HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề ǵ khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm ǵ để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung b́nh. Điều quan trọng là biết làm ǵ, làm thế nào để trị liệu, và khi nào th́ cần t́m kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) B̉ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Ḅ cạp là loại côn trùng nhiều chân có h́nh dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ng̣i / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được t́m thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết ḅ cạp cắn:
1. Rửa vùng bị ḅ cạp cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị ḅ cạp cắn trong ṿng 10 phút , nếu cần thiết th́ lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng ǵ
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này th́ dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hăy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà pḥng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tṛn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt ḅ" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bật mí 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Trong những tháng đầu đời, con yêu dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn nếu biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Một trong những cách tự nhiên để làm sạch khoang mũi của trẻ sơ sinh là làm bé hắt hơi để loại bỏ sự tắc nghẽn và các chất nhầy dư thừa bị tích tụ bên trong. Tuy nhiên, nếu bé vẫn c̣n khó chịu, bạn có thể áp dụng 5 phương pháp dưới đây để vệ sinh đường hô hấp của con.
1. Rửa mũi cho trẻ bằng chai nhỏ nước muối sinh lư
Sử dụng chai nhỏ mũi có thành phần muối là lựa chọn an toàn nhất để rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ tập đi. Cách sử dụng khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé một chút và nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối sinh lư. Phương pháp này sẽ giúp giảm hiện tượng nghẹt mũi và thông đường thở cho bé tốt hơn.
2. Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
Rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh đường mũi
Các sản phẩm như ống cao su xịt mũi hoặc máy hút mũi (nasal aspirator) có thể loại bỏ hiệu quả chất nhầy khỏi mũi bé. Để rửa mũi cho trẻ sơ sinh dưới 3 – 6 tháng tuổi, bạn hăy dùng dung dịch isotonic (cùng một nồng độ muối như chất lỏng trong cơ thể) v́ tính nhẹ dịu. Ở những bé lớn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa hypertonic (có nồng độ muối cao hơn so với các chất lỏng trong cơ thể). Những sản phẩm này đều dễ dàng t́m mua ở quầy thuốc hoặc tự chuẩn bị.
Cách pha dung dịch vệ sinh bằng nước muối
Dung dịch nước muối sẽ làm lỏng và giảm bớt chất nhầy tích tụ dày đặc trong đường mũi của con. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng phương pháp này quá 4 lần/ngày. Cách pha dung dịch rửa mũi:
•Ḥa 1/4 th́a cà phê muối với 1 cốc nước sôi
•Để thật nguội
•Chỉ sử dụng dung dịch này trong ṿng 3 ngày, sau đó cần thay mới.
Cách nhỏ nước muối
•Đặt trẻ nằm yên, để đầu con cao hơn một chút
•Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi bé, đợi 30 – 60 giây
•Nghiêng người con sang một bên để làm ráo mũi, lấy khăn giấy thấm nước mũi
•Nhẹ nhàng lau xung quanh lỗ mũi mà không xâm nhập sâu vào lỗ mũi. Làm sạch ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
•Đặt bé ở tư thế ngồi. Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm
•Đặt đầu ống bơm ngay bên trong lỗ mũi nhưng không đưa vào quá sâu. Thả tay cầm áp để hút chất nhầy ra
•Đưa ống tiêm ra khỏi lỗ mũi của em bé và thấm chất nhầy bằng khăn giấy
•Vệ sinh ống bơm bằng nước sạch trước khi sử dụng lại.
Cách rửa mũi cho trẻ nhỏ bằng máy hút
Quá tŕnh sử dụng máy hút mũi tương tự như dụng cụ bơm bằng tay, ngoại trừ ống nghe được sử dụng để hút. Một số bố mẹ cảm thấy sản phẩm ít gây xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và dễ sử dụng hơn so với ống bơm
. Rửa mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dăi ở miệng và họng
Rửa mũi cho trẻ bằng cách hút đờm dăi ở miệng và họng
Hút đờm dăi ở miệng và họng là phương pháp rửa mũi cho trẻ sơ sinh được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc bác sĩ trong một vài trường hợp như:
•Nếu chất nhầy không thể lấy ra bằng ống xy-lanh hoặc máy hút
•Nếu trẻ nhỏ thở có âm thanh bất thường
•Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn
•Nếu trẻ gặp khó khăn khi đồng thời phải thở và ăn
Bác sĩ sẻ đổ dung dịch nước muối rửa mũi vào ly. Dùng một ống có kết nối với thiết bị hút hút dung dịch nước muối rửa mũi vào ống, dùng công tắc để giữ nước lại. Sau đó, từ từ luồn ống này vào một bên mũi bé cho đến khi nó chạm vào phần sau của cổ họng. Bật công tắc để nước trong ống chảy ra làm loăng đờm dăi, sau đó hút đờm dăi này vào ống. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống ra ngoài. Phương pháp này được tiến hành nhiều lần đến khi con thở dễ dàng hơn.
4. Rửa mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi
Đầu tiên, bạn hăy mở ṿi nước nóng trong pḥng tắm trong vài phút cho đến khi căn pḥng có nhiều hơi nước. Sau đó, ngồi cùng con trong pḥng tắm một khoảng thời gian. Phương pháp này có thể cải thiện t́nh trạng khó thở ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, để giúp con thở dễ hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước và dùng máy xông hơi. Bằng cách này, dịch nhầy sẽ trở nên loăng và dễ bị trục xuất ra ngoài hơn.
5. Kê đầu cao hoặc sử dụng máy phun sương
Khi con bị khó thở, bạn hăy giúp bé bằng cách để gối đầu của trẻ cao hơn một chút. Ngoài ra, không khí quá khô c̣n khiến đường hô hấp khó chịu. Do vậy, bạn nên chạy máy phun sương để làm dịu hệ hô hấp của bé.
Lưu ư khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Một số điều bạn cần lưu ư khi vệ sinh mũi cho trẻ như:
•Quá tŕnh vệ sinh nên diễn ra nhẹ nhàng, đặc biệt là khi sử dụng ống bơm. Việc hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi vỡ ra, dẫn đến chảy máu và làm cho t́nh trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
•Không nên hút đờm dăi ở miệng và họng quá 2 – 3 lần/ngày để tránh làm mỏng thành mũi, tạo ra tổn thương không đáng có.
•Người lớn phải vệ sinh tay kỹ lưỡng trước khi thực hiện quá tŕnh làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng xà pḥng hoặc nước rửa tay khô.
•Đừng lo lắng nếu con hắt hơi trong quá tŕnh rửa mũi, các dung dịch vệ sinh vẫn có thể đi vào lỗ mũi của bé.
•Không nhỏ nước muối liên tục quá 4 lần/ngày v́ sẽ khiến t́nh trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
•Trong trường hợp trẻ phản ứng mạnh, bạn hăy thử lại sau một thời gian.
•Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng với các loại máy hút mũi, ống bơm. Kiểm tra lực hút của các sản phẩm này bằng cách đặt ngón tay lên đầu hút.
•Sau khi sử dụng, làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị và ống bơm bằng xà pḥng hoặc nước ấm
Bạn nên rửa mũi cho con yêu nếu:
•Bé có hiện tượng khó thở
•Thở kḥ khè do chất nhầy
•Vệ sinh mũi trước khi cho con bú. Nếu thực hiện sau khi con ăn, bé dễ bị buồn nôn.
Bạn nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?
Bạn chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày. Không lạm dụng xịt quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi v́ sẽ khiến mũi con khô hơn, rát v́ niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.
Có thể rửa mũi cho trẻ trong lúc tắm không?
Bạn có thể làm sạch mũi của bé trong thời gian tắm bằng cách nhẹ nhàng lau bằng tăm bông nhúng nước ấm. Không nên chèn bất cứ vật ǵ vào lỗ mũi của bé để tránh bất kỳ tổn thương nào có thể xảy ra đối với vách mũi.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khó chịu do bị nghẹt mũi, đây là t́nh trạng thường xảy ra với bé. Hello Bacsi hy vọng bài viết “Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị” sẽ giúp bạn có được cách pḥng tránh tốt nhất.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
4 mẹo đơn giản chữa nghẹt mũi cho trẻ
Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu cho trẻ em mà c̣n là nguy cơ gây ra nhiều bệnh khác. Ba mẹ hăy t́m hiểu cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để con được thoải mái hơn và tránh một số biến chứng.
Các phương pháp điều trị có nhiều hạn chế đối với các trẻ dưới 4 tuổi. Bạn không nên cho bé uống thuốc cảm để giải quyết t́nh trạng này. Điều đó có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. May mắn thay, có rất nhiều cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả mà bạn có thể thử.
Một trong những cách an toàn nhất và hiệu quả nhất để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh là với nước muối xịt hoặc nhỏ mũi. Những thứ này bạn có thể mua dễ dàng ở tiệm thuốc tây mà không cần bác sĩ kê toa.
1. Chữa nghẹt mũi cho trẻ với nước muối xịt hoặc nhỏ mũi¹
Chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước nhỏ mũi
Nếu dùng thuốc nhỏ, bạn nhỏ hai giọt vào mỗi lỗ mũi để làm lỏng các chất nhầy bên trong. Sau đó, sử dụng bóng hút mũi hoặc máy hút nước mũi để rút nước muối và chất nhầy. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai của bé, nhẹ nhàng nghiêng đầu bé một chút để đảm bảo những giọt nước muối có thể chảy vào mũi dễ dàng.
Khi sử dụng bóng hút nước mũi, bạn bóp quả bóng trước khi bạn để nó vào trong mũi trẻ. Khi thả lỏng quả bóng ra, nó sẽ kéo ra chất nhầy từ bên trong. Sau khi hút chất nhầy trong mũi con xong, bạn bỏ phần chất nhầy vào một b́nh đựng để tránh chất nhầy rơi văi gây mất vệ sinh. Làm điều này khoảng 15 phút hoặc hơn trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
Một vài loại nước muối được bổ sung thêm một số dược chất, bạn hăy hạn chế dùng những loại đó trừ khi có chỉ định của bác sĩ, chỉ cần dùng nước muối sinh lư là đủ. Chú ư luôn rửa và làm khô quả bóng hút mũi hoặc máy hút mũi sau mỗi lần sử dụng.
2. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng cách làm ẩm mũi cho bé
Có nhiều cách để làm ẩm mũi cho bé. Máy hóa hơi hoặc máy làm ẩm phun sương vào pḥng rất an toàn, miễn là bạn giữ nó xa khỏi tầm với của bé. Bạn nên đặt nó với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của con trong khi ngủ hoặc trong khi bạn đang ở trong pḥng bé để chơi cùng con. Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, bạn nên thay nước mỗi ngày, làm sạch và lau khô máy tỏa hơi nước theo hướng dẫn.
Bạn cũng có thể thử giải pháp này: hăy cho bé đi vào pḥng tắm, xả nước nóng vào chậu và để hơi nóng làm ẩm không gian pḥng tắm, trong lúc đó bạn giữ chặt bé trong vài phút. Điều này có thể giúp bé dễ chịu hơn trước khi đi ngủ. Bạn không nên sử dụng nước nóng cho máy tạo độ ẩm, v́ nó có thể gây bỏng.
3. Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà (đối với trẻ từ 6 tháng trở lên)
Việc uống nước ấm sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong mũi con. Các nghiên cứu c̣n cho thấy, súp gà thực sự làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt. Ngoài ra, nước thịt luộc cũng có tác dụng tương tự cho trẻ tập ăn dặm.
Bạn cũng nên bổ sung những món sau vào thực đơn của bé, chẳng hạn như nước ép táo, canh, súp hoặc trà hoa cúc và hăy nhớ là giữ ấm những loại thức uống này bạn nhé. Lưu ư rằng, bạn nên tham khảo ư kiến của bác sĩ trước khi thử các loại thảo mộc khác ngoài hoa cúc, v́ không phải tất cả các sản phẩm tự nhiên đều an toàn.
4. Các mẹo khác chữa nghẹt mũi cho trẻ
Uống đủ nước giúp chữa nghẹt mũi cho trẻ
Bạn có thể tham khảo một số cách khác để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dễ hơn như:
•Đặt một cái gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ. Điều đó có thể giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Nếu con của bạn vẫn c̣n nằm nôi th́ không làm điều này. Bạn nên giữ gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên làm vậy cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
•Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn, v́ nước giúp chất nhầy ở mũi loăng bớt. Tuy nhiên, bạn đừng ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
•Nếu con của bạn lớn hơn một chút, hăy dạy bé cách hỉ mũi. Bạn nên làm mẫu để bé bắt chước. Đặt khăn giấy trước lỗ mũi của bạn để bé có thể thấy không khí di chuyển qua tờ khăn giấy khi bạn thở ra. Hăy cùng làm việc này với bé đến khi nào bé làm thuần thục hơn.
Bạn nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp này cho bé nhé.
Hiểu được tại sao trẻ bị nghẹt mũi, từ đó có những biện pháp pḥng tránh là rất quan trọng. V́ vậy, bố mẹ hăy tham khảo thêm bài viết “Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách điều trị” nhé!
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Trẻ bị cúm không thể xem thường đâu các mẹ ạ
Nhận biết đúng dấu hiệu trẻ bị cúm, bố mẹ sẽ có phương án đối phó với bệnh hiệu quả để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
20.000 là số trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện mỗi năm v́ cúm. Số ca tử vong v́ bệnh này không cao nhưng nó có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Cúm hoàn toàn có thể được điều trị và ngăn ngừa nếu bạn t́m hiểu kỹ thông tin về chúng.
1. Cúm là bệnh ǵ?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan theo đường hô hấp do các loại siêu vi gây nên. Các loại virus này được chia làm 3 loại: cúm A, B và C. Sự phân chia này tùy thuộc vào độ lây lan của chúng. Các loại cúm được tiếp tục chia thành các đơn vị nhỏ hơn như H1N1, H5N1… Nh́n chung, những loại virus này thường ảnh hưởng nhiều đến phổi và hệ hô hấp. Một số loại cúm thường gặp ở người gồm:
•H1N1 (cúm lợn)
•H2N2
•H3N2
•H5N1 (cúm gia cầm).
•
Cúm là một bệnh truyền nhiễm và có thể phát triển thành đại dịch, tùy thuộc vào điều kiện vệ sinh ở từng địa phương và các vấn đề về khí hậu.
Virus cúm có thể ảnh hưởng đến mọi người vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm dễ mắc bệnh nhất thường là vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 5. Các dịch bệnh thường bùng nổ vào giữa tháng 12 và tháng 3 bởi đây là thời điểm mà trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhất.
2. Ai có nguy cơ bị cúm?
dấu hiệu con bị cúm
Ai cũng có nguy cơ bị cúm nhưng đối tượng dễ bị nhất thường là:
•Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
•Phụ nữ mang thai và sau khi sinh
•Người già sống ở các viện dưỡng lăo hoặc các cơ sở chăm sóc y tế dài hạn
•Người từ 65 tuổi trở lên.
Trẻ em bị các chứng bệnh sau cũng rất dễ bị cúm:
•Suyễn
•Rối loạn máu
•Rối loạn thận
•Rối loạn gan
•Các vấn đề về thần kinh
•Béo ph́
•Bệnh phổi măn tính
•Hệ miễn dịch suy yếu
•Rối loạn nội tiết
•Bệnh tim bẩm sinh
•Rối loạn chuyển hóa
Những người dưới 19 tuổi được điều trị bằng aspirin trong thời gian dài cũng rất dễ bị cúm.
3. Bệnh cúm ở trẻ em
Trẻ em dễ bị bệnh cúm hơn người lớn v́ cơ thể của trẻ vẫn c̣n đang phát triển. Bệnh cúm có thể khiến trẻ phải nhập viện và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất để chống lại nó là điều trị sớm. Để làm được điều này, bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra cúm.
4. Nguyên nhân gây cúm
Virus cúm lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, nước, thực phẩm và tiếp xúc hằng ngày. V́ vậy, trẻ sẽ bị cúm khi:
•Tiếp xúc với người bị cúm khi họ hắt hơi hoặc ho
•Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với những đứa trẻ đang bị cúm. Virus cúm tồn tại ở nhiều nơi như bút ch́, tập vở…
•Uống chung b́nh nước hoặc ăn chung với người bị cúm.
Kể từ khi bị lây nhiễm, các triệu chứng của cúm sẽ bắt đầu biểu hiện và kéo dài khoảng 7 ngày. Virus cúm thường lây lan cho người khác trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nhiễm. Điều này khiến cho việc ngăn ngừa cúm trở nên khó khăn.
5. Các dấu hiệu con bị cúm
de-phong-cam-cum-o-tre-em
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa các triệu chứng của cúm với các triệu chứng của cảm lạnh. Mặc dù chúng khá giống nhau nhưng có một số điểm khác biệt mà bạn cần lưu ư.
Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau do các loại virus khác nhau gây ra. Cảm lạnh không có cách điều trị, bạn chỉ có thể ngăn hoặc kiểm soát các triệu chứng của nó mà thôi.
C̣n cúm là do một loại siêu virus thuộc họ cúm gây ra và bệnh này có cách để điều trị. Dấu hiệu con bị cúm gồm nhức đầu, cùng với các triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh như ho, đau họng, đau cơ… Cúm cũng có thể gây ra ói mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn là thở kḥ khè và thường bắt đầu sau 2 ngày khi trẻ mắc bệnh. Một số triệu chứng mắc cúm thường gặp:
•Sốt
•Ớn lạnh
•Nhức đầu
•Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể
•Ho
•Mệt mỏi và yếu ớt
•Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
•Đau họng
•Chóng mặt
•Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn
•Đau tai
•Tiêu chảy.
Những triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh cúm A hoặc cúm B. Những trẻ mắc cúm C thường có các triệu chứng sau:
•Chảy nước mắt
•Khó chịu
•Mắt, mũi, cổ họng và da bị đỏ
Cúm C thường rất hiếm gặp và ít gây ra bệnh dịch.
Cúm là một bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Do đó, bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ càng sớm càng tốt.
6. Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé bị sốt và đi kèm với các triệu chứng sau:
•Không uống được chất lỏng
•Buồn ngủ và xanh xao
•Nôn mửa
•Khó thở
•Đau đầu nghiêm trọng
Ngoài ra, con phải được đến pḥng cấp cứu khi:
•Môi trẻ chuyển sang màu xanh
•Trẻ không thể đi được
•Trẻ bị choáng váng, xây xẩm
•Cổ trẻ bị cứng
•Trẻ bị tai biến.
7. Làm thế nào để điều trị cúm?
Bác sĩ sẽ chỉ định một phương án điều trị đặc biệt cho trẻ dựa vào tuổi, tiểu sử bệnh, thể trạng và điều kiện sức khỏe. Việc điều trị có thể gồm những điều sau:
•Thuốc hạ sốt như paracetamol và thuốc giảm đau như ibuprofen được dùng cho các chứng đau nhức cơ thể. Đừng cho con bạn dùng aspirin mà không hỏi ư kiến bác sĩ.
•Nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
•Thuốc ho theo toa của bác sĩ. Đừng sử dụng các loại thuốc được bán tự do ngoài thị trường để điều trị ho và đau họng.
•Bác sĩ sẽ kê cho trẻ một vài loại thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị bệnh. Những loại thuốc này không dùng để chữa bệnh.
•Bác sĩ sẽ khuyên bạn cho trẻ uống nhiều nước.
8. Cúm thường kéo dài trong bao lâu?
Cúm thường kéo dài khoảng 5 ngày hoặc ít hơn. Sau khi khỏi, trẻ vẫn c̣n yếu và có thể bị ho. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ biến mất trong 2 tuần.
Đôi khi, mệt mỏi có thể kéo dài từ 4 – 5 tuần. Nếu không chữa trị đúng cách, t́nh trạng này có thể xấu đi và dẫn đến bệnh viêm phổi hoặc các bệnh nghiêm trọng khác về đường hô hấp.
9. Một số phương pháp điều trị cúm tại nhà
Một số biện pháp sau có thể giúp hỗ trợ điều trị cúm tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh.
Uống nhiều nước
Trẻ có thể sẽ không chịu uống nước hoặc khó uống nước v́ bị đau họng hoặc buồn nôn. Điều này có thể dẫn đến mất nước và khiến cho việc hồi phục gặp khó khăn. Do đó, hăy chú ư cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày.
Các loại súp, cháo
Những món súp nóng hoặc nước chanh ấm là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng. Súp gà là món ăn giúp điều trị bệnh cúm khá hiệu quả. Bạn có thể cho trẻ uống 1 – 2 lần mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus. Nước ấm cũng giúp làm dịu mũi và cổ họng, giảm bớt cảm giác khó chịu.
Nghỉ ngơi
Hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ đang dùng tất cả năng lượng để chiến đấu với virus cúm. Đó là lư do tại sao mà người bị cúm thường thấy mệt. Để trẻ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để dành toàn bộ năng lượng chống lại virus.
Máy làm ẩm không khí
Sử dụng máy làm ẩm trong pḥng của trẻ để giúp giảm bớt chứng nghẹt mũi. Khi sử dụng, thay nước mỗi ngày để tránh nấm mốc phát triển. Tắm nước nóng cũng có thể giúp trẻ thoải mái hơn.
Chườm ấm
Nếu trẻ kêu đau đầu, hăy chườm một chiếc khăn ấm lên đầu trẻ để giúp giảm cơn nhức đầu.
Súc miệng
Siêu virus cúm có thể dẫn đến t́nh trạng tắc nghẽn trong phổi, khiến trẻ khó thở. Súc miệng giúp loại bỏ đờm và làm thông đường thở. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm đau họng.
•Cho 1 th́a muối vào 1 cốc nước ấm. Cho trẻ ngậm 5 phút mỗi lần, 4 lần/ngày.
•Bạn cũng có thể sử dụng giấm táo để cho trẻ súc miệng mỗi ngày.
•Bạn cũng có thể thử cho trẻ súc miệng bằng các loại trà thảo dược hoặc với mật ong và nước (không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong).
Ngậm kẹo cũng có thể hữu ích cho những trẻ bị cúm. Cho trẻ ngậm kẹo gừng hoặc kẹo chanh để giảm đau họng.
Xông hơi
Xông hơi có thể giúp giảm nghẹt mũi. Bạn có thể cho trẻ xông hơi bằng cách đun một nồi nước nóng và đóng tất cả các cửa lại. Hơi nước sẽ giúp chất nhầy ở mũi dễ dàng thoát ra ngoài. Khi xông, bạn có thể thêm vào nồi nước một ít lá bạc hà hoặc hoa hương thảo. Đậy nắp khoảng 5 phút để thảo mộc ngấm vào.
Rửa mũi
Rửa mũi là cách dùng nước muối để làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang. Đổ một ít nước muối vào lỗ mũi để nó chảy ra, sau đó tiếp tục với lỗ c̣n lại. Hăy dùng cách này với những trẻ lớn chứ không phải là trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi.
Ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng
Ăn uống cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong việc điều trị bệnh cúm. Ngoài việc uống nhiều chất lỏng, ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng cũng giúp trẻ chống lại virus. Bạn nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, rau có màu xanh, bưởi… để tăng cường sức đề kháng và làm sạch đờm.
•Mật ong cũng là một loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm đau cổ họng và ho khi bị cúm. Bạn có thể cho trẻ uống một th́a mật ong pha với chanh và nước ấm 2 lần/ngày. Hoặc bạn có thể cho trẻ dùng khoảng 10g mật ong trước khi đi ngủ để hạn chế ho vào ban đêm.
•Gừng cũng rất hữu ích trong việc chữa đau họng và ho. Đun sôi vài miếng gừng trong nước và cho trẻ uống từ 2 – 3 lần/ngày.
•Tỏi có chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn và giúp chống lại virus cúm. Nếu trẻ không nhai tỏi sống được th́ bạn hăy băm tỏi bỏ vào canh của trẻ.
•Bạn có thể sử dụng rễ của cây cúc dại để điều trị bệnh cúm cho trẻ. Loại cây này có thể làm tăng sức đề kháng và chống lại cúm.
•Sữa chua có chứa men vi sinh cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại virus cúm tốt hơn.
•Rau cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để chống lại virus. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau mỗi ngày.
•Cam có nhiều vitamin C. Một ly nước cam mỗi ngày giúp trẻ có thể chống lại cúm.
•Chuối rất giàu kali, giúp giảm cảm giác buồn nôn do cúm.
10. Biến chứng khi trẻ bị cúm
Nếu bạn không sớm nhận ra các dấu hiệu của cúm th́ nó có thể phát triển thành các bệnh măn tính như hen, viêm phổi, suy tim, tiểu đường… Cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Nếu uống đúng, bé sẽ hồi phục sau 3 – 5 ngày. Nếu trẻ lớn hơn (khoảng 8 – 12 tuổi) th́ bệnh sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần.
Không có vắc xin ngừa cúm cho trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng) nhưng các bé lại là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao.
11. Cách pḥng ngừa cúm cho trẻ
Bạn có thể ngăn ngừa cúm bằng những cách sau:
•Tiêm vắc xin cúm đầy đủ cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trước khi tiêm, bạn hăy hỏi ư kiến bác sĩ nhé.
•Tập cho trẻ các thói quen giữ vệ sinh cá nhân để tránh virus lây lan. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.
•Đừng để trẻ dùng chung b́nh nước, hộp đựng thức ăn với những bạn khác dù không bị cúm.
•Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
12. Tác dụng phụ của vắc xin cúm
Việc chủng ngừa rất quan trọng để ngăn ngừa virus cúm lây lan đến trẻ từ những người bị nhiễm bệnh. Vắc xin cũng rất cần thiết để ngăn ngừa siêu nhiễm trùng từ những người bị bệnh phổi mạn tính.
Vắc xin cúm thường an toàn. Tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vắc xin cúm rất hiếm gặp. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
•Đau cơ
•Sốt nhẹ
•Đau ở chỗ tiêm
•Phản ứng dị ứng (trường hợp này hiếm khi xảy ra).
Virus cúm thay đổi mỗi năm một lần. Do đó, vắc xin được tiêm năm trước th́ năm nay không có hiệu quả. Một loại vắc xin mới sẽ được sản xuất mỗi năm để đối phó với những đột biến có thể xảy ra. V́ vậy, việc tiêm vắc xin cúm định kỳ mỗi năm rất quan trọng.
13. Lời khuyên để ngăn ngừa dịch cúm A
Virus cúm A có thể gây ra dịch nếu bạn không chăm sóc trẻ cẩn thận. Nếu bạn hoặc bé đă bị nhiễm virus, có thể thực hiện các phương pháp sau đây để ngăn ngừa cúm lây lan sang người khác:
•Tiêm chủng cho các thành viên khác trong gia đ́nh không bị nhiễm bệnh.
•Dạy trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
•Khuyến khích bé rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi.
•Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất cứ ai bị nhiễm trùng đường hô hấp như bị hen.
•Khăn giấy đă qua sử dụng phải được bỏ vào thùng rác và không để lại trong nhà.
•Hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu trẻ đang đi học, hăy cho bé nghỉ để tránh lây cho các bạn.
•Tránh chơi chung đồ chơi với những đứa trẻ khác.
Bệnh cúm không tầm thường đâu. Bạn không thể lúc nào cũng bảo vệ trẻ khỏi virus nhưng bạn có thể giúp trẻ chóng khỏi với những phương pháp trên.
Tác hại của niềng răng mà nha sĩ không bao giờ tiết lộ
Tài trợ bởi
Tác giả: Hoàng Trí
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Tác hại của niềng răng mà nha sĩ không bao giờ tiết lộ
Tác hại của niềng răng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhưng nha sĩ có thể sẽ không bao giờ tiết lộ cho bạn. Những tác hại này liệu có đáng sợ và pḥng tránh được không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ nhằm căn chỉnh các t́nh trạng răng hô, móm, thưa, mọc lệch lạc… Điều này giúp mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin. Tuy nhiên, liệu đây có thật sự là “bức tranh màu hồng” cho những ai muốn niềng răng làm thay đổi khuôn mặt, diện mạo, hay tiềm ẩn trong đó là những tác hại của niềng răng gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe?
Mời bạn t́m hiểu những vấn đề bạn có thể gặp phải khi niềng răng, tác hại của niềng răng và niềng răng có nguy hiểm không nhé!
Các vấn đề thường gặp khi niềng răng
tác hại của niềng răng
Khi niềng răng, bạn có thể gặp phải các t́nh trạng về răng miệng như:
1. Khó chịu nhẹ
Việc đeo niềng răng thường có thể mang cho bạn cảm giác khó chịu ban đầu, rồi sau đó giảm dần. V́ niềng răng hoạt động bằng cách dịch chuyển răng theo hướng căn chỉnh phù hợp, do đó thường đem đến cho bạn cảm giác khó chịu ở răng, đôi lúc c̣n có thể khiến bạn bị đau đầu.
Để giải quyết t́nh trạng này, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và ibuprofen để giúp làm dịu đi các triệu chứng. Nếu bạn bị đau đầu kéo dài hoặc ngày càng nặng hơn, bạn hăy đến gặp nha sĩ để kiểm tra t́nh trạng cụ thể.
2. Tổn thương niêm mạc
Sau khi hoàn thành quá tŕnh niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài (bracket) và dây cung (wire) lên răng, điều này có thể gây kích thích lên niêm mạc miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một trong những cách phổ biến nhất giúp giảm bớt sự khó chịu do bộ niềng răng gây khó chịu lên vùng miệng là sử dụng sáp chỉnh nha.
Bạn hăy bôi sáp chỉnh nha lên một phần hoặc toàn bộ mắc cài khiến bạn khó chịu, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhơm ngay lập tức. Nếu dây cung quá dài hoặc nhọn làm tổn thương hoặc chảy máu vùng miệng, bạn hăy báo cho nha sĩ để được cắt ngắn hoặc mài bớt, tránh gây đau đớn.
3. Đau hàm
Đau hàm là t́nh trạng khá phổ biến khi niềng răng, v́ quá tŕnh điều trị chỉnh nha làm dịch chuyển răng, hàm cũng thay đổi để phù hợp với răng nên có thể gây đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau này. T́nh trạng này thường xảy ra mỗi khi tái khám chỉnh nha định kỳ.
4. Khó khăn khi ăn và nhai
T́nh trạng gặp khó khăn khi nhai thức ăn là vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là sau mỗi lần siết răng. Bạn sẽ cảm thấy đau, ê răng mỗi khi nhai, đặc biệt là lúc ăn các thực phẩm rắn. Tuy nhiên, t́nh trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ban đầu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày đến 1 tuần tùy t́nh trạng.
Một số tác hại của niềng răng mà bạn có thể gặp phải như:
1. Sâu răng
Khi niềng răng, bạn sẽ khó vệ sinh răng hơn thông thường, do bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh kỹ các ngóc ngách trong kẽ răng. Do đó, bạn rất dễ gặp phải các vấn đề sâu răng. Đối với người niềng răng, bạn nên làm sạch răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày kết hợp cùng việc sử dụng bàn chải kẽ răng. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng máy tăm nước để răng hàm được vệ sinh sạch sẽ hơn.
2. Mất canxi răng
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt luôn đóng vai tṛ rất quan trọng, đặc biệt là đối với người niềng răng. T́nh trạng vệ sinh răng kém có thể gây sâu răng, làm xuất hiện các vết trắng đục trên răng. Điều này xảy ra do các vi khuẩn làm mất các khoáng chất có trên men răng, đặc biệt là canxi.
Tác hại của niềng răng gây mất canxi trên men răng có thể pḥng ngừa được bằng việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thường xuyên, cũng như xây dựng chế độ ăn ít đường.
3. Phản ứng dị ứng
Nhiều người có thể gặp phản ứng dị ứng với dây thun cao su latex được sử dụng trong niềng răng hoặc mắc cài kim loại. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào xảy ra để được chỉ định sử dụng các sản phẩm khác thay thế.
4. Tiêu chân răng
Tiêu chân răng (root resorption) nghĩa là chân răng bị rút ngắn lại trong khoảng thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, do chân răng chỉ bị tiêu phần nhỏ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị tiêu mất 50% chân răng, điều này có thể gây ra những thay đổi đáng kể cho sức khỏe lâu dài của họ.
Nguyên nhân của t́nh trạng tiêu chân răng hiện vẫn chưa rơ, nhưng việc đeo niềng răng trong khoảng 3 năm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra vấn đề này. Do đó, bạn cần tái khám định kỳ và chụp X-quang để tránh tác hại của niềng răng gây ảnh hưởng.
5. Cứng liền khớp
Chứng cứng liền khớp (ankylosis) là t́nh trạng hiếm gặp có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, có thể xảy ra do chân răng tích hợp vào xương. T́nh trạng này xảy ra khiến răng không thể dịch chuyển dù đă niềng răng, và tất cả các răng xung quanh sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh, kết quả gây hở các kẽ răng. T́nh trạng này rất khó dự đoán, thường được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra lâm sàng.
6. Răng về vị trí cũ
Mặc dù đây không phải là tác hại của niềng răng, nhưng t́nh trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ là vấn đề phổ biến sau khi tháo niềng răng. Nếu bạn không đeo hàm duy tŕ (retainer) thường xuyên, răng có thể dễ dàng trở về chỗ cũ, đặc biệt là ngay sau khi tháo niềng.
Nếu không muốn lăng phí tất cả thời gian và tiền bạc đă dành ra để có hàm răng đều đẹp, bạn hăy luôn chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và đeo hàm duy tŕ đều đặn
Để trả lời cho câu hỏi niềng răng có nguy hiểm không, bạn cần hiểu được bản chất niềng răng chỉ là phương pháp chỉnh nha an toàn giúp răng về đúng vị trí chuẩn, đúng khớp cắn.
Mức độ nguy hiểm của niềng răng phụ thuộc vào hai yếu tố là tay nghề của nha sĩ, bác sĩ thực hiện và ư thức chăm sóc răng miệng của người bệnh. Nếu hai yếu tố này xảy ra, bạn có thể gặp phải các vấn đề như:
•Răng bị tụt nướu
•Răng bị suy yếu, nhạy cảm
•Tuổi thọ răng không cao, gây tiêu xương hàm
•Răng di chuyển sai vị trí, gây tính mất thẩm mỹ
•Răng dễ tổn thương và gặp phải các bệnh lư răng miệng
•Chức năng ăn nhai của răng bị suy giảm, ảnh hưởng khớp thái dương
Tác hại của niềng răng thường chủ yếu do tay nghề của bác sĩ không kiểm soát được lực tác động của dụng cụ lên xương hàm khiến răng không di chuyển kịp và ảnh hưởng đến xương hàm. Một số trường hợp có thể gây biến dạng, tác động tiêu cực đến cấu trúc xương mặt, hóp má, hóp thái dương.
Phương pháp niềng răng là một trong những phương pháp đ̣i hỏi người thực hiện có tay nghề cao, kinh nghiệm đầy đủ, đồng thời có sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến và dụng cụ chỉnh nha đạt chất lượng tốt. Bên cạnh đó là sự phối hợp của người bệnh trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, tái khám định kỳ và chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lư.
Với thời đại công nghệ hiện nay, thật không khó ǵ để t́m kiếm các trung tâm nha khoa để niềng răng. Thế nhưng, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các nha khoa, bệnh viện có uy tín để đảm bảo tránh những tác hại của niềng răng. Đồng thời bạn hăy tái khám định kỳ và thông báo với bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nhé
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt: Liệu bạn có mũi cao và cằm V line?
Tài trợ bởi
Tác giả: Hoàng Trí
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt: Liệu bạn có mũi cao và cằm V line?
Niềng răng là cả một câu chuyện xoay quanh về khả năng lột xác ngoạn mục với những tin đồn về mũi cao, cằm V line… Nhiều người c̣n hy vọng rằng niềng răng làm thay đổi khuôn mặt họ để từ đó đổi đời!
Liệu khả năng lột xác khi bạn niềng răng có phải là sự thật và sự thay đổi này có mang lại kết quả tốt đẹp hay để lại di chứng nặng nề trên khuôn mặt? Bạn hăy cùng t́m hiểu niềng răng là ǵ và cách niềng răng thay đổi khuôn mặt nhé.
Niềng răng là ǵ?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha nhằm sắp xếp lại vị trí của răng, điều chỉnh tổng thể nhờ vào lực kéo của các khí cụ nhằm đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ. Nhờ đó hàm răng sẽ dần trở nên về đúng vị trí, đều đẹp và khuôn mặt cân đối hơn.
Các loại niềng răng hiện nay bao gồm:
• Niềng răng mắc cài kim loại: Phổ biến, chi phí thấp, hiệu quả cao, không có tính thẩm mỹ.
• Niềng răng mắc cài bằng sứ: Khá giống mắc cài kim loại, nhưng với màu sắc, kích thước giúp khó nhận ra việc đang niềng răng hơn.
• Niềng răng mắc cài tự buộc: Giúp cố định phần dây mắc cài, giảm bớt lực ma sát với răng và giảm thời gian chỉnh nha.
• Niềng răng không mắc cài (invisalign): Dùng khay niềng trong suốt, có thể tháo ra dễ dàng, tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên thời gian chỉnh nha lâu hơn mắc cài thông thường và chi phí cao.
Kỹ thuật niềng răng sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
•Giảm bệnh lư răng miệng
•Cải thiện chức năng ăn nhai của hàm
•Tốt cho cấu trúc xương hàm, khớp cắn
•Cải thiện tính thẩm mỹ hàm răng và khuôn mặt
Niềng răng thay đổi khuôn mặt theo hướng tích cực chỉ khi bạn lựa chọn được đúng trung tâm nha khoa, bệnh viện về răng miệng có uy tín và đội ngũ bác sĩ có tay nghề đảm bảo.
Niềng răng làm thay đổi khuôn mặt thế nào?
niềng răng làm thay đổi khuôn mặt
Khi quyết tâm “lột xác”, rất nhiều người đắn đo v́ không biết niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt như kỳ vọng hay không. Để dự đoán được khả năng thay đổi của ḿnh, bạn nên t́m hiểu thật kỹ cách niềng răng làm thay đổi khuôn mặt.
Cách niềng răng làm thay đổi khuôn mặt
Việc điều trị chỉnh nha không chỉ đơn giản là làm thẳng răng mà c̣n liên quan đến việc cải thiện giữa ṿm trên và dưới để răng có thể đi vào khớp cắn với nhau đúng cách. Bằng cách dịch chuyển răng và hàm, niềng răng có thể có tác động tích cực đến h́nh dạng và đặc điểm khuôn mặt của bạn.
Đối với các vấn đề răng nhẹ như thưa răng hoặc răng chen chúc, sau quy tŕnh niềng răng có thể nhận thấy sự khác biệt qua nụ cười. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khớp cắn hô hay vẩu (overbite), khớp ngược hay móm (underbite) có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khuôn mặt do mất cân bằng hàm. Việc xử lư đôi khi niềng răng hô hay niềng răng móm là chưa đủ mà cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
Một khi răng và hàm được căn chỉnh sẽ cải thiện được cấu trúc khuôn mặt và nụ cười sẽ trở nên thu hút hơn. Bác sĩ chỉnh nha là các chuyên gia trong việc cân bằng chức năng và thẩm mỹ, có khả năng điều chỉnh sai lệch hàm tăng cường sức khỏe răng miệng và vẻ ngoài của bạn.
Nha sĩ có thể gợi ư nhiều loại niềng răng bao gồm niềng răng kim loại, niềng răng bằng sứ, niềng răng trong suốt… Tất cả các loại niềng răng này đều hoạt động bằng cách tạo áp lực lên dây chằng nha chu. Dây chằng nha chu là kiểu cấu trúc mô liên kết sợi có thể kết nối răng với xương xung quanh. Khi khí cụ của niềng răng tác động áp lực nhẹ và liên tục, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các tế bào phát triển xương, hủy xương và bắt đầu làm lại h́nh dạng của xương khuôn mặt.
Bác sĩ chỉnh nha sẽ cẩn thận điều chỉnh áp lực lên răng trong suốt quá tŕnh điều trị để tối ưu hóa kết quả cuối cùng và đảm bảo mọi thay đổi trên khuôn mặt theo hướng tích cực. Bằng cách áp dụng áp lực này cho dây chằng nha chu trong một khoảng thời gian, niềng răng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm và thậm chí cải thiện tính đối xứng của khuôn mặt. Đây là một trong nhiều lợi ích đáng kể của việc niềng răng.
Trong những trường hợp mất cân bằng hàm hoặc khuôn mặt nghiêm trọng, bác sĩ chỉnh nha có thể làm việc với các chuyên gia khác để cải thiện độ thẩm mỹ và cân nhắc phẫu thuật hàm.
Niềng răng là một lựa chọn đáng tin cậy, hiệu quả và linh hoạt cho những người muốn cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến h́nh dạng khuôn mặt của niềng răng sẽ phụ thuộc vào tuổi tác và t́nh trạng của bạn.
Trẻ em và thanh thiếu niên
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, cơ thể vẫn đang trong độ tuổi phát triển, có nghĩa là răng, nướu, xương hàm và cơ bắp dễ uốn nắn hơn để thay đổi. Do đó niềng răng có thể ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển ở giai đoạn này. Đó là lư do tại sao điều trị chỉnh nha thường được khuyên dùng cho giai đoạn này.
Độ tuổi niềng răng tốt và phổ biến nằm trong khoảng từ 10 – 16 tuổi, tác động lực diễn ra nhanh chóng cho kết quả như mong muốn. Thời gian niềng răng trong khoảng từ 2 – 4 năm để ổn định trong suốt khoảng thời gian dậy th́.
Người trưởng thành
Khi bạn trưởng thành, khả năng di chuyển răng sẽ lâu hơn và sự cải thiện về tính đối xứng khuôn mặt sẽ không quá nhiều. Khi bạn lớn tuổi hơn, răng, nướu và xương xung quanh trở nên cứng và khó điều chỉnh hơn. Bên cạnh đó, các vấn đề như bệnh nướu răng có thể cản trở khả năng của cơ thể trong việc tạo ra các tế bào phát triển xương khi răng di chuyển, gây ảnh hưởng đến quá tŕnh tái tạo xương.
Nhiều người thắc mắc rằng “Người lớn tuổi có niềng răng được không?”, câu trả lời là vẫn được nhưng thời gian niềng sẽ lâu và độ hiệu quả không cao như lúc trẻ. Người lớn tuổi có thể cân nhắc bọc răng sứ để mang lại kết quả nhanh chóng.
Tin đồn về niềng răng làm thay đổi khuôn mặt
niềng răng làm thay đổi khuôn mặt
Xung quanh câu chuyện niềng răng làm thay đổi khuôn mặt là vài lời đồn thổi như niềng răng giúp mũi cao hơn, niềng răng giúp có chiếc cằm V line… Thực hư những tin đồn này là ǵ?
Niềng răng giúp mũi cao hơn
Mũi cao hay không nhờ vào sự phát triển của xương sụn, không liên quan đến tác động của khung xương răng hay xương hàm. Do đó, niềng răng không thể giúp bạn làm mũi cao hơn. Tuy nhiên, khi một ca niềng răng kết thúc, khuôn mặt và xương hàm sẽ được cân chỉnh theo tỷ lệ phù hợp hơn, giúp khuôn mặt thon gọn và cân đối hơn. Nhờ đó, về mặt mỹ quan giúp mang cho bạn nh́n vào có cảm giác mũi cao hơn.
Niềng răng giúp có chiếc cằm V line
Có khá nhiều người, đặc biệt là ở nữ giới luôn mong muốn sở hữu một chiếc cằm V line thon gọn. Niềng răng là một phương pháp có tính an toàn cao và không cần phẫu thuật có thể giúp bạn đạt được mong muốn này. Thế nhưng, không phải bất cứ ai niềng răng cũng nhận được sự thay đổi rơ rệt này, v́ mức độ tác động của niềng răng phụ thuộc vào t́nh trạng khuôn miệng, răng hàm, độ tuổi trước đó.
Song song với những yếu tố tích cực của việc niềng răng làm thay đổi khuôn mặt là các yếu tố tiềm ẩn mà không ít người gặp phải. Nhiều trường hợp niềng răng làm cho khuôn mặt trở nên mất cân xứng, niềng răng bị hóp má, trông già nua và nụ cười kém tự tin. Nguyên nhân có thể do lực tác động của khí cụ lên xương hàm quá mạnh, răng không di chuyển kịp và xương hàm chưa có thời gian làm quen với bộ niềng.
Nếu bạn muốn niềng răng làm thay đổi khuôn mặt theo hướng tích cực, tránh rủi ro không mong muốn, bạn cần lựa chọn đúng nha sĩ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, bạn nên lên kế hoạch niềng răng tại các trung tâm nha khoa hoặc bệnh viện uy tín.
Những thông tin trên hy vọng đă giúp bạn giải đáp được thắc mắc niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không. Việc niềng răng có mang lại hiệu quả tích cực hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính bạn. V́ thế, bạn hăy cân nhắc thật kỹ lưỡng và luôn thảo luận cùng nha sĩ, bác sĩ về kế hoạch điều trị để nhanh chóng có hàm răng đều đẹp và khuôn mặt cân đối nhé!
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.