HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề gì khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm gì để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung bình. Điều quan trọng là biết làm gì, làm thế nào để trị liệu, và khi nào thì cần tìm kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) BÒ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Bò cạp là loại côn trùng nhiều chân có hình dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ngòi / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được tìm thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết bò cạp cắn:
1. Rửa vùng bị bò cạp cắn bằng xà phòng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị bò cạp cắn trong vòng 10 phút , nếu cần thiết thì lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng gì
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này thì dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hãy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà phòng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tròn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt bò" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Chuột rút ở chân, hay choáng váng cẩn thận với tình trạng cục máu đông nguy hiểm
Cục máu đông sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn nếu nó nằm không đúng chỗ, nằm ở những vùng tĩnh mạch sâu gần cơ sẽ gây đau đớn, hoặc cản trở lưu thông máu trong cơ thể, thậm chí gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn.
Đông máu là hiện tượng máu đặc lại và giúp bạn ngưng chảy máu khi bị chấn thương, nhưng một số cục máu đông có thể gây hại và thậm chí gây tử vong.
Nếu bạn chỉ đi một quãng đường dài trên máy bay hoặc trong ô tô, có tiền sử về các vấn đề đông máu, hoặc nhận thấy rằng bạn đang có những biểu hiện cảu triệu chứng máu đông thì hãy đi khám ngay.
Theo trang Reader’s Digest, dưới đây là những dấu hiệu ban đầu cảnh báo hiện tượng cục máu đông bạn cần lưu ý:
Chuột rút ở chân
Những người từng được chẩn đoán đông máu cho biết trước đó họ hay bị chuột rút ở chân. Nguyên nhân có thể do một cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu.
Theo báo cáo của Kristine Arthur, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm y tế Orange Coast Memorial ở Fountain Valley, California, nếu bạn gặp trường hợp chuột rút ở chân thường xuyên mà không đi khám có thể dẫn đến tình trạng tình trạng tắc nghẽn phổi do cục máu này di chuyển đến phổi.
Ngứa ngáy kéo dài
Nếu bạn thấy ngứa ran dai dẳng ở một chi thì có thể đây là một trong những triệu chứng cục máu đông.
Bên cạnh đó, nếu bạn có những dấu hiệu của hệnh huyết áp cao thì hãy để ý đến dấu hiệu ngứa vì hiện tượng máu đông (huyết khối) là nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp.
Da nhợt nhạt hoặc đổi màu
Cục máu đông sẽ làm gián đoạn lưu lượng máu bình thường, thường dẫn đến tình trạng da dẻ nhợt nhạt hoặc đổi màu, triệu chứng này khá phổ biến và bạn có thể quan sát thấy rõ.
Nếu một khu vực da ở chân có màu nhạt hơn hoặc màu khác so với cả chân thì rất có thể đây là một triệu chứng cục máu đông và cần được đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nguy cơ bị cục máu đông vẫn xảy ra ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên do vậy đừng nên chủ quan.
Nhiệt độ da thay đổi thất thường
Một triệu chứng cục máu đông phổ biến khác là sự thay đổi nhiệt độ nơi có cục máu đông.
Giống như sự đổi màu trên da, thay đổi nhiệt độ trên da là sự gián đoạn lưu lượng máu.
Đau lưng
Đau lưng là triệu chứng ít gặp của hiện tượng cục máu đông, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy cục máu đông xuất hiện ở vùng chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch bụng chính).
Những loại cục máu đông này có thể dẫn đến nguy hiểm nếu không được điều trị, vì chúng sẽ cắt máu đến tứ chi.
Đổ quá nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là một trong những triệu chứng cục máu đông mà bạn không nên bỏ qua, cục máu đông lúc này có thể nằm ở phổi hoặc tim.
Đây là những loại cục máu đông rất nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
Đột nhiên choáng váng
Đột nhiên bạn cảm thấy chóng mặt là một trong những triệu chứng của bệnh này.
Khi một phần của cục máu đông xuất hiện trong các mạch máu của não, sẽ cản trở việc vận chuyển máu lên não dẫn đến choáng váng.
Bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng này khi thức dậy vào buổi sáng, vì vậy hãy chú ý để phát hiện kịp thời.
Một số vấn đề về sức khỏe được phản ánh thông qua bàn chân bạn nên chú ý. Nó có thể là dấu hiệu trầm trọng của một số bệnh mãn tính, thậm chí là bệnh nan y. Dưới đây là 18 dấu hiệu cảnh báo.
1. Chân lạnh do nhiều nguyên nhân
Nếu ngón chân của bạn luôn lạnh, một lý do có thể chú ý đầu tiên là lưu lượng máu kém – một vấn đề về tuần hoàn đôi khi liên quan đến hút thuốc, huyết áp cao hoặc bệnh tim. Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường không kiểm soát được cũng có thể khiến chân bạn cảm thấy lạnh. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm suy giáp và thiếu máu. Hãy đến gặp bác sĩ, bạn có thể được tìm thấy nguyên nhân hoặc bạn chỉ đơn giản là bị lạnh chân.
2. Đau chân
Ảnh: LiBzLIFE
Khi bàn chân đau sau một ngày dài, bạn có thể sẽ khó chịu với đôi giày của mình. Rốt cuộc, 8 trong số 10 phụ nữ nói rằng đôi giày đã làm chân của họ bị tổn thương. Nhưng đau đớn này không phải chỉ do giày cao gót mà có thể đến từ gãy xương do căng thẳng, một vết nứt nhỏ ở xương. Một nguyên nhân có thể: Tập thể dục quá sức, đặc biệt là các môn thể thao có tác động cao như bóng rổ và chạy cự ly. Ngoài ra, xương yếu do loãng xương làm tăng nguy cơ.
3. Ngón chân đổi màu
Bệnh Raynaud có thể khiến ngón chân chuyển sang màu trắng, sau đó hơi xanh và sau đó lại đỏ và trở lại tông màu tự nhiên. Nguyên nhân là sự thu hẹp đột ngột của các động mạch, được gọi là co mạch. Căng thẳng hoặc thay đổi nhiệt độ có thể kích hoạt ống dẫn tinh, thường không dẫn đến các mối quan tâm sức khỏe khác. Raynaud cũng có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp, bệnh Sjögren hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
4. Đau gót chân
Ảnh: Sagliklimiyim.Com
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau gót chân là viêm gân gan chân, viêm nơi dây chằng dài này bám vào xương gót chân. Cơn đau có thể mạnh nhất khi bạn thức dậy và gây áp lực lên bàn chân. Viêm khớp, tập thể dục quá mức và giày không phù hợp cũng có thể gây đau gót chân, như viêm gân. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn như gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương.
5. Kéo lê chân khi đi bộ
Đôi khi dấu hiệu đầu tiên của vấn đề là sự thay đổi trong cách bạn đi bộ – dáng đi rộng hơn hoặc kéo chân nhẹ. Nguyên nhân có thể là do mất cảm giác bình thường ở chân, do tổn thương thần kinh ngoại biên. Khoảng 30% các trường hợp này có liên quan đến bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh cũng có thể là do nhiễm trùng, thiếu vitamin và nghiện rượu. Trong nhiều trường hợp, không ai biết nguyên nhân gây ra tổn thương thần kinh. Các nguyên nhân có thể khác cho việc kéo chân bao gồm các vấn đề về não, tủy sống hoặc cơ bắp.
6. Thay đổi ngón chân cái
Ảnh: Yeni Şafak
Hình dạng của các ngón chân (và thường là các ngón tay) thay đổi như hình dùi trống. Các móng tay tròn hơn trên và cong xuống. Bệnh phổi là nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất, nhưng nó cũng có thể được gây ra bởi bệnh tim, rối loạn gan và tiêu hóa, hoặc một số bệnh nhiễm trùng. Đôi khi, ngón tay dùi trống di truyền trong gia đình mà không có bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào.
7. Bàn chân sưng lên
Điều này thường gây phiền toái tạm thời do đứng quá lâu hoặc một chuyến bay dài – đặc biệt nếu bạn đang mang thai. Ngược lại, bàn chân bị sưng có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là tuần hoàn kém, vấn đề với hệ bạch huyết hoặc có cục máu đông. Một rối loạn do thận hoặc tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể gây phù bàn chân. Nếu bạn bị sưng chân dai dẳng, hãy đi khám bác sĩ.
8. Cảm giác nóng bàn chân
Cảm giác nóng rát ở bàn chân là phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thần kinh ngoại biên. Nó cũng có thể được gây ra do thiếu vitamin B, chân của vận động viên, bệnh thận mãn tính, tuần hoàn kém ở chân và bàn chân (bệnh động mạch ngoại biên) hoặc suy giáp.
9. Những vết loét khó lành
Các vết loét ở chân sẽ không lành là dấu hiệu cảnh báo chính cho bệnh đái tháo đường. Bệnh này có thể làm giảm cảm giác ở bàn chân, giảm tuần hoàn tới vết thương, do đó, ngay cả một vết phồng rộp cũng có thể trở thành vết thương rắc rối. Những vết loét cũng dễ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đái tháo đường nên rửa sạch, lau khô chân và kiểm tra xem có vết thương nào mỗi ngày không. Chậm lành vết loét cũng có thể được gây ra bởi lưu thông kém từ các điều kiện như bệnh động mạch ngoại biên.
10. Đau ngón chân cái
Gout là một nguyên nhân gây ra trận đau dữ dội, đột ngột ở khớp ngón chân cái, cùng với các triệu chứng đỏ và sưng. Viêm xương khớp là một thủ phạm khác gây đau và sưng. Cứng khớp ngón chân cái (Hallux Rigidus) do viêm khớp kèm với gai xương lớn ở mu chân – một biến chứng của viêm khớp nơi xương phát triển. Cuối cùng, bàn chân thảm cỏ (Turf Toe – chấn thương vùng liên đốt bàn ngón chân cái, vùng gan bàn chân và phức hợp xương vừng của bàn chân) là một bệnh thường gặp của các vận động viên, đặc biệt là những người chơi trên bề mặt cứng. Nó gây ra bởi một chấn thương dây chằng bao quanh khớp.
11. Đau ở ngón chân nhỏ
U thần kinh Morton. (Ảnh: NeOldu.com)
Nếu bạn cảm thấy như bạn đang đi trên một hòn bi, hoặc nếu đau ở bàn chân và tỏa ra các ngón chân, bạn có thể bị u thần kinh Morton, một mô dày quanh dây thần kinh, thường là giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. Nó phổ biến ở nữ gấp 8 – 10 lần so với nam giới. Dấu hiệu xuất hiện bởi chấn thương hoặc quá nhiều áp lực lên ngón chân.
12. Ngứa kẽ ngón chân
Da ngứa, có vảy có thể là chân của vận động viên, một bệnh nhiễm nấm thông thường. Phản ứng với hóa chất hoặc các sản phẩm chăm sóc da – gọi là viêm da tiếp xúc – cũng có thể gây ngứa, cùng với các vết đỏ và khô. Nếu da trên bàn chân ngứa và dày như mụn, đó có thể là bệnh vẩy nến, một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch. Kem thuốc có thể làm giảm các triệu chứng này.
Biến dạng bàn chân này có thể được gây ra bởi đôi giày bị chật hoặc do một căn bệnh gây tổn thương thần kinh, chẳng hạn như đái tháo đường, nghiện rượu hoặc rối loạn thần kinh khác. Các ngón chân của bạn sẽ được uốn cong lên khi chúng kéo mặt dưới của ngón chân vào trong, sau đó đi xuống từ khớp giữa, giống như một móng vuốt. Biểu hiện này có thể được giải quyết bằng việc kéo dài và luyện các bài tập của ngón chân, bạn có thể cần giày đặc biệt hoặc thậm chí phẫu thuật.
14. Co thắt chân
Một cơn đau đột ngột, dữ dội ở bàn chân là dấu hiệu đặc trưng của co thắt cơ (chuột rút), có thể kéo dài nhiều phút. Làm việc quá sức và mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân phổ biến. Các nguyên nhân khác bao gồm tuần hoàn kém, mất nước hoặc mất cân bằng nồng độ kali, magiê, canxi hoặc vitamin D trong cơ thể. Nồng độ hormone thay đổi của thai kỳ hoặc rối loạn tuyến giáp có thể đóng một vai trò. Nếu co thắt thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ. Tăng cường các bài tập có thể giúp đỡ mệt mỏi cơ bắp.
15. Xuất hiện điểm tối trên bàn chân
Dấu hiẹn này có thể dự đoán là ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một khối u ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, có thể phát triển ở những khu vực không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khối u ác tính thậm chí có thể xuất hiện bên dưới móng tay, nơi nó có thể trông giống như một đốm đen.
16. Móng chân vàng
Móng chân vàng, có thể do nấm. (Ảnh: Vizita.si)
Móng chân của bạn nói lên rất nhiều về sức khỏe tổng thể của bạn. Nhiễm nấm thường gây ra móng chân dày màu vàng. Móng tay dày, màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm phù bạch huyết (phù liên quan đến hệ bạch huyết), các vấn đề về phổi, bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp.
17. Móng chân hình thìa
Ảnh: Yeni Şafak)
Đôi khi một chấn thương ở móng tay hoặc tiếp xúc thường xuyên với dung môi gốc dầu có thể tạo ra hình dạng lõm, giống như cái thìa. Tuy nhiên, thiếu sắt cũng có thể gây ra hình dạng bất thường này.
18. Rỗ móng chân
Móng chân bị rỗ. (Ảnh: WebMD)
Rỗ, hoặc vết lõm trông như bị thủng ở bề mặt móng, là do sự gián đoạn trong sự phát triển của móng ở tấm móng. Nó ảnh hưởng đến một nửa số người bị bệnh vẩy nến.
Biến dạng bàn chân này có thể được gây ra bởi đôi giày bị chật hoặc do một căn bệnh gây tổn thương thần kinh, chẳng hạn như đái tháo đường, nghiện rượu hoặc rối loạn thần kinh khác. Các ngón chân của bạn sẽ được uốn cong lên khi chúng kéo mặt dưới của ngón chân vào trong, sau đó đi xuống từ khớp giữa, giống như một móng vuốt. Biểu hiện này có thể được giải quyết bằng việc kéo dài và luyện các bài tập của ngón chân, bạn có thể cần giày đặc biệt hoặc thậm chí phẫu thuật.
14. Co thắt chân
Một cơn đau đột ngột, dữ dội ở bàn chân là dấu hiệu đặc trưng của co thắt cơ (chuột rút), có thể kéo dài nhiều phút. Làm việc quá sức và mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân phổ biến. Các nguyên nhân khác bao gồm tuần hoàn kém, mất nước hoặc mất cân bằng nồng độ kali, magiê, canxi hoặc vitamin D trong cơ thể. Nồng độ hormone thay đổi của thai kỳ hoặc rối loạn tuyến giáp có thể đóng một vai trò. Nếu co thắt thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ. Tăng cường các bài tập có thể giúp đỡ mệt mỏi cơ bắp.
15. Xuất hiện điểm tối trên bàn chân
Dấu hiẹn này có thể dự đoán là ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một khối u ác tính, dạng ung thư da nguy hiểm nhất, có thể phát triển ở những khu vực không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khối u ác tính thậm chí có thể xuất hiện bên dưới móng tay, nơi nó có thể trông giống như một đốm đen.
16. Móng chân vàng
Móng chân vàng, có thể do nấm. (Ảnh: Vizita.si)
Móng chân của bạn nói lên rất nhiều về sức khỏe tổng thể của bạn. Nhiễm nấm thường gây ra móng chân dày màu vàng. Móng tay dày, màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, bao gồm phù bạch huyết (phù liên quan đến hệ bạch huyết), các vấn đề về phổi, bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp.
17. Móng chân hình thìa
Ảnh: Yeni Şafak)
Đôi khi một chấn thương ở móng tay hoặc tiếp xúc thường xuyên với dung môi gốc dầu có thể tạo ra hình dạng lõm, giống như cái thìa. Tuy nhiên, thiếu sắt cũng có thể gây ra hình dạng bất thường này.
18. Rỗ móng chân
Móng chân bị rỗ. (Ảnh: WebMD)
Rỗ, hoặc vết lõm trông như bị thủng ở bề mặt móng, là do sự gián đoạn trong sự phát triển của móng ở tấm móng. Nó ảnh hưởng đến một nửa số người bị bệnh vẩy nến.
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ chiếm ít nhất từ 5 – 10% trọng lượng của cơ quan này. Không chỉ liên quan tới chế độ sinh hoạt, những người không ngủ ngon cũng dễ bị mắc bệnh.
Thường xuyên thức khuya, dễ hình thành gan nhiễm mỡ
Theo Đông y, 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời điểm kinh lạc của Đởm và Can hoạt động mạnh nhất. Nếu thức khuya cộng với ăn muộn hoặc uống rượu sẽ gây hại cho gan.
Y học cổ truyền nhìn nhận, “Can chủ tàng huyết”. Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu được tàng trữ ở Can tạng; trái lại lúc hoạt động, lao động nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi cao hơn, Can lại bài xuất khối lượng máu dự trữ để cung cấp kịp thời. Chức năng tàng huyết của Can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ và sinh các triệu chứng bệnh như: Can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh nguyệt ít có thể bế kinh… Can khí nghịch lên, huyết đi lạc đường, có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết…
Ngủ là lúc máu quay trở lại Can. Nếu không ngủ trong thời gian nêu trên, sẽ không có đủ máu để dưỡng Can. Tạng phủ này còn cần cung cấp năng lượng để hỗ trợ suy nghĩ và hành động, khí đó sẽ không thể hoàn thành quá trình trao đổi chất, từ đó làm mỡ thừa tích tụ trong gan nhiều hơn, do đó rất dễ hình thành gan nhiễm mỡ.
Theo Đông y, Can là nơi cất giữ và điều tiết lượng máu trong cơ thể. (Ảnh: xuehua.us)
Gan nhiễm mỡ dễ gây các triệu chứng như trầm cảm, đầy hơi
“Can chủ sơ tiết”, trong ngũ hành thuộc Mộc, Mộc thích sơ tiết điều đạt. Sơ tiết là sự thư thái, thông thường còn gọi là “điều đạt”. Can khí chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hoá.
Về tình chí, ngoài tạng Tâm, còn do tạng Can phụ trách. Can khí bình thường, thì khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái. Trái lại, Can huyết sơ tiết kém sẽ gây tình trạng khí bị uất kết, gắt gỏng hay hưng phấn quá độ. Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh… Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Về tiêu hoá, sự sơ tiết của Can có ảnh hưởng lớn đến sự thăng giáng của Tỳ Vị. Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các triệu chứng đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn ít, ợ hơi, ợ chua, tiêu chảy gọi là chứng can tỳ bất hoà hay can vị bất hoà…
Trong sách cổ, cũng có những mô tả về gan nhiễm mỡ. Theo sách Linh khu, chương Tà khí tạng phủ bệnh hình: Can mạch hơi khẩn cấp, vì can khí tích tụ, dưới xương sườn (Nguyên văn: Can mạch vi cấp, vi phì khí, tại tiếp hạ, nhược phúc bôi). Trong Nạn kinh có đoạn: Khi Can khí tích tụ dưới xương sườn, sẽ dẫn đến bệnh phì khí (Can khí tích tụ), hình dạng của nó giống như một cục thịt nhô lên, như một cái cốc úp ngược, ấn vào giống như có đầu và đuôi, (Nguyên văn: Can chi tích, danh phì khí, tại tả tiếp hạ, như phúc bôi, hữu đầu túc).
5 cách loại bỏ gan nhiễm mỡ bằng Đông y
Gan nhiễm mỡ có thể đảo ngược tình thế, nghĩa là nó có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Cách tốt nhất để loại bỏ là thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, tập thể dục nhiều hơn hoặc sử dụng thuốc Đông y kết hợp với châm cứu.
1. Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Theo Đông y, khi ta nằm, máu sẽ quay trở lại Can. Chỉ cần ngủ ngon có thể khiến Can nghỉ ngơi tốt. Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng huyết hành ở phủ Đởm. Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, huyết hành tại Can. Những người có Can và Đởm kém nên cố gắng ngủ trước 11 giờ, để máu có thể vận hành tới tạng Can từ 1 giờ đến 3 giờ từ đó mới nuôi dưỡng được tạng phủ này. Ngoài ra, hàng ngày nên làm việc vừa đủ không nên quá lao lực.
Ngủ đủ giấc giúp chức năng gan hoạt động tốt. (Ảnh: uooyoo.com)
2. Chế độ ăn uống thanh đạm nhưng bổ dưỡng
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm thanh đạm nhưng đầy đủ dinh dưỡng như mì gạo, ngũ cốc nguyên hạt, rau, trứng, thịt nạc và cháo. Ngoài ra, nên cai rượu và thuốc lá. Để đảm bảo dinh dưỡng, những bệnh nhân gan nhiễm mỡ và béo phì nên giảm lượng chất béo, đường, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Hạn chế thực phẩm cholesterol cao ví dụ nội tạng động vật.
3. Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục, đặc biệt là đi bộ, rất tốt cho việc loại bỏ gan nhiễm mỡ. Mất bao lâu đi bộ mỗi ngày để có hiệu quả? Mỗi ngày đi bộ 30 phút có thể hỗ trợ ngăn ngừa xơ cứng động mạch, ngăn ngừa các bệnh như đái tháo đường và chứng mất trí nhớ.
4. Giữ tâm trạng vui vẻ, bớt giận dữ
Theo Đông y, Can chủ sơ tiết. Khi tâm trạng vui vẻ hòa ái, khí huyết sẽ được sơ thông điều đạt. Kết hợp ăn uống sinh hoạt điều độ và làm những việc mình yêu thích ví dụ trồng hoa sẽ giúp tâm trạng vui vẻ. Y học Trung Hoa có một thành ngữ rất nổi tiếng mà hầu như ai cũng đã biết:
Tức giận hại Can, quá khích hại Tâm, buồn phiền hại Phế, lo lắng hại Tỳ, sợ hãi hại Thận. Bách bệnh đều từ tức giận mà sinh ra.
Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine, gây tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, lượng đường trong máu cao, tăng lượng axit béo phân hủy, đồng thời làm tăng độc tố trong các tế bào máu và gan.
5. Châm cứu điều hòa
Gan nhiễm mỡ cũng có thể được điều trị bằng châm cứu, chẳng hạn như châm cứu vào huyệt Túc tam lý của Vị kinh, Phong long, Dương lăng tuyền của Đởm kinh; Tam âm giao của Tỳ kinh; Thái xung, Hành gian của Can kinh… đều có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, kết hợp với dùng thuốc Đông y có thể đạt hiệu quả rất tốt.
Đột phá y học:
Lần đầu tiên bệnh nhân liệt cột sống có thể đi lại
Trước kia, khoa học vẫn tin rằng chấn thương cột sống dẫn đến bại liệt là dạng thương tổn vĩnh viễn, không thể phục hồi. Nhưng nay, mọi chuyện đã khác rồi.
Chẳng phải quá lời khi cho rằng chấn thương cột sống là một trong những loại tai nạn tồi tệ bậc nhất. Cột sống vốn chịu trách nhiệm gửi tín hiệu đến não bộ, hình thành nên hệ thần kinh trung ương với vai trò điều phối cử động và cảm giác của cơ thể. Bởi vậy khi nó bị tổn thương, nguy cơ tàn phế là cực kỳ cao.
Trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp bị tổn thương cột sống dẫn đến bại liệt nửa người, không thể cử động được. Và đối với giới khoa học thì đây là những thương tổn vĩnh viễn, không có cơ hội phục hồi.
Tuy nhiên mới đây, một nghiên cứu do quỹ Christopher and Dana Reeve đầu tư đã mang đến đột phá khiến y học phải sửng sốt. Đó là một thiết bị được cấy vào cột sống, và nó đã giúp 3 bệnh nhân bị liệt có thể đứng dậy, thực hiện những bước đi đầu tiên trong nhiều năm.
Một trong 3 bệnh nhân là Jered Chinnock (29 tuổi), bị liệt từ năm 2013. Anh cũng là bệnh nhân bị liệt đầu tiên có khả năng tự mình bước đi tại tổ chức y tế Mayo Clinic. Với một thiết bị cấy vào cột sống, nó mang khả năng "tái kết nối" neuron thần kinh từ chân đến não bộ. Tất cả những gì cần làm sau đó là nghĩ về việc đi lại hoặc đứng dậy, thế là đủ.
Jered Chinnock - bệnh nhân bị liệt từ năm 2013
và nay đã có thể tự mình bước đi.
Những vụ tai nạn kinh hoàng
Tháng 2/2013, Chinnock đang lái xe trượt tuyết trên một hồ băng cùng người vợ chưa cưới là Nicole và bạn bè của mình. Thật không may, anh vấp phải một tảng đá rồi văng ra ngoài. Và từ đằng sau, một chiếc xe trượt tuyết đang lao tới...
"Tôi đã nghĩ mình chỉ bị chấn thương nhẹ, nhưng rồi tôi chợt nhận ra mình không thể đứng dậy nữa" - Chinnock chia sẻ lại.
Vụ va chạm hết sức kinh hoàng. Chàng trai Chinnock 23 tuổi năm ấy bị vỡ xương sườn, thủng phổi, trong khi cột sống thì gãy làm 3 khúc.
Các bác sĩ tại viện Mayo Clinic thuộc Rochester (Minnesota) đã nối lại cột sống cho anh, nhưng hệ thần kinh bên trong đã bị tổn thương vĩnh viễn. Toàn bộ tín hiệu điều khiển phần thân dưới đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh thậm chí chẳng thể cử động được bất kỳ thứ gì ở phần dưới thắt lưng.
"Tôi đã chuẩn bị tinh thần ngồi xe lăn trong suốt phần đời còn lại".
2 bệnh nhân tiếp theo là Kelly Thomas (23 tuổi) và Jeff Marquis cũng rơi vào tình trạng liệt sau tai nạn.
Với Kelly cô gặp phải một tai nạn giao thông vào tháng 7/2014. Chỉ một phút sơ sảy, chiếc xe bán tải cô cầm lái bị trượt lên lề, và vì cố gắng sửa sai mà chiếc xe cũng lật bánh. Cô đập đầu vào nóc xe, lực nén dồn thẳng xuống cột sống và khiến nó tổn thương trầm trọng.
Kelly Thomas và những bước đi đầu tiên.
Còn Jeff Marquis (35 tuổi), chuyến đi xe đạp leo núi vào năm 2011 tại Montana đã thay đổi cả cuộc đời anh.
"Tôi đang xuống dốc và thực hiện một vài cú nhảy mà đáng ra không nên làm" - Marquis chia sẻ.
"Lúc ấy tôi đã không chắc là nên vòng tránh mấy cái hố hay thử nhảy qua luôn. Tôi chọn nhảy, và kết quả là gãy cổ".
Trên thực tế, 3 trường hợp trên chưa phải là kinh khủng nhất. Christopher Reeve - diễn viên từng nổi danh với vai diễn Siêu nhân Superman trong thế kỷ 20 đã bị liệt toàn thân sau một tai nạn khi cưỡi ngựa vào năm 1995.
Bệnh không chữa được, còn ông qua đời vào năm 2004 vì đau tim. Nhưng trước đó, ông và vợ đã kịp lập ra quỹ Christopher and Dana Reeve dành cho những người bại liệt trên thế giới - chính là tổ chức đã tài trợ cho nghiên cứu lần này.
Đến đột phá y học chưa từng có
May mắn cho các nạn nhân, họ đang sống trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh. Các chuyên gia từ tổ chức Mayo Clinic đã quyết định thử kết hợp vật lý trị liệu cùng một thiết bị mô phỏng lại cột sống, nhằm phục hồi khả năng vận động của các bệnh nhân bại liệt.
Bên cạnh quỹ Christopher, nghiên cứu còn được tài trợ bởi Viện Sức khỏa quốc gia Hoa Kỳ, cùng sự hợp tác của nhiều chuyên gia đến từ ĐH California Los Angeles và ĐH Louisville (Kentucky).
Với trường hợp của Chinnock, anh đã được áp dụng một quy trình vật lý trị liệu nghiêm ngặt kéo dài 22 tuần kể từ năm 2016.
Ban đầu, cơ thể anh được gắn vào máy chạy bộ, để đôi chân liên tục được vận động và giúp cơ bắp không bị thoái hóa.
Sau khi quá trình kết thúc, các điện cực bắt đầu được cấy ngay dưới khu vực bị tổn thương, và dây điện được nối vào cục pin đặt ngay tại dạ dày. Thiết bị được điều chỉnh nhờ một bộ công cụ giống như remote TV. Khi bật lên, Chinnock có thể tự bước đi được. Khi tắt đi, anh lại mất đi khả năng đó.
Chỉ 2 tuần sau phẫu thuật, Chinnock đã có thể thực hiện một số chuyển động cơ bản, thậm chí là chống tay đứng dậy được. Vấn đề là ở chỗ, anh có thể kiểm soát được những chuyển động ấy nhờ vào ý nghĩ.
"Anh ta có thể tự mình kiểm soát khả năng vận động của đôi chân. Chúng tôi đã có thể giúp anh ta tự đứng dậy và tự bước đi" - trích lời bác sĩ Kendall Lee, bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Mayo Clinic chia sẻ.
Các điện cực được gắn vào phần cột sống bị tổn thương,
với dây kết nối với pin đặt tại dạ dày.
Lần đầu tiên sau 5 năm, Chinnock làm được điều đó. Chỉ cần nghĩ đến việc đứng dậy hoặc bước đi, các điện cực bên trong bắt đầu hoạt động để neuron nhận được tín hiệu. Hiện tại, anh có thể di chuyển được khoảng 16 phút, với quãng đường hơn 100m - ngang ngửa chiều dài của một sân vận động.
"Đây là điều thực sự đáng kinh ngạc. Ngay lúc này tôi đã có thể cử động ngón chân. Cảm giác giống như cần ai đó cấu tôi một cái xem đây có phải sự thật không ấy" - Chinnock hào hứng nói.
Thomas và Maruis cũng đăng ký phương pháp tương tự vào tháng 11/2016. Các liệu trình cũng giống như vậy: hàng tháng trời luyện tập trên máy để củng cố cơ bắp, kết thúc bằng một ca phẫu thuật. Vào tháng 2/2018, Thomas đã có thể thực hiện những bước đi đầu tiên.
Từ trái sang: Thomas Kelly và Jeff Marquis -
2 người đang đứng trong thiết bị hỗ trợ bước đi.
"Ngày đầu tiên có thể tự bước đi, cảm xúc của tôi như vỡ oà. Tôi sẽ không thể quên được giây phút mình có thể tự mình làm được mà không cần sự trợ giúp của ai khác" - Thomas chia sẻ.
Với Marquis, mọi thứ có phần khó khăn hơn, vì anh liệt nguyên nửa thân dưới và một phần ngón tay. Quá trình trị liệu quả Marquis vì thế cần đến 85 tuần, nhưng giờ đây anh cũng đã có thể cử động được.
Vẫn còn những hạn chế cần vượt qua
Là công nghệ mới, nên thiết bị vẫn còn một số hạn chế. Tuy rằng các bệnh nhân có thể cử động, nhưng cảm giác về đôi chân vẫn chưa thể có lại. Vì thế ban đầu, Chinnock phải sử dụng gương để có thể mường tượng lại đôi chân của mình, cũng như kiểm soát khả năng di chuyển và giữ thăng bằng.
Ở thời điểm hiện tại vì lý do an toàn, các bệnh nhân sẽ không được phép tự mình bước đi mà không có sự giám sát của chuyên gia.
"Chinnock sẽ không được tự đi lại ở nhà, nhưng anh ta đã làm nhiều việc khác rồi, như ngồi lên, thả dáng nửa nằm nửa ngồi" - tiến sĩ Kristin Zhao, phó giáo sư tại Mayo Clinic chia sẻ.
"Giờ tôi nghĩ thách thức thực sự đang đến. Chúng ta phải hiểu được các phản ứng của bệnh nhân".
Chinnock bên cạnh con trai mình và ở thời điểm hiện tại
Chinnock ở thời điểm hiện tại.
Ở giai đoạn cuối của quá trình trị liệu, Chinnock đang học cách vận sức toàn thân để mang vác vật nặng, giữ thăng bằng mà không cần công cụ hỗ trợ. Ngoài ra, việc kiểm soát thiết bị mà không cần phát ra tiếng cũng cần phải luyện tập. Còn đến thời điểm hiện tại, anh đủ khả năng giữ thăng bằng để... bắn cung.
"Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi bại liệt, các neuron vẫn luôn sẵn sàng vận hành" - bác sĩ Lee cho biết. "Điều này sẽ mang lại hy vọng cho hàng triệu bệnh nhân bị bại liệt có thể cử động được trên thế giới".
Nắm bắt 2 thời điểm vàng giúp tăng cường sức khỏe và trường thọ
Nếu bạn muốn sống lâu, thì cần phải nắm bắt hai thời điểm vàng để chăm sóc sức khỏe: một là 1 tiếng trước khi đi ngủ, và hai là nửa giờ sau bữa ăn. Nếu biết chăm sóc bản thân vào hai thời điểm này, hiệu quả về sức khỏe sẽ thật bất ngờ.
Nắm bắt 2 thời điểm vàng giúp tăng cường sức khỏe và trường thọ. (Ảnh: Internet)
Bất kể nam giới hay phụ nữ, sau 40 tuổi, cơ thể sẽ bắt đầu yếu đi, nếu như bạn dần dần cảm thấy sức mạnh thể chất và tinh thần của mình không còn tốt như trước, nếu ngay lúc đó bạn không chú ý chăm sóc sức khỏe, thì khi tuổi tác cao hơn một chút, sẽ chỉ còn cách tiêu tiền đi nuôi bác sĩ mà thôi.
Nhưng chăm sóc sức khỏe cũng cần phải chú ý 2 thời điểm: một là 1 tiếng trước khi đi ngủ, hai là nửa giờ sau bữa ăn, phải chăm sóc sức khỏe trong thời gian vàng này, tốn công không nhiều nhưng hiệu quả đạt được lại rất cao!
Nửa giờ sau bữa ăn
1. Nửa giờ sau bữa ăn sáng: Đả thông đường kinh trường thọ
Sau khi ăn sáng, bạn có thể xoa bóp nhẹ đầu gối, từ góc độ lý luận của Trung y mà nói, thì thời gian từ 7 đến 9 giờ sáng chủ yếu là đường kinh dạ dày hoạt động, mà trong Trung y, kinh lạc dạ dày được gọi là đường kinh “trường thọ”, đi qua khớp đầu gối. Khoảng 20 phút sau bữa ăn, dùng tay xoa bóp khớp gối liên tục, thì có thể làm cho dạ dày hoạt động dễ dàng thông suốt.
Nửa giờ sau khi ăn sáng tuyệt đối không tập thể dục, nếu không sẽ gây ra khó tiêu, nếu cường độ vận động quá cao, sẽ gây đau bụng hoặc bệnh về đường tiêu hóa, và cũng nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch và mạch máu não.
2. Nửa giờ sau bữa ăn trưa: Nhắm mắt để dưỡng máu trong gan
Sau bữa trưa, bạn có thể ngồi yên nhắm mắt trong 10 phút đến nửa giờ đồng hồ. (Ảnh từ medvoice)
Sau bữa trưa, bạn có thể ngồi yên nhắm mắt trong 10 phút đến nửa giờ đồng hồ, để máu có thể chảy nhiều hơn vào gan, dưỡng âm tiêu hỏa, hỗ trợ gan hấp thụ chất dinh dưỡng vô cùng tốt.
Sau buổi trưa bạn có thể tìm một nơi yên tĩnh để ngồi và nhắm mắt lại, mí mắt thả lỏng, vứt bỏ tạp niệm; lưỡi đặt hàm trên, nuốt nước bọt vào; điều hòa hơi thở, sau đó tập thở sâu và chậm dần, khí giữ ở đan điền. Bạn cũng có thể sử dụng hai ngón tay trỏ nhẹ nhàng nhấn vào mí mắt và mát xa cho đến khi nhãn cầu nóng và căng lên.
Người trung niên và người cao tuổi không nên ngủ trưa ngay sau khi ăn, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở tim và não, bị tức ngực, chóng mặt, mệt mỏi và những chứng khó chịu khác, nghiêm trọng hơn là có thể gây ra tai biến.
3. Nửa giờ sau bữa ăn tối: Tĩnh tâm tản bộ trong 15 phút
Nửa giờ sau bữa ăn tối, nên đi bộ yên tĩnh trong 15 phút, sẽ làm cho máu chảy xuống và lưu thông đều khắp bề mặt cơ thể, không chỉ giúp dễ ngủ, mà còn có thể chăm sóc được làn da sau khi ngủ.
Một tiếng trước khi đi ngủ
1. Ngâm chân: Giúp ngủ ngon và dưỡng thận
Bàn chân là bộ phận xa tim nhất, nó không dễ dàng gì nhận được chất dinh dưỡng và máu chảy đến. Trước khi đi ngủ ngâm chân bằng nước ấm rất tốt cho việc thúc đẩy tuần hoàn máu đi khắp cơ thể, và thúc đẩy sự trao đổi chất.
Thời gian vàng để ngâm chân là vào khoảng 9 giờ tối, rửa chân bằng nước ấm (40°C đến 45°C), xoa bóp lòng bàn chân và các ngón chân, có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông và thư giãn các cơ bắp. Đối với người cao tuổi, làm vậy rất có hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe và chống lại bệnh tật.
2. Uống một tách sữa bò mật ong
Uống một tách sữa bò mật ong. (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế nước ngoài: sữa bò có chứa tryptophan có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ, uống một tách sữa bò mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp chúng ta dễ ngủ.
Mật ong thì có tác dụng duy trì sự cân bằng lượng đường trong máu suốt đêm, do đó tránh được việc thức giấc sớm.
3. Đánh răng ngăn ngừa bệnh tim
Đánh răng trước khi đi ngủ còn quan trọng hơn là đánh răng vào buổi sáng, không chỉ có thể loại bỏ được mảng bám trên răng, mà còn giúp bảo vệ răng, và giúp cho chúng ta đi vào giấc ngủ êm đềm.
Điều quan trọng nhất là đánh răng trước khi đi ngủ còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim. Cần phải nhắc nhở mọi người là, khi đánh răng tốt nhất nên sử dụng phương pháp chải theo chiều lên xuống, tuyệt đối không chải theo chiều ngang, nếu không sẽ gây tổn thương đến răng, dẫn đến rụng răng.
Khi ngủ, tốt nhất là để điện thoại bên ngoài phòng ngủ hoặc cách xa cơ thể con người ít nhất một mét. (Ảnh: Internet)
Độ sáng của màn hình điện thoại di động tương phản mạnh với bóng tối của căn phòng, không những gây ra mệt mỏi cho thị giác, mà còn tạo nên kích thích mạnh mẽ lên võng mạc; vừa gây hại cho mắt, vừa ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Khi ngủ, tốt nhất là để điện thoại bên ngoài phòng ngủ hoặc cách xa cơ thể con người ít nhất một mét, tuyệt đối không đặt điện thoại dưới hoặc bên cạnh gối nằm.
5. Nâng hông eo để tăng cường sức thắt lưng
Hai chân cong lên, và lòng bàn chân tách ra khoảng cách bằng vai và đặt trên mặt giường. Hai đầu gối khép lại, kéo nâng hông và eo lên, giữ nguyên tư thế đó trong 6 giây rồi hạ xuống.
6. Xoa bóp bụng để điều hòa lá lách và dạ dày
Bác sĩ Trung y xưa nói rằng xoa bóp bụng thường xuyên trước lúc đi ngủ có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp là: nằm ngửa, thả lỏng cơ thể, ấn bụng bằng lòng tay trái, tay phải áp lên mu bàn tay trái, xoay ngược chiều kim đồng hồ 64 vòng, sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ 64 vòng, rồi nhấn đẩy từ ngực xuống bụng theo chiều từ trên xuống dưới 64 lần. Dùng lực nhẹ nhàng, để lực tác động vào dưới da nhưng không được quá mạnh tay.
Xoa bóp bụng không những có thể điều hòa lá lách và dạ dày, ngăn ngừa được bệnh tật, mà còn có tác dụng điều trị bổ sung cho nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm thận, cao huyết áp, bệnh ở động mạch vành và bệnh tim phổi.
Giải mã 7 dấu hiệu bệnh lý thường thể hiện ra bên ngoài cơ thể
Giật mắt, vàng da, mụn rộp, đầy hơi... chúng có ý nghĩa gì?
Cơ thể con người là một cỗ máy vô cùng tinh tế. Nếu nó gặp trục trặc đâu đó ở bên trong, sẽ có những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài báo hiệu cho bạn biết.
Chẳng hạn, móng tay có thể báo hiệu một số bệnh lý từ nhẹ đến nghiêm trọng như ung thư. Màu da có thể báo hiệu gan bạn đang làm việc không hiệu quả. Nếu mắt bạn giật liên hồi, điều đó cũng có nghĩa.
Dưới đây là 7 dấu hiệu thường thấy, khi cơ thế cố gắng nói cho bạn biến mình đang gặp vấn đề:
1. Chướng bụng đầy hơi
Cứ 10 người thì có tới 7 người bị đầy hơi chướng bụng. Đó là cảm giác khó chịu, giống như dạ dày của bạn đang căng ra và phồng lên. Về bản chất, điều này xảy ra khi dạ dày của bạn đang chứa đầy - thức ăn, chất lỏng hoặc đơn giản là không khí.
Đầy bụng là một dấu hiệu mà cơ thể đang cảnh báo bạn rằng nó đang tiêu hóa thức ăn không đúng cách, hoặc bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, hoặc bạn vừa ăn phải một thứ mà cơ thể không dung nạp được, chẳng hạn như lactose.
"Các nguyên nhân phổ biến khác của chứng đầy hơi bao gồm rối loạn hooc-môn, nhiễm nấm candida, táo bón, ăn quá nhiều đường hoặc uống quá nhiều rượu, căng thẳng, dysbiosis (sự mất cân đối giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa của chúng ta) hoặc hội chứng kích thích bụng IBS", chuyên gia dinh dưỡng Rick Hay cho biết.
Ăn quá nhiều, ngay cả các loại thực phẩm lành mạnh, cũng có thể gây ra đầy hơi. Nó pha loãng axit dạ dày, khiến thức ăn không thể được tiêu hóa hiệu quả.
Hơn nữa, các enzym tiêu hóa chỉ hoạt động tối ưu ở môi trường có pH thấp, nghĩa là tính axit cao hơn. Vì vậy, khi dạ dày của bạn không có đủ axit, nó chỉ có thể tiêu hóa một phần thức ăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Các vi khuẩn trong đường ruột cũng tham gia vào quá trình này, lên men thức ăn và giải phóng khí. Có một số loại thực phẩm chứa Ferigable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides và Polyols (gọi tắt là FODMAP) khi tiêu hóa sẽ giải phóng nhiều khí hơn.
Chúng bao gồm bông cải xanh, súp lơ, chất ngọt nhân tạo như maltitol, sorbitol, xylitol cũng như các loại đậu và đỗ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu FODMAP có khả năng gây ra các triệu chứng liên quan đến IBS bao gồm đầy hơi.
2. Da bị viêm đỏ và mụn trứng cá
Theo một nghiên cứu đánh giá tổng hợp năm 2013, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da và mụn trứng cá.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất thường liên quan đến hooc-môn. Nghiên cứu giải thích rằng testosterone là hooc-môn kích thích mụn trứng cá phát triển mạnh nhất. Cũng bởi vậy mà nam giới cũng như thanh thiếu niên thường phát triển mụn trứng cá nhiều hơn.
Phụ nữ thì hay có xu hướng bùng phát mụn trứng cá khoảng một tuần trước thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, do sự suy giảm nồng độ estrogen. Nếu có đủ estrogen, phụ nữ có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn trứng cá.
Ngoài ra, một hội chứng được gọi là buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ cũng có xu hướng gây mất cân bằng testosterone, và đó là lý do tại sao mụn tái phát.
"Khi bạn bị mụn trứng cá, cơ thể có thể đang cố gắng cảnh báo bạn về một rối loạn nội tiết hoặc rối loạn tiêu hóa", Rich Hay nói. "Nó cũng có thể là kết quả của sự mất cân bằng ở gan, chế độ ăn uống kém, đặc biệt là nếu bạn ăn quá nhiều carbohydrate, bị căng thẳng và dị ứng".
Mụn trứng cá bị viêm đỏ với dịch tiết màu trắng thường xuất hiện sau khi bạn ăn quá nhiều carbohydrate cộng với sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên da. "Mụn mủ là hệ quả của quá trình hệ thống miễn dịch cố gắng tự bảo vệ bạn khỏi sự nhiễm khuẩn", Rich Hay cho biết thêm.
"Trong trận chiến này, các tế bào hệ thống miễn dịch hy sinh bản thân để giữ cho nhiễm trùng ở nguyên vị trí và kết quả là một chất dịch trắng hoặc mụn xuất hiện. Còn vết tấy và sưng đỏ, đó là do các hóa chất gây viêm phát tán bởi cơ thể làm giãn mạch máu xung quanh để nhiều tế bào bạch cầu hơn được tuyển vào khu vực mụn nhằm chống lại những kẻ xâm lược".
3. Lớp phủ màu trắng trên lưỡi
Một lớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh đường ruột, thiếu sắt hoặc vitamin B. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
"Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi liên tục", Rich Hay nói.
Những đốm trắng dày trên lưỡi nếu trông giống như mủ thì nhiều khả năng bạn đang bị nấm miệng (nhiễm trùng nấm men), bạch sản (mảng trắng bên trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc), hoặc Planen miệng (một tình trạng phát ban ngứa không nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm khoang miệng).
Móng tay khỏe mạnh nếu nó mịn, cong, bóng bẩy và không có đốm. Ngược lại, một số vấn đề ở móng tay có thể cảnh báo những bệnh tiềm ẩn trong cơ thể bạn.
Những gờ dọc hoặc ngang không quá nguy hiểm như những vết bớt hoặc nốt ruồi dưới móng – thường là dấu hiệu của ung thư. "Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn không cần kiểm tra y tế để chắc chắn rằng mình an toàn", Rich Hay nói.
Nếu móng bạn nổi những gờ dọc hoặc ngang - có thể đó là dấu hiệu thiếu máu hoặc thậm chí viêm khớp dạng thấp.
5. Mụn rộp hoặc loét miệng
"Được rồi, hãy nói đến một thực tế trước, mụn rộp và loét miệng là không giống nhau", Rich Hay nói. "Nếu bạn chưa biết, loét miệng được tìm thấy ở bên trong miệng, trên nướu răng, lưỡi và má trong, còn vết rộp phát triển ở bên ngoài, trên môi".
Trong khi loét miệng là dấu hiệu của một hệ miễn dịch suy yếu, chúng không lây nhiễm. Mặt khác vết rộp là biểu hiện của nhiễm virus, có thể lây và bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch của chúng ta bị tổn hại hoặc suy yếu vì bất kỳ lý do gì.
"Thông điệp bạn cần nhớ ở đây, loét miệng và vết rộp là một cảnh báo đỏ cho biết hệ miễn dịch bị tổn hại. Cơ thể bạn đang nói, hay đúng hơn là cho bạn thấy rằng hệ thống miễn dịch của bạn đang cần được củng cố", Rich Hay nói.
"Chúng thường bắt đầu xuất hiện khi thời tiết trở nên lạnh hơn và trong thời gian căng thẳng, cả hai đều có thể làm suy yếu hệ thống bảo vệ bẩm sinh của cơ thể chúng ta".
6. Vàng da, vàng mắt
"Điều quan trọng ở đây là phải phân biệt mức độ nghiêm trọng của vàng mắt so với vàng da", Rich Hay nói. "Trong khi vàng da có thể là do lượng beta carotene, vitamin A và vitamin C dư thừa, nó thường không gây nguy hiểm, vàng mắt thường thấy ở những người đang gặp rắc rối ở gan. Trong trường hợp này, họ nên đi khám càng sớm càng tốt, vấn đề được chẩn đoán càng sớm, thì tiên lượng càng tốt".
Vàng da xảy ra khi một hợp chất gọi là bilirubin tích tụ trong cơ thể. Nó có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng, nhưng về cơ bản sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sức khỏe của gan. Sỏi mật, bệnh gan do rượu, viêm tụy, viêm gan, tế bào máu hình liềm… là những bệnh có thể gây vàng da.
7. Giật mắt
Nếu mắt của bạn giật liên hồi, cơ thể đang cố gắng nói cho bạn biết rằng hệ thống thần kinh của bạn đang không làm việc tốt.
Nhưng đừng hoảng sợ, giật mắt hiếm khi là một dấu hiệu của thứ gì đó quá nghiêm trọng. "Sự mất cân bằng điện giải và tình trạng mất nước của cơ thể bạn thường là thủ phạm của các cơn co thắt thần kinh và chúng có thể dễ dàng được khắc phục", Rich Hay nói.
Co giật mắt cũng có thể là dấu hiệu thiếu hụt magiê.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients của Đại học Washington, Mỹ báo cáo rằng "dưới góc nhìn thần kinh, magiê đóng một vai trò thiết yếu trong truyền dẫn thần kinh nói chung và dẫn truyền thần kinh cơ nói riêng".
Magiê là cần thiết cho chức năng truyền tín hiệu thần kinh, đó là lý do tại sao thiếu magiê có thể khiến mắt bạn bị giật.
Một chế độ ăn uống cung cấp đủ kali sẽ có lợi cho các bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, suy tim…
Bạn có biết, kali là một khoáng chất đơn giản nhưng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể: Giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải; giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, đặc biệt là của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu và cả hoạt động của các cơ bắp.Với hệ tim mạch, kali đóng vai trò kiểm soát nhịp tim - trung bình khoảng một trăm ngàn nhịp một ngày. Nếu bạn bị tăng huyết áp, suy tim, hoặc rối loạn nhịp tim thì việc nhận được đủ kali hàng ngày đặc biệt quan trọng. Thêm vào đó, mặc dù kali và cholesterol không liên quan trực tiếp, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm cholesterol.
Kali có từ đâu?
Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Hầu hết nguồn cung cấp kali vào cơ thể con người là từ ăn uống, mà chủ yếu là các loại trái cây và rau quả; một phần nữa là từ sữa, ngũ cốc, thịt, cá.
Ảnh: Rau chân vịt - nguồn cung cấp kali
Các thực phẩm cung cấp kali bao gồm: Khoai tây, cà chua, bơ, trái cây tươi (chuối, cam, và dâu tây), nước cam, hoa quả khô (nho khô, mơ, mận), rau chân vịt, đậu và đậu Hà Lan. Vì vậy, một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả là cách tốt nhất để có đủ kali - đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm được nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư hay béo phì.
Kali có vai trò như thế nào với trái tim?
Kali là một khoáng chất thân thiện với trái tim. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cung cấp đủ kali có lợi cho tim trong nhiều phương diện.
Kali và tăng huyết áp
Trong một nghiên cứu lớn ở những người có huyết áp cao, dùng kali bổ sung có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Tuy nhiên người bệnh tăng huyết áp không nhất thiết phải sử dụng thuốc bổ sung kali mới có được những lợi ích về sức khỏe tim mạch. Mà những người bệnh này chỉ cần lưu ý một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả (nguồn cung cấp kali) và thực phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo, điều này sẽ có thể giúp giảm huyết áp tâm thu hiệu quả ở những người bị tăng huyết áp.
Kali giúp giảm huyết áp
Kali và hàm lượng Cholesterol cao
Chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan trực tiếp giữa kali và cholesterol, nhưng có một điều thú vị là những chế độ ăn giảm cholesterol đã được chứng minh cũng có chứa nhiều kali.Nếu bạn có chỉ số cholesterol máu cao thì bạn đang ở rất gần nguy cơ đối diện với bệnh tim mạch. Điều này cũng tương tự với những đối tượng có các yếu tố nguy cơ khác của xơ vữa động mạch như hút thuốc, tăng huyết áp, tuổi trên 55 đối với nam, 65 đối với phụ nữ, lười vận động, béo phì.Các giáo sư y khoa tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, chế độ ăn có chứa các thực phẩm giàu kali và ít natri có thể làm giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ. Nhưng bằng cách nào để chắc chắn rằng bạn đang có đủ kali? Đến đây, chúng tôi vẫn nhấn mạnh lại sự cần thiết của một chế độ ăn uống lành mạnh - nhiều trái cây, rau quả và ít chất béo bão hòa và Cholesterol.
Kali và loạn nhịp tim
Sự cân bằng kali giúp cơ tim giữ được những nhịp đập đều đặn. Đối với những người có nhịp tim bất thường, kali có thể còn giữ vai trò quan trọng hơn rất nhiều do có tác dụng làm tăng nhịp tim. Do đó với những người mắc bệnh nhim tim chậm, bổ sung kali có thể giúp nhịp đập nhanh hơn. Tuy nhiên với người bệnh nhịp nhanh thì lại cần hạn chế sử dụng.Những người có tiền sử loạn nhịp tim nên thường xuyên gặp bác sĩ và nên có những xét nghiệm kiểm tra kali theo định kỳ.
Kali và suy tim
Đối với người bệnh suy tim, việc được cung cấp đủ kali đặc biệt quan trọng. Do người bị suy tim thường phải dùng một số thuốc lợi tiểu gây mất kali nên việc bổ sung kali hoặc một chế độ ăn giàu kali là rất cần thiết để cung cấp đủ kali cho cơ thể. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi bắt đầu, bởi vì trong một số trường hợp việc bổ sung kali có thể không cần thiết.
Lượng kali bao nhiêu là hợp lý?
Rõ ràng là kali giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh không nên có một chế độ ăn quá giàu kali hay uống bổ sung kali, vì điều này là không cần thiết, thậm chí quá nhiều lại có thể gây những phản ứng có hại khác. Đối với những người có vấn đề về thận (suy thận cấp, bệnh thận mãn tính) hay một số bệnh khác cần thận trọng về lượng kali, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.Các chuyên gia khuyến cáo: Cung cấp cho cơ thể khoảng 4.700 mg kali mỗi ngày là vừa phải. Bạn có thể tìm thấy hàm lượng kali trong thực phẩm ở ngoài bao bì của sản phẩm, từ đó hãy tự cân đối chế độ ăn cho mình.
Làm thế nào để giảm bớt lượng muối trong khi ăn uống?
Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, giảm lượng gia vị mặn khi chế biến món ăn... là những cách để giảm bớt thói quen ăn mặn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày (tức chỉ nên dùng dưới 1 muỗng cà phê muối/ngày). Nhưng thực tế tại Việt Nam, theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia mức tiêu thụ muối trung bình của người VN hiện nay đang ở mức 10-15g/ người/ ngày, gấp 2-3 lần so với khuyến nghị.
Theo Ths. BS Trần Thị Hồng Loan (Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, Viện dinh dưỡng Nutifood) để giảm bớt tác hại của việc ăn mặn gây ra cho sức khỏe, chúng ta cần thực hành ăn giảm muối theo phương châm: “Cho bớt muối- Chấm nhẹ tay- Giảm ngay đồ mặn”.
Tập thói quen ăn nhạt sẽ ngăn chặn các bệnh cao huyết áp, tim mạch... Ảnh: Internet
Theo đó, BS Loan cho hay: "Cần giảm lượng muối, nước mắm, nước tương, bột nêm, bột ngọt khi nêm nếm thức ăn. Đối với người thường xuyên ăn mặn nên bỏ ngay hoặc giảm dần việc chấm muối (muối tiêu, muối ớt, muối tôm), hạn chế chan thêm nước chấm (nước tương, nước mắm…) hay nước sốt khi ăn. Không để thêm lọ muối, lọ nước mắm… trên bàn ăn đề phòng cảm giác “thèm ăn mặn” và tiện tay lấy dùng".
"Tập cho các bé thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ, cũng là một cách để giảm lượng muối ăn hàng ngày và bảo vệ sức khỏe", BS Loan cho biết thêm. Việc giảm ăn muối nên thực hiện từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác của bạn có thể làm quen và thích nghi dần với việc giảm vị mặn.
Không chỉ thế, BS Loan cũng khuyên, các bà nội trợ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm tươi thay vì các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt cá khô, mắm, tương, chao, giò chả, xúc xích, dăm bông, đồ hộp, dưa cà muối chua, mì ăn liền… Vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối hoặc chứa hàm lượng natri cao để có thể bảo quản được lâu. Nếu muốn tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn thì có thể lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng muối ít hơn bằng cách xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm.
Ngoài ra, mì chính là gia vị cho vị ngọt nhưng trong thành phần có chứa natri- tương tự thành phần chính của muối ăn. BS. CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp (Phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam) cho biết: "Ta cần biết hàm lượng nitrat có trong các gia vị như sau: một muỗng canh cà phê muối có 4 g, một muỗng canh nước mắm thì có 1 g, một muỗng cà phê nước tương chứa 0,75 g muối nitrat, một muỗng cà phê hạt nêm có 0,25 g, trong khi một muỗng cà phê bột ngọt đã có tới 1,25 g muối. Có thể thấy lượng natri trong bột ngọt bằng 1/3 lượng natri trong muối". Do đó, theo BS Diệp, có rất nhiều người khi bị cao huyết áp, họ tin rằng do ăn nhiều muối nhưng không biết rằng trong đó có thể có sự xuất hiện của mì chính/bột ngọt.
Việc giảm ăn mặn sẽ giúp bạn chống lại nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí là ung thư dạ dày.
Tình trạng thiếu hụt Magie thường xuyên bị chẩn đoán nhầm, bởi Magie không xuất hiện trong các xét nghiệm máu. Thực tế chỉ có 1% lượng Magie trong cơ thể được lưu trữ trong máu và thiếu hụt Magie có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Thực tế chỉ có 1% lượng Magie trong cơ thể được lưu trữ trong máu và thiếu hụt Magie có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: t/h)
Hầu hết các bác sĩ và phòng thí nghiệm không đưa báo cáo về nồng độ Magie trong các xét nghiệm máu thường quy. Vì vậy đa số bác sĩ không biết được bệnh nhận của họ thiếu Magie khi nào, trong khi phần lớn các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy rất nhiều người bị thiếu hụt Magie.
Bác sĩ Norman Shealy cho biết: [I]“Mỗi một căn bệnh được biết đến đều có liên quan với tình trạng thiếu hụt Magie” và “Magie là khoáng chất quan trọng nhất, cần thiết cho sự ổn định điện giải của mọi tế bào bên trong cơ thể. Việc thiếu hụt Magie có thể gây ra nhiều căn bệnh hơn [thiếu] bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác”.
Sự thật được Shealy phơi bày đã chỉ ra một lỗ hổng trong nền y học hiện đại, khi nó giải thích mối liên hệ giữa tử vong và các căn bệnh xuất hiện do khám bệnh hoặc điều trị.
Lý do là vì việc thiếu hụt Magie phần lớn đã bị bỏ qua và hàng triệu người Mỹ phải chịu đựng những căn bệnh không cần thiết, hoặc họ được điều trị bệnh bằng các loại thuốc đắt tiền thay vì cách chữa trị đơn giản nhất là bổ sung Magie.
Người ta nhận ra rằng những dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt Magie từ chính những phản ứng của cơ thể, khi phương pháp điều trị đối chứng không có tác dụng trong việc chữa trị các căn bệnh.
Tuy nhiên, trong thực tế không có nhiều người công nhận và chú ý đến tình trạng thiếu hụt Magie của cơ thể, cũng như rất ít người nhận thức được vai trò to lớn của Magie đối với các hoạt động sống.
Magie là yếu tố quan trọng nhất và cần thiết nhất cho cơ thể chúng ta sau oxy, nước và thực phẩm.
Nó quan trọng hơn cả can-xi, kali hoặc natri và nó góp phần điều chỉnh cả 3 hoạt chất này.
Hiện nay có hàng triệu người bị thiếu hụt lượng Magie mỗi ngày mà họ không hề hay biết gì.
Sự thật là có một mối liên hệ giữa tình trạng thiếu hụt Magie và sự thiếu hụt các chất điện giải. Chắc hẳn không ít người từng gặp tình trạng cơ thể bị mất nước và cảm thấy rất khát khi uống quá nhiều nước.
Ở đây sự khát nước có nghĩa là người ta không nhận được đủ chất dinh dưỡng và chất điện giải.
Trong trường hợp này các khoáng chất khác như Magie, Kali, Bicarbonate, Chloride và Natri là một số ví dụ điển hình về nguyên tắc kể trên và đây cũng là lý do khiến cho Magie Clorua rất hữu ích.
Ngay cả đối với những người chơi thể thao thường xuyên, thì việc thiếu hụt Magie cũng sẽ khiến cho giấc ngủ của họ bị rối loạn và gia tăng tình trạng căng thẳng. Đi kèm với nó còn là hàng loạt các phản ứng tiêu cực khác nhau phản ánh chất lượng cuộc sống.
Điều đáng buồn là các bác sĩ đã không sử dụng các xét nghiệm thích hợp trong việc kiểm tra nồng độ Magie. Thay vào đó, các xét nghiệm huyết thanh chỉ bóp méo nhận thức của chính họ.
Các triệu chứng của tình trạng thiếu hụt Magie
Các triệu chứng đầu tiên của tình trạng thiếu hụt Magie rất khó nhận ra. Nhưng hầu hết ở giai đoạn ban đầu chúng sẽ có biểu hiện như: chuột rút ở chân, đau chân, cơ bắp co giật.
Một số dấu hiệu ở giai đoạn sớm cho thấy tình trạng thiếu hụt Magie đôi khi còn bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và cơ thể yếu ớt.
Khi việc thiếu hụt Magie trở nên trầm trọng hơn bạn sẽ cảm thấy tê tay chân, ngứa ran cơ thể, co giật, thay đổi tính tình, nhịp tim bất thường và co thắt mạch vành.
Một phác thảo đầy đủ về sự thiếu hụt Magie đã được trình bày chi tiết trong bài báo gần đây của bác sĩ Sidney Baker. Cụ thể: [I]“Đối với cơ xương người ta có thể bị co giật, chuột rút, căng cơ, đau cơ, bao gồm cả đau lưng, đau cổ, nhức đầu, căng thẳng và rối loạn chức năng khớp (hoặc TMJ). Người ta còn có thể cảm thấy đau thắt ngực hoặc một cảm giác đặc biệt giống như là họ không thể hít thở sâu. Đôi khi biểu hiện ở người còn là việc thở dài nhiều lần”.
“Các triệu chứng liên quan đến việc co thắt cơ trơn bao gồm: táo bón, co thắt đường tiểu, chuột rút kinh nguyệt, khó nuốt hoặc cục u nổi trong cổ họng. Đặc biệt là khó chịu khi ăn đường, sợ ánh sáng, cảm thấy khó chịu khi bật đèn pha sáng dù không mắc căn bệnh về mắt, nhạy cảm với tiếng ồn từ sự gia tăng căng thẳng của cơ bàn đạp trong tai”.
Rõ ràng Magie thật sự là thứ cần thiết cho mỗi tế bào bên trong cơ thể, kể cả các tế bào não. Nó là một trong những khoáng chất quan trọng nhất khi xem xét bổ sung. Vì nó đóng vai trò to lớn trong mọi hoạt động của hệ thống enzyme và các chức năng liên quan đến sự phản ứng trong quá trình chuyển hóa tế bào. Nó cũng là hoạt chất cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, tiêu hóa chất béo và carbohydrate.
Magie không chỉ cần thiết cho việc sản xuất các enzym giải độc, mà nó còn có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng để thúc đẩy tiến trình giải độc tế bào.
Vì vậy sự thiếu hụt Magie có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, một trong những lý do chính để các bác sĩ phải kê hàng triệu đơn thuốc an thần mỗi năm chính là sự lo lắng và khó chịu mà bệnh nhân phải chịu đựng, do chế độ ăn uống không đầy đủ và thiếu hụt Magie.
Đối với những người thiếu hụt Magie ở thể nhẹ, họ sẽ trở nên cáu gắt, nhạy cảm với tiếng ồn, dễ bị kích động, sợ hãi và rất hiếu chiến.
Đối với những người thiếu hụt Magie ở thể nhẹ, họ sẽ trở nên cáu gắt, nhạy cảm với tiếng ồn, dễ bị kích động, sợ hãi và rất hiếu chiến. (Ảnh qua Brain Wellness Spa)
Nhưng nếu việc thiếu một Magie nghiêm trọng và kéo dài hơn, chúng có thể phát triển tình trạng co giật, run rẩy, mạch đập bất thường, mất ngủ, yếu cơ, co giật cơ bắp và đau nhức khớp chân.
Đặc biệt đáng chú ý là trường hợp thiếu hụt Magie quá nghiêm trọng sẽ khiến cho não bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi này người bệnh sẽ trở nên trầm cảm, lo lắng, mất phương hướng và thậm chí sinh ra các ảo giác đáng sợ trong cơn mê sảng.
Tất cả những triệu chứng này sẽ được khắc phục khi Magie được bổ sung.
Ngoài ra, khoáng chất canxi sẽ bị mất đi trong nước tiểu khi Magie được cung cấp, vì vậy việc thiếu hụt Magie sẽ gây ra bệnh sâu răng, xương phát triển kém và thậm chí gãy xương.
Trong trường hợp này cùng với vitamin B6, Magie sẽ làm giảm và hòa tan calcium phosphate trong sỏi thận.
Một điều quan trọng nữa là tình trạng thiếu Magie chính là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng kháng insulin.
Chưa kể các triệu chứng của hội chứng đa xơ cứng cũng chỉ là biểu hiện cho thấy sự thiếu hụt Magie bao gồm: Co thắt cơ, yếu cơ, co giật, teo cơ, mất khả năng kiểm soát bàng quang, mất thính lực và loãng xương.
Theo đó, người bị hội chứng đa xơ cứng có tỷ lệ mắc bệnh động kinh cao hơn so với người bình thường. Căn bệnh này cũng có sự liên quan đến việc thiếu hụt Magie.
Một số các triệu chứng cảnh báo sớm việc suy giảm nồng độ Magie
•Mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần
•Co giật dưới mi mắt kéo dài
•Căng cơ ở lưng trên, vai và cổ
•Nhức đầu
•Đi tiểu hoặc đau ngực trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.
•Cạn kiệt năng lượng
•Mệt mỏi
•Cơ thể yếu ớt
•Hay nhầm lẫn
•Hay sợ hãi
•Lo lắng
•Cáu gắt
•Động kinh (và hay giận dữ)
•Tiêu hóa kém
•Mắc hội chứng tiền kinh nguyệt và mất cân bằng nội tiết tố.
•Mất ngủ
•Căng cơ, co thắt và chuột rút
•Vôi hóa nội tạng
•Suy yếu cơ xương
•Nhịp tim bất thường
Có thể thấy, việc thiếu hụt hàm lượng Magie nghiêm trọng sẽ làm suy giảm nồng độ canxi trong máu (giảm canxi máu). Ngoài ra, Magie cũng liên quan đến hiện tượng nồng độ kali thấp trong máu (hạ Kali máu).
Nếu nồng độ Magie suy giảm vào ban đêm sẽ khiến cho chu kỳ giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM) hoạt động kém hiệu quả, khiến người bệnh mất ngủ.
Song song đó, dấu hiệu nhức đầu, mờ mắt, loét miệng, mệt mỏi và lo lắng cũng là dấu hiệu sớm của sự suy giảm Magie.
Thời gian qua chúng ta đã nghe nói nhiều về các căn bệnh tim mạch. Nó được xem là sự khủng hoảng sức khỏe hàng đầu ở một số quốc gia. Bao gồm cả căn bệnh huyết áp cao là “kẻ giết người thầm lặng”.
Chúng ta cũng nghe nói về vấn đề ngày càng nhiều người bị các căn bệnh tiểu đường, Alzheimer cùng hàng loạt những căn bệnh mãn tính khác đã hủy hoại cuộc sống của họ và cả cuộc sống của gia đình họ.
Dấu hiệu của sự thiếu hụt Magie nghiêm trọng
•Cảm thấy rất khát
•Cảm thấy rất đói
•Đi tiểu thường xuyên
•Các vết loét hoặc vết bầm tím lâu khỏi khi được chữa trị.
•Da khô và ngứa
•Sụt cân không rõ nguyên nhân
•Tầm nhìn mờ ảo và thay đổi từng ngày
•Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ bất thường.
•Ngứa da hoặc tê ở bàn tay, bàn chân
•Nhiễm trùng da, nướu, bàng quang hoặc viêm âm đạo thường xuyên hoặc định kỳ.
Chờ một chút, đây chẳng phải là những triệu chứng của căn bệnh tiểu đường?
Thực tế nhiều người mắc bệnh tiểu đường trong khoảng 5 năm, trước khi họ có triệu chứng rõ ràng.
Vào thời điểm đó, có một số người đã bị tổn thương mắt, thận hoặc thần kinh do tình trạng xấu đi của các tế bào, xuất hiện khi hiện tượng kháng Insulin và thiếu hụt Magie xảy ra.
Kết hợp với một lượng thủy ngân và Asen nhất định, chúng ta sẽ mắc phải bệnh tiểu đường.
Nói cách khác, thiếu Magie là đồng nghĩa với mắc bệnh tiểu đường. Nó cũng chính là cội nguồn nguyên nhân của tất cả các vấn đề về tim mạch.
Theo đó, thiếu hụt Magie có thể được xem là một yếu tố dự báo căn bệnh tiểu đường và tim mạch.
Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều cần Magie nhiều hơn người thường và họ cũng sẽ tiêu thụ lượng Magie bên trong cơ thể nhanh hơn so với tất cả mọi người.
Trong một nghiên cứu mới ở cả nam và nữ cho thấy: Những người tiêu thụ nhiều Magie nhất trong chế độ ăn uống của mình ít có khả năng phát triển thành căn bệnh tiểu đường loại 2, theo một báo cáo của tạp chí Diabetes Care đăng trong số ra tháng 1 năm 2006.
Cho đến nay có rất ít cuộc nghiên cứu lớn trực tiếp kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của Magie trong chế độ ăn uống đối với căn bệnh tiểu đường
Bác sĩ Simin Liu của trường y khoa Harvard và trường y tế công cộng ở Boston nói: “Các nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một số bằng chứng cho thấy rằng lượng Magie trong khẩu phần ăn nhiều hơn có thể đem đến tác dụng bảo vệ lâu dài trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh”.
Mặt khác hiện tượng khát nước khi mắc bệnh tiểu đường là một phần phản ứng của cơ thể đối với việc tiểu tiện quá mức.
Khi này ta có thể xem tình trạng đi tiểu quá mức là nỗ lực của cơ thể nhằm loại bỏ lượng glucozơ dư thừa trong máu. Nhưng nó lại làm cho cơn khát nước tăng lên.
Tiến hành tìm hiểu sâu hơn vào các nguyên nhân chúng ta sẽ nhận thấy rằng cơ thể cần phải đào thải glucoso, vì sự gia tăng sức đề kháng Insulin đang được thúc đẩy.
Sức đề kháng này được hình thành khi có sự thiếu hụt Magie. Nó đã khiến cho các hoạt chất độc hại tổn thương đến các mô tế bào trong cùng một thời gian.
Khi bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ tạo ra nhóm chất “ketones”. Những hoạt chất ketones đó sẽ làm tăng nồng độ axit trong máu và gây ra “chứng nhiễm toan” máu. Từ đó khiến cho người bệnh bị nhiễm độc Ketoacidosis (DKA).
Được biết DKA là tình trạng phổ biến trên những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 sau khi được chẩn đoán. Và nếu như họ không nhận được những lời khuyên y tế cho các triệu chứng như đi tiểu nhiều, nó có thể khiến cho họ chết vì DKA.
Trong trường hợp này, việc bổ sung Magie bằng đường uống sẽ làm giảm hồng cầu và tình trạng mất nước.
Nói chung sự cân bằng cách bổ sung Magie để tối ưu của chất điện giải là cần thiết để duy trì quá trình hydrat hóa trong điều kiện tốt nhất có thể.
Nhất là khi tình trạng khát nước nước của căn bệnh tiểu đường bắt nguồn từ việc thiếu hụt Magie và sự dư thừa canxi trong các tế bào.
Không chỉ có nước mà cả các chất dinh dưỡng cơ bản của chúng ta cũng sẽ gặp khó khăn khi đi vào các tế bào. Đa số chúng sẽ được bài tiết ra ngoài thông qua thận.
Ảnh trái là tế bào bình thường có lượng Magie và Canxi cân bằng hợp lý. Tế bào ở hình phải lượng Magie giảm sút, khiến Canxi tăng lên. (Ảnh qua calminflammationnatu rally.com)
Đi tìm lời giải cho việc trị sỏi thận bằng quả dứa
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Đi tìm lời giải cho việc trị sỏi thận bằng quả dứa
Có rất nhiều cách trị sỏi thận, trong đó phương pháp trị sỏi thận bằng quả dứa được nhiều người áp dụng vì các đặc tính tuyệt vời loại trái cây này.
Trong y học cổ truyền, dứa còn được gọi là một loại thực phẩm có thể chữa hiệu quả nhiều bệnh, bao gồm sỏi thận. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc làm nước trái cây để uống. Loại trái cây này có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B1, mangan, axit hữu cơ.
Dứa có tác dụng giảm nhiệt, giải độc. Ngoài ra, nước ép của lá dứa và dứa chưa chín có tác dụng nhuận tràng và giải độc. Rễ cây dứa có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh tiểu tiện, tiểu không tự chủ. Để tìm hiểu rõ hơn về việc trị sỏi thận bằng dứa, bạn hãy tham khảo bài sau nhé.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những chất cứng được tạo thành từ các khoáng chất và muối hình thành bên trong thận.
Sỏi thận do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của đường tiết niệu (từ thận đến bàng quang). Thông thường, sỏi hình thành khi nước tiểu quá bão hòa, cho phép các khoáng chất kết dính với nhau.
Sỏi thận có những loại nào? Đây chính là vấn đề nhiều người thắc mắc. Thực tế, có 4 loại sỏi thận chính, gồm sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvit và sỏi cystin.
Triệu chứng sỏi thận bạn nên biết
Sỏi thận có thể không gây ra triệu chứng cho đến khi nó di chuyển xung quanh thận hoặc đi vào niệu quản. Một số triệu chứng sỏi thận bạn có thể gặp phải như:
•Đau dữ dội ở bên hông và lưng, bên dưới xương sườn
•Đau lan xuống bụng dưới và háng
•Đau từng đợt và dao động theo cường độ
•Đau khi đi tiểu
•Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu
•Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
•Buồn nôn và ói mửa
•Đi tiểu liên tục
•Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
•Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng
•Lượng nước tiểu ít mỗi lần đi
•Cơn đau có thể thay đổi vị trí hoặc tăng cường độ khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.
Điều trị sỏi thận bằng quả dứa
Theo các nghiên cứu, dứa có chứa bromelain, một chất có khả năng giảm đông máu, cải thiện tiêu hóa, phá vỡ protein, bào mòn sỏi và giảm đau thận hiệu quả. Bên cạnh đó, quả dứa còn giúp giãn cơ để sỏi có thể ra ngoài dễ dàng hơn.
Sau đây là 3 cách trị sỏi thận bằng quả dứa hiệu quả:
•Bài thuốc 1: Nấu nhừ hỗn hợp gồm 1 quả dứa đã gọt sạch mắt khoét 1 lỗ và 0,3g phèn chua trong vòng 2 giờ, để nguội ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày, bạn ăn 1 quả dứa như vậy trong vòng 7 ngày để đạt được kết quả như mong muốn.
•Bài thuốc 2: Khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dứa đã gọt vỏ và cho một ít phèn chua vào. Sau đó, bạn đem dứa đi nướng và vắt thành 2 ly nước. Bạn uống 1 ly trước khi ngủ và 1 ly vào sáng hôm sau, ngay sau khi thức dậy.
•Bài thuốc 3: Bạn nướng dứa cho đến khi cháy vỏ ngoài, rồi ép lấy nước. Sau đó, bạn đập 1 quả trứng, khuấy nhuyễn và uống. Bạn nên thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp để giảm cơn đau sỏi thận.
Đối với các sỏi nhỏ, nó thường không gây nguy hiểm cho người bệnh và có thể tự ra ngoài nhờ vào các cách chữa sỏi thận tại nhà. Đối với sỏi lớn hơn, nó có thể gây tổn thương thận, do đó bạn cần phải được điều trị y tế, như tán sỏi thận hoặc dùng thuốc trị sỏi thận. Do vậy, phương pháp trị sỏi thận bằng quả dứa chỉ nên thực hiện nếu bạn có sỏi thận nhỏ, dưới 4mm.
Bên cạnh các bài thuốc dân gian và điều trị y tế, bạn cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý để chữa sỏi thận. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho người sỏi thận:
•Giảm thực phẩm chứa nhiều oxalate, như trà, cà phê, chocolate, cám, ngũ cốc, rau bó xôi.
•Uống nhiều nước cam, chanh và nước bưởi: những đồ uống này có chứa citrate giúp ngăn ngừa tạo sỏi.
•Ăn nhiều rau quả tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
•Tránh các thực phẩm giàu purin gây sỏi thận như cá khô, thịt khô, tôm khô, xúc xích, nước mắm…
•Giảm các thực phẩm có chứa natri (một thành phần của muối) như đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
•Ăn nhiều các loại hạt và đậu,
•Bổ sung protein vừa đủ, không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein.
•Uống nhiều nước lọc.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bật mí các cách chữa sỏi thận hiệu quả
Sỏi thận là tình trạng có thể khiến người bệnh rất đau đớn. Ngoài ra, phương pháp chữa sỏi thận còn tùy thuộc vào kích thước sỏi.
Sỏi thận là một tình trạng rất phổ biến, do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như cơ thể thiếu nước, béo phì… Thực tế, bạn không thể nhận thấy các triệu chứng sỏi thận cho đến khi sỏi di chuyển xuống niệu quản. Sỏi thận có thể khiến bạn rất đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Để chữa bệnh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về sỏi thận và các triệu chứng của bệnh để có thể nhận biết sớm và điều trị kịp thời.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là những chất rắn có cấu tạo từ các tinh thể lắng đọng trong nước tiểu. Thông thường, sỏi thận thường xuất hiện ở thận, nhưng nó cũng có thể phát triển ở bất cứ đâu trong đường tiết niệu.
Thực tế, nhiều người không biết sỏi thận có những loại nào. Theo các chuyên gia, sỏi thận có 4 loại chính, gồm sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvit và sỏi cystin.
Triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua
Sỏi thận có thể gây đau dữ dội. Các triệu chứng sỏi thận có thể không xuất hiện cho đến khi sỏi bắt đầu di chuyển xuống niệu quản. Bạn có thể bị đau sỏi thận ở một bên lưng hoặc bụng.
Ở nam giới, cơn đau có thể lan xuống vùng háng. Cơn đau xuất hiện từng đợt và có thể rất dữ dội. Các triệu chứng sỏi thận khác gồm:
•Đi tiểu ra máu (nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu)
•Nôn
•Buồn nôn
•Nước tiểu đổi màu hoặc có mùi hôi
•Ớn lạnh
•Sốt
•Thường xuyên muốn đi tiểu
•Lượng nước tiểu ít
Nếu có sỏi thận nhỏ, bạn sẽ không cảm thấy bất kì đau đớn hay dấu hiệu nào khi sỏi di chuyển trong đường tiết niệu.
Bất ngờ với các nguyên nhân sỏi thận
Sỏi thận thường không có nguyên nhân rõ ràng, mặc dù một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu chứa nhiều chất kích thích hình thành tinh thể – như canxi, oxalate và axit uric – hơn các chất ức chế hình thành tinh thể, khiến nước tiểu bão hòa. Đây là điều kiện lý tưởng để sỏi thận hình thành.
Tùy vào từng loại sỏi thận, nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau:
•Sỏi canxi. Chế độ ăn uống, vitamin D liều cao, phẫu thuật cắt bỏ ruột và một số rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalate trong nước tiểu. Sỏi canxi cũng có thể xảy ra ở dạng canxi photphat. Loại đá này phổ biến hơn trong điều kiện trao đổi chất, chẳng hạn như nhiễm toan ở ống thận. Sỏi canxi cũng có thể liên quan đến chứng đau nửa đầu nhất định hoặc dùng một số loại thuốc chống động kinh, chẳng hạn như topiramate.
•Sỏi struvit. Sỏi struvit hình thành để đối phó với nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Những viên sỏi này có thể phát triển nhanh chóng và trở nên khá lớn, đôi khi có rất ít triệu chứng sỏi thận.
•Sỏi axit uric. Sỏi axit uric có thể hình thành ở những người không uống đủ nước hoặc đổ quá nhiều mồ hôi, những người có chế độ ăn giàu protein và người bị bệnh gout. Một số yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi axit uric.
•Sỏi cystin. Những viên sỏi này hình thành ở những người bị rối loạn di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều axit amin nhất định (cystin niệu).
Có rất nhiều phương pháp chữa sỏi thận, tùy thuộc vào loại và nguyên nhân sỏi thận.
Sỏi thận nhỏ với các triệu chứng nhẹ
Hầu hết sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị xâm lấn. Bạn có thể chữa sỏi thận nhỏ bằng cách:
•Uống nhiều nước. Uống từ 2-3l nước mỗi ngày có thể giúp thải sỏi thận ra ngoài.
•Thuốc giảm đau. Khi sỏi thận di chuyển, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Để giảm các cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol hoặc naproxen natri.
•Điều trị nội khoa. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta để giúp loại bỏ sỏi thận. Loại thuốc này giúp giãn các cơ trong niệu quản, do đó sỏi thận sẽ di chuyển nhanh và ít đau hơn.
Sỏi thận lớn
Đối với các sỏi thận lớn không thể tự ra ngoài hoặc trường hợp sỏi gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị chuyên sâu.
•Sử dụng sóng âm để phá sỏi. Đối với một số sỏi thận – tùy thuộc vào kích thước và vị trí – bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra các rung động mạnh (sóng xung kích) phá vỡ các viên sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 45-60 phút và có thể gây đau vừa phải, vì vậy bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê nhẹ để giúp bạn thoải mái. Tán sỏi ngoài cơ thể có thể gây máu trong nước tiểu, bầm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy khó chịu khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu.
•Phẫu thuật để loại bỏ sỏi rất lớn trong thận. Phương pháp tán thận qua da liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ sỏi thận bằng dụng cụ nhỏ như kính viễn vọng (telescope) và các dụng cụ chuyên biệt thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật và ở trong bệnh viện từ 1-2 ngày trong khi hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật này nếu tán sỏi ngoài da không thành công.
•Sử dụng dụng cụ nội soi để loại bỏ sỏi. Để loại bỏ một viên đá nhỏ hơn trong niệu quản hoặc thận, bác sĩ có thể đưa dụng cụ nội soi qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Sau khi định vị sỏi, bác sĩ có thể dùng thiết bị nội soi chuyên dụng để bọc sỏi hoặc phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ. Sau đó, họ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy quá trình lành thương. Bạn có thể cần được gây mê toàn thân hoặc cục bộ khi làm thủ thuật này.
•Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi photphat là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức gây ra. Các tuyến cận giáp này nằm ở bốn góc của tuyến giáp, ngay dưới yết hầu. Khi các tuyến này sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp (cường tuyến cận giáp), nồng độ canxi có thể trở nên quá cao và dẫn đến hình thành sỏi thận. Bệnh cường tuyến cận giáp đôi khi xảy ra khi một khối u nhỏ lành tính hình thành ở một trong các tuyến cận giáp hoặc do một tình trạng khác dẫn đến các tuyến này sản xuất nhiều hormone tuyến cận giáp hơn. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tuyến cận giáp sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.
Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa bệnh sỏi thận tại nhà
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua
Các triệu chứng sỏi thận thường rất giống với các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu rõ và phát hiện bệnh sớm, việc phòng ngừa và điều trị cũng hiệu quả hơn.
Sỏi thận là một tình trạng rất phổ biến nhưng nhiều người thường không phát hiện bệnh sớm. Việc hiểu rõ các triệu chứng sỏi thận sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn, từ đó các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là các tinh thể canxi hoặc axit uric được tạo thành từ muối và khoáng chất. Các tinh thể này hình thành trong thận và di chuyển đến những phần khác của đường tiết niệu.
Sỏi thận có rất nhiều kích thước, chẳng hạn như sỏi thận 4mm hoặc sỏi thận 5,5mm. Một số sỏi thận nhỏ có thể tự ra ngoài, những sỏi lớn hơn cần phải được điều trị y tế để lấy sỏi ra ngoài. Một số sỏi thận lớn đến mức có thể chiếm toàn bộ thận.
Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất nhất định tích tụ quá nhiều trong nước tiểu. Khi bạn không uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên bão hòa với nồng độ các khoáng chất cao, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Thực tế, các sỏi nhỏ không gây bất kỳ vấn đề nào cho cơ thể. Bạn sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi sỏi di chuyển vào niệu quản.
Đối với các sỏi lớn, bạn sẽ cảm thấy đau cùng với các triệu chứng sau đây.
Bạn có thể xem thêm: Thực hư vitamin C gây sỏi thận
8 triệu chứng sỏi thận bạn cần lưu ý
1. Cơn đau ở lưng hoặc bụng
Theo các chuyên gia, cơn đau sỏi thận là một trong những loại đau nghiêm trọng nhất. Theo một số người từng bị đau sỏi thận, cơn đau giống như đau đẻ hoặc đau khi bị dao đâm.
Thông thường, cơn đau bắt đầu khi sỏi thận di chuyển vào vùng niệu quản hẹp, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên sỏi thận. Áp lực này kích hoạt các sợi dây thần kinh truyền tín hiệu đau đến não. Khi sỏi di chuyển, vị trí và mức độ đau cũng sẽ thay đổi.
Cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt do niệu quản co thắt để cố đẩy sỏi ra ngoài. Mỗi đợt đau thường kéo dài khoảng vài phút.
Bạn có thể cảm nhận cơn đau sỏi thận dọc theo sườn và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau có thể lan rộng ra vùng bụng và háng khi sỏi di chuyển đến đường tiết niệu.
Những sỏi lớn có thể khiến bạn cảm thấy đau hơn những sỏi nhỏ, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau không nhất thiết liên quan tới kích thước sỏi. Thậm chí, một viên sỏi nhỏ cũng có thể gây đau khi chúng di chuyển hoặc gây tắc nghẽn.
2. Đau hoặc rát khi đi tiểu
Khi sỏi thận đi đến vị trí nối giữa bàng quang và niệu quản, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là chứng khó tiểu. Cơn đau có thể rõ ràng và nóng rát. Nếu không hiểu rõ về tình trạng sỏi thận, bạn có nhầm lẫn bệnh thành nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, bạn cũng có thể bị nhiễm trùng cùng với sỏi thận.
3. Tiểu gấp
Nếu bạn thường xuyên bị tiểu gấp thì sỏi thận có thể đã di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu. Khi bị tiểu gấp, bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu liên tục suốt ngày.
Tiểu gấp cũng tương tự với triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, do vậy bạn có thể dễ nhầm lẫn hai tình trạng.
4. Tiểu ra máu
Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị sỏi đường tiết niệu. Máu có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi, bác sĩ chỉ quan sát thấy tế bào máu bằng kính hiển vi vì chúng quá nhỏ.
5. Nước tiểu đục hoặc có mùi
Nước tiểu ở người khỏe mạnh thường trong và không có mùi nặng. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi là dấu hiệu của nhiễm trùng ở thận hoặc phần khác của đường tiết niệu.
Theo một nghiên cứu, khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nước tiểu đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu. Mùi hôi có thể là do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nước tiểu bão hòa.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.