp giảm t́nh trạng stress oxy hóa ở năo, từ đó giúp bảo vệ hệ thần kinh. Ngoài bệnh Alzheimer, cà phê xanh cũng có những lợi ích tương tự với các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh khác như bệnh Parkinson.
Cà phê xanh chứa axit chlorogen có tác dụng kích thích thần kinh nhẹ hơn cà phê thường. Vậy nên khi dùng loại cà phê này, bạn có thể cải thiện tâm trạng mà ít bị cảm giác nôn nao khó chịu như khi uống cà phê thường.
5. Cà phê xanh giúp ngừa ung thư đại trực tràng
Các nghiên cứu trên động vật đă chỉ ra rằng các polyphenol trong cà phê có thể giúp ngăn ngừa t́nh trạng khối u h́nh thành ở đại tràng. Trong cà phê xanh có tới 14% một loại polyphenol có tên axit chlorogen nên cũng có tác dụng này.
Tuy nhiên, cũng có một số ư kiến cho rằng cà phê xanh có thể chứa các chất làm tăng nguy cơ bị ung thư đại trực tràng. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về mối liên hệ giữa cà phê xanh và căn bệnh ung thư trên.
Cà phê xanh có thể gây ra một số tác dụng phụ tương tự như cà phê thường, đặc biệt là những người có độ nhạy cảm cao với caffeine. Các tác dụng phụ này bao gồm:
•Ù tai
•Lo lắng
•Cáu gắt
•Đau đầu
•Mất ngủ
•Buồn nôn
•Tăng nhịp tim
•Kích ứng dạ dày
Việc tiêu thụ cà phê xanh trong thời gian dài hoặc quá mức có thể làm tăng sự tích tụ homocysteine dẫn đến bệnh tim bệnh và sẩy thai. Bạn nên đọc kỹ liều lượng khuyến cáo trên sản phẩm cà phê xanh ḿnh mua để tránh dùng quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ.
Bạn có thể t́m hiểu thêm: Hàm lượng homocysteine cao ảnh hưởng đến mạch máu
Cách sử dụng hạt cà phê xanh
cà phê xanh
Khi đă t́m mua được hạt cà phê xanh ưng ư, bạn có thể dùng nguyên hạt hoặc xay hạt ra thành bột để pha cho ḿnh ly cà phê xanh giảm cân tốt cho sức khỏe. Công thức sau sẽ giúp bạn pha được 2 ly cà phê xanh thơm ngon chỉ trong tích tắc.
Nguyên liệu pha chế
•20g hạt cà phê xanh
•300ml nước nóng
•Đường, mật ong hoặc một ít quế để uống kèm cà phê nếu thích
Cách pha cà phê xanh
Bạn có thể xay hạt cà phê xanh thành bột hoặc để nguyên hạt cà phê để pha theo hai cách sau.
Sử dụng bột cà phê xanh
– Bạn bỏ hạt cà phê xanh vào máy xay cà phê để xay cà phê thành dạng bột với độ mịn theo ư thích của ḿnh. Bạn nên dùng máy công suất cao v́ hạt cà phê chưa rang thường khá cứng.
– Tiếp theo, hăy cho bột cà phê xanh vào 2 cốc riêng và từ từ rót nước nóng khoảng 90°C vào trong cốc.
– Để yên hỗn hợp trong 10 phút rồi lọc lại để loại bỏ phần bă cà phê.
– Thêm đường hoặc mật ong vào sao cho vừa miệng. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu muốn thưởng thức được hương vị nguyên thủy của hạt cà phê.
Sử dụng hạt cà phê xanh nguyên chất
– Bạn cần ngâm hạt cà phê trong nước để qua đêm.
– Đun sôi hỗn hợp cà phê đă ngâm với lửa cao. Sau khi nước sôi, bạn giảm lửa rồi nấu tiếp trong ṿng 15 phút.
– Đợi hỗn hợp nguội hoàn toàn rồi lọc phần hạt cà phê ra để lấy nước uống. Nếu thấy cà phê quá đậm, bạn có thể pha loăng với nước ấm.
Cà phê xanh không quá khó pha chế mà lại mang tới nhiều lợi ích cho vóc dáng cũng như sức khỏe. Hương vị mới lạ từ hạt cà phê xanh hứa hẹn sẽ là thức uống đáng thử mà bạn nên thêm vào thực đơn đồ uống của ḿnh đấy.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Đổi khẩu vị với cà phê cold brew
Cà phê cold brew là loại cà phê pha bằng nước lạnh sẽ mang đến hương vị khác hẳn với cách pha truyền thống bằng nước nóng. Bạn có muốn thử trải nghiệm mới mẻ với loại cà phê tốt cho sức khỏe này?
Cà phê cold brew ngày càng phổ biến hơn đối với những tín đồ cà phê trong nhiều năm gần đây. Thay v́ sử dụng nước nóng để pha cà phê, cà phê cold brew được pha chế bằng cách ngâm cà phê trong nước lạnh từ 12 – 24 giờ. Phương pháp này giúp cà phê bớt đắng hơn nhưng vẫn giữ được những lợi ích tốt cho sức khỏe.
1. Cà phê cold brew giúp bạn giảm cân
Trao đổi chất là quá tŕnh cơ thể sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng và tốc độ trao đổi chất càng cao th́ bạn càng đốt cháy nhiều calo khi nghỉ ngơi. Việc tăng tốc độ trao đổi chất sẽ giúp bạn dễ giảm cân hơn dù không luyện tập quá nhiều.
Cũng giống như cà phê pha bằng nước nóng, cà phê cold brew có chứa caffeine đă được chứng minh là giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi lên tới 11%. Caffeine tăng tốc độ trao đổi chất bằng cách giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhanh hơn.
Trong một nghiên cứu ở 8 nam giới, caffeine tăng quá tŕnh đốt cháy calo lên 13% cũng như tăng quá tŕnh đốt cháy chất béo lên 2 lần. Con số này lớn hơn nhiều so với kết quả thu được sau khi dùng giả dược hoặc thuốc chẹn beta, một loại thuốc trị huyết áp và giúp máu lưu thông.
2. Cà phê cold brew giúp cải thiện tâm trạng
Việc tiêu thụ caffeine đă được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là ở những người thiếu ngủ. Một đánh giá của các nghiên cứu ở hơn 370.000 người cho thấy những người uống cà phê có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn. Mỗi tách cà phê bạn tiêu thụ trong một ngày sẽ giảm nguy cơ trầm cảm 8%. Ngoài việc giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn, caffeine cũng cải thiện khả năng tập trung và chú ư.
Một nghiên cứu ở 12 người trưởng thành trong độ tuổi 63 – 74 cho thấy việc uống 3mg caffeine trên mỗi kg trọng lượng cơ thể đă cải thiện tâm trạng 17%. Lượng caffeine này tương đương với khoảng 300ml cà phê cho người có cân nặng trung b́nh.
Một số nghiên cứu thậm chí c̣n cho rằng caffeine có thể được sử dụng như một thực phẩm chức năng để cải thiện tâm trạng và tăng cường chức năng năo ở người cao tuổi.
3. Cà phê cold brew giúp ngừa bệnh tim
Bệnh tim là bệnh liên quan đến sức khỏe tim mạch như bệnh động mạch vành, đau tim và đột quỵ… Những bệnh này là nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn thế giới.
Cà phê cold brew chứa các hợp chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim như caffeine, hợp chất phenolic, magiê, trigonelline, quinide và lignans. Những hợp chất này làm tăng độ nhạy insulin, ổn định lượng đường trong máu và hạ huyết áp. Ngoài ra, món đồ uống này cũng chứa axit chlorogen (CGA) và diterpene có chức năng tương tự như chất chống oxy hóa và chất chống viêm.
Những ai uống 450 – 750ml cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 15% so với những người không uống cà phê. Tuy nhiên, bệnh nhân bị huyết áp cao nên hạn chế những đồ uống có caffeine như cà phê.
4. Cà phê cold brew giúp ngừa tiểu đường loại 2
cà phê cold brew
Tiểu đường loại 2 là một bệnh măn tính mà lượng đường trong máu cao quá mức cho phép. Bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe nếu bạn không kiểm soát tốt.
Cà phê cold brew có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Lợi ích này có thể nhờ axit chlorogen, một chất chống oxy hóa mạnh trong cà phê.
Cà phê cold brew cũng có thể điều chỉnh lượng peptide trong ruột. Đây là các hormone trong hệ tiêu hóa có chức năng kiểm soát và làm chậm quá tŕnh tiêu hóa để giữ lượng đường trong máu luôn ổn định.
Một nghiên cứu ở hơn 36.900 người trong độ tuổi 45 – 74 cho thấy những người uống ít nhất 600ml cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 thấp hơn 30% so với những người không uống cà phê hàng ngày.
Một đánh giá của 3 nghiên cứu lớn ở hơn 1 triệu người cho thấy những người tăng lượng cà phê ḿnh uống trong 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 11%. Trong khi đó, những ai giảm lượng cà phê ḿnh uống lại tăng hơn 17% nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài tác dụng tăng cường khả năng chú ư và cải thiện tâm trạng, cà phê cold brew c̣n có nhiều lợi ích khác cho năo. Caffeine kích thích hệ thống thần kinh và có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của năo. Một nghiên cứu gần đây đă quan sát thấy thói quen uống cà phê có thể bảo vệ năo khỏi các bệnh liên quan đến tuổi tác như Alzheimer và Parkinson.
Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là các bệnh xảy ra do tế bào chết dần theo thời gian hay c̣n gọi là thoái hóa thần kinh. Cả hai căn bệnh này đều có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ, suy giảm sức khỏe tâm thần khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn.
Một nghiên cứu quan sát cho thấy những người uống 450 – 750ml cà phê mỗi ngày ở tuổi trung niên có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và Alzheimer ở mức thấp hơn 65% khi về già. Một nghiên cứu quan sát khác kết luận rằng những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn. Trên thực tế, nam giới uống nhiều hơn 600ml cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson tới 5 lần.
Một số hợp chất trong cà phê như phenylindan, harman và nonharman giúp bạn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson. Tuy nhiên, bạn cần lưu ư rằng cà phê decaf không mang lại những lợi ích như trên.
Bạn có thể t́m hiểu thêm: Cà phê decaf có tốt như bạn nghĩ?
6. Cà phê cold brew thân thiện với hệ tiêu hóa
cà phê cold brew
Nhiều người tránh cà phê v́ đây là một loại đồ uống có tính axit có thể kích thích trào ngược axit. Trào ngược axit là t́nh trạng axit dạ dày thường xuyên trào ngược từ dạ dày của bạn trở lại thực quản và gây kích ứng. Ngoài ra, độ axit của cà phê cũng có thể gây khó tiêu và ợ nóng.
Một số nghiên cứu đă cho thấy cà phê cold brew có tính axit nhẹ hơn một chút so với cà phê pha bằng nước nóng. Điều này có nghĩa là cà phê cold brew ít gây kích ứng dạ dày hơn nên sẽ thân thiện với hệ tiêu hóa.
Khác với cà phê pha nước nóng, cà phê cold brew có chứa polysaccharide thô là những chuỗi các phân tử đường giúp tăng cường khả năng miễn dịch của hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể giúp bạn giảm kích ứng ruột và khó chịu trong bụng do axit từ cà phê.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.