Trận Khe Sanh: Tan vỡ giấc mơ Điện Biên Phủ của Cộng Quân
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại chiến trường Khe Sanh năm 1968.
(H́nh: Bettmann/Getty Images)
Trận Khe Sanh bắt đầu vào ngày 21 Tháng Giêng, 1968, khi các lực lượng chính quy của Cộng Sản Bắc Việt, phối hợp với quân du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, mở cuộc pháo kích và tấn công đại quy mô vào các căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong vùng Khe Sanh gần biên gới Lào-Việt.
Trong suốt 77 ngày, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, gồm Biệt Động Quân trấn thủ và Nhảy Dù tăng viện, đă giao tranh dữ dội với địch để đẩy lùi các cuộc tấn công của Cộng Quân.
Trong trận chiến này, 20,000 Cộng Quân đă được huy động để bao vây 6,000 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cùng Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Nhưng Khe Sanh đă không thất thủ theo kế hoạch bao vây và tấn công của Cộng Sản Bắc Việt như trường hợp của Điện Biên Phủ hồi năm 1954 trong cuộc Chiến Tranh Việt-Pháp.
Bối cảnh trận Khe Sanh
Căn cứ Khe Sanh, một tiền đồn đèo heo hút gió ở vùng biên giới Tây-Bắc của Việt Nam Cộng Ḥa và cách vùng Phi Quân Sự 14 dặm (23 km) về phía Nam, tọa lạc trên ngọn núi cao nhất vùng Đông Trị thuộc Dăy Trường Sơn, cạnh sông Rào Quan, một chi nhánh của sông Quảng Trị, bao quanh là núi đồi và cây rừng trùng điệp. Phía Bắc và Tây Bắc có bốn ngọn đồi án ngữ là 881 Bắc, 861, 558 và 881 Nam. Khe Sanh chỉ cách biên giới Lào-Việt chừng 6 dặm (10 km) trên Đường Số 9 chạy theo hướng Đông-Tây nối liền Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, ngang qua Cam Lộ, Cà Lu, xuyên qua biên giới Lào-Việt tới tận Savannakhet bên Lào.
Các lực lượng Mỹ đă có mặt tại Khe Sanh từ năm 1962 khi Lực Lượng Đặc Biệt thiết lập một doanh trại gần đó, trên Đường Số 9, cách Khu Phi Quân Sự (DMZ) chừng 14 dặm (23 km) và sát với biên giới với Lào.
Đường Số 9 là trục lộ chiến lược quan trọng được Cộng Quân sử dụng để xâm nhập người và vũ khí từ Lào vào các tỉnh cực Bắc Việt Nam Cộng Ḥa. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ có ba tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 26 đóng quân tại căn cứ Khe Sanh, đó là các Tiểu Đoàn 1, 2, 3 và Tiểu Đoàn 13 Cơ Giới cùng một đơn vị T́nh Báo chiến lược.
Mùa Thu năm 1967, bộ đội chính quy của Cộng Sản Bắc Việt bỗng dưng khởi sự tăng cường lực lượng của họ trong vùng Khe Sanh, khiến phía Mỹ tin rằng thế nào Khe Sanh cũng sẽ bị Cộng Quân tấn công.
Theo tài liệu “Trận Khe Sanh 1968” của hai tác giả Đại Úy Nguyễn Trung Tín và Đại Úy Nguyễn Hữu Viên trên trang mạng nhaydu.com, mặt trận Khe Sanh, v́ kéo dài tới hơn hai tháng rưỡi, không phải chỉ có một trận đánh mà bao gồm nhiều cuộc giao tranh, nhiều đợt tấn công và phản công của lực lượng hai bên.
Giao tranh đợt 1
Ngày 19 Tháng Giêng, 1968, một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tảo thanh vùng đồi 881 Bắc đă đụng độ dữ dội với Cộng Quân. Chiều ngày hôm sau, Lă Thanh Ṭng, đại đội trưởng pháo đội 14 pḥng không thuộc Trung Đoàn 95, Sư Đoàn 325 Cộng Sản Bắc Việt, về đầu thú với quân bạn và tiết lộ kế hoạch tấn công cấp bách của Cộng Quân lên các Đồi 861 và 881 Bắc. Viên sĩ quan đầu thú này cũng tiết lộ rằng hai Sư Đoàn 304 và 325C của Cộng Sản Bắc Việt đă vạch sẵn kế hoạch đánh chiếm căn cứ Khe Sanh.
Quả thật, đêm hôm 20 Tháng Giêng, sau nửa giờ pháo kích, lực lượng Cộng Quân khoảng 300 người đă mở cuộc xung phong lên đồị và tấn công vào căn cứ. Trận đánh kéo dài đến 5 giờ 30 phút sáng th́ Cộng Quân rút lui, để lại 47 xác.
Sáng ngày 21 Tháng Giêng, căn cứ Khe Sanh bị pháo kích dữ dội với hàng ngàn quả đạn, khiến kho đạn bị nổ tung, phi đạo bị cày xới cùng một số trực thăng bị phá hủy trong khi đài kiểm soát không lưu cũng như nhiều dụng cụ quan trắc khí tượng bị hư hại.
Ngày hôm sau, Tiểu Đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được trực thăng vận đến tăng viện cho Khe Sanh. Ngày 27 Tháng Giêng, Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa được không vận đến để tăng viện thành năm tiểu đoàn Mỹ-Việt cùng pḥng thủ căn cứ Khe Sanh.
Giao tranh đợt 2
Trong khi đó, tin tức t́nh báo ghi nhận lực lượng Cộng Sản rất hùng hậu và đang hiện diện chung quanh Khe Sanh, với ít nhất ba sư đoàn và thêm một số đơn vị biệt lập hỗ trợ khác. Ngoài ra, Cộng Quân c̣n huy động thêm một đơn vị thiết giáp với chiến xa T-54 cùng Trung Đoàn 68 bộ chiến và Trung Đoàn 164 pháo binh.
Từ ngày 5 Tháng Hai, 1968, tức Mùng Bảy Tết Âm Lịch, giữa lúc cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra khốc liệt tại Huế, Sài G̣n và nhiều tỉnh, thành trên khắp miền Nam Việt Nam, Cộng Quân bắt đầu liên tục pháo kích, tấn công bằng bộ binh và bao vây quanh ṿng đai căn cứ Khe Sanh. Địch quân đă bố trí rất nhiều ổ pḥng không chung quanh căn cứ, và các dàn pháo 130 ly đặt sâu trong các sườn núi từ phía biên giới Lào, cách Khe Sanh khoảng 14 dặm, tức 23 km.
Đêm 6 Tháng Hai, Cộng Quân sử dụng một biệt đội chiến xa thuộc Trung Đoàn 202 chiến xa, gồm 12 chiếc PT 76 có bộ binh tùng thiết và Trung Đoàn 101 D chủ lực yểm trợ, tấn công vào trại Lực Lượng Đặc Biệt tại Làng Vei, cách Khe Sanh 6 dặm (10 km) về hướng Tâỵ. Hôm sau, 7 Tháng Giêng, trại này bị Cộng Quân tràn ngập, khiến số binh sĩ và cố vấn Mỹ c̣n lại phải rút về Khe Sanh.
Ngày 9 Tháng Hai, một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 101D của Sư Đoàn 325 Cộng Sản Bắc Việt tấn công đồi 64 do một đại đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Những khẩu đại bác quanh vùng của quân bạn đều nhắm hướng đồi 64 mà tác xạ, trong khi một lực lượng Thủy Quân Lục Chiến khác được gởi đến tiếp viện. Sau hơn ba tiếng đồng hồ giao tranh, có 200 bộ đội Cộng Sản Bắc Việt chết và 26 binh sĩ Hoa Kỳ tử thương.
Khói lửa ngập tràn chiến trường Khe Sanh. (H́nh: Dave Powell/Getty Images)
Giao tranh đợt 3
Sau trận đánh ở Đồi 64 này, quân Bắc Việt tạm ngưng các hoạt động để bổ sung quân số. Chiến trường lắng dịu trong hai tuần. Ngày 11 Tháng Hai, Cộng Quân gia tăng pháo kích vào phi đạo của căn cứ, và các vận tải cơ C-130 đáp xuống phi đạo trở thành mục tiêu, khiến một vận tải cơ C-130 bị nổ, làm sáu nhân viên phi hành đoàn bị tử thương.
Ngày 21 Tháng Hai, một đại đội Cộng Quân tấn công vào pḥng tuyến của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa tại khu phía Đông căn cứ Khe Sanh, nhưng các chiến sĩ Mũ Nâu đă nhanh chóng bẻ găy cuộc tấn công của địch.
Ngày 23 Tháng Hai, 1,300 quả đạn đủ loại của Cộng Quân đă được bắn vào Khe Sanh. Trận địa pháo tám tiếng đồng hồ này đă làm nổ tung một kho tồn trữ đạn trong căn cứ, gây thiệt mạng cho 10 quân nhân Hoa Kỳ và 51 người khác bị thương.
Khoảng 9 giờ rưỡi đêm 29 Tháng Hai, một tiểu đoàn Cộng Quân thuộc Sư Đoàn 304 Cộng Sản Bắc Việt tấn công thẳng vào mặt Đông của Khe Sanh, thuộc khu vực trách nhiệm của Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Ḥa. Sau một màn pháo kích dọn đường, và ba lần xung phong biển người, Cộng Sản Bắc Việt vẫn không phá được pḥng tuyến thép nên đành phải rút lui, để lại 70 xác chết.
Trước t́nh h́nh chiến sự nghiêm trọng tại Khe Sanh, Tướng William Westmoreland, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đă chấp thuận một kế hoạch hành quân giải vây căn cứ này, mệnh danh cuộc Hành Quân Pegasus về phía Mỹ và cuộc Hành Quân Lam Sơn 207A về phía Việt Nam Cộng Ḥa.
Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa chịu trách nhiệm khu vực phía Bắc Đường Số 9 và phía Tây căn cứ Khe Sanh, bao gồm ba tiểu đoàn dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Khoa Nam. Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mỹ-Việt đóng tại căn cứ Stud gần Cà Lu, với quân số tham chiến lên đến khoảng 20,000 người và được sự yểm trợ của 300 trực thăng cùng 148 khẩu trọng pháo.
Ngày 1 Tháng Tư, cuộc hành quân hỗn hợp Mỹ-Việt chính thức khai diễn.
Giao tranh đợt 4
Liên tiếp trong hai ngày 2 và 3 Tháng Tư, hai Lữ Đoàn 1 và 2 Kỵ Binh Không Vận Mỹ được thả xuống phía Nam căn cứ Khe Sanh và Đường Số 9 để tảo thanh khu vực một đồn điền cũ của Pháp gần đó. Lực lượng hành quân đă đụng độ dữ dội với Cộng Quân tại đây và bị thiệt hại nặng, khiến quân Mỹ phải đưa thêm một tiểu đoàn Kỵ Binh Không Vận nữa đến tăng cường, nhưng Cộng Quân đă rút lui sau trận đánh.
Trong khi đó, các đơn vị pḥng thủ bên trong căn cứ Khe Sanh cũng bắt đầu đánh ra theo hướng Nam để chiếm lại Đồi 471 theo chiến thuật gọng kềm, ép các đơn vị thuộc Trung Đoàn 66 của địch vào giữa. Cộng Quân cố thoát ra khỏi ṿng vây, nhưng hỏa lực hùng hậu của các đơn vị bạn đă buộc họ phải rút chạy và bỏ lại chiến trường 148 xác.
Ngày 4 Tháng Tư, các Tiểu Đoàn 3, 6 và 8 thuộc Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa được thả xuống khu vực LZ Snake ở phía Tây và Tây-Nam căn cứ Khe Sanh để chận đường rút lui của địch. Vừa ổn định xong vị trí vào buổi tối cùng ngày, Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù cùng với Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn đă bị địch quân tấn công phủ đầu v́ họ tưởng rằng đây là một đơn vị của Hoa Kỳ. Bị chống trả mănh liệt, địch đành phải tháo lui.
Ngày 6 Tháng Tư, các đơn vị Kỵ Binh Không Vận đă bắt tay được với Thủy Quân Lục Chiến bên trong căn cứ trên Đồi 471. Sau đó, một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến mở cuộc càn quét khu vực chung quanh căn cứ, khởi đi từ Đồi 552 rồi đến Đồi 681.
Giao tranh đợt 5
Cùng lúc đó, về phía Bắc, một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến khác cũng tiến ra Đồi 558. Mũi tiến quân này gặp sức chống trả mănh liệt của Cộng Quân, khiến quân Mỹ phải mất hết hai ngày mới bứng hết được các ổ kháng cự của địch.
Ngày 7 Tháng Tư, trong khi tiến về Khe Sanh dọc theo Đường Số 9, một tiểu đoàn Kỵ Binh Không Vận đă chạm địch mạnh tại địa điểm chỉ cách Khe Sanh chừng 2 dặm (3 km), nhưng quân Mỹ đă đánh bật được Cộng Quân ra khỏi các công sự pḥng thủ.
Khi biết có đơn vị Nhảy Dù Việt Nam Cộng Ḥa đến tăng cường ở ṿng ngoài, binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến bên trong căn cứ liền khai hỏa dữ dội về phía Cộng Quân, khiến địch quân bị mắc kẹt giữa hai lằn đạn. Bị dồn vào thế bí, Cộng Quân đă liều lĩnh gọi pháo tác xạ vào ngay lên đội h́nh của ḿnh nên bị chết rất nhiều và một số bị bắt sống, trong khi quân bạn cũng bị khá cao, trong đó Đại Đội 33 Nhảy Dù bị thiệt hại nặng nề nhất.
Sau khi Cộng Quân tháo chạy, lực lượng Nhảy Dù trở lại hành quân giải tỏa Làng Vei, lúc này đang do một tiểu đoàn Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng. Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù được lệnh chuyển hướng về phía Nam để án ngữ sườn phía Bắc của Làng Vei, trong khi đó một lực lượng của Sư Đoàn 101 Không Vận Hoa Kỳ th́ tiến từ hướng Đông tới. Chưa kịp ổn định vị trí chiến đấu th́ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù đă bị địch xung phong tấn công. Trong khi các chiến sĩ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù chống trả quyết liệt, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đă bắn yểm trợ khoảng 100 quả đạn súng cối trên hướng tiến quân của địch. Túng thế, Cộng Quân phải rút lui khỏi vùng giao tranh, về phía biên giới Lào.
Nhờ hai cuộc hành quân Pegasus và Lam Sơn 207A, các đơn vị Cộng Sản Bắc Việt đang được điều động đến tăng cường cho chiến trường Khe Sanh phải từ bỏ ư định tiếp tục tấn công v́ biết rơ rằng họ sẽ làm mồi cho hỏa lực khủng khiếp của Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ. Áp lực của địch nhắm vào căn cứ Khe Sanh từ từ giảm đi rồi chấm dứt hẳn.
Ngày 8 Tháng Tư, 1968, Căn Cứ Khe Sanh hoàn toàn được giải tỏa sau 77 ngày bị Cộng Quân vây hăm.
Trận Khe Sanh trong Chiến Tranh Việt Nam
Trận Khe Sanh được coi là trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất đối với các lực lượng Hoa Kỳ trong suốt cuộc Chiến Tranh Việt Nam (1960-1975). Một số các nhà viết chiến sử cho rằng Tướng Vơ Nguyên Giáp của Cộng Sản Bắc Việt muốn dẫn dụ Hoa Kỳ dồn quân vào Khe Sanh để quân Cộng Sản có thể rảnh tay tấn công các nơi khác, trong đó có các thành phố và tỉnh lỵ trên toàn lănh thổ miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Thêm vào đó, khi cho quân bao vây Khe Sanh, Tướng Giáp hy vọng t́m đạt một chiến thắng tương tự như Điện Biên Phủ thời Chiến Tranh Việt-Pháp để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ tại các cuộc ḥa đàm với phe Cộng Sản nhằm chấm dứt cuộc Chiến Tranh Việt Nam đang diễn ra vào thời điểm đó tại Paris.
Trong khi đó, một số tài liệu chiến sử Hoa Kỳ cho rằng Tướng Westmoreland đă “tương kế, tựu kế,” dùng căn cứ Khe Sanh làm mồi nhử cho Cộng Quân tập trung nhiều binh đoàn trong vùng để quân Mỹ dễ dàng tiêu diệt họ bằng hỏa lực của pháo binh và phi cơ, được cho là hùng hậu bội phần so với số bom, đạn mà quân đội Liên Hiệp Pháp sử dụng tại thung lũng Điện Biên Phủ 14 năm về trước.
Hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ là yếu tố thiết yếu giúp đập tan kế hoạch đánh chiếm Khe Sanh của Cộng Sản Bắc Việt, mặc dù các chiến binh Cộng Sản đă chiến đấu rất mănh liệt và gan dạ. Và Hoa Kỳ đă có đầy đủ phương tiện để pḥng thủ, yểm trợ, và tiếp tế Khe Sanh trong 77 ngày, hoặc lâu dài hơn, nếu cần.
Theo số liệu của các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, Cộng Quân đă không chiếm nổi Khe Sanh mà lại c̣n bị thiệt mất từ 10,000 đến 13,000 bộ đội tử trận, chưa kể các tổn thất khác, như hàng ngàn chiến binh bị thương tật hoặc bị bắt cùng với đạn dược và chiến cụ bị tiêu hao.
Theo en.wikipedia.org, số thương vong của quân đội Mỹ tại Khe Sanh là 274 quân nhân chết và 2,541 người bị thương, c̣n bên phía Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa th́ có 229 người chết và 436 người bị thương.
(Vann Phan)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 8 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Quận Thường Đức thuộc tỉnh Quãng Nam, tọa lạc bên giòng sông Vu Gia thơ mộng nước chảy êm đềm, cũng là nhánh hạ nguồn của sông Côn (sông Bung) chỉ cách quốc lộ 14B (còn gọi là Đường Mòn HCM) không đầy 25km, là nơi đặt BCH Chi Khu Thường Đức và hậu cứ của TĐ79/BĐQ/BP thuộc Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân, căn cứ nằm cạnh ngọn đồi 52, còn gọi là Núi Đất, gần Quận Đại Lộc.
Tuy nhiên, Thường Đức đã trở thành quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay cộng sản sau ngày ngưng bắn, khi CSBV bất thần vi phạm hiệp đinh Paris, xua 2 SĐ chính quy thiện chiến (304 và 324B) và 1 SĐ quân điạ phương, dốc toàn lực thẳng tay dứt điểm vào tháng đầu tháng 8/1974, đây cũng là trận đánh thăm dò khả năng yểm trợ và viện trợ của Chính Phủ Hoa Kỳ dành cho QL/VNCH sau ngày ký Hiệp đinh Paris ngưng bắn 28/01/1973…
Như đã long trọng tuyên hứa trước đây, rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ “1 đổi 1” và bảo vệ cho QL/VNCH không bị mất từng tất đất trong trường hợp CSBV vi phạm hiệp đinh… Tuy nhiên, sau “trận đánh thăm dò”, nếu phía Hoa Kỳ không phản ứng quyết liệt hoặc ngoảnh mặt làm ngơ… họ sẽ tiếp tục leo thang chiến tranh một cách toàn diện, đưa đến cái gọi là “Chiến Thắng Mùa Xuân 1975”, chiếm trọn miền Nam trong những ngày sắp tới…
Sau khi khống chế vị trí chiến lược Thường Đức, theo sau là những đợt pháo kích chính xác vào thành phố và sân bay Đà Nẵng, dồn dập và liên tục hơn bằng hỏa tiển 122 ly và đại pháo 130 ly phát xuất từ những ngọn đồi chiến lược nơi đây, đã làm cho chính quyền VNCH không thể ngồi yên.
SĐND bấy giờ trấn thủ ngoài Vùng I, đang giữ vững từng tất đất ngoài chạm tuyến từ Huế trải dài ra Quảng Tri trong thế da beo. Sau khi bàn giao trách nhiệm ngoài vùng I cho SĐ/TQLC, cùng các đơn vị BĐQ và SĐ1/BB… bắt đầu được không vận vào vùng, chuẩn bị tham gia trận đánh lịch sử tái chiếm Quận Lỵ Thường Đức, đây là trận chiến lớn nhất của SĐND kể từ sau ngày ký Hiệp Định Paris.
Quân tham chiến gồm 2 Lữ Đoàn ND đánh theo chiến thuật xa luân chiến, LĐ1/ND gồm các TĐ1, 8 & 9/ND và TĐ1PB/ND, LĐ3/ND gồm các TĐ2, 3 & 6/ND và TĐ2PB/ND, lần lược được không vận vào vùng, trãi dài từ Đèo Hải Vân xuống Quận Hiếu Đức và Đại Lộc, BHC/SĐND đặt tại bán đảo Sơn Trà, Non Nước, Đà Nẵng… Sau khi điều nghiên trận điạ, để tái chiếm Quận Lỵ Thường Đức, SĐND sẽ bằng mọi giá phải đánh chiếm các cao điểm chiến lược trong vùng bao gồm các cứ điểm đồi 1025, 1052, 1062 và D1, D2… sau đó, đánh đần xuống các ngọn đồi áp sát bên trên Chi Khu Thường Đức như Đồi 400, 383, 126 và Đồi 52 ngay bên cạnh Chi Khu Thường Đức. Với quân số khiêm nhường 1 chọi 6, nhưng chỉ với bằng ấy quân tham chiến, SĐND đã xa luân chiến gieo cho quân CSBV một nỗi kinh hoàng, trước khí thế chuẩn bị dứt điểm chiếm lại Thường Đức, TĐ2ND giành lại ngọn đồi 383 một cách ngoạn mục, một chiến thắng để đời trước khi QLVNCH bị người anh em đồng minh phản bội vào mùa đông 1974, khi Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định cắt gói viện trợ cuối cùng dành cho VNCH…
Chúng tôi, nhóm SQ trẻ được mệnh danh Cù Lũ Nhí (Châu, Phúc, Nghị, Hồng và Huyến) cùng đơn vị TĐ2/PB/ND đang đóng tại căn cứ Chuồng Bò chung với BCH/LĐ3/ND gần ngã ba Đại Lộc. Một buổi sáng đẹp trời tại căn cứ, chúng tôi được mời lên BCH/TĐ nghe thuyết trình về tình hình đang xãy ra dồn dập bên trong Thường Đức, bấy giờ chiến trận đang đến hồi quyết liệt, các TĐ/ND trên chạm tuyến ngày đêm giao tranh giành nhau từng tất đất, nhiệm vụ chúng tôi sẽ tăng cường vào thay thế cho các đơn vị bất cứ lúc nào khi cần thiết và trong tình hình khẩn trương đó, khi các TĐ/ND thay quân trong thế trận xa luân chiến, chúng tôi phải ở lại chờ đi đề lô cho đơn vị mới.
Trong đêm liên hoan tiển chúng tôi ra ngoài mặt trận, vị Thiếu Tá TĐT/TĐ2/PB mà anh em thương mến gọi là Anh Sáu (Lũng), Nguyễn Ngọc Triệu, tuyên bố bỏ thuốc lá nên có nhả ý tặng lại chiếc quẹt Zippo cho bất cứ ai trúng thăm để làm kỷ niệm… không biết sao tôi may mắn trúng được cái Zippo có khắc tên “Th/T Nguyễn Ngọc Triệu thân tặng”. Có lẽ đây cũng là cái duyên giữa tôi và anh Sáu từ khi diện kiến anh lần đầu cho đến bây giờ… (sau nầy cũng vì cái Zippo có hàng chữ đó làm cho tôi vất vã, bị biệt giam trong trại tù CS).
Những ngày chờ bổ sung vào vùng hành quân, chúng tôi có dịp đi chơi ở Đại Lộc, Tùng Sơn, Ái Nghĩa, Cầu Chìm hoặc ngược về Túy Loan thưởng thức món mì Quảng đặc sản vùng nầy. Tuổi trẻ đang độ xuân thì, tuổi ăn chưa no lo chưa tới, nhóm SQ trẻ Cù Lũ Nhí chúng tôi chưa hề nghĩ đến những chết chóc hiểm nguy và gian lao sắp diễn ra chỉ trong vài ngày sắp tới… và chuyện gì đến sẽ đến, 5 đứa chúng tôi lần lược được đưa vào bổ sung cho các đơn vị đang hành quân bên trong Thường Đức, những đơn vị tác chiến cấp đại đội đang thiếu hụt các SQ Tiền Sát Viên ngày đêm đóng ngoài chạm tuyến. Lần lược, Phúc, Huyến và Hồng theo chân ĐĐ21, ĐĐ22 và ĐĐ24, TĐ2/ND vào Hà Nha rồi lên Dãy Sơn Gà để chuẩn bị tái chiếm đồi 383, Nghị về bán cà rem (đi đề lô) cho ĐĐ31, TĐ3/ND cũng đang nằm trãi dài trên dãy Sơn Gà từ cao độ 850 lên tới đỉnh 1025, đang vất vã tiến lên chiếm lại từng góc núi (sau nầy khi TĐ5/ND vào thay thế thì SQ Đề Lô sẽ ở lại chờ đơn vị mới chứ không được rút ra theo TĐ3/ND). Riêng TĐ6/ND không cần SQ Đề Lô, cho nên cuối cùng tôi được “ưu tiên” lên đài quan sát 1025, đỉnh 1025 chỉ cách ngọn đồi chiến lược 1062 chừng vài trăm mét chim bay, qua vài cái yên ngựa…
Đêm trước đó tôi được mời lên trình diện Th/T Hóa, TĐP/TĐ2/PB và Th/T Việt (Đại Cồ Việt), SQ/B3/TĐ2/PB/ND, 2 vị cho tôi biết sẽ “được” lên đài quan sát trên cao, với nhiệm vụ gắn liền với mắt thần (Viễn Kính Lưỡng Mục) quan sát tổng quát toàn khu vực… Trong lòng tràn đầy sung sướng, tôi nghĩ rằng ở “Đài” chắc là thoãi mái lắm, không phải ôm thùng cà rem (PRC25) lội theo các đơn vị hành quân ngày đêm tiếp cận địch ngoài chạm tuyến, vì chưa hình dung công việc ra sao, vã lại, hơi đâu mà lo, đã vào ND thì phải mang tâm niệm: Nhảy Dù Cố Gắng!
Trực thăng thả chúng tôi trên đỉnh Đông Lâm, sau vài phút chạm đất là 1 phùa pháo đủ loại của địch, chào đón chúng tôi một cách ân cần từ 4 hướng chung quanh… Tôi lao mình xuống 1 giao thông hào sâu tới ngực đã được quân ND đào sẳn để tránh pháo, sau khi định thần, tôi thấy mình đang nằm chung giao thông hào với nhiều thương binh đang chờ di tãn lên trực thăng. Trong khi đang xác định điểm đứng trên bản đồ thì nhận được lệnh nằm yên tại chổ và chờ gặp viên thiếu uý trung đội trưởng 1 trung đội Trinh Sát Dù, đơn vị nầy sẽ giữ an ninh và bảo vệ chúng tôi trong suốt thời gian trên đài quan sát, TĐ/TS đã nằm sẳn bên trên Dảy Sơn Gà cao độ 825, gần với các đơn vị thuộc TĐ8/ND, chờ toán chúng tôi nhảy xuống từ sáng tới giờ. Chúng tôi phải di chuyển ngay trong đêm để tránh những cặp mắt cú vọ của đề lô VC, sau 4-5 tiếng đồng hồ băng rừng, cố gắng bám sát theo toán Trinh Sát di chuyển nhanh nhẹn trong đêm, để tránh tối đa nguy cơ vướng mìn bẩy đã được VC đặt dẫy đầy trên vùng Đông Lâm và Sơn Gà nầy, chống lại sức tiến quân như vũ bảo của đoàn quân ND đang tiến dần về hướng tây lên đỉnh 1062...
Chúng tôi đến nơi gần 2 giờ sáng, ai nấy đều căng thẳng và mệt nhoài… sau khi bàn giao nhiệm vụ và thay phiên cho toán củ trên đài quan sát (thuộc TĐ1/PB/ND)đã nằm đó hơn tháng rưởi nay, chúng tôi được chỉ dẫn một cách rỏ ràng tình hình cần phải đối phó chung quanh, nhất là cảnh giác bọn bắn sẻ (snipper) và sơn pháo, cách sinh hoạt trên ĐQS… Họ cũng rời ngay trong đêm trước khi trời sáng...
Sáng hôm sau, tôi không thấy các toán đã nhảy chung trên trực thăng hôm qua hiện đang ở đâu, có lẽ, mỗi nhóm đều có nhiệm vụ riêng cũng đóng ở đâu đó quanh đây. Ngày đầu tiên trên đài quan sát, tôi gọi cho Tam Đa, viên th/u Trung Đội Trưởng/Trinh Sát thuộc ĐĐ3/TS/ND hẹn lên gặp hắn để nghe tường trình về tình hình chung quanh ĐQS, bò theo triền núi lên đỉnh 1025 tôi mới hoàn hồn và quan sát chung quanh khu vực của đài, ngọn đồi vừa được quân ND chiếm lại hơn 2 tuần qua, vẫn còn vương mùi tử khí vì chưa được ổn định nên xung quanh còn nhiều sơn pháo và snipper của địch lẫn trốn, trên đường đi vẫn còn rãi rác xác các chiến binh CS đã chết sình thối đâu đó dưới những giao thông hào… tôi phải bò và len lỏi qua từng hốc đá mần mò lên giáp mặt với Tam Đa. Tôi thực sự ngỡ ngàng khi gặp Tam Đa, chúng tôi ôm chầm lấy nhau… đây chính là Tuấn Sùi, Trần Lê Tuấn, là người bạn cùng khóa 9/72 với tôi bên Thủ Đức, chúng tôi đã không gặp nhau từ khi 5 đứa cùng khóa 9/72 về trình điện SĐND… mỗi đứa về mỗi đơn vị, tôi chỉ biết Tuấn Sùi tình nguyện về Trinh Sát từ những ngày đầu tiên khi còn ở Khối Bổ Sung, nhưng không biết hắn về ĐĐ/TS mấy, nào ngờ gặp hắn nơi đây, giữa vùng hỏa tuyến gian nan trên đỉnh tử thần nầy, Tam Đa cho tôi biết mọi chuyện cần thiết chung quanh ĐQS, những chuyện cần cảnh giác… bây giờ tôi mới thấy Tam Đa là một TrĐT/TS thật phong trần, gan dạ và uy nghi… hắn có phong cách của một cấp chỉ huy tài ba trong ĐĐ3/TS/ND.
Chúng tôi bắt đầu làm quen với VKLM quan sát toàn vùng, ĐQS thực ra là một hốc đá nằm cheo leo ngay bên bờ vực của đồi 1025, nhìn về phía đông có thể thấy toàn vùng thành phố Đà Nẳng, thấy rỏ từng chiếc phi cơ đáp xuống và bay lên từ phi trường, về hướng tây và bắc là đồi núi chập chùng kéo dài đến Liên Tỉnh Lộ 14B, chính là đường mòn HCM dọc theo biên giới Lào-Việt, tây nam là vực thẳm, dốc đứng bên trên khu vực vách đá cheo leo có tên gọi Ba Khe, vô cùng hiểm trở, bên dưới là nơi hội tụ 3 con suối lớn tạo thành khu đầm lầy trước khi đổ ra sông Vu Gia… dưới chân tôi là những ngọn đồi 400, 383, 126, 52 (Núi Đất) nằm sát Chi Khu Thường Đức và con sông Vu Gia, chạy dài theo hướng đông tây, dọc theo liên tỉnh lộ 4 len lỏi giữa 2 ngọn núi cao ngược lên hướng Sông Côn, Bến Giàng rồi Khâm Đức, và xa xa là quốc lộ 14… Bên kia sông Vu Gia là đồng bằng quận Điện Bàn và xa hơn nữa là Nông Sơn, mỏ than lộ thiên của VN… bây giờ tôi mới hiểu tại sao SĐ/ND phải bằng mọi giá phải tái chiếm cho bằng được đỉnh 1062 nơi quận lỵ Thường Đức đèo heo hút gió nầy.
Khi được điều lên đây Th/T Hóa cho tôi hay rằng tôi phải ở đây ít nhất là 1 tới 2 tháng, thực sự cũng không có đường xuống vì đường khó đi và rất nguy hiểm… bây giờ mới thấy là buồn và… teo, trước kia trong lòng cứ ngỡ rằng “Đài” Quan Sát là nơi có đầy đủ tiện nghi, thoãi mái, giờ nhìn thấy chung quanh toàn là núi non hiểm trở, chúng tôi phải leo xuống đóng cheo leo bên trong một hốc đá trên triền núi, bước ra là vực thẳm, thường phải rút vào ở sâu trong hang để tránh tầm ngắm trực xạ của sơn pháo và nhất là bọn bắn sẻ VC, khi nào cần thiết mới bò ra quan sát, ngay cả khi bò ra cũng phải thật cẩn thận.
ĐQS được bảo vệ ngày đêm bởi trung đội Trinh Sát Dù ngay triền dốc bên trên đồi, đây là những hung thần chống đặc công VC, thường len lỏi vào tiêu diệt ĐQS khi bị chúng phát hiện, đồng thời họ cũng cung cấp lương thực cho chúng tôi. Trong những ngày tiếp tế phải đi thật xa và rất khó khăn mới xuống được LZ, supply được trực thăng bỏ xuống đâu đó ở dãy Đông Lâm và sau đó được các anh em TS mang về. Trên triền đồi, quân ND đóng rãi rác và cách đó không xa là chạm tuyến, đỉnh đồi 1062, D1 và D2… hằng ngày từ sáng sớm đến chiều tối đều thấy VC bò lốp ngốp bên dưới giao thông hào, các đơn vị ND quần thảo với họ hầu như hằng ngày… ở trên nầy lâu lắm mới có một ngày yên lành, có thể đó là ngày có những chiếc trực thăng sơn màu trắng đỏ của Ủy Ban Liên Hiệp Quân Sự 4 Bên bay giám sát vấn đề gì đó… Chúng tôi phải ngụy trang cây anten dấu dọc theo phía bên hông, sau thân cây để tránh cặp mắt cú vọ của sniper và đề lô VC phát hiện, đa số chúng tôi luôn ở bên đưới triền rất dốc để tránh pháo và dễ quan sát mặt bờ sông Vu Gia và các ngọn đồi phía dưới, vị trí của tôi nằm ngay bên trên đồi Mỏ Vịt 383.
Đồi 383 nằm trên một vị thế chiến lược ngay bên trên Chi Khu Quận Thường Đức, trước đây là nơi đóng quân và đặt BCH và hậu cứ của TĐ79/BĐQ/BP vừa bị tràn ngập vài tháng trước đây… cho nên, muốn tái chiếm Quận Lỵ Thường Đức thì đồi 383 ắc phải là tâm điểm chiến lược trước tiên quân ND phải giành cho bằng được, đồng thời từ đây cũng có thể dễ dàng tiến xa và cao hơn bằng những ngọn đồi soai soãi, nhiều nơi là dốc đứng hướng về đỉnh 1062.
Nhìn đưới con mắt bình thường, ngọn đồi trông giống như đầu và mỏ con vịt, cái đầu vịt ngày xưa cũng đầy lông lá xanh um, nhưng từ khi quân ND vào trận địa, ngọn đồi đã được hết TĐ/ND nầy đến TĐ/ND khác đánh chiếm, chiếm rồi bị mất nhiều lần, cho nên bom đạn cứ ngày đêm rót xuống, giờ đây đất đá bị cào lên và cây cối biến mất, đã trở nên ngọn đồi trọc màu đất đỏ, trông càng giống cái đầu và mỏ vịt nhiều hơn. bởi thế, người dân địa phương gọi là Đồi Mỏ Vịt, khi giành được 383, các đơn vị ND từ đây có thể làm bàn đạp tiến lên những ngọn đồi cao hơn trên đầu chính là ngọn đồi chiến lược 1062, nơi là điểm đến của các đơn vị ND đang ngày đêm giành lại từng viên đá, chiếm lại từng hốc núi… và sau khi đỉnh 1062 được ổn định thì đồi chiến lược 383 cũng là bàn đạp chính để chiếm lại Chi Khu Thường Đức sau nầy.
Buổi sáng ở đài quan sát trên cao, nh́n xuống đồng bằng sông Vu Gia một cách rỏ ràng đến nỗi tôi có thể nhìn thấy từng hoạt động bên dưới cả 2 bên ta và địch, nhiệm vụ của tôi là yên lặng theo dỏi và ghi nhận những đơn vị địch đang đóng hoặc đang chuyển quân xung quanh, đặc biệt là tìm và phát hiện những vị trí mới, nơi mà địch quân đang áp sát vào những điểm đóng quân của các đơn vị ta, thường là những dấu hiệu đất đỏ mới được đào lên, đó là những giao thông hào mới để họ chuẩn bị cho trận đánh sắp đến, đồng thời đánh dấu những vị trí phòng không thường là các giàn cao xạ 12 ly 8, pháo phòng không 37 ly hoặc 57 ly và những vị trí đặt hỏa tiển 122 ly hay đại pháo 130 ly của địch trong vùng, những giàn phòng không nầy ngoài việc bắn máy bay, còn được trực xạ để yểm trợ cho bộ đội khi họ tấn công quân ta… sau đó, những vị trí được cập nhật trên bản đồ rồi báo cáo về B3/BCH/TĐ và BCH/HQ/LĐ (Ban 3 Lữ Đoàn), cũng có khi báo cáo trực tiếp cho những đơn vị đang đối diện với địch và làm mắt thần cho họ, chỉ điểm cho họ biết vị trí những giàn phòng không nằm gần họ để họ đề phòng hoặc khi cần có thể khống chế nó dễ dàng… Bấy giờ VC thường tập trung trãi dài từ phía bên kia sông Vu Gia hướng Đức Dục, có khi họ băng qua sông tiếp ứng cho các đơn vị bên nầy sông dài lên hướng Chi Khu Thường Đức, họ thường dùng ca nô trên sông Vu Gia để tiếp tế lương thực và đạn dược và đồng thời tải thương ngược về hướng sông Côn, Khâm Đức.
Buổi sáng ngày N… trung tuần tháng 10/1974, sau khi sương núi đă tan dần… từ trên cao qua VKLM, tôi giật mình phát hiện VC đang lợi dụng sương mù, tập trung đông quân trên cao độ 400, hình như họ đang áp sát và di quân về phía đồi Mỏ Vịt nơi đóng quân của ĐĐ21/TĐ2/ND… tôi khám phá rất nhiều giao thông hào mới được đào lên, những dấu hiệu đất đỏ mới đào tiếp cận sát bên đồi Mỏ Vịt, nhìn dưới bờ sông Vu Gia, một toán quân VC khác đang chuyển quân cũng áp sát từ chân đồi 126 phía sau Chi Khu Thường Đức hướng lên núi về phía đồi Mỏ Vịt… rỏ ràng cả hai toán quân từ hai nơi đang tập trung về đồi 383. Nhớ 2 hôm trước tôi liên lạc với Phúc Con, nó cho tôi biết đang đi đề lô cho ĐĐ21 đang nằm phè phởn trên cánh rừng chồi thưa, nằm “chờ thời” trên triền đồi Mỏ Vịt (Đồi 383), từ hôm lên đây đến gìơ chưa từng đánh đấm gì cả… còn Huyến cũng đang đi bán cà rem cho ĐĐ24, cũng đang nằm “phè” phía sau… tôi giật mình liên tưởng VC có thể giờ đây đang chuẩn bị đón chào ĐĐ21 cũng nên. Tôi bắt máy gọi cho ông Việt (Đại Cồ Việt, SQ/B3/TĐ2/PB/ND) báo cáo tình hình VC đang chuyển quân hình như đang chuẩn bị tấn công ĐĐ21, ĐT Việt bảo tôi ước lượng quân số địch, tôi ước lượng ít nhất là cấp tiểu đoàn và cho hay sương mù đang dầy đặc và sẽ tan trong vài giờ nữa… Qua tần số, tôi nghe Đại Cồ Việt nói chuyện với Anh Sáu Lũng (Th/T Nguyễn Ngọc Triệu, TĐT/TĐ2PB/ND) yêu cầu xin phi + pháo… ĐT Việt liên lạc ngay về LĐ, tôi nghe trên máy họ đang tập trung phối hợp hỏa lực, gồm mấy PĐ của TĐ2/PB/ND đang nằm rãi rác chung quanh, cộng với mấy PĐ/PB Diện Địa 105 ly, 155 ly đóng ngoài Cầu Chìm, Hà Nha, Đại Lộc và bên kia sông, Hiếu Đức, có cã đại pháo 175 ly nữa, đồng thời cũng cần thêm vài phi vụ A37 dứt điểm sau cùng, khi hỏa tập TOT ngưng tác xạ và thần ưng chấm dứt là thời điểm thích hợp cho quân ta xung phong vào dứt điểm. ĐT Việt bảo tôi chấm tọa độ 4 góc cho đồi 126 và 4 góc khác trên đồi 400, chuẩn bị sẳn sàng cho hỏa tập TOT…
Trên tần số tôi nghe ĐT Tuấn Con (ĐU Tuấn Trần, PĐT/PĐ/B2/TĐ2PB/ND) điều ĐT Thọ (Tr/U Lê Văn Thọ, PĐP/PĐ/B2) kéo mấy khẩu M2 chở đầy đạn bò lên dãy Sơn Gà, cố lợi dụng sương mù kéo pháo áp sát ngay bên trên đồi 383, nằm đó góp phần trực xạ ngay trên đầu địch quân khi hỏa tập TOT bắt đầu, sẽ bắn tối đa cho đến khi hết đạn và rút nhanh để tránh pháo địch.
Khi tôi liên lạc về lữ đoàn, cả ông Việt và LĐ yêu cầu tôi làm mắt thần cho cuộc hành quân khi TĐ2/ND tấn chiếm đồi 383 và 126, đồng thời ĐT Hà (ĐĐT/ĐĐ21/TĐ2ND) cũng gọi cho tôi nhờ tôi giúp Phúc Con, anh hứa sẽ gởi lên cho tôi 1 cặp Johnny Walker sau khi xong nhiệm vụ… Tôi bắt máy gọi cho Phúc Con và thông báo cho nó biết hỏa tập đang chuẩn bị và tình hình đang khẩn trương xãy ra quanh họ, khi đó VC chỉ còn cách nó một khoãng cách rất gần… Phúc bảo tôi không nhìn thấy gì cả vì sương mù vẫn còn dầy đặt trên đầu, tuy nhiên trên cao tôi nhìn thấy rỏ ràng cuộc di quân áp sát từ hướng VC vào đồi 383. Tôi bảo Phúc Con yên tâm và yêu cầu nó ghi lại các điểm cận phòng và chỉ rỏ những điểm VC đang tập trung quân trên bản đồ, cùng những vị trí hỏa tập TOT để 2 đứa cùng nhau phối hợp điều chỉnh cả phi và pháo..
Lợi dụng lúc sương mù chưa tan trên vùng đồi 383, tôi bắt đầu chỉnh khói cho từng block TOT… may quá! cả trái khói và sương mù đều giống nhau, chỉ có tôi trên cao có thể phân biệt dễ dàng… Sau khi hoàn tất tọa độ cho cả 2 khu TOT, tôi quan sát chung quanh mục tiêu, thấy bên dưới đồng bằng sông Vu Gia có rất nhiều ca nô đang đổ ra từ hướng sông Côn, tôi đưa VKLM quan sát rỏ xem họ đang chở gì mà tấp nập đến thế, nhìn rỏ đến đổi c̣n thấy quân phục của bộ đội chính quy VC miền Bắc đang chuyển trên ca nô từ trong sông Côn ra, đồng thời họ mang theo nhiều thùng đạn tiếp tế… thì ra họ vừa chuyển quân tăng cường cho tốp trên đồi vừa tải thêm đạn dược cho chiến trường. Tôi báo cáo mọi hành động về LĐ, họ vẫn bảo tôi chờ đợi nhưng trong tư thế sẳn sàng.
Đúng như tôi dự định, họ đang chuẩn bị tấn công đồi Mỏ Vịt bằng 2 hướng, 1 từ trên đồi và 1 từ dưới sông lên, khi VC trên đồi 400 áp sát xuống chỉ cách ĐĐ21 chừng 150m, và toán quân tiếp viện bằng ca nô từ sông Vu Gia kéo lên cũng cách ĐĐ21 và ĐĐ22 không xa… tôi báo cáo cho ĐT Việt và SQ/B3/LĐ. Trên hệ thống tôi nghe phía PB/Diện Địa (155 ly và 175 ly) đã sẳn sàng tác xạ… Sau đó TĐ2/PB bắt đầu bắn những trái đầu tiên trước khi đợt TOT bắt đầu, tôi điều chỉnh lại một lần nữa, kéo sát vào ĐĐ21 chừng 100m, ông Hà bảo gần hơn 50m nữa… Cuối cùng là thời điểm Hoả tập TOT bắt đầu được các bên đồng loạt khai hoả, trên hệ thống PB/DĐ 155 ly bên kia sông nhả đều thật nhanh, dồn dập, cùng phối hợp nhịp nhàng với đại bác 175 ly một cách chính xác, tôi gào lên trong máy cho ĐT Việt hay là cả 2 block TOT rất đẹp và hửu hiệu… Tôi nghe Phúc Con và ĐT Hà cho ĐĐ21 chuẩn bị sẳn sàng tapi, để lại tất cả ba lô tại vị trí, chỉ mang vũ khí và lựu đạn để dể bề di chuyển nhẹ nhàng. Trên cao độ của đỉnh Sơn Gà, mấy khẩu 105 M2 của Tr/u Thọ trực xạ đều đặng, chính xác và dồn dập xuống đồi 400, rãi đều cho tới khi phùa TOT ngưng tác xạ, vừa đúng lúc trên máy vang lên tiếng Thần Ưng đang bao vùng và tiếng nói của ĐQS/KQ đâu đó trên 1025 đang chỉ đẫn những phi tuần A37, những con chim ưng bay từ hướng Đức Dục lạng lách tránh phòng không và đang bắn trả lại những ổ phòng không 37 ly… những đợt bom được rót vào mục tiêu một cách ngoạn mục, chính xác… lúc đó, những ổ phòng không khác trên cao phía sau đồi 1062 bắn rát quá, nhưng đồng thời nhiều sơn pháo 57 ly và 75 ly không giật từ những đơn vị ND gần đó (TĐ1/ND và TĐ8/ND) đã khai hỏa tới tấp vào những điểm phòng không nầy, khống chế chúng một cách hửu hiệu làm một số câm họng, thì ra LĐ cũng đã phối hợp nhịp nhàng để các đơn vị ND nằm gần đó có nhiệm vụ khóa miệng những giàn phòng không nầy, đó là những địa điểm mà tôi đã ghi nhận và báo cáo về LĐ trước đây… những phi tuần A37 sau khi đánh bom họ bay ngược chiều về hướng Đức Dục một cách đẹp mắt, để tránh hệ thống phòng không trên cao bắn vào bụng...
Sau phùa TOT của PB phối hợp đẹp mắt, mỗi block hứng chịu vài ngàn quả đạn… và sau đó c̣n bồi thêm nhiều phi vụ A37… đứng trên cao tôi nh́n thấy rỏ như ngay trước mặt… tôi đưa LKVM quan sát từng khu vực từ đồi 400 xuống 383, 126 dài xuống sông Vu Gia thấy VC nằm là liệt khắp nơi, một sự thiệt hại đáng kể…
Lệnh ngưng tác xạ vang lên trên hệ thống… vừa khi mấy phi tuần vừa chấm dứt nhưng vẫn còn đâu đó tiếng gầm thét trên không trung… Tôi nghe trên tần số tiếng Phúc Con và ĐT Hà cùng ĐĐ21 và ĐĐ22 tapi chiếm đồi 126, 383 và 400, tôi còn nghe tiếng xung phong, tiếng điều động tràn lên chiếm mục tiêu vang vang trên máy, cuộc chiến đấu giành lại ngọn đồi như thế chẻ tre… tôi cũng lặng người khi nghe trên tầng số báo cáo TĐ2/ND vừa mất đi 2 SQ trẻ là Tạ Thái Bảo và Thiếu Úy Tăng Thành Lân, đã anh dũng hy sinh trên ngọn đồi 126...
Từ trên cao tôi đưa VKLM theo chân những bộ đồ rằn ri đứng lên xung phong, ào ào chạy trên mục tiêu, lấn áp những chiếc áo xanh bộ đội miền Bắc có khi phải đứng lên bỏ chạy khỏi những giao thông hào chằng chịt vừa mới đào rạng sáng trên đồi… trong lúc ĐĐ21 và ĐĐ22 đang tung hoành xung phong trên các mục tiêu thì tiếng súng cối đưới chân đồi 383 của TĐ2ND bên Hà Nha cũng bắt đầu vang dội xa hơn để chặng đường rút quân của họ, tôi không có ở đó nên không tận mắt nh́n thấy những chiến công từ các đồng đội TĐ2/ND, chỉ nghe báo cáo trên hệ thống về đại thắng, tịch thâu nhiều vũ khí cộng đồng, địch quân thiệt hại rất nặng nề, không chỉ ở đồi 383 mà trên cao độ 400 và bên dưới đồi 126 cùng với toán quân tiếp viện từ sông Vu Gia gần như bị xoá sổ… Tôi nghe tiếng cười nói hả hê và cả tiếng chưởi thề ầm ỉ của Phúc con trên máy...
Dưới bờ sông Vu Gia giờ là những chuyến tản thương của đám tàn quân SĐ 304… tôi cũng ghi nhận nơi đến của những chiếc ca nô nầy, đó là bệnh viện của Bắc quân bên bờ sông Côn và đâu đó là trại tù binh, nơi nhốt những người lính VNCH gồm những ĐPQ, NQ, TĐ79/BĐQ/BP và ngay cả một số phi công đã bị bắn rơi trước đây… những địa điểm nầy được toán P7/NKT/BTTM trên ĐQS ghi nhận, chắc chắn sẽ có những toán nhảy vào hỏi thăm và giải thoát tù binh sau nầy...
Sau khi TĐ2ND chiếm được và củng cố 2 ngọn đồi chiến lược 383 và 126 thì cửa ngỏ tái chiếm Quận Lỵ Thường Đức chỉ còn là thời gian trong tầm tay… Tuy nhiên bên kia nữa vòng trái đất, người bạn đồng minh chúng ta đang khóa dần đôi tay của những chiến binh ND đang thừa thắng trên các mặt trận xung quanh ngọn đồi chiến lược 1062. Bên kia Washington DC, quốc hội Hoa Kỳ cũng vừa biểu quyết cắt gói viện trợ quân sự đợt cuối cùng cho VNCH mà họ đã hứa “một đổi một” như trước đây… điều đó cùng nghĩa là bao nhiêu súng đạn chúng ta tiêu pha tại Thường Đức sẽ không còn được thay thế nữa… nghĩa là hỏa tập TOT nầy là lần cuối cùng của PB/ND trong cuộc chiến VN.
Hung tin đưa đến trên truyền thông quốc tế về việc Quốc Hội Hoa Kỳ bán đứng VNCH cho CSBV trong những ngày trước lễ Giáng Sinh cuối năm 1974… thì đầu năm 1975, trận đánh đầu tiên vừa để thăm dò phản ứng (QHHK) vừa để “kiểm chứng” thành quả kể trên đã bắt đầu xảy ra tại Ban Mê Thuộc… QLVNCH không còn lựa chọn nào khác là phải ra lệnh cho SĐND rút bỏ khỏi mặt trận Thường Đức trong khi các đơn vị ND đang bao vây Chi Khu Thường Đức chuẩn bị tapi tái chiếm, như một hiệp sỹ bị trói 2 tay, phải ngậm ngùi rời bỏ, lên đường xuôi Nam để “chống đở” cái gọi là “Chiến thắng mùa Xuân” của CSBV bằng những khẩu súng M16 mang trên tay không còn đủ cấp số đạn, cùng những nòng đại bác M2, 105 ly của PB Dù được tiếp đạn một cách nhỏ giọt… duy chỉ còn những quả lựu đạn lân tinh dùng để phá súng thì đầy trong hầm pháo đội...
Nhân dịp lên SJ thăm Phúc Con cuối năm rồi trong cuộc hội ngộ của nhóm Cù Lũ Nhí chúng tôi, đồng thời gặp ĐT Hà, cả 2 nhắc đến trận đánh chiếm đồi 383… Phúc Con gợi ý tôi nên viết lại diễn biến trận đánh nầy… Hôm nay, ngồi moi lại từ trong tiềm thức, như một cuộn phim được quay lại nhiều lần… Gởi cho Phúc Con một chút kỷ niệm trận chiến đồi 383 năm xưa ở mặt trận Thường Đức, nơi mà hai đứa chúng tôi cùng nhau phối hợp hoả lực nhịp nhàng một lần duy nhất trong đời binh nghiệp, cũng không quên nhắc lại cho Phúc Con và ĐT Hà… rằng cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ nhận được cặp Johnny Walker… ai đó vẫn còn nợ tôi...
Cám ơn Huynh Hoanglan22 đă ghi lại những Trận Đánh Khốc liệt và Kiêu Hùng của những Thiên Thần Mũ Đỏ VNCH trong Mặt Trận Thường Đức ...Ḿnh có 1 Người Bạn thuộc TD1 /ND đă Hy Sinh trong Mặt Trận Thường Đức ...Cao Điểm 1062 trên !...Trước đó chỉ 1 Mặt Trân Thượng Đức nầy ! ...Bạn Ḿnh đă được Đặc Cách 3 lần tại Mặt Trận !...Nhưng than ơi Bạn Ḿnh đă gục ngă khi bắt đồng xung phong chiếm Mục Tiêu cuối cùng của Cao Điểm 1062 Thường Đức !...
Xin thắp lên 1 Nén Hương Ḷng cho Hồ Viết Bền ...Người Bạn nối khố từ nhỏ của Ḿnh khi nhớ lại những Trang Quân Sử Hào Hùng của Quân Lực VNCH trong Cuộc Chiến trên Quê Hương thuở nào !...HDD xin đăng kèm Bài Thơ của Ḿnh sau đây như sự đồng cảm xúc với Bài Viết và H́nh Ảnh đính kèm của Huynh Hoanglan22 đăng trên !
T̀NH CHIẾN HỮU !!!
Bạn là Chiến Hữu thân quen
Từ Thời Niên Thiếu Sách Đèn cùng nhau
Chúng Ta t́nh bạn dạt dào
Như T́nh Tri Kỷ ngày nào Năm Xưa !
Cuộc Đời sớm Nắng chiều Mưa
Bằng Hữu Vĩnh Cửu vẫn chưa phai nḥa
Chiến Tranh tàn phá Quê Nhà
Tôi và Bạn phải xông pha Chiến Trường !
Giă Từ Đèn Sách Người Thương
Tṛn câu Trung Hiếu lên đường Ṭng Quân
Dưới Cờ Tổ Quốc An Dân
Làm tṛn bổn phận Quân Nhân Cộng Ḥa !
Lằn Tên Mũi Đạn Xông Pha
Như Người Chiến Sĩ Kinh Kha ngày nào !
Khi tàn Cuộc Chiến hư hao
Đại Bàng găy cánh biết bao nỗi buồn !
Ḍng Lệ trong Tôi trào tuông
Quê Hương đă mất ! Mất luôn Bạn Hiền !
Bạn về miên viễn An Nhiên
Tôi rời Quê Mẹ t́m Miền Tự Do !
Quê Người sống Kiếp Tha Hương
Vẫn không quên được Quê Hương Bạn Hiền !
Nỗi Buồn Vong Quốc nào nguôi !
T́nh Thân Chiến Hữu T́nh Người Năm Xưa !!!
HDD
Đêm Buồn Nhớ Đến Bạn Hiền Năm Xưa trong Cuộc Chiến !...
The Following 4 Users Say Thank You to huudangdo1 For This Useful Post:
Cám ơn Huynh Hoanglan22 đă ghi lại những Trận Đánh Khốc liệt và Kiêu Hùng của những Thiên Thần Mũ Đỏ VNCH trong Mặt Trận Thường Đức ...Ḿnh có 1 Người Bạn thuộc TD1 /ND đă Hy Sinh trong Mặt Trận Thường Đức ...Cao Điểm 1062 trên !...Trước đó chỉ 1 Mặt Trân Thượng Đức nầy ! ...Bạn Ḿnh đă được Đặc Cách 3 lần tại Mặt Trận !...Nhưng than ơi Bạn Ḿnh đă gục ngă khi bắt đồng xung phong chiếm Mục Tiêu cuối cùng của Cao Điểm 1062 Thường Đức !...
Xin thắp lên 1 Nén Hương Ḷng cho Hồ Viết Bền ...Người Bạn nối khố từ nhỏ của Ḿnh khi nhớ lại những Trang Quân Sử Hào Hùng của Quân Lực VNCH trong Cuộc Chiến trên Quê Hương thuở nào !...HDD xin đăng kèm Bài Thơ của Ḿnh sau đây như sự đồng cảm xúc với Bài Viết và H́nh Ảnh đính kèm của Huynh Hoanglan22 đăng trên !
T̀NH CHIẾN HỮU !!!
Bạn là Chiến Hữu thân quen
Từ Thời Niên Thiếu Sách Đèn cùng nhau
Chúng Ta t́nh bạn dạt dào
Như T́nh Tri Kỷ ngày nào Năm Xưa !
Cuộc Đời sớm Nắng chiều Mưa
Bằng Hữu Vĩnh Cửu vẫn chưa phai nḥa
Chiến Tranh tàn phá Quê Nhà
Tôi và Bạn phải xông pha Chiến Trường !
Giă Từ Đèn Sách Người Thương
Tṛn câu Trung Hiếu lên đường Ṭng Quân
Dưới Cờ Tổ Quốc An Dân
Làm tṛn bổn phận Quân Nhân Cộng Ḥa !
Lằn Tên Mũi Đạn Xông Pha
Như Người Chiến Sĩ Kinh Kha ngày nào !
Khi tàn Cuộc Chiến hư hao
Đại Bàng găy cánh biết bao nỗi buồn !
Ḍng Lệ trong Tôi trào tuông
Quê Hương đă mất ! Mất luôn Bạn Hiền !
Bạn về miên viễn An Nhiên
Tôi rời Quê Mẹ t́m Miền Tự Do !
Quê Người sống Kiếp Tha Hương
Vẫn không quên được Quê Hương Bạn Hiền !
Nỗi Buồn Vong Quốc nào nguôi !
T́nh Thân Chiến Hữu T́nh Người Năm Xưa !!!
HDD
Đêm Buồn Nhớ Đến Bạn Hiền Năm Xưa trong Cuộc Chiến !...
Xin chia buồn với bạn cùng một sắc áo của người bạn .
Trong trận Thường đức . Sư đoàn dù có yêu cầu BTM tăng cường chiến đoàn 3 BCD 81 nhảy vào để giải tỏa . Nhưng lệnh lạc như thế nào đó ..
tung toàn bộ chiến đoàn vào Phước long chuẩn bị những cuộc chiến . Toán viễn thám của ḿnh tung vào các nơi lấy tin tức .
Theo lịch tŕnh toán viễn thám nhảy toán một tuần th́ được nghĩ 2 tuần dưỡng sức , nếu hơn 2 tuần th́ thời gian được kéo thêm ra . Trong năm 74 th́ nhảy liên tục hầu như không có thời gian nghĩ v́ t́nh h́nh chiến sự sôi động ở khắp nơi .Đời lính là vậy
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Từ cuộc đời của một chú Tiểu đến tuổi bút nghiên, sang đời binh nghiệp, đánh giặc, anh hùng mạt lộ bị bắt làm tù binh, rồi vượt ngục, vượt biên lưu vong làm bố sắp nhỏ… và sau cùng trở thành nhà sư Phật Giáo. Nhất định Thầy Huệ Quang có rất nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Thầy sẽ hoan hỷ chia sẻ với mọi anh chị em cựu quân nhân chúng ta nói riêng và những ai thích thú nghe về những chia sẻ của thầy,… những kinh nghiệm mà thầy đă từng trải và sự hiểu biết về đạo Phật của thầy trên trang web Quân Nhân Phật Giáo này. Kính mời quư vị theo dơi đôi ḍng tiểu sử của chính nhà sư Huệ Quang chia sẻ về cuộc đời của ông. Trân trọng.
Nhà sư Thích Huệ Quang, người bạn cùng khóa 4/71 với tôi, ông tên là Ngô Nhựt Tân, cũng có duyên gặp lại và cùng nhau trao đổi trên diễn đàn của Groups, cũng như các bạn đồng môn vẫn gọi tôi là Ara và tôi vẫn tiếp tục gọi lại tên tục của thầy, gởi các bạn xem bài viết “Hai h́nh ảnh. Một đời người” của Biệt Cách 81 dù Ngô Nhựt Tân. Ara (Keith Dane: kdang22@gmail.com)
Tôi rất vui mừng khi được một người bạn mời đóng góp cho trang tôn giáo, tiết mục Phật Giáo, trên website của Gia Đ́nh Mũ Đỏ vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận. Trước khi bắt đầu cho những bài viết sắp tới, tôi xin được nói về bản thân ḿnh, điều mà rất hiếm khi tôi thường đề cập đến. V́ tôi nghĩ, nói về Nhảy Dù mà bản thân chẳng có một ngày nào sống trong binh chủng này, hay nói về Tae Kwon Do mà không biết tí ǵ về vơ thuật, nói về kỹ thuật nhảy toán mà chưa một ngày mang huy hiệu thám sát của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, th́ khi nói đến ai mà tin. V́ vậy tôi phải nói một ít về bản thân, tạo niềm tin cho đọc giả với những bài viết về Phật Giáo sau này.
Tôi sanh ra tại Phan Thiết. Năm 8 tuổi mẹ cho vào chùa tu học, “để tránh cho con khỏi đi lính sau này,” bà nói với tôi như thế. Cha tôi là một cán bộ tập kết lúc tôi vừa tṛn một tuổi, theo chân Hồ Chí Minh với một ước vọng điên rồ là đẩy đất nước vào thiên đường xă hội chủ nghĩa.
Trong đời tu hành, tôi may mắn gặp được một vi minh sư, Thầy Thích Châu Đức, giảng sư Tỉnh Hội Phật Học Phan Thiết. Thầy tôi thuộc ḍng Thiên Minh, Huế, đệ tử của Ḥa Thượng Thích Quảng Huệ, nên đặt pháp danh cho tôi là Quảng Hạnh. Tôi gọi Ḥa Thượng Thích Măn Giác, hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, là sư bác. Ông mất năm 2009. Thầy tôi có một lời nguyền là không bao giờ nhận đệ tử, nhưng v́ mẹ tôi có công với đạo pháp – bà giúp việc Phật sự cho chùa nhiều năm và chính thức vào sống hẳn trong chùa từ năm 1968 – thầy đă nhận tôi làm người đệ tử duy nhất. Tôi được đưa về làm điệu tại chùa Thiên Minh, ngoài Huế, nên tôi đọc kinh rất ư là Huế và rành rơi việc kinh kệ và tán tụng. Năm 1966, thầy gửi tôi vào tu học tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, tại đây tôi được cạo cái chỏm tóc mà tôi rất ư là ghét và đă thọ sa di giới trong một đại giới đàn do Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết chứng minh. Năm 1968, tôi rời viện vào Sài G̣n tiếp tục việc học.
Năm 1970, tôi chính thức bỏ áo tu và năm 1971 gia nhập khóa 4/71 Thủ Đức/Sĩ Quan Trừ Bị QLVNCH. Ngày 29 Tháng Bảy năm1972 tôi măn khóa, mang cấp bậc chuẩn úy và phục vụ tại Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Tháng Giêng năm 1975, tôi thuyên chuyển về Sư Đoàn Nhảy Dù, phục vụ tại Tiểu Đoàn 5, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cho đến ngày đơn vị tan hàng tại mặt trận Khánh Dương. Tôi chạy vào được gần Phan Rang th́ bị bắt và nhốt tại trại cải tạo Cà Tót. Năm 1978, tôi cùng một số lớn tù cải tạo được tạm thả và được đưa về Phan Thiết điều trị bệnh, v́ quá nhiều tù nhân đă chết v́ một chứng bệnh kỳ quái không tên khi ở trong khu rừng thiêng nước độc Cà Tót.
Khi được lệnh triệu tập của Việt Cộng để trở lại học tập cải tạo, tôi đă cướp ghe và cùng một số cựu quân nhân vượt biển, đến được bờ tự do sau bốn ngày lênh đên trên biển Thái B́nh Dương. Tháng Mười Hai năm 1978 tôi định cư tại Canada. Năm 1979, tôi lấy vợ và có hai con, một trai một gái.
Tôi trở lại sinh hoạt với chùa chiền năm 1980 v́ dân tỵ nạn tại Ottawa cùng góp công góp của xây chùa, nhưng không ai biết kinh kệ một cách chuyên nghiệp như tôi.
Đại Đội 4 Xung kích/LĐ81BCD, người đầu tiên trong ảnh này là MĐ Ngô Nhựt Tân, hiện nay là nhà sư Huệ Quang.
Tôi làm trong nghành computer sau khi học xong college. Tôi dốt về kỹ thuật lắm nhưng phải chịu đấm ăn xôi để đem pay cheques về cho vợ nuôi các con. Biết ḿnh sẽ không sống sót lâu trong lănh vực điện toán, tôi túc ta túc tắc lấy courses ban đêm, năm 2002 tôi hoàn tất được cử nhân tâm lư.
Vợ con lúc này cũng khá ổn định về nghề nghiệp và học vấn, tôi xin phép vợ đi tu. May thay, mặc dù là một người Công Giáo gốc, bà hỗ trợ cho việc trở lại con đường tu tập của tôi. Tôi phục vụ cộng đồng một thời gian, và nhờ t́m ṭi nghiên cứu, tôi thấy ḿnh thích hợp với truyền thống nguyên thủy hơn là đại thừa. Tôi khăn gói đi Miến Điện (Myanmar tức nước Burma cũ) thọ tỳ kheo giới bên đó, lưu lại tu học cho đến khi thầy cho phép trở lại quê nhà Canada để trao truyền lại pháp môn thiền định Vipassana theo truyền thống Miến Điện.
Năm 2014, tôi học xong cao học nghành Tôn Giáo và Chính Trị. Năm 2016, tôi nhận được học bổng để theo học PhD Khoa Chính Trị tại Đại Học Carleton. Hiện nay, tôi vừa học vừa dạy về chính trị cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ nh́ cũng tại Đại Học Carleton, Ottawa, Canada (http://carleton. ca/polisci/people/tan-ngo).
Ngoài ra, tôi cũng đang dạy thiền và Phật pháp cho Phật tử tại chùa Tích Lan. Riêng ngôi chùa Từ Ân là nơi tôi đang sinh hoạt thường xuyên, ngoài việc lo cho phật tử việc kinh kệ và thiền định, tôi c̣n phụ trách việc giảng dạy cho sinh viên và học sinh trung học thường xuyên đến chùa để tham khảo và nghiên cứu về đạo Phật.
Theo Triết học về Tôn giáo (Philosophy of Religion, William L. Rowe, second edition, Wadsworth Publishing, 1993), từ khi có con người, v́ cảm thấy ḿnh quá nhỏ bé, và khiếp sợ thiên nhiên, nên ở đâu cứ thấy núi th́ thờ thần núi, sông th́ thờ thần sông, hễ thấy cái ǵ ngoài tầm hiểu biết th́ cứ thế mà thờ lạy. Tôn giáo v́ thế, không thể tồn tại ngoài con người v́ từ con người mà ra. This exists because that exists.
Trong Phật Giáo có câu “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác,” có nghĩa là ta phải t́m Phật pháp ngay trong cuộc sống của chúng ta, nếu bỏ thế gian này để đi t́m sự giác ngộ th́ chẳng thể nào t́m ra được. Nói đến đạo Phật chúng ta cần phải nghĩ đến cái gọi là Buddhism Engagement, có nghĩa là đạo Phật đi vào cuộc đời. Đạo Phật không thể tồn tại được nếu chúng ta cứ theo một khuôn ṃn lối cũ; đó là ê a tụng niệm kinh kệ bằng tiếng Hán. Đạo Phật cũng không thể phát huy bên Tây phương được nếu cứ nh́n đạo Phật qua một lăng kính mê tín dị đoan.
Đạo Phật rất đơn giản. Sự giác ngộ nằm trong tầm tay của người thực hành, và ngay trong cuộc sống hàng ngày. An lạc và hạnh phúc có mặt chung quanh chúng ta; hàng ngày, hàng giờ chúng ta nh́n nhưng không thấy được chúng. Một Phật tử hỏi tôi “tại sao con cứ khổ hoài trong khi con đi chùa thường xuyên và bố thí nhiều lắm, có phải điều Phật dạy khó thực hành lắm phải không thầy?” Tôi trả lời, chúng ta không làm được điều Phật dạy v́ điều ngài dạy đơn giản quá.
Chúng ta có khuynh hướng đi t́m những điều linh thiêng hay phép mầu từ chư Phật để cầu xin. Phật thua xa David Copperfield, một nhà ảo thuật lớn mà thế giới ai cũng biết tên, v́ ngài không làm được những điều của Copperfield. Ngài không thể ngồi một chỗ búng hay khảy móng tay, móng chân và làm cho chấn động cả tam thiên đại thiên thế giới như chúng ta thường nghe mấy thầy giảng dạy, cho dù có nhiều vị cũng cố giảng nghĩa qua một lăng kính khác, để phật tử nghe dễ chấp nhận hơn. Ngài chỉ thở, nhưng thở từ ngày này qua ngày khác, tháng nọ sang tháng kia, với một sự tỉnh thức trong từng giây phút. Phật đă dạy một con đường đơn giản, nhưng chúng ta không chịu đi, chỉ v́ chúng ta c̣n nhiều ham muốn trong cuộc đời. Nếu có người chịu đi th́ họ lại thiếu kiên nhẫn hay thiếu nỗ lực bỏ dở nửa chừng. Tôi thường nhắc nhở phật tử “đạo Phật là đạo để nếm chứ không phải đạo để nói.”
Có nhiều người nói rất văn hoa, trôi chảy v́ đạo Phật cho họ những điều kiện tốt để họ nói, nào là kinh, luận này luận nọ, nào là duy thức tông, nào là hoa nghiêm tông, nào là thiền tông. Nhưng khi nói động đến họ th́ họ nổi cơn tự ái như một kẻ điên. Mớ lư thuyết của đạo Phật mà họ đọc được tự dưng biến mất, lúc ấy chẳng có ǵ ngoại trừ một cái ngă to tướng…
Tôi nói với những người Phật tử Tích Lan, “Có một cái thước để đo sự tu tập của quư vị. Nếu ai nói động đến quư vị mà quư vị nổi điên lên, hay chỉ một chút bực ḿnh nhỏ, quư vị nên nhận biết là quư vị đă tu sai rồi và phải bắt đầu trở lại từ con số không. Nếu nhận biết ḿnh không hờn giận khi người khác nói động đến ḿnh, đừng tự măn, phải tiếp tục con đường tu tập v́ đường tu tập giống như đi ngược ḍng nước, nhiều chông gai và nặng nề lắm. ”
Nếu các bạn muốn đi t́m một vị thầy để nương tựa tu tập, không cần phải đi t́m một cao tăng, nhưng hăy t́m một thanh tịnh tăng.
Hẹn mũ đỏ thư sau, mong thân tâm an lạc. Mọi thư từ, ư kiến hay thắc mắc xin gửi thư về huequangqh@gmail.com, tôi sẽ trả lời thư chung trên tiết mục dành cho Phật Giáo. Sẽ trả lời thư riêng nếu có yêu cầu.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 7 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Hồi Kư – LTS: Quốc Thái là bút hiệu của Thiếu tá Đinh Hùng C., một sĩ quan trẻ đầy nhiệt huyết. Trong những năm tháng cuối của cuộc chiến tại Việt Nam, anh giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Thủ Thừa tỉnh Long An. Quốc Thái và gia đ́nh hiện cư ngụ tại thành phố Reston thuộc tiểu bang Virginia. Nhân dịp đọc Đặc San Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, anh đă nhiệt t́nh gửi bài đóng góp. Chân thành cám ơn Quốc Thái và mong có dịp được đọc bài vở của anh nhiều hơn. Đó là Quận Thủ Thừa của tỉnh Long An, nằm dọc theo Quốc lộ 4 khi chúng ta nh́n về bên phải từ hướng Saigon đi xuống qua quận Bến Lức. Thời điểm mà tôi ghi lại những gịng chữ này xảy ra vào nhừng ngày cuối tháng Ba, năm 1975 khi Ban Mê Thuộc vừa thất thủ, áp lực của cộng quân đè nặng trên khắp 4 vùng chiến thuật. Chúng tôi đang ngăn chận đường giây xâm nhập của địch từ vùng Mỏ Vẹt, Ba Thu và Kiến Tường…
Giờ này đại quân của VC đă tràn xuống. trận đánh mở màn làm cho tôi xính vính. Tôi biết chủ lực bọn Cộng sản nằm bên kia biên giới Cam Bốt, nhưng một bộ phận chính đang nằm ở phía bắc xă Long Ngăi Thuận, chúng hăm he muốn "chơi" Tiểu đoàn của Cử. Thiếu tá Cử xuất thân khóa 9 Thủ Đức, là một sĩ quan anh hùng, có tài chỉ huy và biết chỗ đứng của ḿnh nên tôi rất kính trọng và quư mến ông. Tôi đối xử với ông như bạn, xung trận cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi nơi trận địa. Tôi triệu Cử về, bàn định là phải tính kế với bọn này. Tôi làm lệnh hành quân dùng tuần giang đưa Tiểu đoàn Cử đi hành quân và thay thế khu này là một đại đội biệt lập. Tiểu đoàn dời đi buổi sáng chẳng ngay trong đêm là đoàn tàu lại bốc đủ Tiểu đoàn đem về Mỹ An Phú, một xă đối diện, để ém quân đợi lệnh.
Mưu kế của tôi và Cử có phần thành tựu. Ngay đêm sau, xă Long Ngăi Thuận bị tấn công. Địch chiếm ấp và vây hăm căn cứ hành quân của tiểu đoàn mà hiện chỉ có một đại đội biệt lập trấn đóng. Hai khẩu 155 ly đă kín đáo dời lên xă Mỹ Lạc Thạnh từ trước. Tiểu đoàn Cử sẽ được chia làm hai cánh, một mặt chận đường rút, một mặt tấn công vào hông của địch, đồng thời trong đồn cũng nhận lệnh phản công mănh liệt. Cuộc chạm súng bắt đầu từ tờ mờ sáng. Sư đoàn 3 Không quân cho một chiếc L19. Tôi yêu cầu quan sát viên ở lại để cho tôi được xử dụng máy bay.
Người phi công là dân chịu chơi, bất chấp hiểm nguy, anh ta xuống thấp gần 500 bộ (khoảng 200 thước cách mặt đất) để tôi nh́n rơ hầm hố và khả năng tham chiến của địch. Địch đă kẹt cứng trong ấp là vùng śnh lầy nước ṛng, không giống như những vùng đất đỏ như Tam Giác Sắt, Bời Lời hay Dương Minh Châu nên không thể đào hầm hố để trú ẩn. Ở đây lộ mục tiêu là chết! Gần 3 tiếng đồng hồ tôi dùng phi pháo, đánh cho địch nhào ra trước khi Tiểu đoàn của Cử có thể tiến quân tiếp địch.
Kết quả sau cùng, Tiểu đoàn của Cử toàn thắng. Mối thù tháng trước đă trả, nhưng vấn đề từ nay có lẽ phức tạp hơn thế nhiều. Một câu hỏi khúc mắc cứ lởn vởn trong đầu tôi. Từ trước đến nay lính Cộng Ḥa gọi tụi Cộng sản là "chuột" v́ chúng luôn luôn trốn chui trốn nhủi, chỉ nhảy ra cắn trộm như nổ ḿn, phục kích hay pháo kích, nay bổng dưng chúng công khai ra mặt, đối đầu đánh lớn với quân ḿnh; có thể là Mỹø yểm trợ chúng tôi yếu, hay chúng muốn đi đến hồi kết của chiến tranh?
Chỉ huy là tiên liệu. Tôi phải lo toan trước khi quá trễ. Lợi dụng hai trận đánh lớn vừa qua, tôi động viên toàn thể quân sĩ từ bộ chỉ huy đến đơn vị, chỗ nào tôi cũng tạo không khí chiến tranh sôi sục. Lệnh tích lũy 60 ngày ăn với nước uống được ban hành, lính tráng hành quân liên miên trừ sĩ quan là không phải chạy, từ hạ sĩ quan trở xuống, nếu cấp trên gọi cấp dưới th́ cấp dưới phải chạy, anh nào đi đứng tà tà là bị đưa đi ngay. Tất cả cao ốc, bồn nước, lính phải đặt bao cát, đem đồ ăn dự trữ trên đó.
Làng xă nhân dân tự vệ cho vào khuôn phép, không c̣n đắc nhân tâm ǵ cả, anh nào lôi thôi bị đá thẳng cánh. Có lần Bộ chỉ huy tập báo động, Chỉ huy trưởng Cảnh Sát coi thường, vẫn để đèn, c̣n vặn máy thu thanh nghe cải lương trong khi lính Chi khu đang phải chạy vào hầm hố. Lập tức Chỉ huy trưởng Cảnh Sát bị gọi qua để nhắc nhở và cảnh cáo. Ngay ngày hôm sau, đích thân Cảnh sát trưởng phải đi hành quân với Chi khu. Hôm đó Trung tâm Phượng Hoàng lên kế hoạch hành quân cảnh sát ngay vào ổ Việt cộng, và tôi đă yêu cầu ông Thiếu tá Cảnh Sát nhảy tàu với tôi.
Nước ngập tới ngực, chưa vào tới bờ đă bị du kích bắn tỉa. Chỉ huy trưởng Cảnh Sát mặt mày xanh lè, không phải v́ nước lạnh mà v́ mạng sống người cảnh sát đang làm việc ở nơi an lành bỗng dưng ra đây thí mạng "cùi". Sau cuộc hành quân Phượng Hoàng này, mỗi khi Chi khu nổi c̣i báo động là đèn đóm tắt ngúm và bên cảnh sát kỷ luật hơn ai hết.
Mọi người biết là lệnh thật, không c̣n ai đùa nữa. Chỉ thị ban ra điều được kiểm soát để thi hành nghiêm chỉnh. Tôi mật lệnh cho Đại úy Lộc, Trưởng Ban 4, khi có chiến tranh là lập tức thi hành hai việc: Đem đoàn tàu ra thu kho gạo của ông Ba Bài về nuôi quân và phát cho lính pḥng thủ ăn, đồng thời lấy lực lượng trừ bị chiếm cây xăng, lấy xăng cho lính chở quân. Hành động chiếm đoạt của tư này dễ làm tôi bay chức, có khi c̣n đi tù nữa, nhưng tôi nếu mọi sự xảy ra như dự đoán chắc cái mạng ḿnh cũng sẽ chẳng c̣n, không lấy th́ Việt cộng cũng nhào vô cướp, vô t́nh ḿnh nhường đồ tiếp tế cho chúng đánh ḿnh. Thà chơi trước, chết tính sau!
Phần lính đă lo xong, phần dân cũng phải động viên tinh thần họ. Đại úy Phước được lệnh tổ chức Tiểu Diên Hồng tại quận để công khai cho dân lành biết là Thủ Thừa đánh Việt cộng đến cùng. Tất cả làng xă, viên chức, tư chức, thầy giáo, dân cử, thân hào nhân sĩ được mời đến rạp hát lớn của quận để dự lễ Tiểu Diên Hồng. Cả cái sân khấu rộng thênh thang, được Đại úy Phước chuẩn bị cho tôi. Phó quận, cảnh sát trưởng, 9 ông xă trưởng, 9 ông chủ tịch đại diện sẽ ngồi đối diện với hội trường. Không khí trang nghiêm và khí thế đấu tranh ngùn ngụt.
Tôi tỏ bày tâm tôi thật, ḷng tôi thật, thể hiện lên lời nói chân thành và rất mạnh dạn. Tôi không chấp nhận bất cứ một đầu hàng nào, kẻ nào bất kể quân hay dân mà quay lưng lại kẻ thù là bị tôi bắn trước. Hăy mạnh dạn chiến đấu, "sống hùng và chết hùng". Tôi kết thúc những lời ngắn gọn trong một hội trường im phăng phắc. Tôi hiểu người dân dưới kia ưu tư nhiều lắm. Họ đă biết rằng miền Trung vừa thất thủ, quận Tánh Linh đă mất khồng đầy một tháng. Ở cái quận nhỏ này ta và địch đă trao đổi nhau gần 200 mạng người.
Tôi ra về với tiếng hô chào dơng dạc của Đại úy Phước làm mọi người phải đứng lên tiễn chân. Tôi biết là đă để lại sau lưng những người dân nhiều lo âu và ngại ngùng. Tôi nào khác họ? Cũng là con người th́ ai cũng có những điều suy nghĩ giống nhau, nhưng tôi bị đưa lên cái thế có trách nhiệm, cái trách nhiệm này chỉ có đánh Việt cộng th́ mới chết ít, c̣n chạy th́ chỉ tổ chết nhiều. Chạy sao được? Đánh đă, sống chết tính sau. Quận Tánh Linh là vựa gạo của Quân khu, thế mà Việt cộng bao vây có 3 ngày, cả quận đầu hàng và đói. Bài học này tôi phải thuộc. Tôi đă không ngần ngại viết lệnh rơ ràng cho Đại úy Lộc đi tịch thu kho gạo của ông Ba Bài một khi Việt cộng tấn công.
Đêm 8 rạng 9 tháng 4 năm 1975, một lực lượng Việt cộng đánh vào tỉnh Long An chiếm phi trường Cần Đốt, một lực lượng khác đánh vào bên hông tỉnh chiếm xă Lợi B́nh Nhơn của Thủ Thừa. Cuộc chiến bắt đầu. Quả là sau những toan tính của con người có thiên định. Hai cánh quân đánh vào Long An chỉ là để dương đông kích tây để cầm chân quân tiếp viện. Chủ lực địch là công trường 6 (sư đoàn – thực ra cái lối hù của Việt cộng – chúng gọi là sư đoàn nhưng quân số chỉ bằng trung đoàn của ta) nằm phía sau cánh quận 5 cây số. Chúng tung từng toán đặc công tinh nhuệ, táo bạo đánh thẳng vào hông quận qua ngă chợ. Chúng mong giết tôi xong và chiếm Bộ chỉ huy Chi khu làchúng kéo cờ lên, đại quân của chúng sẽ tràn ngập, và với khí thế đó, quân ta phải tan hàng như đă chạy ở miền Trung.
Có thể Đức Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức đang an nghỉ trên mănh đất này đă thương cho cái công khó nhọc của đám quân dân quận nhà, nên Ngài mới tạo ra những cơ may hy hữu. Bọn cộng sản đă điều nghiên kỹ càng là không bao giờ đoàn tàu đi tuần lại về đậu ở đó trước 6 giờ sáng, nếu chúng đánh vào quận giờ đó th́ gần như là lổ trống, chỉ thọc bộc phá phá hàng rào kẻm gai là giết được tôi dễ dàng. Không may, điều nghiên đúng, nhưng sai cho ngày hôm đó, v́ nước thủy triều cao, đoàn tàu về bến lúc gần sáng, đúng lúc đặc công di chuyển đến nên vô t́nh chúng đă bị tao ngộ. Không chịu nổi những khẩu đại liên bên thành tàu, toán đặc công đành lẩn vào dân, chạy dạt ra chợ. Ba đêm trước, toán đặc công Việt cộng đă điều nghiên và thả lục b́nh để đánh ch́m tàu, chiếc tàu đi tuần về đậu chệch trên băi, phía trước đám lục b́nh mà Việt cộng đă dấu ḿn. Đặc công Việt cộng cố vượt bóng đêm đẩy lục b́nh ngược con nước để đẩy đám lục b́nh tấp vô thành tàu. Lính gác nhanh trí thấy lục b́nh trôi ngược nước bèn nổ súng. Biết bị lộ, tên đặc công trên bờ đă hy sinh hai tên dưới nước bằng cách phải cho nổ quả ḿn. Tiếng nổ như trời gầm làm tôi hoảng hồn phóng ḿnh ra khỏi hầm.
Như vậy là cái may thứ nhứt đă giúp cho Bộ chỉ huy thoát chết. Cái may thứ hai: theo thường lệ, Đại úy Khánh, Trưởng Ban 3 ra lệnh cho 200 lính Nghĩa Quân về quận nhận lệnh đi phát quang xạ trường, tránh không cho Việt cộng ẩn núp. Khi toán đặc công dạt ra chợ th́ trông quận đă có 200 lính với súng đạn sẵn sàng, Đại úy Khánh chỉ việc điều động cho đánh, công việc xẩy ra nhịp nhàng như ông Trời xếp sẵn . Tính trạng tấn công tràn ngập đă không xảy ra, v́ tất cả những chuẩn bị trước đă nhịp nhàng ăn khớp. Từ trong hàng rào pḥng thủ, Đại úy Lộc ra liên lạc với đơn vị Thủy Quân Lục Chiến mới về tăng phái, phóng ḿnh lên đoàn tàu trực chỉ nhà máy gạo Ba Bài. Trung đội trừ bị chiếm cây xăng. Bộ chỉ huy của tôi với Nhất kiếm (Ban 1), Nhị hà (Ban 2), Tam sơn (Ban 3), Tứ hải (Ban 4) , Ngũ hổ (Ban 5) và Lục bảo (Ban 6) phân tán ngay vào các cánh quân chiến đấu trong đường phố. Lệnh oang oang của nhiều máy phóng thanh thuộc Chi Tin tức Quận ra lệnh cho tất cả tàu bè dời về phía bên này sông, không cho địch chiếm để vượt sông.
Nói là con sông th́ hơi quá, nó chỉ là con kinh bề ngang 100 thước nằm ngang quận. Vài tên đặc công Việt cộng chạy lạc vào Thánh Thất Cao Đài đă bị lực lượng chiếm cao ốc hạ sát ngay. Cả toán c̣n lại bị dồn vào trong rạp hát. Chúng tử thủ bên trong. Cảnh sát dă chiến và tổ t́nh báo Chi khu đă trổ nóc đánh xuống, giết một mớ và bắt sống trọn ổ. Thiếu tá Tống, Chỉ huy trưởng Cảnh sát tỉnh, đích thân chở tù binh về khai thác. Trong khi đó t́nh h́nh ở tỉnh cũng lắng dịu, lực lượng Việt cộng đă bị đánh văng khỏi phi trường Cần Đốt. Vĩnh Đường gọi tôi báo Công trường 5 Việt cộng ở sau lưng nên ông cho 2 tiểu đoàn ĐPQ xuống tăng cường, dàn quân thanh toán bọn chúng. Vừa chiến thắng trận đầu lại bảo toàn được chủ lực, ḷng tôi vui sướng vô cùng. Tin tức bay nhanh không tả. Phóng viên, kư giả từ Sài G̣n đổ xuống nườm nượp. Cả Đại tá Cục phó Cục Quân y cũng xuống ủy lạo thương binh.
Hai Tiểu đoàn ĐPQ bây giờ đổ xuống ngập chợ. Cả cái quận lỵ nhỏ bé chứa toàn là lính. Lấy văn pḥng quận làm tâm điểm, một tiểu đoàn cánh trái, một tiểu đoàn cánh phải lần lượt qua sông dàn quân xuất phát. Từ trên nóc công sự pḥng thủ, tôi liên lạc với cả hai cánh quân. Trên 600 người lính dàn hàng ngang đă tạo một chiều dài cả cây số. Tôi chưa cho lệnh tiến quân v́ khi xă Lợi B́nh Nhơn thất thủ, Chi khu đă ra lệnh cho Đại úy Hải, Đại đội trưởng Đại đội Biệt lập vượt sông Vàm Cỏ về làm tuyến án ngữ phía cầu Long An để chận đặc công Việt cộng có thể xâm nhập phá cầu, đồng thời cũng để ḍ xét dọc sông Vàm Cỏ xem Việt cộng có ém quân ở đó không. Hải chạm súng lẻ tẻ chứng tỏ chỉ có du kích quân chận ḿnh. Đây là lúc hai tiểu đoàn được lệnh xuất quân. Trời tháng Tư, chưa vào mùa cầy cấy, đất c̣n khô và nứt nẻ. Những thửa ruộng bỏ trống đă làm cho quân ta có xạ trường quan sát rất xa.
Hai cánh quân liên lạc hàng ngang tiến song song. Từ trên lô cốt, tôi theo dơi bằng mắt và giữ liên lạc máy với hai Tiểu đoàn trưởng. Quân đi khoảng 800 thước th́ bắt đầu chạm địch. Điều khủng khiếp nhất là chạm súng trên một tuyến dài cả cây số, hỏa lực địch mạnh đến nỗi đạn cày dưới chân tôi như đàn dế rúc. Đủ loại súng mạnh, cối 61, cối 82 và 130 ly choảng liên hồi về phía bạn. Quân ta chỉ chống trả bằng những vũ khí cá nhân, và là khu dân chúng nên không thể dùng hảo lực pháo binh.
Trời ạ! Không thể ngờ được. Sau những đợt hỏa lực dũng mảnh, cộng quân bắt đầu xung phong và tràn ngập. Chúng ùa lên đen cả cánh đồng trước mặt, cuộc cận chiến không xảy ra, nhưng tấn công biển người vũ băo. Hai tiểu đoàn ĐPQ buộc phải rút về tuyến A. Và chỉ chớp nhoáng là 600 người lính đâm đầu xuống nước. Hai tiểu đoàn tinh nhuệ đă bị địch áp đảo đến nỗi không c̣n sức phản công. Điềm may mắn cuối cùng là nhờ con sông thiên nhiên chắn lối, nếu không, sự lui quân của hai tiểu đoàn đă lôi theo 60 ngàn dân trong quận Thủ Thừa sẽ thất thủ chớp nhoáng vào tay địch. Tôi đứng như chết sững giữa lằn đạn của quân thù. Sự lâm nguy của tiểu đoàn làm tôi quên cả sợ chết, nếu không phản ứng kịp th́ chỉ trong năm, mười phút nữa Việt cộng sẽ tràn đến bờ sông.
Chúng sẽ tha hồ xả súng tiêu diệt quân ta đang loi ngoi dưới sông. Tuy nhiên, điều may mắn cuối cùng đă đến, cũng do ḷng trời c̣n thương cái mạng quèn của tôi và đám quân dân, thảng hoặc sự linh thiêng của Đức Tiền quân một lần nữa đă xui khiến ra không chừng. Số là vịnh Thủ Thừa ăn thông với sông Vàm Cỏ, tại đây bị ảnh hưởng của nước thủy triều khi lên khi xuống, và nếu gặp nước ṛng th́ tàu bè xuống thấp, có khi mũi tàu chưa lên cao bằng bờ đất nên vũ khí trên tàu hoàn toàn bất khả dụng. Trong lúc này vào đầu tháng âm lịch, nước không lên mà cũng không xuống. Nó luôn luôn đầy bờ và giữ nguyên mực.
Nhờ vậy khi tôi chỉ thị, đoàn tàu được che dấu từ cái lạch con tiến ào ra xung trận.
Lệnh của tôi rất rơ ràng:"di chuyển trên sông và tác xạ. Mỗi tàu có 6 đại liên 50. Một bên thành tàu là 3 đại liên. Sáu chiếc tàu tuần giang có 18 khẩu đại liên, mỗi phút có thể nhả 6.000 viên đạn, đă di chuyển hàng dọc trên sông và tác xạ nhịp nhàng. Đại đội trưởng Tuần giang nhận lệnh rơ ràng chiếc nào trúng B40 bị ch́m là bỏ, không tàu nào được dừng lại để tiếp cứu tàu nào, tiếp tục xạ kích cho đến khi đẩy lui được địch. Đại quân của địch đang hăng tiết xung phong đến điểm chiến thắng, bất ngờ bị hỏa lực quá mạnh của đoàn Tuần giang làm chúng gục xuống như sung rụng. Bọn Cộng cũng phản ứng nhanh, chúng phản công bằng B40, B41 và các loại súng cối thi nhau nổ trên sông, rơi xuống như mưa băo. May mắn cho đoàn tàu ở thế di chuyển nên chưa chiếc nào trúng đạn, nhờ vậy mà hàng rào hỏa lực đă chận đứng được cuộc xung phong khổng lồ này.
Đoàn tàu đă tạo một lưới lửa trên sông. Tôi vui mừng cứ đứng ỳ trên lô cốt quên cả sợ chết. Bốn thầy tṛ tiếp tục trên đỉnh lô cốt mà quan sát và liên lạc. Gần một tiếng đồng hồ sau, hai tiểu đoàn ĐPQ mới ngoi lên khỏi mặt đất, tái bố trí và bắt đầu tiến lên để tiếp tục giao tranh với bọn Việt cộng. Hai tiếng đồng hồ sau đó địch bị đẩy lui hoàn toàn.
Cám ơn tất cả những đấng thiêng liêng đă cho bọn Cộng sản chọn cuộc tấn công lúc nước thủy triều không xuống thấp, đă cho đoàn tàu không bị sức mẻ, sáu cái c̣n nguyên vẹn và tạo ra một chiến thắng lẫy lừng, cứu được Quận và cứu được 600 mạng lính. Địch chẳng c̣n bao nhiêu đă rút thật xa, không lấy được xác, chúng nắm ngổn ngang đầy một cánh đồng. Trận sống mái nghiêng phần thắng về quân ta, làm các đồn bót nức ḷng lên tinh thần, các nghĩa quân bắt đầu làm chỉ điểm cho hai con gà cồ 155 ly pháo kích vào những nơi địch quân lẩn trốn. Một quả đạn 155 ly nặng 45 kg, sức nổ tàn phá và sát hại 50 thước vuông. Với sự chỉ điểm của các đồn bót, buổi chiều hôm đó ta đă tác xạ khoảng 800 quả đạn, thương vong của địch lên cao độ khó mà phối kiểm.
Ngày một ngày hai đă đi qua nhanh chóng. Quận nhà vẫn đứng hiên ngang. Chiến thắng Thủ Thừa đă vang dội cả miền Nam và thế giới. Nước bạn Hoa Kỳ cũng buồn v́ muốn đồng minh chết sớm mà c̣n có những chiến thắng này th́ khó "nhá"quá. Đài VOA và BBC đă đặt bản tin là chiến thắng lớn tại Thủ Thừa và phát thanh trên băng tầng của họ.
Nói chung, chiến thắng Long Khánh, chiến thắng Long An đă đem lại phần nào niềm tin cho người dân, người lính. Sau trận thất thủ Ban Mê Thuột, thượng cấp sử dụng danh từ "di tản chiến thuật" để che dấu sự thất trận và tháo chạy của ta, trong khi đó lại bồi thêm bằng tất cả xảo thuật tuyên truyền để lung lạc quân sĩ và dân chúng miền Nam, nào là "ngưng bắn da beo", Mỹ chỉ cho mất Vùng 1 và Vùng 2 thôi, c̣n Vùng 3, Vùng 4 sẽ được giữ lại. Cứ thế mà người lính chạy dài v́ yên trí là Mỹ và chính phủ Sài G̣n đă đồng ư như thế nên tin đồn tung ra tới tấp. Bộ Dân vận cũng như Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị vẫn giữ im lặng một cách đáng sợ. Điều buồn nhất là trong t́nh thế một mất một c̣n, lănh đạo miền Nam không tung được một đ̣n phản công nào đánh địch để thức tỉnh đồng bào, cứ lặng lẽ để bọn Cộng sản thao túng trên chiến trường, và tuyên truyền mạnh mẽ đến làm tan ră hàng ngũ Quốc Gia.
ARVN_sand_pit
Chiến thắng lớn ở Thủ Thừa và Long An chỉ là một chiến thắng về chiến thuật nhất thời, không lật ngược được thế cờ, và địch bổ sung quân xố rất nhanh, chỉ hai ngày sau chúng đă tập trung lực lượng, không dại dột tấn công biển người nữa. Chúng nhổ tất cả những đồn bót của ta đóng rải rác trong tỉnh và quận để che tai bịt mắt Bộ chỉ huy. Lư do mà chúng tăng cường nhanh, v́ tất cả những đường xâm nhập vào Nam, một khi người Mỹ đă có mật ước, họ bỏ ngỏ hết.
Trước năm 1975, một cán binh cộng sản muốn xâm nhập vào miền Nam, hắn phải đi đường bộ, thời gian mất từ 9 đến 16 tháng mới đến được miền Nam. Đầu năm 1975, người cộng sản vào Nam tham chiến chỉ đi mất có 11 ngày. Bọn này được chở bằng xe Molotova, đi xuyên qua đường ṃn HCM đến thẳng vùng Mimot, nơi cục R của Việt cộng (Bộ chỉ huy Trung ương cục miền Nam), từ đó bổ sung cho các đơn vị chiến đấu nhanh cấp kỳ.
Liên tục những ngày sau, Cộng sản thay đổi chiến thuật, dùng pháo 130 ly và những súng lớn bắn sập một số cao ốc có quân ta chiếm đóng ở trong thị xă. Hai khẩu đại bác 155 ly bị pháo kích bể bánh xe, không thể di chuyển được. Hai con gà cồ này đành thúc thủ, trực xạ tại chỗ và chờ chết. Phía Bắc đa số đồn bót đă bị thất thủ. Thằng Tám Bụng ở đồn có 12 người lính bị hơn 100 VC tấn công, nó không ngần ngại xin pháo nổ ngay trên đồn. Tôi không đành ḷng cứ giữ máy liên lạc cầm chừng và chuẩn bị sẽ cho đạn nổ chụp khi mất liên lạc hoàn toàn. Thằng Nam Lùn có 8 người lính th́ 2 chết, 2 bị thương, nó vẫn b́nh thản chiến đấu cầm chân bọn cộng sản ở bên ngoài.
Lính chết, đồn bị mất, quân ta không có tiếp viện. Máy bay chiến đấu không, trực thăng cũng không nốt v́ Vĩnh Đường và 31 đang sử dụng cho mặt trận ở Tân Trụ. Đến ngày thứ tư Saigon (phi trường Biên Ḥa đóng cửa) cho được một chiếc trực thăng Workship, tôi leo lên bay lượn để quan sát địch t́nh, thăm viếng những đồn bót và mấy thằng em c̣n sống sót. Ḷng dũng cảm của những người lính chất phát và tuân hành kỹ luật này làm tôi hănh diện vô cùng. Trong tiếng trực thăng nổ phành phạch, truyền tin liên lạc theo kiểu nói lóng, chỉ thấy đánh và đánh. Trong cơn phấn chấn đó, bất giác tôi nhớ hai khẩu hiệu mà một người lính đă kể ở một cḥi canh cạnh quốc lộ 4: "Dân ta hằng anh dũng; quân ta vẫn oai hùng". Chưa cảm khái được mấy phút th́ nh́n lại quận nhà thấy tiêu điều quá, cháy rải rác khắp nơi, những luồn khói đen thi nhau cuộn lên trời. Dân lành sợ đạn lạc đă đổ xô ra phía quốc lộ. Hàng chục ngàn người đói khát chờ đợi sự tiếp tế của chánh quyền.. T́nh h́nh vô cùng rối rắm. Trong cái đầu nhỏ bé của tôi biết bao là chuyện: làm sao ngăn chận Việt cộng, làm sao cứu dân… và làm sao để sống c̣n.
Trực thăng chưa bay được nửa tiếng đồng hồ, người phi công cho biết lệnh Saigon là phải trở về ngay. Chiếc trực thăng đảo một ṿng, vứt tôi xuống bải đáp và trực chỉ Saigon mất dạng. Đánh nhau đến ngày thứ sáu, quân ta bắt đầu mệt mỏi, thiếu đạn dược và tiếp liệu. Sài G̣n vẫn bàng quan tọa thị để địa phương tự đánh. Mười giờ sáng, Trung tướng Toàn, Tư lệnh Quân khu đến BCH hành quân của tôi bằng xe jeep. Tôi không thích lối nói "huề vốn" của một số sĩ quan cao cấp ở BCH.
Tôi phủ nhận tất cả những lời tŕnh bày của vị Trung tá Chỉ huy trưởng BCH Chiến thuật. Tôi nói với Tướng Toàn rằng tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh này trong 6 ngày qua. Thế địch rất mạnh v́ chúng bổ sung tổn thất cũng như đạn dược rất nhanh. Lư do tôi c̣n giữ được quận là nhờ con sông thiên nhiên làm chướng ngại vật. Tôi e rằng nếu địch đem PT-76 hay chiến xa xuống th́ Thủ Thừa sẽ thất thủ ngay v́ sự kinh hoàng của lính. Ruộng vào tháng Tư khô rang, hai mươi cây số đường chim bay từ Cam bốt, địch dễ dàng chạy chiến xa xuống. Tôi yêu cầu Quân khu, thứ nhất tăng viện thêm quân, thứ hai tăng cường chiến xa và M-113. Trung tướng Toàn ngồi thừ với cặp kính đen trên mắt, không nói một câu. Theo lệnh Vĩnh Đường, tôi tạm giao trách nhiệm chỉ huy chiến thuật cho Trung tá Liên đoàn trưởng BĐQ tăng phái để bước ra lo cơm nước cho cả chục ngàn người dân. Đây cũng là lúc Tướng Toàn chỉ thị cho Đại tá Tường, Trưởng pḥng 3 Quân đoàn theo tôi ra quận để điêu nghiên địa thế. Tôi chưa kịp mở bản đồ thuyết tŕnh, pháo nặng của địch đă phóng tới. Đại tá Trưởng pḥng 3 lên xe dông tuốt, tôi chạy vội xuống hầm chỉ huy.
Sự mệt mỏi của cả một tuần lễ không ăn không ngủ làm tôi kiệt sức. Tôi dựa lưng vào tường nhưng mắt vẫn không rời lổ châu mai quan sát những diễn tiến của ta và địch bên kia sông. Hai tiểu đoàn thoát chết, biết khôn đă đào hố cá nhân pḥng thủ chiều ngang. Tôi không c̣n một lực lượng nào để phản công ngoài hai tiểu đoàn ĐPQ bị cầm chân tại chỗ. T́nh thế này địch sẽ tiến lên chiếm quận và không hề có ư rút.
Địch đă bắt đầu pháo gần đến BCH v́ lư do đại kỳ VNCH của chúng ta vẫn bay ngạo nghễ trước gió, vô t́nh làm chuẩn đích cho Việt cộng tác xạ. Nhị Hà đă nhiều lần đề nghị hạ đại kỳ nhưng tôi nhất định không chấp thuận, v́ nó là biểu tượng sự sống c̣n của quận, là niềm tin của chiến sĩ. Họ kiêu hănh khi nh́n thấy lá cờ nầy mà chiến đấu. Một loạt 130 ly rơi trúng sân cờ. Nhị Hà đă gục tại đây. Một mảnh đạn bay trúng cổ thằng Thành, đệ tử trung thành của tôi, lo lắng cho tôi như một người thân. Cổ họng nó máu phun có ṿi. Nó gầm lên như con heo bị chọt tiết, cứ thế chạy từ pḥng này qua pḥng khác, máu phun tung tóe lên trần nhà. Nó gục xuống và chết khi ḍng máu ở cổ ngừng chảy. Một quả 130 rơi trúng Trung tâm Hành quân, ngay trước lổ châu mai mà tôi đang quan sát.
Điều lạ là đúng lúc quả đạn này rơi xuống là lúc Trung sĩ Minh – người cận vệ của tôi – bỗng dưng đến trước mặt tôi, quay lưng vào lô cốt. Sức nổ và mảnh đạn theo lổ châu mai bay vào, ghim đầy ḿnh. Anh chồm lên ngă chúi vào người tôi dẫy chết. Cũng đúng lúc đó, một mảnh đạn nữa đâm bổ vào mặt tôi nhanh như một luồng ánh sáng. Trong tốc độ khủng khiếp ấy, rơ ràng nó đâm vào mắt tôi, nhưng như có một bàn tay vô h́nh nào đă đẩy mảnh đạn vào ngay hốc mắt, ghim vào xương sọ ngay trước mũi và tôi thấy máu mồm máu mũi ộc ra. Trước lúc tôi bất tỉnh, tôi lờ mờ nhận thức được ḍng máu nóng hổi trong thân thể Trung sĩ Minh vẫn tiếp tục chảy ướt đẫm người tôi. Tôi lịm dần…
Sau này có dịp nghe kể lại, tôi được biết lúc đó BCH hành quân đang điều động phối hợp lực lượng giải tỏa Tân Trụ đồng thời phản pháo cho tỉnh lỵ. Riêng Vĩnh Đường, ông đang thị sát trận địa trên quốc lộ 4 khi VC đống chốt làm gián đoạn cầu Voi. Đây là quốc lộ huyết mạch tiếp tế chính cho thủ đô Saigon từ miền Tây nên việc gián đoạn này làm ông điên đầu. Theo trù liệu th́ có thể lực lượng của Trung đoàn 14 thuộc SĐ 9 BB sẽ từ Bến Tranh di chuyển lên xă Hải Yến, Trung đoàn trưởng cương quyết tuyên bố: "Đêm nay tôi sẽ có mặt ở Phú Lâm".
Được báo tin tôi bị "tróc sơn", Vĩnh Đường (danh hiệu trên vô tuyến của Đại tá Tiểu khu trưởng) và 31 (danh hiểu của Thiếu tá Trưởng pḥng 3 TK) đă tức tốc đổi hướng, cho trực thăng bay ngay vào vùng với ư định lấy hỏa lực pháo binh áp đảo địch đồng thời bốc tôi ra khỏi trận địa. Ư định này không thực hiện được v́ lưới pḥng không 37 ly của địch đan chằng chịt, phi cơ phải bay thật cao và cuối cùng phải về hạ cánh tại BCH. Măi tới xẩm tối, nhóm phi công thân hữu và 31 đă lại một lần nữa xin Vĩnh Đường cho bay vào vùng. Được chấp thuận, 31 đă hướng dẫn phi cơ bay ngược lên phía Bắc, không bay ṿng để lừa địch, rồi dùng hệ thống vô tuyến trên tầng số riêng dặn ḍ Tam Sơn phối hợp thật đẹp. Nhào qua lưới đạn pḥng không, chiếc trực thăng đáp "auto" khẩn cấp và bốc được tôi. Vừa lên khỏi mặt đất là pháo địch rơi ngay bên cạnh. Nhóm phi công và 31, người bạn thân của tôi đă ôm tôi mà reo lên. Phi cơ bay thẳng về Tổng y viện Cộng Ḥa. Lúc đáp kiểm lại, phi hành đoàn ngạc nhiên là tại sao phi cơ không nổ rớt khi nó bị trúng đạn nhiều như thế. Hai mươi hai năm dài, ngồi kể lại chuyện này, tôi vẫn tưởng như ngày hôm qua.
Vinh quang của tôi là xương máu của những người đồng đội. Sự sống c̣n của tôi là những sự hy sinh đến mất mạng của những người lính. Trận đánh cuối cùng của đời tôi để bị loại khỏi ṿng chiến chỉ là một giai đoạn chiến thuật. Thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng tôi phải đánh một trận đánh thực sự cuối cùng với bọn Việt cộng. Nó thực sự gọi là cuối cùng khi mà bọn bạo quyền Hà Nội không c̣n tiếp cai trị nhân dân ta, khi mà quyền căn bản của con người ở Việt Nam c̣n bị chà đạp, th́ không có trận đánh nào được gọi là trận cuối cùng.
Quốc Thái
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 8 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Trận Đánh Khánh Dương, cầm chân quân Cộng sản Bắc Việt từ Ban Mê Thuột
Theo sách “Đại thắng Mùa Xuân” của Tướng CSVN Văn Tiến Dũng th́ đêm 11-3-1975 quân CSVN bắt được Đại tá Vũ Thế Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh VNCH tại Ban Mê Thuột. Ông này khuyên Văn Tiến Dũng nên đánh thẳng xuống Nha Trang và Cam Ranh bởi v́ giữa Ba Mê Thuột và Nha Trang chỉ c̣n 1 trung đội Địa phương quân đóng tại đèo M’Drak. (Một trung đội khoảng 30 người).
Thực ra lúc đó giữa Ban Mê Thuột và Nha Trang có 1 Tiểu đoàn ĐPQ chứ không phải 1 trung đội (Một tiểu đoàn khoảng 500 người). Đó là Tiểu đoàn 321/ĐPQ của Tiểu khu Ninh Thuận tăng phái cho Tiểu khu Khánh Ḥa. Tiểu đoàn đến trận địa Khánh Dương vào sáng sớm ngày 15-3-1975. Lúc đó quân CSVN đang từ BMT tràn xuống Khánh Ḥa.
Chiều ngày 15-3 tại Chi khu Phước An của Tiểu khu Đắc Lắc, Trưởng pḥng t́nh báo Quân Đoàn 2 là Đại Tá Trịnh Tiếu nhờ Thiếu Tá Phạm Huấn, đặc phái viên của Tướng Phạm Văn Phú, báo lại cho Tướng Phú, đang ở BTL/Quân Khu 2 tại Nha Trang, rằng quân CSVN tại Ban Mê Thuột là 4 sư đoàn, đang tràn về Nha Trang (Một sư đoàn khoảng 10.000 người).
Để đối phó với quân CSVN từ Ban Mê Thuột, Tướng Phú đă cầu cứu với Bộ TTM và Bộ TTM cho biết 3 hôm nữa Lữ đoàn 3 Dù đang trên đường từ Đà Nẵng về SG sẽ đổ bộ tại Nha Trang để lên chặn địch tại Khánh Dương.
Tướng Phú không thể ngồi yên chờ quân Dù, rơ ràng 3 hôm nữa th́ quá muộn; cho nên một mặt ông điều xe của BCH Quân Vận 5 chở hằng trăm tấn đạn đại bác lên Khánh Dương để đánh theo chiến thuật “Pháo Binh + Trinh Sát Bộ Binh” ( Trinh Sát Bộ Binh là 5 đại đội của Tiểu đoàn 231/ĐPQ, 4 đại đội tác chiến chia ra làm 4 cánh Trinh Sát, cánh thứ 5 là đại đội chỉ huy).
Đồng thời ông cũng điều Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 BB bỏ ngỏ vùng hoạt động tại Bắc B́nh Định lên Khánh Dương. Trong khi người Phó của ông là Tướng Trần Văn Cẩm và Bộ Tham Mưu Quân đoàn II đang chuẩn bị cho một cuộc hành quân triệt thoái trên Liên tỉnh lộ 7. Tướng Phú hy vọng số quân triệt thoái (5 liên đoàn BĐQ, 2 tiểu đoàn Pháo hạng nặng, 1 trung đoàn tăng) sẽ là lực lượng chặn 4 sư đoàn địch trên Quốc lộ 21.
Trong khi t́nh h́nh Quân khu 2 lâm vào cảnh hiểm nghèo như thế th́ hồi kư của Tướng Cao Văn Viên không hề có lấy một ḍng đả động tới việc ông đă ra lệnh như thế nào hoặc làm ǵ để giúp Tướng Phú trong suốt khoảng thời gian từ khi trận Ban Mê Thuột bắt đầu nổ ra cho tới ngày quân CSVN thanh toán xong BMT và bắt đầu tràn xuống Nha Trang.
Năm 1975, ngày 15/ 3, lúc 3 giờ sáng, Tiểu đoàn 231 ĐPQ từ Ninh Thuận lên đến Chi Khu Khánh Dương. Đây là Tiểu đoàn thứ 5 được thảy vào trận địa Khánh Dương, và chỉ đơn độc một tiểu đoàn. Bốn tiểu đoàn ĐPQ trước đó đă bị đánh tan.
Lúc này Tướng Phú vẫn c̣n hy vọng giải tỏa Quốc lộ 21 tại Đồi 519 để thông đường tiếp vận cho Sư đoàn 23 BB/VNCH và lực lượng tái chiếm Bam Mê Thuột đang tập trung tại Chi khu Phước An, là quận giáp giới với Chi khu Khánh Dương của tỉnh Khánh Ḥa.
Chú giải: Trích lời kể của Trưởng ban Hành quân Tiểu đoàn 231/ĐPQ:
“Đoàn xe chúng tôi lên đến Khánh Dương khoảng 3 giờ sáng. C̣n cách trận địa 10 cây số th́ đoàn xe phải tắt đèn pha và đi bằng đèn mắt cáo trong đêm. Từ xa chúng tôi đă nghe tiếng đại bác nổ ran như cả một thành phố đốt pháo tết, trong đời tôi chưa bao giờ nghe đạn đại bác nổ với nhịp độ như vậy.
Khi xe của tôi và Tiểu đoàn Trưởng vừa ngừng tại băi đậu xe th́ Đại úy Tiểu đoàn Phó từ xe khác bước tới: “Thiếu Tá ơi! Không tư cách ǵ sống nổi Thiếu Tá ơi!”… Chúng tôi vừa bước xuống xe th́ có 2 sĩ quan hành quân thuộc Tiểu khu Khánh Ḥa đến trao “lệnh hành quân” và thuyết tŕnh hành quân ngay tại băi đậu xe, dưới ánh đèn pin.
Theo như mục t́nh h́nh của “lệnh hành quân” th́ quân số địch là 1 tiểu đoàn “Cơ động tỉnh” (Tiểu đoàn địa phương) nhưng họ có ưu thế là chiếm trước trận địa và đă bố trí trận địa quanh khu vực Đồi 519. Do đó nhiệm vụ của Tiểu đoàn chúng tôi là áp sát khu vực xung quanh đồi 519 để thám sát, điều nghiên vị trí bố pḥng của địch.
Tuy nhiên với kinh nghiệm của một người sĩ quan tham mưu tôi biết trong lệnh hành quân này có điều ǵ lắt léo, bởi v́ một tiểu đoàn không thể hành quân dàn hàng ngang 18 cây số (suốt bề ngang của thung lũng Khánh Dương). Do đó sau khi Thiếu Tá Tiểu đoàn Trưởng và Đại úy Tiểu đoàn Phó không có thắc mắc ǵ thêm, tôi kéo hai sĩ quan của Khánh Ḥa là Trung úy Minh và Trung úy Hạnh ra ngoài xa để hỏi cho biết sự thật.
Nguyên trước đây 4 tháng tôi là Trưởng ban Điều hợp lực lượng diện địa của Pḥng 3 Tiểu khu Khánh Ḥa (Pḥng 3 là pḥng hành quân). Trung úy Minh và Trung úy Hạnh là sĩ quan thuộc cấp của tôi. C̣n người hiện đang làm Trưởng ban Hành quân của Bộ chỉ huy hành quân Tiền phương tại Khánh Dương là Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hớn, Trưởng pḥng 3 của Tiểu khu Khánh Ḥa, tức là ông xếp cũ của tôi. Giao t́nh của tôi và 17 sĩ quan trong Pḥng Hành quân Tiểu khu Khánh Ḥa như anh em một nhà.
Khi đă cùng nhau đứng cách xa băi đậu xe, hai người anh em của tôi cho biết họ không được phép nói sự thật nhưng họ bảo tôi có thể vào hỏi sự thật nơi Thiếu Tá Hớn, Trưởng ban Hành quân của Bộ chỉ huy hành quân. Họ cũng cho tôi biết là chiến trận tại Đồi 519 không phải xảy ra vào ngày 10-3, tức là ngày đánh Ban Mê Thuột, mà đă xẩy ra trước đó 7 ngày; và đă có 2 tiểu đoàn của Khánh Ḥa và 1 tiểu đoàn của Ninh Thuận đă tiêu tan trong cố gắng nhổ chốt Đồi 519, giải tỏa Quốc lộ 21 để thông đường tiếp tế cho Ban Mê Thuột.
Tôi bước vào lều của Bộ Chỉ huy Hành quân. Thiếu Tá Hớn đứng chết sửng khi biết tôi là Trưởng ban Hành quân của Tiểu đoàn sắp được đem ra thí. Ông cho tôi biết tất cả sự thật mà chỉ có vài người cao cấp nhất trong Tiểu khu Khánh Ḥa mới được biết: Lực lượng địch chốt tại Đồi 519 không phải là 1 tiểu đoàn địa phương mà là Trung đoàn chủ lực Miền, Trung đoàn 25 CSVN.
Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 2 dự đoán lực lượng đang tấn công Ban Mê Thuột phải trên 1 sư đoàn cho nên không c̣n hy vọng tái chiếm Ban Mê Thuột. BTL Quân đoàn đă tính tới kế hoạch lập tuyến pḥng thủ tại Chi khu Phước An để ngăn chận quân CSVN từ Ban Mê Thuột tràn xuống. Nhưng chi khu Phước An sẽ không thể lập thành tuyến pḥng thủ bởi v́ sau lưng Phước An, trên đường xuống Đồng Bằng, là Đồi 519 đang do quân CSVN chiếm giữ.
Do đó chỉ c̣n có cách là lực lượng của Sư đoàn 23 tại Phước An đánh xuống và quân Khánh Ḥa, Ninh Thuận từ Khánh Dương đánh lên, nếu thành công th́ lấy đồn Chu Cúc làm địa đầu giới tuyến để ngăn chặn quân CSVN từ BMT, c̣n đồn 519 là đồn hỗ trợ cho đồn Chu Cúc. Tuy nhiên phía Khánh Ḥa đă tiêu tan hết 4 tiểu đoàn tại khu vực Đồi 519, giờ đây chỉ c̣n duy nhất Tiểu đoàn 231/ĐPQ.
Trong khi đó lực lượng Sư đoàn 23 BB tại Phước An h́nh như đang trong t́nh trạng không ổn định (Đă bị tan hàng). V́ vậy giờ đây nhiệm vụ của 231/ĐPQ là xé lẻ Tiểu đoàn thành 5 đại đội trinh sát dàn hàng ngang suốt thung lũng Khánh Dương để phát hiện quân địch tràn xuống. Khi phát hiện địch từ xa th́ chỉ gọi Pháo Binh rồi để cho Phi cơ và Pháo Binh đánh trận chứ quân Bộ Binh không đánh. Đặc biệt không có máy bay tản thương, phương tiện tản thương chỉ là khiêng về phía sau bằng cách đi bộ. Nhưng có lẽ phải bỏ thương binh lại bởi v́ sẽ rút không kịp nếu bị tấn công.
Nhiệm vụ của 231/ĐPQ là làm sao cầm chân quân CSVN trong 3 ngày; sau 3 ngày sẽ có 1 lữ đoàn Dù lên Khánh Dương khóa đèo M’Drak, lập pḥng tuyến vững chắc ngay tại đầu đèo, nhường BMT và Khánh Dương cho CSVN. Trong khi đó sẽ có 1 Lữ đoàn TQLC sẽ được đưa tới phía Tây Chi khu Diên Khánh để khóa hệ thống đường ṃn từ Biên giới Lào Việt xuống Khánh Ḥa. Con đường này đă được CSVN thiết lập kể từ ngày có lệnh ngưng bắn năm 1973.
Như vậy yêu cầu chiến thuật của TĐ 231/ĐPQ là vừa đánh vừa rút trong 3 ngày (tŕ hoăn chiến) chứ không được chạy dài một mạch. Nếu biết sự thật này th́ không một vị chỉ huy tiểu đoàn ĐPQ nào dám đi bởi v́ ĐPQ chỉ chuyên canh gác đồn bót, cầu cống, làng xă chứ không có khả năng ứng dụng chiến thuật lui binh. Họ chỉ chịu đi nếu như họ bị đánh lừa như đă ghi trong lệnh hành quân. Nhưng hễ bị đánh lừa th́ một khi đụng trận họ sẽ chạy dài như 4 Tiểu đoàn ĐPQ trong ṿng 10 ngày trước đó. Do đó chiến thuật tŕ hoăn chiến, đánh cầm chừng trong 3 ngày sẽ khó có thể thực hiện được nếu người điều quân không phải là một sĩ quan xuất sắc về tham mưu cũng như về chỉ huy.
Sau khi cho biết rơ t́nh h́nh, Thiếu tá Hớn kết luận Tiểu đoàn của tôi là một Tiểu đoàn bị đem ra thí trước khi quân Dù khóa được đèo M’Drak. Hy vọng sống sót trở về rất mong manh. Giờ đây tôi có hai lựa chọn: một là điều động Tiểu đoàn sao cho có vẻ là một cuộc hành quân thám sát trong khi cố gắng tránh chạm địch nhưng vẫn bám địa bàn để gọi Pháo Binh và Phi cơ. Hai là đi tạt về một phía an toàn chứ không bắt buộc phải dàn đội h́nh trước khu vực đồi 519, và sẽ chạy dài về phía sau một khi bị pháo hay bị tấn công.
“Mày có quyền làm theo lương tâm của chính mày; một bên là trách nhiệm đối với đất nước, một bên là mạng sống của mày và của anh em binh sĩ trong tiểu đoàn”. Thiếu tá Hớn đă nói câu kết thúc với tôi như vậy.
Tôi hỏi lại Thiếu tá Hớn là ở trên không c̣n cách nào khác nữa sao? Thiếu tá Hớn cho biết là đă hết cách v́ hiện thời không c̣n quân (BCH/Tiểu khu Khánh Ḥa và BTL/ Quân đoàn 2). Sau hai phút cân nhắc, tôi trả lời Thiếu Tá Hớn là tôi sẽ làm theo những ǵ mà bộ chỉ huy chiến trường mong muốn, mặc dầu như vậy là tôi phải lừa dối binh sĩ trong tiểu đoàn và phải chịu trách nhiệm với gia đ́nh của họ nếu chẳng may họ không trở về.
Thiếu Tá Hớn cảm động bắt tay tôi thật chặt, có lẽ là để cám ơn tôi nhưng cũng có thể là để vĩnh biệt bởi v́ ông biết chúng tôi khó trở về; sau đó ông cho tôi những đặc lệnh Truyền Tin đặc biệt để liên lạc riêng với ông cũng như với sĩ quan “quan sát viên điều không tiền tuyến” của Tiểu khu Khánh Ḥa. Ông cũng chỉ cho tôi các hướng có thể chạy về vùng an toàn nếu may mắn c̣n sống sót.
Việc tôi trở lại Khánh Ḥa để đánh trận Khánh Dương như là đă có duyên tiền định: Gặp lại và làm việc với những sĩ quan bạn bè cũ tại Khánh Ḥa không phải là duyên kỳ lạ duy nhất, Đại úy Tiểu đoàn Phó Nguyễn Văn Thắng mới đổi về Tiểu đoàn 2 tháng nay nguyên là ông Liên đội Phó Địa Phương Quân của tôi khi tôi mới từ LLĐB chuyển qua ĐPQ cách đây 4 năm.
C̣n Đại đội Trưởng Đại đội 3 của Tiểu đoàn là Đại úy Ngô Đ́nh Lư, nguyên Đại đội Trưởng Đại đội Biệt kích 554 thuộc Trại Trung Dũng, Thành, Nha Trang. Lúc tôi mới ra trường về làm “Sĩ quan cố vấn” cho Đại đội 554 th́ Lư là một đại đội trưởng dân sự chiến đấu, không có cấp bậc. Trong Tiểu đoàn c̣n có Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Ḥa, đại đội phó Đại đội chỉ huy, nguyên cũng là Trung đội Trưởng Trung đội Thám Sát 72 của Trại Biệt kích Trung Dũng, thuở đó Ḥa cũng không có cấp bậc.
Đại đội Trưởng Đại đội 1 của Tiểu đoàn là Đại úy Nguyễn Văn Mới cũng là sĩ quan LLĐB cùng chuyển qua Địa Phương Quân cùng một lượt với tôi vào năm 1971. C̣n Đại đội Trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn là Trung úy Lê Bá Luyện, trước đó 2 tháng là Trưởng ban Hành quân của Chi khu Khánh Dương, quen biết với tôi khi tôi c̣n làm việc tại Pḥng hành quân Tiểu khu Khánh Ḥa. Do đó Trung úy Luyện rất rành địa thế Khánh Dương và quen với cách làm việc của từng người trong BCH Chi Khu.
Chính v́ quen biết thân t́nh với hầu hết các vị sĩ quan chỉ huy trong Tiểu đoàn cho nên tôi biết tính ư từng người và ngược lại họ cũng tin tưởng nơi khả năng của tôi mà họ đă biết từ trước. Riêng ông Tiểu đoàn trưởng Thiếu Tá Nguyễn Duy Hoàng th́ yên tâm giao khoán mọi việc cho tôi với ông Tiểu đoàn Phó.
Có lẽ đây là lần đầu tiên ông ra trận, trước đó ông chỉ phục vụ trong các Trung tâm Huấn luyện. Ông cũng mới đổi về Tiểu đoàn cách đây 2 tháng để thay thế Đại úy Bùi Hữu Kiệt (Khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt) đă tử trận tại B́nh Định trong thời gian chúng tôi tăng phái cho Chi Khu Tam Quan 4 tháng trước đó. Nhờ vậy mà tôi mới có thể thi hành chính xác yêu cầu thực sự của Bộ chỉ huy hành quân mà ngay cả các vị sĩ quan chỉ huy trong tiểu đoàn cũng không hay biết”.
Các sĩ quan trong Tiểu đoàn đặt hết tin tưởng nơi tôi qua thời gian 2 tháng tôi giữ chức vụ Trưởng ban Hành quân Tiểu đoàn tại chiến trường B́nh Định, nhất là trong khoảng thời gian Tiểu đoàn trưởng Bùi Hữu Kiệt tử trận mà không có Tiểu đoàn phó. Riêng đối với trận địa Khánh Dương th́ tôi là người rành địa h́nh nhất và quen với lối làm việc của những người trong Bộ chỉ huy Hành quân Tiếu khu Khánh Ḥa.
Trong khi đó người Chỉ huy trực tiếp tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương là Đại Tá Tiểu khu Trưởng Lư Bá Phẩm và Trung Tá Tham mưu Trưởng Ngô Quư Hùng cũng ra lệnh cho tôi trên máy như là với một người đàn em thân thiết, không phải như một đơn vị tăng phái.
Cũng v́ sự tin tưởng chân thành của những sĩ quan bạn bè trong tiểu đoàn mà lương tâm tôi bị đè nặng bởi mặc cảm tội lỗi là ḿnh đang lừa dối họ.
Sau 1 ngày nghỉ ngơi lấy sức, 8 giờ sáng ngày 16-3 chúng tôi xuất phát từ Buôn M’Dung tiến về phía đồi 519. Khoảng một tiếng sau tôi nhận được lời nhắn của Thiếu Tá Hớn hăy sang tần số đặc biệt giữa hai chúng tôi. Sau khi sang tần số đặc biệt ông chuyển cho tôi một câu nhắn tin được ngụy hóa bằng “khóa đối chứng” (Bảng mă của ngành Truyền Tin).
Sau khi người lính mang máy cho tôi biết nguyên văn lời nhắn là “ Quân số địch là 3X”, người lính đó hỏi tôi 3X là bao nhiêu? Tôi trả lời ngay là 1 Trung đoàn (do tôi bị ám ảnh bởi lời của Thiếu Tá Hớn trước đó quân số địch là 1 trung đoàn). Tuy nhiên đi thêm được vài bước th́ người tôi chợt lạnh toát, mồ hôi vả ra; bởi v́ tôi sực nhớ lại 3X là một quân đoàn (3 sư đoàn Bộ binh, 1 sư đoàn pháo, 1 sư đoàn tăng).
Tôi mất hồn, không phải v́ tính mạng mỏng manh của chúng tôi, mà v́ tương lai hiểm nghèo của đất nước. Địch đă tập trung tại BMT một quân đoàn th́ dĩ nhiên địch quân sẽ không dừng tại đây, chắc chắn họ sẽ tràn xuống Khánh Ḥa! Làm sao mà Tiểu đoàn của tôi có thề cản nổi bước tiến của họ trước khi quân Dù khóa đèo M’Drak?
(Chúng tôi chỉ có 377 người, trong khi địch quân có khoảng 40.000 người).
Lúc đó là 9 giờ sáng nhưng tôi có cảm tưởng như là trời đang hoàng hôn, cảnh vật mờ ảo như trong một giấc mơ. Nh́n loáng thoáng bóng những người lính lặng lẽ tiến bên cạnh ḷng tôi tê điếng v́ thương xót, chỉ một ḿnh tôi biết chắc là họ sẽ không thể trở về”.
Bùi Anh Trinh
Chú thích của người viết
Trưởng ban hành quân của Tiểu đoàn 231 ĐPQ chính là tôi, Trung Úy Bùi Anh Trinh. Diễn tiến của trận đánh sẽ được kể trong các bài kế tiếp. Lúc ra đi chúng tôi có 377 người. Và khi về c̣n có 72 người.
Thiếu Tá Tiểu đoàn Trưởng Nguyễn Duy Hoàng, Đại úy Đại đội Trưởng ĐĐ chỉ huy Lương Văn Thông và tôi hiện đang sinh sống tại Little Saigon, Cali. Thiếu Tá Nguyễn Xuân Hớn đang sinh sống tại Boston USA. Trung Tá Ngô Quư Hùng hiện đang sinh sống tại VN, ông từ chối đi Mỹ mặc dầu ông trải qua 13 năm trong trại tù.
Riêng đối với Châu Xuân Nguyễn,
Có lẽ tôi sẽ không đưa bài viết này lên Net nếu không có những lời chia sẻ chân t́nh của Châu. Nh́n lại suốt cuộc đời binh nghiệp của ḿnh, tôi tự thấy ḿnh đủ tư cách đại diện cho những người lính VNCH để nói chuyện với những người như Châu mà không hề hổ thẹn: Tháng 4 năm 1975 chúng tôi đă làm xong bổn phận, chẳng qua là chúng tôi không chết.
Khi quyết định khoác vào người chiếc áo lính th́ chúng tôi đă chấp nhận điều tệ hại nhất, đó là cái chết. Khi mà Châu và các bạn đang đùa chơi trên sân trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức th́ có biết ở dưới băi tập nh́n lên chúng tôi đă nghĩ ǵ hay không? Chúng tôi nghĩ: “Ngày này sang năm không biết ḿnh có c̣n sống để nh́n những h́nh ảnh đẹp như thế này hay không?”.
Bất hạnh là chúng tôi không chết, nhưng những h́nh ảnh đẹp cũng không c̣n. Cho nên chỉ có chúng tôi mới có quyền đại diện cho VNCH, có quyền phê phán những người lính VNCH. Chúng tôi đi giết người là v́ cái ǵ; chúng tôi đă làm đúng hay sai th́ tự chúng tôi biết; chúng tôi đă làm tṛn bổn phận đối với đất nước hay chưa th́ tự chúng tôi biết.
Năm 1975 tôi bước chân vào trại tù để trả giá cho việc làm của ḿnh ngày trước nhưng tôi không hề ân hận hay hối tiếc. Rất nhiều người trong bọn họ đă ngă chết dưới tay tôi cho nên tôi tự nghĩ nếu như giờ đây họ bắt ḿnh phải chết th́ cũng c̣n lời chán. Trong bản kê khai với họ tôi tự nhận ḿnh đă “giết hại” 35 người của họ. Cho nên giờ đây nếu tôi có chết 35 lần th́ chỉ mới “huề”; c̣n như chết 1 lần th́ chính bản thân người làm lính đă cam nhận kể từ khi quyết định cầm lấy khẩu súng.
Sau khi ra khỏi trại tù chúng tôi tự nghĩ là đă trả xong ân oán đối với bọn họ. Nhưng những ǵ mà chúng tôi chứng kiến ở ngoài khiến chúng tôi biết rằng ân oán giữa bọn họ với dân tộc Việt Nam chỉ là mới bắt đầu. Đến lúc này chúng tôi mới thực sự ân hận; trước kia chúng tôi đă đối xử với họ quá nhân đạo, và cái nhân đạo đó đă trở thành quá tai hại!
Lâu nay chúng tôi im lặng bởi v́ không c̣n ǵ để nói, chúng tôi không muốn thanh minh hay bào chữa. Chúng tôi tự thấy hổ thẹn đối với cái chết của 250 ngàn người anh em của chúng tôi và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ; chúng tôi đành để cho h́nh ảnh người lính VNCH và người lính Hoa Kỳ mờ dần theo thời gian.
Nhưng v́ thấy chúng tôi im lặng cho nên hiện nay người ta đang muốn bôi xấu chúng tôi để âm mưu biến “bên thắng cuộc” trở thành “bên chính nghĩa”. Do đó chúng tôi buộc ḷng phải lên tiếng, không phải để "khơi lại hận thù", nhưng mà để bảo vệ thanh danh của 250 ngàn chiến hữu VNCH và 58 ngàn chiến hữu Hoa Kỳ đă nằm lại tại chiến trường Việt Nam.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 7 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Những chi tiết trong bài này được tóm tắt theo kư ức của các quân nhân thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù (*) nhằm vẽ lại một góc độ nhỏ nhoi của chung cuộc đau thương bức tử mà những người lính LĐ81/BCND nói riêng, và của toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung đă phải gánh chịu vào những ngày tháng Tư năm 1975 và những năm sau đó…
Suốt năm 1974 cho đến ngày 30/4/75, Liên Đoàn 81/BCND tăng phái cho Quân Đoàn III để hoạt động trong các chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu D, và các vùng rừng núi thuộc các tỉnh Tây Ninh, B́nh Dương, B́nh Long, Phước Long, B́nh Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, và Biên Ḥa.
Nhiệm vụ của Liên Đoàn 81 là thả các toán thám sát vào hoạt động những nơi mà những đơn vị khác ít khi hành quân vào v́ lực lượng địch quá đông, v́ điạ thế hiểm trở, v́ ngoài tầm hoạt động của pháo binh, v́ xa nơi hoạt động của các đơn vị bạn, v.v. Các toán thám sát có cái lợi điểm là quân số ít (mỗi toán chỉ có 6 người), dễ dàng lẫn tránh khi gặp địch, dễ dàng thoát hiểm khi bị địch truy kích v́ đă được huấn luyện kỹ về mưu sinh thoát hiểm. Nhiệm vụ các toán là thu lượm tin tức hoạt động của địch để báo cáo lên cấp trên, tùy theo mục tiêu, các toán có thể tổ chức đột kích, phục kích bắt tù binh khai thác tin tức. Có những mục tiêu ngoài khả năng của toán và theo yêu cầu của Quân Đoàn, Liên Đoàn 81 thỉnh thoảng cũng mở những cuộc đột kích vào hậu tuyến địch như trận phục kích tiêu diệt đoàn xe tiếp tế của địch ở thung lũng Ashau thuộc tỉnh Thừa Thiên năm 1968 và ở vùng tam biên (biên giới Việt, Miên, Lào) thuộc tỉnh Kontum năm 1972. Ngoài nhiệm vụ phục kích, đột kích nói trên, tùy theo t́nh h́nh Liên Đoàn 81 c̣n có thể tập trung lại để hành quân phối hợp với các đơn vị khác như ở tại thành phố An Lộc năm 72, Quảng Trị năm 73, và Phước Long năm 75.
LĐ81/BCND trong trận Phước Long
Ngày 3 tháng 1 năm 75, Liên Đoàn 81 được lệnh tăng viện cho tỉnh lỵ Phước Long, trung tá Vũ xuân Thông và thiếu tá Nguyễn Sơn chỉ huy 300 quân chuẩn bị nhảy vào Phước Long. Cuộc đổ quân được chia ra làm hai đợt, nhưng ngày hôm đó không thực hiện được v́ phi trường Biên Ḥa bị pháo kích khá nặng, một số trực thăng bị hư hại, một số phi công có nhà ở ngoài không vào phi trường sớm được. Giờ xuất quân ấn định là 9 giờ sáng nhưng măi đến chiều, số trực thăng tập trung ở phi trường Long B́nh để đưa BCD nhẩy vào chiến trận Phước Long mới đủ túc số ấn định. Đúng 2 giờ chiều, 30 trực thăng cùng cất cánh. Sau một giờ bay, chiến trận Phước Long hiện ra trước mắt vị CHT/LĐ81. Đỉnh núi Bà Rá đă lọt vào tay Việt Cộng. Từ đó, pháo địch rót vào quân ta không một viên nào ra ngoài mục tiêu, tất cả thành phố như ch́m trong biển lửa. Có thể thả BCD xuống được nhưng sao giờ đổ quân đó, các phi tuần oanh tạc vẫn chưa thấy xuất hiện để làm tê liệt địch quân ở núi Bà Rá? Qua hai ṿng bay ngoài thành phố Phước Long để tránh cao xạ pḥng không, vẫn không thấy phi tuần đến, lại thêm trời chiều Phước Long với khói súng mù mịt khắp thành phố, với núi rừng âm u bao quanh Phước Long, màn đêm kéo đến những nơi này sớm hơn ở đồng bằng. Nếu thả BCD xuống vào khoảng 3 giờ 30 chiều th́ với khoảng cách từ sân bay Long B́nh đến Phước Long là gần 100 cây số, sớm nhất là phải 5 giờ 30 chiều đợt đổ quân thứ hai mới đến kịp. Giờ đó, màn đêm đă hoàn toàn phủ kín Phước Long, trực thăng và phi cơ oanh kích đành bó tay, chắc chắn anh em BCD đă thả xuống đợt đầu không thể nào đương đầu với làn sóng người “sinh Bắc tử Nam” được. Không thể hy sinh BCD ngu xuẩn như thế, CHT/LĐ81 quyết định không thả quân BCD và sẵn sàng lănh nhận trách nhiệm và mọi hậu quả.
Ngày 4/1/75, trước 9 giờ đă có đầy đủ số trực thăng như dự định nên 300 quân đă vào được Phước Long với một số tổn thất tương đối. 300 quân nhảy vào một chiến trường mà hết 90% vị trí pḥng thủ đă lọt vào tay địch quân cộng với tinh thần quân trú pḥng quá suy sụp, hàng ngũ chiến đấu không c̣n nguyên vẹn th́ giờ phút khai tử Phước Long chẳng c̣n bao lâu nếu không được tiếp tục đưa thêm quân tăng viện vào. Phần lực lượng c̣n laị của Liên Đoàn 81 đă sẵn sàng để vào tiếp viện nhưng lệnh trên không cho nên ngày 6/1/75, Phước Long đă hoàn toàn lọt vào tay Cộng quân. Liên Đoàn 81 đă xử dụng trực thăng cứu thoát được trên 100 quân ở xung quanh rừng Phước Long, trong số này có 7 quân nhân thuộc đơn vị bạn, số c̣n lại kể như bị chết, bị bắt hay mất tích.
Trớ trêu thay, sau khi Phước Long thất thủ, Không quân đă phải ra ṭa v́ tội “mất Phước Long”, đó là một quyết định bất công. Đúng ra là BTL/QĐIII, BTL/KQ và chính CHT/LĐ81 phải ra ṭa mới đúng. Đúng hơn nữa, người đă quyết định đưa BCD vào “biển lửa” khi đă có ư định bỏ rơi Phước Long mới là kẻ có tội. Khi KĐ43 Chiến Thuật phải ra điều trần trước hội đồng tướng lănh, CHT/LĐ81 đă đến buổi họp, ông xin được phát biểu trước và sau đó vội vă ra về v́ Phước Long mất, bộ chỉ huy BCD chỉ mới cứu ra được trên 100 quân, trong đó có trung tá Vũ Xuân Thông, CHT Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật, thiếu tá Nguyễn Sơn (CHP/BCH/CT), đại úy Trương Việt Lâm (biệt đôi trưởng BĐ 811), và đại úy Lê Đắc Lực (biệt đội trưởng BĐ 814), (những vị này hiện đang ở Hoa Kỳ), c̣n trên 100 BCD khác nữa đang cần có CHT/LĐ81 trên các phi vụ t́m kiếm. Gần 9 năm liên tục lặn lội trên các chiến trường với anh em BCD, CHT/LĐ81 nhận thấy Không Quân, nhất là anh em trực thăng đă thường cùng chết chung với BCD, do đó CHT/LĐ81 đă xin sẵn sàng nhận tội làm mất Phước Long trước ṭa án binh chứ không phải Không Đoàn 43 Chiến thuật.
Xin được trích đăng một đoạn do Không Quân Đào Vũ Anh Hùng đă viết trên đặc san Lư Tưởng của Không Quân liên quan đến “sự kiện Phước Long” :
Đại tá Triệu, xước danh “pilot Thái B́nh” mà Dương Hùng Cường mô tả là “lái máy bay trước khi biết lái xe đạp”, Không Đoàn Trưởng KĐ43 Chiến Thuật yêu cầu tôi đại diện Không Đoàn, làm “luật sư” trong buổi điều trần trước hội đồng tướng lănh. Đại tá Phan Văn Huấn, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù có một thiếu úy tùy viên đi theo, vào pḥng họp sau cùng. Ông xin được nói trước với lời lẽ hiên ngang đầy khí phách :
- “Mất Phước Long, lư do tại sao, quư vị đều biết nhưng không ai nói ra. Phần BCD 81, chúng tôi vào chỗ chết đă đành, bởi nghề nghiệp chúng tôi là chọn chỗ chết để đi vào. Riêng với anh em Không Quân, các phi hành đoàn trực thăng đă làm quá bổn phận của họ, chết lây với chúng tôi thật tội nghiệp. Nay đưa họ ra ṭa là điều tôi cho là vô lư. Nếu có lỗi làm mất Phước Long, tôi nhận lỗi. Xin quư vị ở lại tiếp tục họp và cho tôi biết kết quả. Tôi xin phép ra về v́ c̣n nhiều việc phải làm”.
Đại tá Huấn đứng nghiêm chào và quay ngắt đi ra. Ông đến như một cơn gió và ông đi cũng như cơn gió. Ông xuất hiện chưa đầy năm phút, nói một lời ngắn ngủi nhưng tôi ghi nhớ măi cái giây phút lịch sử và h́nh ảnh đó của ông. Hội đồng tướng lănh ra về, giao việc điều tra cho Đại tá Nguyễn Huy Lợi, Nha Quân Pháp, ở lại làm việc. Tôi đă làm trọn vẹn vai tṛ “luật sư”, biện hộ cho Không Đoàn 43 Chiến Thuật. Ngày di tản, gặp lại Đại tá Nguyễn Huy Lợi trên boong tầu Mỹ, trước đông anh em, ông đă khen tôi không tiếc lời về việc tôi dám nói ra sự thật vụ mất Phước Long.
Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật của LĐ81/BCND tại Bộ Tổng Tham Mưu
Công việc thả các toán thám sát vào sâu trong các vùng hoạt động của Cộng quân để thu thập tin tức vẫn được tiếp tục như trước. Đến ngày 26 tháng 4 năm 75, Liên Đoàn 81 được lệnh đưa một bộ chỉ huy chiến thuật khoảng 1000 quân về tăng cường pḥng thủ bộ Tổng Tham Mưu. Bộ chỉ huy 3 chiến thuật do thiếu tá Phạm châu Tài nhận lănh trách nhiệm này. Thiếu tá Phạm châu Tài đặt bộ chỉ huy ở cao ốc trước cổng bộ Tổng Tham Mưu và chia quân bố trí những điểm trọng yếu xung quanh bộ Tổng Tham Mưu như sân banh quân đội, nghĩa trang Bắc Việt, ngă năm quân khuyển, sân golf, v.v. Riêng việc bố pḥng bên trong hàng rào bộ Tổng Tham Mưu th́ do quân sĩ cơ hữu của bộ Tổng Tham Mưu đảm trách.
Ngày 30 tháng 4 năm 75, Cộng quân từ hướng ngă ba ông Tạ tiến về ngă tư Bảy Hiền th́ bị chận đánh bởi hậu cứ Sư đoàn Nhảy Dù, từ Lăng Cha Cả đến cổng Bộ Tổng Tham Mưu th́ gặp sự chống trả của LĐ81 Biệt Cách Dù và Nha Kỹ Thuật. Lực lượng địch gồm có bộ binh và chiến xa được pháo binh yểm trợ, tuy địch đông và mạnh như thế nhưng địch vẫn không dập tắt được sức kháng cự của Nhảy Dù, Biệt Cách Dù, và Nha Kỹ Thuật. Mặc dầu lệnh tổng thống Dương văn Minh đă phát đi từ sáng sớm, kêu gọi QLVNCH ngưng chiến và giao nạp vũ khí cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Cuộc điện đàm giữa thiếu tá Phạm châu Tài với chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh và tổng thống Dương văn Minh sau này đă được thiếu tá Phạm châu Tài vắn tắt lại như sau :
9:00 giờ sáng ngày 30-4-75 Bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81 / BCND đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng bộ Tổng Tham Mưu ở Lăng Cha Cả th́ lệnh đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh đă ban ra. Tôi chạy vào văn pḥng trong bộ TTM mà đêm hôm trước tôi đă họp với tướng Vĩnh Lộc, nhưng những người lính cơ hữu gác ở đó cho biết tướng Vĩnh Lộc đă rời Bộ Tổng Tham Mưu từ 6:00 giờ sáng. Tất cả các tướng lănh và các sĩ quan mang cấp bậc đại tá đă họp trong pḥng này với tôi vào đêm 29 tháng 4 đều vắng mặt. Tôi bốc điện thoại lên quay số của văn pḥng Phủ Tổng Thống để được đàm thoại với tổng thống Dương văn Minh, tôi hết sức ngạc nhiên khi người trả lời xưng danh là chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh. Tôi nói muốn được nói chuyện với tổng thống Dương văn Minh, tướng Hạnh hỏi lại tôi là ai? Tôi trả lời:
- “Tôi là Th/tá Phạm châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật của Liên Đoàn 81/ Biệt Cách Dù đang đóng quân ở Bộ Tổng Tham Mưu”
Tướng Hạnh đă biết tôi v́ tướng Hạnh cũng có mặt trong buổi họp ở BTTM vào đêm 29/4/75 nên khoảng vài giây đồng hồ sau tướng Hạnh đưa diện thoại cho tổng thống Dương văn Minh. T/t Minh nói :
- Đại tướng Dương văn Minh tôi nghe đây, có chuyện ǵ đó ?
Tôi mới tŕnh bày với T/t Minh:
- “Tôi là chỉ huy trưởng cánh quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với bộ TTM th́ lệnh ngưng chiến đă ban ra và quân của Việt Cộng vẫn c̣n đang tiến về thủ đô. Tôi vào trong bộ Tổng Tham Mưu th́ không c̣n một tướng lănh nào ở đây, họ đă bỏ chạy hết do đó tôi muốn nói chuyện với tổng thống để xin quyết định” - T/t Minh trả lời rằng :
- Các em chuẩn bị bàn giao đi.
- Có phải là đầu hàng không ? - Tôi hỏi lại.
- Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của Việt Cộng đang tiến vào dinh Độc Lập. - T/t Minh trả lời.
Tôi mới nói rằng:
- “Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến về dinh Độc Lập th́ chúng tôi sẽ đến cứu tổng thống, nếu tổng thống ra lệnh đầu hàng th́ tổng thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không?”.
T/t Minh trả lời:
- “Tuỳ ư các anh em” xong cúp máy….
Mặc dù đă có lệnh đầu hàng của tổng thống Dương văn Minh nhưng sự chiến đấu của nhiều đơn vị thuộc QLVNCH vẫn tiếp tục. Diễn tiến của bộ chỉ huy 3 chiến thuật thuộc LĐ81/BCND kể từ ngày 29/4/75 được đúc kết như sau :
12:30 giờ trưa ngày 29/4/75, trung đội 1 do th/úy Nguyễn công Danh thuộc biệt đội 819 đă giải vây và bảo vệ 2 chuyến xe buưt đang bị cướp có vơ trang uy hiếp tại cổng phi trường Tân Sơn Nhất. Sau khi ổn định t́nh h́nh trung đội 1 đă hộ tống 2 chuyến xe này vào phi trường. Hành khách lên phi cơ, và phi cơ cất cánh lúc 2:45 phút chiều. Đây cũng là chuyến phi cơ cuối cùng cất cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất vào thời điểm đó. Sau đó trung đội 1 trở về phối trí với biệt đội 819 do Đại úy Trương việt Lâm chỉ huy đang rải quân ở trường Sinh Ngữ Quân Đội và Lục Quân Công Xưởng. Đại úy Lâm đă cho các quân nhân biết xử dụng thiết giáp M113 lái 3 thiết giáp M113 c̣n mới tinh chạy ra khỏi công xưởng để lập tuyến pḥng thủ bên ngoài.
Trong đêm 29/4/75 Đại úy Nguyễn Hiền nhận lệnh chỉ huy đoàn quân xa chuyên chở những quân dụng nặng, và tải thương binh của LĐ81/BCND từ Biên Hoà trở về trại hậu cứ của LĐ81/BCND là trại Bắc Tiến ở Trung Chánh. Lúc 3 giờ sáng ngày 30/4/75. Khi đoàn quân xa đến cầu B́nh Phước th́ Địa Phương Quân gác đầu cầu cho biết trại Bắc Tiến và các cơ sở quân sự trong vùng đó đă bị VC chiếm đóng. Đ/úy Hiền liền cho đoàn quân xa đổi hướng tiến đến cầu B́nh Triệu và t́m đường về bộ Tổng Tham Mưu để sát nhập lại với bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81/BCND đang cố thủ tại đó. Đ/úy Hiền bắt tay liên lạc với BCH/3/CT của LĐ81/BCND lúc 5:30 sáng.
Cùng ngày 30/4/75 lúc 2 giờ sáng, trận chiến tại cổng phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu vẫn tiếp tục giữa VC và các đơn vị của LĐ81/BCND. Các chốt của LĐ81/BCND phía sau cổng bộ Tổng Tham Mưu đă dùng lựu đạn mini để ngăn chặn các toán đặc công của Việt Cộng đang t́m cách đột nhập. Lựu đạn và chất nổ được xử dụng tối đa, sau 1 giờ rưỡi giao tranh VC không tiến được đành rút lui khỏi cổng sau của Bộ Tổng Tham Mưu.
Đến 6 giờ sáng, 5 chiến xa T54 và đoàn quân tùng thiết của VC trên đường tiến vào Sài G̣n đă bị lực lượng của Sư Đoàn Nhẩy Dù và Liên Đoàn 81/BCND chận đánh trước cổng phi trường Tân Sơn Nhất, 4 chiến xa của VC bị phá huỷ, chiếc sau cùng quay trở lại chạy thoát.
Các biệt đội của LĐ81/BCND trấn thủ trước cổng bộ TTM là biệt đội 817 do trung úy Lê văn Lợi chỉ huy, và biệt đội 818 do đại úy Nguyễn Ánh chỉ huy.
7 giờ sáng một đoàn chiến xa khác của Việt Cộng hướng vào cổng chính bộ Tổng Tham Mưu… Một toán của LĐ81/BCND pḥng thủ trên cao ốc đă dùng M72 bắn cháy chiếc đầu tiên, chiếc thứ 2 đă dùng súng đại pháo trên pháo tháp bắn vào cao ốc làm tê liệt tuyến pḥng thủ đó, nhưng chiến xa này cũng bị bắn cháy trước cổng bộ Tổng Tham Mưu do quân nhân thuộc biệt đội 817 của trung úy Lê văn Lợi.
Sau 10 giờ sáng, VC đă tràn ngập vào phi trường Tân Sơn Nhất, có một xe Toyota Corona dân sự chạy đến cổng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị quân nhân LĐ81/BCND chận lại không cho vào. Trên xe có hai người đàn ông, một người tên Quân mặc quân phục của Quân Vận mang cấp bậc thiếu tá, người kia mặc thường phục xưng là nhà báo muốn vào bộ TTM để treo cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đại úy Nguyễn Hiền đă cho binh sĩ tịch thu cờ và bắt giữ 2 nhân vật đó. Sau khi hỏi cung được biết họ chỉ là thành phần đón gió trở cờ nên BCH 3 chiến thuật đă thả 2 người đó trước cổng bộ TTM.
10:30 sáng, đại úy Nguyễn hữu Hưng chỉ huy phó bộ chỉ huy 3 chiến thuật của LĐ81/BCND và đại úy Nguyễn Hiền đi đến quyết định rút đơn vị khỏi bộ TTM, trở về Biên-Hoà để tái hợp với bộ chỉ huy hành quân của LĐ81/BCND. Trên đoàn quân xa gồm những quân nhân của tất cả các đơn vị c̣n muốn chiến đấu, trong đoàn quân xa này được tăng cường thêm 8 chiếc thiết giáp M41 và M113 từ phi trường Tân Sơn Nhất về phối hợp. Nhưng khi đoàn xe đang di chuyển trên đường Vơ di Nguy, Phú Nhuận th́ bị VC phục kích, chiếc quân xa đầu tiên bị bắn cháy, đoàn xe bị nghẹt lại, đại úy Hưng cho lệnh anh em bỏ đoàn quân xa và t́m đường thoát thân để tránh sự trả thù.
1 giờ trưa ngày 30/4/75. Riêng biệt đội 819 của đại úy Trương việt Lâm sau khi tập họp được quân nhân của biệt đội, các anh em đă chất vũ khí, đạn được từ Lục quân công xưởng lên 2 xe GMC bít bùng để chạy về Biên Hoà hy vọng kết hợp với bộ chỉ huy Liên Đoàn 81/BCND tại đó. Nhưng khi 2 chiếc quân xa này chạy đến ngă 5 Hạnh Thông Tây bị Việt Cộng chặn lại. Dân chúng bên đường bu quanh 2 chiếc GMC kêu gọi anh em biệt đội 819 bỏ súng, họ nói: “Hết chiến tranh rồi, các anh buông súng đi, Biệt Cách Dù buông súng đi…” - Biệt đội 819/LĐ81/BCND đă giao nạp vũ khí tại ngă 5 Hạnh Thông Tây lúc 2:15’ chiều 30/4/1975. Anh em biệt đội 819/ LĐ81 / BCND chia tay nhau tại đó.
Bộ chỉ huy Liên Đoàn 81/BCND và 2 bộ chỉ huy chiến thuật ở Biên Hoà
Thủ đô VNCH trong giờ phút đó chỉ c̣n 2 điểm kháng cự ở ngă tư Bảy Hiền và Lăng Cha Cả. Chẳng bao lâu sau đó, tiếng súng cả hai nơi không c̣n nổ nữa, anh em rời vũ khí và chia tay nhau mỗi người mỗi ngả!
Bộ chỉ huy 1 chiến thuật do tr/tá Vũ xuân Thông chỉ huy, bộ chỉ huy 2 chiến thuật do th/tá Nguyễn Sơn chỉ huy cùng với bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 do đại tá Phan văn Huấn chỉ huy với quân số vào khoảng 2000 quân nhân đang đóng quân ở phía bắc phi trường Biên Ḥa. Ngày 28 tháng 4/75 lúc 12 giờ trưa, đ/tá Huấn được lệnh tr/tướng Nguyễn văn Toàn gọi về bộ tư lệnh QDIII họp khẩn, nhưng Liên Đoàn 81 không c̣n có trực thăng tăng phái ngày hôm đó và đường xe đến bộ tư lệnh QDIII không c̣n chạy được nên tr/tướng Toàn đă cho trực thăng đến đón đ/tá Huấn về họp. Tr/tướng Toàn chủ tọa buổi họp với các sĩ quan gồm có: đ/tá Lưu Yểm tỉnh trưởng Biên Ḥa, tr/tá Lô tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, đ/tá Phan văn Huấn chỉ huy trưởng Liên Đoàn 81/BCND và chừng 20 sĩ quan của bộ tư lệnh QDIII.
Trong pḥng họp không khí thật căng thẳng và hồi hộp, tr/tướng Toàn nói: “Ngày mai (29/4/75) chúng ta rút khỏi Biên Ḥa để về pḥng thủ tuyến Thủ Đức, các đơn vị tuần tự rút lui, nhưng phải có trật tự không được lộn xộn như ở vùng I và vùng II; Liên Đoàn 81/ BCND là lực lượng đi sau cùng (đoạn hậu) và có nhiệm vụ phá hủy chiếc cầu trên xa lộ Đại Hàn gần phi trường Biên Ḥa”.
Sau khi họp ở QĐIII về, đêm 28/4/75 Liên Đoàn 81/BCND liền di chuyển vào phi trường Biên Ḥa bố trí quân ở đó. Riêng biệt đội 812 do đại úy La-Cao chỉ huy có nhiệm vụ phải giữ an-ninh và kiểm soát lưu thông trên cầu Mới cho đến khi các đơn vị bạn và LĐ81/BCND qua khỏi cầu để tiến về Thủ Đức lập tuyến pḥng thủ. Sáng 29/4/75 đơn vị di chuyển qua cầu xa lộ Đại Hàn, rút khỏi thành phố Biên Ḥa đúng theo lệnh tr/tướng Toàn đă nói (phi trường Biên Ḥa do sư đoàn 3 Không Quân trấn đóng nhưng Không Quân đă rút đi từ mấy ngày trước). Đúng 8 giờ sáng th́ Liên Đoàn 81/BCND qua khỏi cầu Mới và biệt đội 812 cùng toán công-binh của đại úy Hoàng tăng phái cho Liên-Đoàn 81 là đơn vị sau cùng qua cầu và đă hoàn tất nhiệm vụ dùng chất nổ phá chiếc cầu đó. Đơn vị vừa qua khỏi cầu th́ nghe lệnh ông Vũ văn Mẫu, tân thủ tướng VN yêu cầu người Mỹ rút ra khỏi VN trong ṿng 24 tiếng đồng hồ.
Đây là một sự kiện quan trọng diễn ra trong giờ phút hấp hối của miền Nam. Trước t́nh thế đó, Liên Đoàn 81/BCND liền rút thẳng vào rừng C̣ Mi bố trí và t́m cách liên lạc với thượng cấp và các đơn vị bạn để hiểu rơ t́nh h́nh, ngơ hầu chọn lựa đường lối hành quân thích hợp cho Liên Đoàn 81/BCND. Suốt đêm hôm đó, bộ chỉ huy và ban truyền tin của Liên Đoàn 81/BCND đă cố gắng bắt liên lạc với các đơn vị bạn qua các tần số nhưng không có kết quả ! Sáng 30/4/75, Liên Đoàn 81/BCND men theo đường rừng di chuyển dần về hướng Thủ Đức để hy vọng gặp được đơn vị bạn nhưng hoàn toàn tuyệt vọng. Trên đường di chuyển, LĐ81/BCND chỉ thỉnh thoảng bắt gặp quân trang quân dụng của các đơn vị bạn bỏ lại! Khi Liên Đoàn 81/BCND đến gần lăng chú Hỏa (gần núi Châu Thới), đơn vị dừng quân và tung các toán thám sát ra các xa lộ Lái Thiêu, Đại Hàn quan sát t́nh h́nh.
Các toán thám sát báo về bộ chỉ huy LĐ81/BCND quân xa của Việt Cộng đang chạy công khai trên các trục lộ mà không gặp một sự kháng cự nào của đơn vị trách nhiệm trong vùng. Tất cả các nơi như là đều đă ră ngũ hết rồi!
Sau đó Đ/tá Huấn liền họp các cấp chỉ huy và nói:
- “Chúng ta đă cố gắng liên lạc với cấp trên và các đơn vị bạn nhưng tất cả đều vô vọng, bây giờ t́nh h́nh như thế này xin anh em cho biết ư kiến.”
Đại đa số ư kiến anh em đều nói:
- “Một con én không làm nổi mùa xuân, hơn nữa chúng ta không nhận được lệnh ǵ của thượng cấp hết, nếu bây giờ chúng ta vẫn tiếp tục chiến đấu mà không c̣n đơn vị yểm trợ th́ cuối cùng đơn vị ta sẽ bị Việt Cộng tập trung tiêu diệt mà thôi, không c̣n cách nào khác chúng ta phải bắt buộc làm theo lệnh của tổng thống Dương văn Minh.”
Đ/tá Huấn yêu cầu các cấp chỉ huy tập họp anh em xung quanh một ngôi mộ có g̣ mả khá cao. Đứng trên g̣ mả, đ/tá Huấn bùi ngùi nói trước hàng quân:
- “Chúng ta sinh trưởng ở miền Nam, chúng ta có bổn phận phải bảo vệ miền Nam, bây giờ chúng ta thua rồi, chúng ta phải cay đắng tuân lệnh tổng thống Dương văn Minh, giao nạp vũ khí cho Việt Cộng. Thưa anh em, chúng ta là một đơn vị ưu tú của QLVNCH, qua bao nhiêu năm chiến đấu bên nhau, trong giờ phút lịch sử này, chúng ta phải chứng tỏ là một đơn vị có kỷ luật không như những đội quân ô hợp, vậy yêu cầu anh em theo tôi tiến ra xa lộ Đại Hàn, các biệt đội sắp hàng tư và di chuyển về hướng Saig̣n để tiếp xúc với đơn vị Việt Cộng mà bàn giao vũ khí rồi anh em chúng ta giải tán và chia tay nhau; Xin anh em nhớ rằng, anh em không có tội ǵ cả, v́ anh em phải tuân hành theo lệnh của tôi, tôi sẵn sàng nhận tội và tôi sẽ đi đầu, nếu Việt Cộng có bắn th́ họ sẽ bắn tôi trước”.
Trên xa lộ Đại Hàn gần lăng chú Hỏa, quân nhân của Liên Đoàn 81/BCND sắp hàng tư tiến về hướng Saig̣n. Hai bộ chỉ huy chiến thuật và bộ chỉ huy Liên Đoàn 81 quân số gần 2000 quân nhân, đội h́nh hàng tư dài hơn cây số. Đoàn quân yên lặng di chuyển trên xa lộ, không khí thật ngột ngạt khó thở, những người lính súng đạn c̣n trên tay nhưng cái lệnh đầu hàng đă làm cay cay ḷng mắt. Những h́nh ảnh nhạt nhoà của những người dân đứng trước mái nhà tranh nh́n đoàn quân năo nề tiến bước. Khi LĐ81/BCND đang di chuyển trên xa lộ Đại Hàn th́ xe Việt Cộng cũng di chuyển ngược xuôi bên đội h́nh Liên Đoàn 81/BCND, các cán binh Cộng Sản trên xe nh́n Liên Đoàn 81/BCND với nét mặt ṭ ṃ và ngạc nhiên khi thấy quân nhân của LĐ81/BCND trên tay vẫn c̣n mang vũ khí. Khi Liên Đoàn 81/BCND đă di chuyển khá xa th́ có 2 xe từ hướng Saig̣n chạy đến, trên mỗi xe có đặt máy quay phim. Việt Cộng quay phim từ đầu đội h́nh cho đến cuối và ngược lại từ cuối lên đầu đội h́nh, Việt Cộng quay nhiều về toán quân đi đầu gồm nhiều cấp chỉ huy của Liên Đoàn 81/BCND.
Khi Liên Đoàn 81/BCND dừng lại cho anh em nghỉ ngơi th́ đơn vị Việt Cộng đến tiếp xúc và quân nhân Liên Đoàn 81/BCND để vũ khí tại chỗ và giải tán….
Xin viết thêm là khi Liên Đoàn 81/BCND đang di chuyển trên xa lộ th́ thấy rất nhiều thanh niên từ hướng Saig̣n chạy ngược về Biên Ḥa, đầu trần, đi chân không, ḿnh mặc áo quần lót, tay cầm các giấy tờ tùy thân và tiền bạc cá nhân; đ/tá Huấn đi đầu đội h́nh liền kéo một anh chạy gần và hỏi:
- “Các anh chạy đi đâu mà ăn mặc như thế? “
Anh đó liền trả lời:
- “Chúng tôi là lính, Việt Cộng tước vũ khí rồi bắt phải cởi áo quần giày dép và cho về nhà.”
Chính đó là lư do mà khi tiếp xúc giao nạp vũ khí cho Việt Cộng, đ/tá Huấn đă yêu cầu Việt Cộng đừng bắt anh em 81 Biệt Cách Dù làm như thế v́ sợ anh em chạm tự ái v́ bị sỉ nhục mà sẽ không tuân theo lệnh giao nạp vũ khí; Việt Cộng đă đồng ư và cho xe đến chở các sĩ quan về nhà.
Riêng biệt đội 812 do đại úy La-Cao chỉ huy, binh sĩ dưới quyền đă được đ/úy La-Cao chỉ thị:
- “Các anh em khi tháo băng đạn ra khỏi súng nhưng nên để lại một viên trong buồng đạn để tránh sự tấn công bất ngờ hoặc trường hợp khi gặp Việt-Cộng nếu bị sỉ nhục quá đáng nếu anh em không dằn ḷng được, anh em có thể xử dụng viên đạn cuối cùng.”
Sau đó có 2 chiếc xe đến chở các sĩ quan về Saig̣n, khi xe chạy đến làng đại học Thủ Đức, đ/tá Huấn yêu cầu xe dừng lại và nói với Việt Cộng:
- “Sĩ quan chúng tôi có nhà ở trong khu này”.
Thật t́nh th́ anh em sĩ quan đâu có nhà ở trong khu sang trọng đó, v́ anh em sĩ quan không muốn cho Việt Cộng biết nhà ở của ḿnh.
Tại nơi đây anh em sĩ quan đă ngậm ngùi chia tay nhau !
Biệt Đội 813/LĐ81/BCND tại Tây Ninh
Giữa tháng 3/75, đại bộ phận Liên Đoàn 81/BCND do Trung Tá Chỉ Huy Phó Nguyễn Văn Lân chỉ huy được điều động lên Tây Ninh để cùng với Sư Đoàn 25 pḥng thủ vùng Tây Bắc Sài G̣n (Tư Lệnh Sư Đoàn 25 lúc đó là Cựu Thiếu Sinh Quân Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá).
Khi Liên Đoàn 81/BCND đến Tây Ninh, Căn Cứ Hành Quân đóng tại Xóm Chàm và Biệt Đội 813/BCND là thành phần trừ bị, có nhiệm vụ pḥng thủ ṿng ngoài Căn Cứ Hành Quân. Khoảng một tuần sau, Biệt Đội 813 được điều động lên Trảng Sụp, tiền đồn cực Tây của Tỉnh Tây Ninh để thay thế cho Biệt Đội 816/BCND của Đại Uư Lễ.
Cuối tháng tư, t́nh h́nh Tỉnh Tây Ninh rất căng thẳng, Tr/Tướng Toàn ra lệnh cho Liên Đoàn 81/BCND phải duy tŕ một Biệt Đội ở đó để giữ vững tinh thần quân sĩ tại tỉnh Tây Ninh khi đại bộ phận của LĐ81/BCND về Biên Hoà để nhận lệnh hành quân mới. Biệt Đội 813/BCND do Tr/Úy Lai Đ́nh Hợi chỉ huy nhận lănh trách nhiệm này. Trước khi rời Tây Ninh Tr/Tá Lân giao cho Tr/Úy Hợi một bao thư niêm mật và nói chỉ được mở khi hữu sự.
Lực lượng tại Tây Ninh lúc đó, ngoài các đơn vị cơ hữu của Tỉnh, chỉ c̣n có Trung Đoàn 49 của Sư Đoàn 25, do Trung Tá Khoa làm Trung Đoàn Trưởng và Biệt Đội 813/BCND.
Vài ngày sau, Đại Tá Tài, Tỉnh Trưởng Tỉnh Tây Ninh, ra lệnh đưa Biệt Đội 813 về pḥng thủ dinh Tỉnh Tây Ninh. Vào thời điểm này, nhiều sự kiện xẩy ra như: Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Tổng Thống Hương giao quyền cho Đại Tướng Minh.
Sáng ngày 29/4/75, Tr/Tá Khoa báo cho Tr/Úy Hợi biết: Đă mấy ngày qua, ông mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 25. Biệt Đội 813 cũng mất liên lạc truyền tin với Trung Tâm Hành Quân Liên Đoàn 81/BCND đang đóng ở Suối Máu và cả với hậu cứ tại Ngă Tư Anh Sương. Tr/Tá Khoa cho Tr/Úy Hợi biết thêm là ông đă họp bàn với Đại Tá Tài và một số các đơn vị trưởng của Tỉnh là ông có ư định ngày mai (30/4/75) ông sẽ rút về Sài G̣n, nếu Sài G̣n cũng mất, ông sẽ về Vùng 4 để tiếp tục chiến đấu v́ ông có một số bạn bè ở đó. Tr/Tá Khoa hỏi Tr/Úy Hợi xin giúp ông một điều. Ông nói:
- “Chiều nay, khi Trung Uư đi họp, (chiều nào Đại Tá Tài cũng chủ tọa buổi họp gồm các đơn vị trưởng của Tỉnh, và các đơn vị biệt phái) giữa buổi họp, Trung Uư cho một toán Biệt Cách Dù ập vào pḥng họp dùng súng uy hiếp và ra lệnh cho tôi rút về Sài G̣n.”
Trung úy Hợi nói:
- “Tôi không làm được việc này v́ nếu chưa có lệnh của Đại Tá Huấn th́ tôi sẽ không rút, cho dù Tây Ninh chỉ c̣n mỗi Biệt Đội 813/BCND của tôi”.
Tr/Tá Khoa cố gắng thuyết phục Tr/Úy Hợi cùng rút và giải thích là ḿnh rút để có thể tiếp tục chiến đấu chứ không phải để chạy. Tr/Úy Hợi hẹn sẽ trả lời ông vào buổi chiều.
Trưa ngày 29/4/75, Tr/Úy Hợi họp tất cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan trong Biệt Đội. Sau khi thuật lại cuộc nói chuyện với Tr/Tá Khoa, Tr/Úy Hợi cho các anh em biết, trong lần tiếp tế gần nhất bằng trực thăng, Tr/Úy Hợi có nhận được lá thư tay của Đại Tá Huấn trong đó, ngoài những lời chỉ bảo, c̣n có câu nhắn nhủ ngắn gọn: “Hợi, t́nh h́nh rất nặng, nếu có ǵ, cùng Tử Thủ với Liên Đoàn”. Sau khi bàn luận, tất cả đồng ư rút.
Chiều ngày 29/4/75, Tr/Úy Hợi trả lời Tr/Tá Khoa là sẽ cùng rút với ông, nếu Tr/Tá Khoa cùng đồng ư rút chứ Tr/Úy Hợi không cho lính của Biệt Đội uy hiếp ông (Tr/Tá Khoa đồng ư và do đó đă không có buổi họp chiều hôm đó). Sau đó Tr/Úy Hợi ra lệnh cho Biệt Đội 813/BCND chuẩn bị để ngày mai di chuyển về hậu cứ, đồng thời bảo Trung Uư Phan Anh Tuấn, Biệt Đội Phó vào Quân Y Viện Tỉnh để thông báo với các thương bệnh binh của BCND.
Sáng ngày 30/4/75, Tr/Tá Khoa cho biết lực lượng rút khỏi Tây Ninh chỉ có Trung Đoàn của ông và Biệt Đội 813/BCND (Đại Tá Tài ở lại không đi). Lệnh hành quân như sau: Di chuyển bằng xe về Sài G̣n, nếu bị phục kích, xuống xe đánh bật rồi đi tiếp (lúc đó quốc lộ nhiều đoạn bị cắt). Biệt Đội 813/BCND được phân chia đi cùng với Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 49. Khoảng 7 giờ sáng, tất cả đă lên xe chuẩn bị di chuyển. Đi theo Biệt Đội 813/BCND, ngoài các thương bệnh binh của BCND, c̣n có một người nữa là Trung Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Tỉnh Tây Ninh (không nhớ tên vị Tr/Tá này). Đoàn xe đi được một đoạn, khoảng 8 giờ sáng, th́ bị chặn lại. Tr/Úy Hợi cho quân nhân Biệt Đội xuống xe, tạt sâu vào bên phải quốc lộ, bố trí đợi lệnh. Kiểm điểm lại quân số, Biệt Đội 813 không thiếu một ai, kể cả các thương binh của BCND, ngoài ra c̣n có Tr/Tá Khoa và Tr/Tá Cảnh Sát. Lúc đó, Tr/Úy Hợi mở bao thư mật của Tr/Tá Lân khi ông rời Tây Ninh, trong bao thư có một bản đồ chỉ dẫn các điểm tập trung để đợi triệt xuất khi gặp nạn. Tr/Tá Khoa cho biết Việt Cộng đă chiếm Tỉnh Tây Ninh ngay sau khi đoàn xe rời Tây Ninh. Tr/Tá Khoa và Tr/Úy HợI quyết định di chuyển bộ về Sài G̣n. Để tránh gặp địch, Biệt Đội 813 đi men theo bờ ruộng, xa Quốc Lộ. Tr/Tá Khoa cho biết là ông đă mất liên lạc với Trung Đoàn của ông.
Trưa ngày 30/4/75, trong lúc đang di chuyển, một binh sĩ BCND mở radio đang phát ra: lời kêu gọi đầu hàng của Tổng Thống Dương văn Minh. Sau khi dừng quân bố trí, Tr/Tá Khoa nghĩ Vùng 4 bây giờ vẫn c̣n và ông muốn cùng anh em Biệt Đội 813 về đó. Sau đó đoàn quân 813/BCND lại vững tay súng tiến bước lên đường mặc bỏ sau lưng lời kêu gọi đầu hàng của Tổng Thống Minh.
4 giờ chiều ngày 30/4/75, Tr/Úy Hợi họp tất cả các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan để hỏi ư kiến. Tất cả đều đồng ư để súng tại bờ ruộng ấp Bầu Nâu và đi ra quốc lộ.
Ngày 1/5/75, các anh em trong Biệt Đội 813/BCND vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh theo lệnh Tiểu Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng, Biệt Đội Phó Tuấn và
Biệt Đội Trưởng Lai Đ́nh Hợi.
Khoảng 9 giờ tối ngày 1/5/75, Biệt Đội 813 và các anh em thuộc Sư Đoàn 25 được lệnh tập họp để nghe “Chính Sách Khoan Hồng Của Cách Mạng”. Trước khi chấm dứt, một Cán Binh nói: “Tất cả các Sĩ Quan ở lại, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ được ra về”. Tr/Úy Hợi nói nhỏ : “Tất cả đi hết, không ai ở lại.”. Khoảng 10 giờ đêm ngày 1/5/75, tất cả Biệt Đội 813/BCND kéo nhau ra quốc lộ, đi bộ suốt đêm về G̣ Dầu để đón xe đ̣ về Sài G̣n. Đoàn xe đ̣ chở Biệt Đội 813/BCND về đến Ngă Tư An Sương vào khoảng trưa ngày 2/5/75 và anh em Biệt Đội 813/LĐ81BCND chia tay nhau tại đó.
Số phận của 6 toán thám sát của LĐ81/BCND trong chiến khu D
Riêng về 6 toán thám sát được trực thăng thả sâu trong mật khu VC đă hoàn toàn mất liên lạc. Hệ thống vô tuyến liên lạc của toán bằng máy PRC25, UHF-1 phải qua các trạm chuyển tiếp (Radio Relay Station) bằng phi cơ L-19 hoặc các đài tiếp vận truyền tin ở các núi cao. Nhưng sau ngày 29/4/75 các toán này không liên lạc bằng truyền tin với bộ chỉ huy LĐ81/BCND được nữa, v́ những đài yểm trợ tiếp vận truyền tin đă không c̣n. Các toán thám sát chưa biết lệnh buông súng của T/t Dương văn Minh ngày 30/4/75. Mười tám anh em của 3 toán liên lạc truyền tin được với nhau, lương khô 5 ngày đă cạn, họ đă phải nhịn đói, mưu sinh thoát hiểm, lặn lội từ rừng sâu, khi về đến một làng ở quận Tân Uyên cạnh sông Đồng Nai gần thác Trị An (đồn Đại An ngày xưa). Họ đă quá đói nên men vào làng để xin ăn và thăm hỏi sự t́nh. Ba toán thám sát này đă bị Việt Cộng bao vây, nên anh em đành buông súng vào ngày 5/5/1975. Mười tám anh em bị Việt Cộng giam, bỏ đói, sau đó bắn hết rồi thả trôi sông. Những xác của anh em thám sát thả trôi sông, sau bị śnh thối nên Việt Cộng bắt dân vớt lên chôn dọc theo bờ sông Đồng Nai, c̣n 8 xác anh em khác đă chôn tập thể trong một cái giếng bỏ hoang. Theo dân làng cho biết th́ có một anh chưa chết, được hai vợ chồng già trong làng đem dấu và cứu sống. Anh này tên là Đức. Hàng năm mỗi khi Tết đến anh Đức đều trở lại để đền đáp và tạ ơn cứu tử của ân nhân. Nhưng từ năm 1995 hai ông bà cụ đó đă qua đời nên anh Đức không c̣n đến nữa. Một toán viên khác tên Nguyễn văn Một, khi dân làng chôn cất th́ có giữ được một cuốn nhật kư nhưng nay cuốn nhật kư đó cũng đă thất lạc. Mặc dầu Liên Đoàn 81/BCND đă cố gắng t́m kiếm để mua lại nhưng không được. C̣n phần mộ anh Tuấn là sĩ quan toán trưởng đă được gia đ́nh đến bốc cốt từ năm 93.
C̣n toán của chuẩn úy Lê Xuân Hiền trở về ngày 7/5/75 và toán của thiếu úy Nguyễn Minh trở về ngày 15/5/75 cũng tại vùng Đại An nhưng không bị Việt Cộng xử bắn nữa. Anh Lê xuân Hiền và Nguyễn Minh nay đă được định cư ở Hoa Kỳ.
Theo dư luận địa phương cho biết sở dĩ hai toán này không bị VC giết chết v́ dân chúng bàn tán sôi nổi về sự dă man của Việt Cộng đă ngược đăi và tàn sát 3 toán trước.
Toán trưởng Lê Xuân Hiền cho biết sau khi bị VC tước bỏ vũ khí ngày 7/5/75, anh bị đưa vào trại tù binh trong rừng B́nh Sơn. Tại đây, toán trưởng Hiền gặp thêm 12 anh em thám sát ở các toán khác. Trong đó toán trưởng Hiền c̣n nhớ tên các anh ch/u Huỳnh sơn Phương, t/s Vơ văn Hiệp, Lư Khách, Lê văn Điệp c/u Nguyễn văn Bé, Nguyễn văn Sơn v.v. Trong thời gian bị giam giữ ở đó, các anh đă bị đánh đập tra tấn trả thù nên anh Nguyễn văn Sơn và t/s Vơ văn Hiệp đă chết.
Năm 1995 Gia Đ́nh 81/BCND ở hải ngoại đă cho người về làng Đại An để lập mộ cho những anh em đă đền nợ nước nhưng dân chúng địa phương đă không dám hợp tác. Dân chúng sợ Việt Cộng trả thù v́ việc lập mộ bia cho anh em là trưng bày cái dă tâm vô nhân đạo của Việt-Cộng. Những quân nhân thuộc LĐ81/BCND đă bỏ ḿnh tại làng Đại An vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến chỉ c̣n trong tâm tưởng của những người dân ở đó và chiến hữu c̣n sống sót mà thôi.
Phần Kết
Những anh hùng của LĐ81/BCND đă sa cơ trong thảm cảnh tháng Tư ở Đại An, họ đă nhận lănh những viên đạn oan nghiệt của kẻ thù vào sau cái ngày mà những người c̣n “mê ngủ” đă rêu rao gọi là ngày “hoà b́nh đă đến trên quê hương Việt-Nam!”
GĐ81/BCND
(*) Ghi nhận theo những tâm t́nh, thư từ, bài viết, điện thoại, email và lời kể lại của những chiến hữu đă trực tiếp có những liên hệ ít nhiều trong những ngày giờ lịch sử đau thương của đất nước.
Xin chân thành cảm ơn đại tá Phan văn Huấn, thiếu tá Phạm châu Tài, đại úy Nguyễn Hiền, đại úy La Cao, đại úy Trương việt Lâm, trung úy Lai đ́nh Hợi, thiếu úy Nguyễn công Danh, các sĩ quan toán trưởng Lê xuân Hiền, Nguyễn Minh… và nhiều quân nhân các cấp đă giúp cho bài “Liên Đoàn 81/BCND và những ngày tháng Tư năm 1975″ được thành h́nh, dù rằng thâm tâm quư vị đă không muốn nhắc lại “chuyện đau ḷng”.
ĐQY ghi thêm vài chi tiết :
- Đại tá Bùi đức Tài Tỉnh trưỡng Tây Ninh : Ông nguyên là sỉ quan giáo phái Cao Đài được đồng hóa cấp bậc Trung úy QLVNCH thời T.T Ngô đình Diệm ,sau đó thuyên chuyển lên Kontum thuộc phòng 3 Biệt khu 24 ( lúc đó tại Kontum có 2 Đại đội lính giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo sát nhập QLVNCH ) ,năm 63 ông thăng Đại úy nắm Trưỡng phòng 3 BK 24 ,năm 67 thăng Th/tá làm Tham mưu phó ( ông bố ĐQY là Tham mưu trưỡng và Đại tá Nguyễn văn Phước là Tư lịnh B.K 24 ) ,năm 68 thăng Trung tá thuyên chuyển về Bộ Tư lịnh SĐ 22 BB ở Qui Nhơn ,năm 72 thăng Đại tá Tham mưu trưỡng SĐ 22 BB ,thuyên chuyển về làm Tỉnh trưởng Tây Ninh cuối năm 73 ,giờ chót ông kẹt lại và đi tù ,cuối cùng ông và gia đình cũng định cư tại Mỹ diện H.O .
- Trung úy Lại đình Hợi Biệt đội trưỡng 813 BCD thuộc svsq Vỏ bị Đà Lạt K.25 ,giờ chót đóng tại Tây Ninh và đưa quân về tiếp ứng cho Sài gòn ,nhưng đến ngả tư An Sương thì tan hàng ,sau 30/04/75 không trình diện VC mà cùng người anh là cựu Tr/úy Lại đình Quyền ,chú là Tr/tá Thức nguyên Tham mưu phó SĐ 4 KQ tổ chức vượt biên đường bộ qua ngả Kontum dự trù xuyên qua Lào đến vùng Đông Bắc Thái Lan ,vì thiếu các vật dụng cần thiết như bản đồ ,địa bàn định hướng ,lương thực ...( dùng tạm bản đồ trong sách địa lý Tiểu học ) ,khi vượt qua sông Tonle Kong ( còn trong vùng đất Laos ) tưỡng lầm là sông Mekong ( trên đất Thái Lan ) nên thoải mái nghĩ ngơi rồi bị Pathet Lào bắt !!,giải về lại Việt Nam đi tù đến năm 81 được tha về sau đó định cư tại Mỹ .
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 6 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Thế là ông đă được về nhà. Sáu năm, ba tháng và thêm mấy ngày lẻ tù đày kể từ một buổi chiều tháng sáu năm 1975, các sĩ quan quân đội và công chức của chế độ miền Nam phải ‘tŕnh diện học tập’ theo lệnh của Ủy ban Quân quản.
Con ông chở ông và một người bạn là sĩ quan Thủy quân lục chiến đến trường tiểu học Nguyễn Tri Phương. Đến cổng trường, hai chiếc xe gắn máy dừng lại, ông bước xuống rồi tháo chiếc đồng hồ Seiko Five, vốn được ông mua tại phi trường Tokyo trong chuyến tu nghiệp về từ Mỹ mấy năm trước, khỏi cổ tay rồi đưa cho con. Người con trai lẳng lặng đeo vào tay ḿnh. Thế là trên người ông không c̣n vật ǵ đáng giá ngoài chiếc nhẫn cưới mỏng mảnh làm bằng vàng 18K và chiếc túi vải khoác vai, trong có vài bộ quần áo, ít thức ăn.
Ông nói với người bạn tháo chiếc đồng hồ để con ḿnh đem về hộ giao lại gia đ́nh bạn. Người bạn gạt phăng: “Học mươi hôm rồi về! Chẳng có ǵ đâu!” Chỉ 24 giờ sau, chiếc đồng hồ Omega “Người nhái” đă được cán bộ giữ giùm và không bao giờ trở về với người bạn của ông. Phải! Chẳng có ǵ! Có điều là người bạn của ông phải học đến hơn mười năm chứ chẳng phải mười ngày.
o0o
Cả gia đ́nh mừng rỡ khi thấy ông bước vào. Có tiếng đứa con gái hét lên: “Bố về!” Tiếng hét như một ḍng điện truyền nhanh và những bước chân chạy rầm rầm từ trên sàn gác, từ sau bếp ùa ra pḥng khách.
Ông có một bầy con đông đúc và chúng chen nhau để ôm và hôn ông. Có tiếng mừng reo vui nghẹn ngào ḍng lệ. Ông bồi hồi hôn lên tóc, lên trán hoặc lên má của từng đứa một.
Hai ngh́n ba trăm ngày ông chưa được ôm hôn chúng nó. Bóng h́nh và t́nh thương của chúng nó đến với ông qua những lọ thức ăn, những viên thuốc của những lần ông được vợ ông mang đến khi có dịp “đi thăm nuôi”. Bà chắt chiu từng hạt nếp, hạt gạo, hạt đậu, miếng thịt, thỏi đường, . . . và làm thành thức ăn khô để khi có dịp đi thăm là mang lên cho ông.
Bà đang đứng dựa vào góc tường và nh́n hạnh phúc nở trên từng khuôn mặt thân yêu và lan tỏa trong căn nhà nhỏ cũ kỹ. Ông lơi tay ôm các con và nh́n về phía bà. Có đứa con gỡ chiếc giỏ đệm đan bằng lát khỏi khủy tay ông. Bà nở nụ cười nhẹ, chớp mắt và đôi mắt đỏ hoe lên. Chiếc áo ngắn tay có nền những cánh hoa màu tím nhạt làm nổi bật làn da trắng xanh xao trên cánh tay của bà. Cánh tay gầy và gương mặt xương xương mà ông nhớ hằng đêm.
Ông bước vội đến gần bà, đưa tay đỡ lấy gương mặt bà, hai bàn tay áp vào má, những ngón tay chạm vào đôi tai và những sợi tóc xám bạc phía sau gáy. Ông kéo nhẹ đầu bà cúi thấp xuống và đặt môi hôn nhẹ lên trán, nơi những nếp nhăn xuất hiện nhiều sau ngần ấy đêm xa ông thao thức.
Bà đón nhận nụ hôn rồi nắm hai bàn tay đen đúa, chai sạn và sần sùi của ông trong hai bàn tay gầy và nổi những sợi gân xanh của bà. Bà nói: “Quang! con lên thỉnh chuông để bố con thắp nhang tŕnh báo ông bà. Đứa nào chuẩn bị nước cho bố tắm rồi dọn cơm”.
Trông bà vẫn trầm tĩnh, nhẫn nại và có vẻ thản nhiên nhưng ông biết, có bóng dáng ông trong nhà, nhịp đập trong trái tim bà đă thôi vội vă, sẽ đập nhẹ nhàng và hiền ḥa lại như đă trở về trong sự nương tựa bên ông từ bao nhiêu năm nay.
o0o
Những buổi tiếp bà con lối xóm đến thăm hỏi đă qua. Ông sống rất chân t́nh nên mọi người trong xóm cũng yêu mến ông. Họ dành cho ông sự quư trọng đúng mực v́ khi c̣n là người sĩ quan cấp tá trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH), ông luôn tươi cười, chào hỏi thân ái đến mọi người và cả những người đàn ông láng giềng mà cấp bậc chỉ là hạ sĩ quan.
Dường như không phải ông là người lính ác ôn bị chế độ mới gọi một cách miệt thị là “ngụy”. Dường như không phải ông bị đi học tập cải tạo ngần ấy thời gian. Ông chỉ vừa đi xa khỏi xóm ít ngày và nay trở về. Những ngày bảo con chở đi thăm bạn hữu, họ hàng thân thuộc đă qua. Đa phần bạn trong quân ngũ tương đương cấp bậc với ông th́ vẫn c̣n bị lưu đày trong các trại tù suốt từ Nam ra Bắc, bạn ngoài dân sự th́ sự đổi đời cũng đă khiến cuộc đời họ thay đổi. Người th́ co lại và cố sống lặng lẽ với số tài sản c̣n giữ được. Người th́ thích nghi nhanh với đời sống mới và vẫn ‘làm ăn’ được. Ông không gặp được một số người. Nghe nói có người đă về vùng kinh tế mới; có người đă mang gia đ́nh vượt biên. Và bây giờ, trước mắt ông là những ngày khó khăn chờ đợi.
Chẳng mấy người sống thanh liêm như ông. Thời chiến tranh, bom đạn khắp nơi. Ai cũng sợ chết và ai cũng cố kiếm lợi khi có chút quyền hành. Chiếc ghế ông ngồi tại một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc Pḥng đă khiến bao kẻ thèm thuồng v́ là chiếc ghế gắn đầy những quyền lợi.
Nhưng chỉ ngồi và kiếm chác mà không làm được việc th́ cũng sẽ ra chiến trường hay chí ít th́ cũng về các tỉnh. Ông đă từng rời bỏ chiếc ghế đó v́ bị ganh ghét và nhận một công việc nhàn hạ hơn mà rồi cũng phải quay về nhận lại chỉ sau ba tháng khi người thay ông với nhóm nhân viên tăng cường đông nhiều lần hơn vẫn không thể hoàn thành công việc.
Ngồi trên chiếc ghế được ví như nạm vàng hoặc cẩn kim cương đó, ông lại giúp người khác nhiều hơn và không cần đ̣i hỏi tiền bạc hoặc đổi chác ǵ cả. Ông giúp v́ hoàn cảnh của họ đáng được giúp. Có lẽ sự hay giúp người đă tạo phúc cho ông. Ông chỉ học tập ở phía Nam, trong các trại “cải tạo” ở miền Đông: Suối Máu, Bù Gia Mập, Minh Hưng . . .
Ít nhất đă ba lần, vào lúc nửa đêm, ông đột ngột bị gọi tên và chuẩn bị hành lư để chuyển trại để rồi khi những người khác lần lượt bước lên xe làm chuyến đi trong đêm vô định, c̣n ông lại sót tên ngồi một ḿnh giữa sân và lại quay về lán trong sự mừng rỡ của các bạn. Bạn bè đưa lại cho ông những thứ mà ông khi chuẩn bị đi đă đưa cho họ và th́ thầm: “Ông may mắn đấy! Nghe nói chuyến đó ra Bắc.”
Trong trại, ăn uống cực khổ và thiếu thốn như thế, làm việc nặng nhọc, bị sỉ nhục tinh thần, thương nhớ người thân và tinh thần bị giằng xé bởi những quyết định trong những ngày cuối của cuộc chiến, ông vẫn không bị bệnh tật đe dọa. Nhờ quen ăn uống đạm bạc và điều độ nên ông chịu đựng được những cơn đói triền miên hành hạ. Những cơn đói hoa mắt váng đầu khiến con người ta nếu không đủ nghị lực dễ đánh mất danh dự.
Có lần ông c̣n thoát chết khỏi tai nạn lao động. Những cây to trong rừng phải đốn chặt chỉ bằng sức người và dao rựa và không có sự bảo vệ nào. Những cái chết thảm đến với các sĩ quan VNCH trong thời gian đi cải tạo như là sự phó mặc cho tự nhiên. Cái tàn ác của Cộng sản chính là sự phó mặc mang vẻ tự nhiên đă được sắp đặt. Chết v́ buồn phiền, chết v́ lao lực, chết v́ đói, chết v́ bệnh tật không có thuốc trị, chết v́ thú dữ, v́ lao động không được bảo hộ, . . . Lần ấy cả thân cây to đổ ập xuống về phía ông đứng, mọi người hét lên, ông bỏ chạy. Nhưng lúc ấy v́ quá sợ ông lại chạy trong chiều cây đang đổ xuống. Đột nhiên, ông nhớ lại, dường như có một sức mạnh vô h́nh kéo ông ngă văng sang một bên.
o0o
Ông cố t́m sự tĩnh lặng trong đời sống bằng mỗi buổi sáng cùng vợ đi dạo công viên. Trong làn gió sớm ông nhớ lại quăng thời gian hơn ba mươi năm làm lính. Từ Bắc vào Nam, từ một người lính khinh binh trẻ tuổi đến vị trí người sĩ quan nhiều lần tham dự các cuộc họp liên quan đến vận nước, đời binh nghiệp của ông kết thúc trong cái khóa tay uất hận và cùng bao đồng đội ngồi đếm niềm đau thân phận từng đêm giữa núi rừng rét lạnh. Vợ ông sức ngày càng yếu. Bà như một người đă cố kéo căng hết sức ḿnh để vượt qua những trở ngại và kiệt lực khi hoàn tất. Ông khuyến khích bà đi bộ mỗi sáng cho khỏe và dấu sự lo lắng về cuộc sống vào sự tập trung chăm sóc bà.
Ông cố đi t́m việc để đỡ đần cho con cái. Cuối cùng, một người bạn nhường một phần công việc kế toán cho các tổ hợp gia công trong Chợ Lớn cho ông. Ông phấn khởi đi làm dù thu nhập không nhiều. Ông nhủ thầm: “Thế là tốt lắm rồi.” Công việc giúp ông thoát được cảm giác vô dụng và những giờ ưu tư đè nặng tâm hồn. Cái ư nghĩ là trụ cột cho gia đ́nh luôn thúc dục ông phải bước tới dù con ông nhiều đứa đă trưởng thành. Mười năm qua chúng đă chẳng làm rất tốt đấy sao?
Một buổi sáng như thường lệ, ông và bà đi bộ về. Các con pha trà và gọi quà sáng cho ông ăn. Bát phở vào dạ dày chưa được bao lâu, một cơn đau bụng khủng khiếp đột nhiên bùng phát. Ông bổ nhào người khỏi chiếc ghế salon đang ngồi, xuống nền gạch bông và quằn quại. Các con hoảng hốt chạy đến đỡ ông dậy rồi vội vă đưa ông vào bệnh viện Nguyễn Văn Học. Các bác sĩ đến khám nhưng không biết ông bị bệnh ǵ và ông lại tiếp tục chịu đựng những cơn đau xé người. Ông chợt nghĩ đến cái chết. Phải chăng sau ngần ấy năm bị đày đọa ông phải nhận kết quả sau cùng cho cuộc đời ḿnh trong đớn đau như thế này? Hốt nhiên ông lại nghĩ đến bà và tiếc nuối.
Một đứa cháu biết tin chạy vào bệnh viện. Ông đă nằm trong đau đớn hơn 5 giờ đồng hồ. Bác sĩ vẫn không có sự chữa trị nào. Đứa cháu nói với con ông:” Phải đưa bác xuống bệnh viện Sàig̣n ngay. Để ở đây như thế này thế nào bác cũng chết. Bác sĩ dưới đó toàn là dân ‘quân y’ hồi trước.” Con ông lo ngại “Bác sĩ không cho mang đi.” Thằng cháu quả quyết:” Không cho ḿnh cũng mang. Người nhà của ḿnh ḿnh lo.” Chúng tranh căi với bác sĩ, y tá rồi mang ông xuống bệnh viện Sàig̣n nơi một số bác sĩ của “chế độ trước” c̣n được lưu dụng v́ tài năng.
Ông được cứu sống sau khi mấy ông ‘quân y’ cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử dài 8 tấc. Bác sĩ nói đến chậm một chút là cứu không kịp, nhưng cái bụng của ông sẽ mang vết mổ rất xấu v́ không có đủ chỉ khâu. Trong đêm nằm tại pḥng hồi sức, phía ngoài hành lang mờ tối các con ông thức trắng và cầu nguyện cho cha được b́nh an.
Ông được ra khỏi bệnh viện và về nhà. Ông cần ăn uống kiêng cữ một thời gian. Con ông nói: “Bố đừng lo nghĩ nữa. Lần này đúng là ‘rầu thúi ruột’.” Vết thương đang lành nhưng do không có đủ chỉ khâu, chỗ mổ dần dần bị căng ra và lồi lơm. Đoạn phía dưới rốn lồi ra thành một cục to tướng khiến ông mặc quần khó khăn. Ông tặc lưỡi: “Đành chịu xấu vậy thôi”.
o0o
Ông mang bầy con sang Hoa Kỳ định cư theo diện H.O. dành cho các sĩ quan bị “cải tạo”. Khi đi khám sức khỏe các bác sĩ đă hốt hoảng khi nh́n thấy vết mổ. Họ năn nỉ ông cho họ khâu lại v́ toàn bộ phần nội tạng chỉ c̣n có lớp da mỏng che chở và họ không biết lúc nào th́ vết khâu sẽ rách bung ra và toàn bộ ruột gan của ông sẽ đổ hết ra ngoài. Trong tuần kế tiếp ông đă đến bệnh viện để bác sĩ khâu lại bằng dao laser. Không một giọt máu chảy, vết mổ mảnh như một sợi chỉ vắt trên da và sau khi nằm nghỉ một tiếng ông thư thái ra về.
Vết thương đời đă kết thành sẹo vô h́nh trong tâm hồn hay gồ ghề xấu xí trên thân thể đă là bằng chứng của cuộc đời ông gắn liền với các biến cố của đất nước. Thỉnh thoảng, nh́n vết sẹo dài c̣n lưu trước bụng, ông thầm nhớ những buổi sáng đi bộ cùng vợ. Ông vẫn giữ thói quen ấy mỗi sáng. Một ḿnh. Chỉ một ḿnh lặng lẽ bước trên những con đường vắng và rợp mát. Bà đă không c̣n để cùng ông dạo sáng nữa, v́ một căn bệnh nan y, đă vĩnh viễn yên nghỉ lại với quê hương, trước ngày ông mang con ra đi, đă như niềm đau chôn chặt vào tim khôn nguôi. Dù thời gian có thu nhỏ nó lại mảnh mai như sợi tơ đi nữa, vẫn tồn tại nơi ông đến cuối đời.
Lê Khánh Long
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Lâu nay, tôi tự hứa với ḿnh là sẽ không nói ra những điều không vui đă xảy ra trong đời ḿnh. Tôi giữ im lặng v́ nghĩ rằng, khi nói ra những điều liên quan đến tư cách của một người đang sinh hoạt trong cộng đồng rất dễ gây ngộ nhận, đặc biệt là đối với anh em đồng môn Trường Vơ Bị Đà Lạt. Tuy nhiên, trong đời sống có những chuyện không muốn, nhưng người ta vẫn phải làm, phải nói v́ lợi ích chung.
Trong khi tṛ chuyện với người bạn cùng khóa qua điện thoại, tôi có hỏi về việc Lê Đ́nh Thọ (Khóa 28) lấy tư cách ǵ mà chen vào vấn đề nội bộ Khoá 22 trên internet của vài chiến hữu bên Florida . Luôn miệng tôi cũng kể cho anh bạn nghe về những năm tôi và nhân vật này ở chung một trại tù. V́ với tôi, tên Lê đ́nhThọ đă in sâu vào tiềm thức dù chỉ có 3 năm ở tù chung với anh ta. Câu chuyện xảy ra bắt đầu vào khoảng cuối năm 1976.
Tôi đi tù 9 năm ở trại Gia Trung nằm trên Quốc lộ số 19 Pleiku. Ở đội 3 trong trại K1, tên cán bộ quản giáo thấy tôi có học, viết chữ dễ đọc nên đă chọn tôi làm Thư kư cho đội. Một hôm đội chúng tôi nhận thêm 10 tù nhân mới từ Sài G̣n chuyển đến với tội danh "Vượt biên". Trong số tù này có hai thanh niên tuổi cở 25-27.Số c̣n lại th́ trung niên trở lên.
Khi làm danh sách tôi mới biết hai thanh niên kia một người tên là Phùng công Phước (K.26) và người kia tên Lê đ́nh Thọ (K.28 Vơ Bị Đà Lạt). Tôi rất vui mừng khi biết như vậy và đă giới thiệu với họ tôi Khóa 22. Chúng tôi cảm thấy gần gũi, tự nhiên và thân nhau ngay trong câu chuyện trao đổi những ngày sau đó. Là người đến trại trước, tôi đă chỉ vẽ họ tất cả những kinh nghiệm mà ḿnh đă sống tại Gia Trung. Tôi nói cho họ biết ai xấu, ai tốt trong cái xă hội thu gọn mấy chục người này, để họ biết mà đề pḥng khi giao dịch.
Thấy hai thằng đàn em mới đến xanh xao, thiếu dinh dưỡng nên tôi động ḷng. Nhân dịp mới được bà chị lên thăm nuôi, có đồ ăn ngon, tôi kêu hai thằng lại ăn chung để chia sẽ ngọt bùi với nhau. Hành động này đă trái với nguyên tắc tôi tự đặt ra là: “Không ăn chung với bất kỳ ai”. Nguyên tắc này là kinh nghiệm tôi học được khi chứng kiến cảnh tố khổ nhau chỉ v́ miếng ăn. Hơn nữa , tôi cũng biết cái miệng ḿnh không được kín đáo như thiên hạ, từ khi bị bắt tại cư xá Thanh đa hồi tháng 8/75, tôi đă không khai thật những ǵ mà tôi đă làm trước ngày 30/4/75. Nên tránh không tŕnh diện Học Tập Cải Tạo, nhưng rốt cuộc rồi cũng bị bắt…
Một hôm, thằng cán bộ quản giáo kêu tôi ra “làm việc”. Nó nói với tôi: “Anh làm đội trưởng nhé?”. Tôi hỏi: “Tại sao cán bộ lại muốn thay đội trưởng?”. Nó nói: “Cái anh L. này lười lắm! Không chịu đôn đốc các anh trong đội làm việc.” Tôi hoăng kinh, v́ thằng này khoái ḿnh cho nên mới nói như vậy. Tôi không thích làm đội trưởng, nên từ chối bằng cách nói với nó là bị bệnh sốt rét cứ lên cơn hoài, sức khỏe rất yếu, không thể làm được. Tên cán bộ hỏi: “Thế th́ anh biết trong đội có ai “tốt” và “siêng năng” có thể làm đội trưởng được?". Tôi không ngần ngại trả lời ngay: “Có anh Lê đ́nh Thọ và anh Phùng công Phước là khỏe và tốt. Cán bộ chọn ai cũng được!”
Trong thâm tâm tôi, v́ muốn cho anh em trong đội sống yên ổn và thoải mái, nên đưa “gà nhà” của ḿnh lên th́ c̣n ǵ hay bằng? Như vậy hay hơn là để cho nó chọn phải cái thằng “ác ôn” nào đó, th́ c̣n ǵ đau khổ hơn trong cuộc đời “cải tạo” không ấn định ngày về này?
Cũng nên biết là đội 3 chúng tôi có nhiều người thuộc thành phần trí thức, khoa bảng thuộc loại “chân yếu, tay mềm”. Trong đội có 2 Linh mục,1 Tuyên úy Phật giáo, 2 Giáo sư đại học,1 Bác sỹ,1 Kỷ sư,1 Tỷ phú,1 Chủ tịch hội kư giả miền Nam, các Văn nghệ sĩ, Kư giả nổi danh và một số vượt biên, phản động, sĩ quan không tŕnh diện cải tạo. Đa số họ đă lớn tuổi và không quen lao động chân tay. Mấy thằng cán bộ quản giáo cũng hiểu hoàn cảnh đó, nên đội 3 của chúng tôi gần như được châm chước chút đỉnh nên anh em tù kháo nhau là đội… “Hoàng gia”. Nhưng tất cả đă biến cái vốn là địa ngục thành một thứ “địa ngục nâng cấp” ” chỉ trong ṿng vài tuần, sau khi hai thằng đàn em mà tôi đề nghị lên làm đội trưởng và đội phó. Trong dịp này nại cớ v́ đang bị bệnh sốt rét hành,tôi xin nghỉ làm Thư kư luôn.
Khi Lê đ́nh Thọ lên làm đội trưởng th́ tuần lễ đầu tiên đêm nào đội cũng họp, phê b́nh kiểm điểm, lập kế hoạch, phương án, chỉ tiêu… toàn những danh từ xa lạ. Điều mà trước đó chưa xảy ra. Rồi những tuần lễ kế tiếp là “lao động mệt nghĩ”. Hai người đàn em của tôi luôn luôn “đi sâu, đi sát” mấy ông già kiểm soát từng nhát cuốc để bắt họ lui về cuốc lại nếu thấy c̣n quá cạn. Và từ “chỉ tiêu” từ 150 mét vuông được ông đội trưởng tăng dần lên 200 mét vuông một ngày.
Trên đất đồi núi Cao Nguyên, với sức khỏe của tuổi 30 như tôi mà đă lè lưỡi ra, muốn hộc máu tươi. Th́ thử hỏi những ông Cha, Giáo sư, Nhà văn, Bác sĩ làm sao mà theo kịp? V́ vậy họ phải cuốc dối dối để c̣n theo kịp hàng ngang khỏi bị bơ rơi phía sau. Nhưng những tiểu xảo này đâu có qua mắt được hai tên xuất thân từ một quân trường danh tiếng, nên họ bị bắt phải bắt đầu cuốc lại. Hăy tưởng tượng cái hoạt cảnh này hằng ngày lập đi, lập lại hoài có ai mà chịu cho thấu!?
Những lúc chúng tôi cuốc đất như vậy, th́ mấy tên cán bộ quản giáo ngồi trong cḥi xa xa, chớ chúng có bao giờ ra ngoài nắng để hối thúc tù “lao động tốt” đâu? Nhưng tôi thật không hiểu động cơ nào đă thúc đẩy hai anh chàng đội trưởng và đội phó quá hăng say trong nhiệm vụ cứ thúc bách bắt những người bạn tù của ḿnh phải đi đầu “tiên tiến” như vậy? Mâu thuẫn hơn nữa là tên cán bộ gốc Hà Tỉnh"xuề x̣a" này, trước đây coi chúng tôi cuốc đất, phá rừng, ít khi nó soi mói chúng tôi cuốc sâu hay cuốc cạn, lâu lâu nó chỉ nh́n chúng tôi nói: “Các anh lao động như thế là không đủ ăn đâu nhé!”, rồi bỏ vào trong cḥi ngồi đấu láo với mấy thằng khác. Nó chẳng hề la mắng chúng tôi một tiếng nặng. Cho nên theo tôi biết, chuyện phê b́nh kiểm điểm hàng đêm không phải do thằng cán bộ này vẽ ra. Và chuyện thúc giục cuốc đất cho đạt chỉ tiêu, cuốc đất “có chất lượng” chắc chắn cũng không phải của nó. Nếu có th́ từ lâu nó đă chỉ thị cho chúng tôi làm rồi, đâu đợi cho đến lúc Lê đ́nh Thọ lên làm đội trưởng?
Chúng tôi đă quá mệt mơi, cơ thể ră rời sau mỗi ngày cuốc đất cực khổ. Riêng cá nhân tôi v́ đôi lúc phải cuốc rộng ra hai bên cho hai người bạn tù già yếu nên tinh thần lẫn thể xác quá rũ rượi. Từ đó, tôi cũng không c̣n giao dịch hay nói chuyện với hai tên "khoá đàn em" nữa.
Với cuộc sống ban ngày th́ cuốc đất trối chết, đêm về lại phải ngồi nghe hai tên Thọ và Phước luân phiên nhau “tập ăn nói trước công chúng”. Hai người họ phê b́nh hết người này đến người khác, mà chẳng một ai buồn mở miệng để tự bào chữa cho ḿnh. Không khí trong đội càng ngày càng ngột ngạt, nặng nề thêm. Chúng tôi trở thành một lũ người lầm ĺ,chẳng ai c̣n dám than van với ai bất cứ điều ǵ. Thật kinh khiếp!
Tôi thấy xấu hổ và nhục nhă, hối hận với mấy anh em bạn tù trong đội v́ lỡ giới thiệu hai thằng đàn em cho thằng cán bộ quản giáo. Tôi nh́n họ ngượng ngùng lẫn xấu hổ v́ mấy chữ Vơ Bị Đà Lạt bị hoen ố. Và họ nh́n tôi thông cảm, v́ hiểu tôi trong suốt thời gian sống chung, nên chỉ biết lắc đầu. Có vài người thân kêu tôi ra nói nhỏ: “Nhờ chú khuyên chú Thọ nhẹ nhẹ tay cho anh em một tí. Chúng tôi lớn tuổi cả, làm như thế này chắc không sống để về với gia đ́nh được đâu!”.Tôi biết mọi người đều trông đợi nơi tôi, v́ ai cũng biết hai tên này là Đà Lạt đàn em và cũng thân thiết với tôi trong thời gian qua. Nhưng họ có biết đâu trong ḷng hai thằng đàn em này, tôi đă là kẻ xa lạ với chúng.
Và rồi vào một bữa tối thứ Bảy nọ! Sau khi điểm danh vào pḥng, tôi mở miệng đề nghị với Lê đ́nh Thọ sau hơn một tháng không nói chuyện với hắn: “Sáng mai chủ nhật không lao động, tối nay cho anh em nghĩ ngơi một bữa đi anh Thọ”. Hắn trở mặt với tôi ngay lập tức: “Anh nói ǵ? Anh muốn cản trở không cho tôi sinh hoạt đội hả?” Tôi nổi nóng v́ cái lối nói “chụp mũ” mất dạy hơn bọn công an phường khóm này của hắn. Lúc đó, tôi chỉ muốn cho hắn một cú đấm vào mặt, nhưng giằn được kịp thời và chỉ chưởi vào mặt hắn cho hả cơn tức giận: “Mày là cái thằng phản phúc!”. Thế là hắn lấy giấy bút ra lập biên bản và kêu thằng Phước đội phó làm nhân chứng kư tên vào. Ngay đêm đó, trong biên bản Lê đ́nh Thọ buộc tôi đủ thứ tội với những động từ như: xúi dục, kích động, chống phá, mà tôi không biết hắn học từ cái trường nào kể từ ngày mất nước để chụp lên đầu thằng khóa đàn anh, người đă vô t́nh giới thiệu hắn lên làm đội trưởng chưa đầy 2 tháng.
Sáng thứ hai, Lê đ́nh Thọ lên tŕnh với thằng quản giáo và tôi được kêu lên. Tôi phủ nhận những lời cáo buộc độc ác muốn hăm hại tôi của Lê đ́nh Thọ. Tôi nói với tên cán bộ, tôi chỉ chưởi Lê đ́nh Thọ v́ chuyện ăn uống trước đây chứ đâu liên quan đến chuyện họp hành.Thằng quản giáo biết tôi từ lâu nên cũng tin là như vậy.Câu chuyện ch́m xuồng. Tôi nghĩ, ngày nào thằng quản giáo này c̣n coi đội 3, tôi hy vọng tên Thọ chưa làm ǵ được tôi. Với bản chất hẹp ḥi,nham hiểm, muốn lập công của Lê đ́nh Thọ mà đă bao nhiêu người v́ hắn mà khốn đốn. Hắn đă thi hành triệt để lệnh đă có từ lâu, là "b́nh bầu mức ăn", mà trước đây chúng tôi tránh né tối đa, để tất cả đội đều được hưởng đồng đều 15 kư. Nay th́ ai "tốt" ăn 18kư, ai "xấu" ăn 13.5kư!
Một thời gian sau đó, thằng quản giáo đội chúng tôi được lên chức về làm cán bộ giáo dục ở Trại K.3 cũng thuộc trại Gia Trung. Lê đ́nh Thọ mừng lắm,v́ với tên quản giáo mới hắn nghĩ có thể ra tay trừng phạt đối với những ai tỏ ư chống hắn. Trước tiên, tháng sau đó, mức ăn của tôi xuống c̣n 13.5 kư với lư do là lao đông không đạt năng suất. Kế tiếp trong những cuộc họp hằng đêm tên tôi bao giờ cũng có trong biên bản, nên tôi bị kêu lên“làm việc” ít ra mỗi tuần một lần. Riết rồi tôi bất cần, gần như không c̣n kiểm soát được ḿnh nên cứ hể giáp mặt hắn là chưởi:“ Đồ khốn nạn, ăn cháo đá bát, tránh mặt tao ra!” Với những lời chưởi bới khinh bỉ vu vơ, Lê đ́nh Thọ chẳng buộc được tội tôi để đi “mét” với tụi cán bộ, và dĩ nhiên tôi cũng chẳng làm cho thằng vô lương tâm này đau đớn chút nào. Nhưng có một điều là ai ai trong đội cũng hả dạ và vui vui. Những chuyện vui vui này được lan truyền khắp cả trại. Tôi cảm thấy như gỡ lại được phần nào danh dự cho trường Vơ Bị Đà Lạt mà tôi đă từng theo học.
Cuộc sống trong tù có vài xáo trộn sau đó. Đội chúng tôi được chuyển về K.3 và vẫn giữ nguyên những “nhà lănh đạo”cũ. Chúng tôi thay đổi việc làm từ cuốc đất sang đào ao nuôi cá “bác Hồ”. Công việc này rất nặng nhọc, dơ dáy, vất vả. Trong khi mọi người c̣m lưng, ná thở để đào và khiêng đất, th́ Thọ và Phước chắp tay sau đít, ḍm ngó, đi tới đi lui hối thúc chúng tôi làm chết bỏ, nhưng cũng chỉ với tiêu chuẩn 13.5 kư hay 15kư, trong khi chúng nó vẫn ăn tiêu chuẩn 18 kư (1 thằng ăn 18 kư th́ phải có 2 người bớt phần c̣n 13.5kư).
Cho đến năm 1979, vào một buổi sáng sớm khi nghe radio phóng thanh loan tin Trung Cộng tấn công Bắc Việt, chúng tôi mừng lắm. Tôi cười hà hà khá lớn. Chỉ cười thôi! Trong lúc ấy, có một anh chàng v́ quá khích động nói “đánh chết cha nó đi”. Thế là LĐT nghe được, hắn liền ghi vào sổ và ngay sau khi đến chỗ lao động, LĐT gặp tên quản giáo báo cáo liền. Tôi bị kêu lên “làm việc”trước, LĐT nh́n tôi mặt đầy vẻ đắc chí. Khi gặp thằng cán bộ tôi nói với nó, tôi cười “Tại v́ có anh bạn nằm kế bên thường hay đùa giởn với nhau. Sáng nay ảnh “cù lét” vào người khi tôi đứng xếp mùng, chứ tôi đâu có nghe biết ǵ tin tức từ loa phóng thanh đâu? Chắc anh Thọ có thành kiến với tôi mà báo cáo sai đó thôi”. Ai buộc tội v́ những tiếng cười phải không? Thế là tôi thoát nạn . C̣n anh bạn nói “đánh chết cha nó đi” th́“làm việc” rất lâu, rồi được dẫn về trại để gặp cán bộ giáo duc. Đến trưa về, chúng tôi không thấy anh bạn đó ở pḥng, mà đă vào nằm nhà kỷ luật rồi! Đây là thành tích của Lê đ́nh Thọ đă đưa được người bạn tù vào nhà kỷ luật v́ một câu nói lửng lơ...
Sau khi anh bạn kia vào “nghỉ mát” trong nhà kỷ luật, tôi để ư thấy Thọ ngồi chăm chú viết mấy đêm liền. Đến ba bữa sau, trực trại đọc tên tôi nói khỏi đi lao động, ở nhà để gặp cán bộ giáo dục “làm việc”. Nghe như vậy, tôi biết chắc đây là sản phẩm của Thọ sau mấy đêm cặm cụi viết báo cáo.
Khi tôi lên gặp cán bộ giáo dục, th́ đúng ngay cái thằng quản giáo cũ của tôi. Tôi mừng thầm trong bụng, v́ thằng này h́nh như có cảm t́nh đối với tôi trước đây. Nhưng tôi vẫn chuẩn bị tinh thần để đối đáp. Sau khi đọc xong tờ báo cáo dài, tên cán bộ mới nói với tôi rằng: “Tôi biết anh Thọ có vấn đề với anh từ trước bên K1, nhưng anh hăy nói rơ cho tôi biết chuyện này. Đây là sự việc rất nghiêm trọng hiện nay giữa ta và Trung quốc. Nếu anh thấy vui thích khi nghe tin Trung quốc đánh chiếm mấy tỉnh miền Bắc nước ta mà anh cười to vui sướng, th́ tội anh rất nặng. Tội này, dù tôi có cảm t́nh với anh cũng không giúp ǵ cho anh được. Anh nghe rơ chưa?". Một dấu hiệu rất tốt cho tôi. Thế là tôi giải thích cho nó cái “thời điểm” của tiếng cười hà hà của tôi nó xảy ra trước và cách nhau với bản tin từ loa phóng thanh nửa tiếng, tôi nhắc lại Lê đ́nh Thọ là người tôi giới thiệu để cho anh ta được làm đội trưởng, nhưng v́ “tính tham ăn, tham uống” đă bị tôi phê b́nh nặng nề nhiều lần, nên đâm ra căm ghét, báo cáo láo để hăm hại tôi. Nên tôi xin tên cán bộ cứu xét kỹ dùm và nếu được đổi tôi đi đội khác để tôi có điều kiện “cải tạo tốt hơn". Nghe vậy, tên cán bộ nói: “Để tôi xem!”. Sau đó nó không vặn vẹo ǵ thêm và cho tôi về. Thế là thoát nạn! (Tôi cũng xin giải thích thêm ở đây là tại sao tôi hay "cáo buộc" LĐT về chuyện "ăn uống", bởi v́ đối với bọn cán bộ chính trị cai tù, tù nhân tranh chấp nhau về vấn đề "tư tưởng" mới quan trọng và cần quan tâm, chứ chuyện "ăn uống" chỉ là chuyện b́nh thường).
Hai hôm sau, tôi được chuyển qua đội “nhà máy cưa”. Đây là đội được mệnh danh là nơi “tập trung những thành phần nguy hiểm” nằm trong hai lớp rào, có 4 vọng gác chung quanh. Nhưng đâu có ai biết đây chính là “thiên đường” của trại tù K.3 lúc đó. Chúng tôi thường được lệnh “cưa lén” gỗ quư riêng cho bọn cán bộ có chức tước để chúng đóng rương, ḥm gởi về Bắc. Nhờ vậy chúng tôi được hối lộ chút ít gạo, đường để "bồi dưỡng" lai rai. Quản giáo là thằng tham ăn uống, lè phè, chẳng để ư đến ai. C̣n đội trưởng là chủ một xưởng cưa ở Biên ḥa bị bắt về tội “phản động” rất dễ chịu. Đa số tù nhân trong đội cưa này có nhiều thành tích “phản động”, nhưng không thiếu một vài thằng hủi. Đội trưởng thấy tôi tự nhiên có cảm t́nh, nên xếp cho tôi làm một công việc tương đối nhẹ nhàng, đó là "thợ đóng đĩa”. Về đội cưa tôi vui sướng nhứt là xa được hai tên khóa đàn em quá tệ mạt. Thoát khỏi tay hai đứa này, tôi cảm giác chẳng thua ǵ như khi vượt biển rời khỏi VN được an toàn sau này của tôi.
Tôi ở đội cưa xẻ khoảng hai năm, th́ chuyển trại về lại K.1 ở đội cuốc đất, HVH, Th/tá BĐQ là đội trưởng. Tay này cũng nổi tiếng từ ngoài Bắc ở trại Nam Hà về nghề “antène” chụp mũ anh em. Nhưng theo tôi so sánh, th́ HVH chỉ là hậu duệ của Lê đ́nh Thọ về mọi phương diện.
Cuối cùng giữa năm 1984, tôi được cho về trong khi hai tên tù “tiên tiến”, “tư tưởng tốt” vẫn c̣n được dùng ở lại để tiếp tục gieo khổ đau cho nhiều người.
Sau 1990, Lê đ́nh Thọ được qua Mỹ theo diện HO. Lúc đầu Thọ sống tại phiá Bắc San Fransico, làm nghề nail. Sau đó làm bưu điện part time, cắt cỏ... tại San Jose. Và hiện nay Lê đ́nh Thọ đang giữ một vai tṛ quan trọng trong Liên Hội Cựu Quân Nhân Bắc Cali đó là Tổng Thơ Kư của tổ chức này.
Những điều cần nói, cần kể tôi đă nói hết. Phần c̣n lại là sự phán xét của đồng hương, của các anh em cùng xuất thân từ trường Vơ Bị Quốc Gia về tư cách khả tín của Lê đ́nh Thọ trong sinh hoạt chính trị của Cộng Đồng Người Việt Bắc Cali hiện nay.
Tôi như trút được gánh nặng đă đeo đuổi nhiều năm sau khi nói ra được nỗi ḷng của ḿnh. Tâm trạng của người lính đă đỗ máu xương cho đất nước trong cuộc chiến Quốc- Cộng bị đàn em phản bội. Cuối cùng tôi nghĩ, nếu cứ măi câm nín sẽ vô t́nh có lỗi với mọi tổ chức, đoàn thể quốc gia chống cộng tại hải ngoại.
Nguyễn Tấn Ḥe
- Khóa 22A Vơ Bị Đà Lạt
- Cựu Đại Uư Sư Đoàn Nhảy Dù
- Cựu CHT Cảnh Sát Quận Hàm Long
và Quận Hương Mỹ, tỉnh Kiến Ḥa.
Phụ chú:
Thưa quư Niên Trưởng và các Bạn,
Câu chuyện về Niên Trưởng Nguyễn Tấn Hoè Khoá 22A và Lê Đ́nh Thọ cùng khoá với tôi là một sự kiện thật đau ḷng cho những người từng quan tâm đến t́nh tự Vơ Bị trên diễn đàn này nói riêng và t́nh nhân loại nói chung.
Thưa quư vị, chốn lao tù khổ ải là nơi thử thách ḷng can trường của những con người bất khuất và cũng là nơi bán buôn sự hèn hạ của ḷng người.
Qua cửa ải thần phù này, được hănh diện nh́n thẳng vào mắt những bạn đồng tù, được ôm nhau trong ṿng tay ấm áp bên ly rượu canh tàn, để rồi rướm nước mắt ôn lại những kỷ niệm đớn đau của những ngày tháng tuổi trẻ bị tàn phai trong uất hờn tủi nhục, thật là những giây phút hiếm hoi của đời người từng nếm đủ vị đắng cay như đa số anh em chúng ta.
Thật đáng tiếc thay, có những người đă không giữ được ḷng ḿnh trong cơn hoạn nạn, để phải mang những tiếng thị phi đeo đẳng suốt cuộc đời.
Thưa quư Niên Trưởng và các Bạn, sau khi câu chuyện của Thọ/28 được Niên Trưởng Hoè/22 đưa lên trên diễn đàn Khoá 22, tôi có lẽ là người “được” quan tâm đến nhiều nhất, v́ tôi cùng ở gần San Jose, cùng khoá với Thọ và số phone của đă được phổ biến trên Đa Hiệu đi khắp các nơi. V́ “được” quan tâm đến nhiều nên tôi cũng phải bỏ công ra t́m h́ểu sự việc qua những Niên Trưởng hay những người cùng ở trại tù Gia Trung cùng thời gian câu chuyện xảy ra. Qua những email qua lại của những người trong cuộc tôi xin được trích dẫn ra sau đây để quư vị có những thẩm định riêng cho ḿnh:
- Niên Trưỏng Vũ Văn Lâm, Khoá 23:
...theo nhận xét của tôi Thọ là một người tù rất tiến bộ cả về tư tưởng lẫn lao động. Đó là những ǵ tôi biết về Lê đ́nh Thọ.
- Văn sĩ Thanh Thương Hoàng (Cưụ Chủ tịch Nghiệp đoàn Kư giả Việt Nam)
..... Ve bai biet ve LĐT toi thay khong co gi sai ca
.....
... Hoi o trai GT toi cung bi LĐT tru len tru xuong, bi an 13.5 ky nhung toi nghi nhung nguoi quoc gia chung ta nhan tu do luong hon bon CS nhieu vi chung ta co tinh nguoi va de khoan hong tha thu.
- Niên Trưởng Phan Nghè, Khoá 19: trong lúc làm cổng Nam Quan tại nhà Niên Trưởng Nghè để chuẩn bị cho Đại Hội XVI, khi nói về Lê Đ́nh Thọ, Niên Trưởng Nghè đă tâm sự:
... Thằng nớ trong tù hắn gian ác lắm, ai cũng biết, tui ở tù chung với nó mà...
Thưa quư Niên Trưởng và các Bạn, trên đây là những trích dẫn thật tế qua những email và những lời tâm sự, tôi xin trung thực đưa ra đây để quư vị cân nhắc thật hư.
Dầu sao th́ câu chuyện cũng đă trôi vào quá khứ, nhưng đă khơi dậy th́ phải được nói lên cho rơ ràng, không nên để mập mờ hay dùng những ngôn từ không đứng đắn để che đậy hay khoả lấp sự thật.
... Và sự thật th́ quá đau ḷng, nhưng xin quư vị hăy b́nh tâm, đừng v́ mẫu chuyện của những người không giữ được bền chặt của ḷng ḿnh trong chốn tù đày đói khổ của quá khứ mà quên đi những tấm ḷng sắc son tỏ rạng khác của anh em Vơ Bị ḿnh.
Thân kính,
Minh/K28
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 9 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Nói đến vụ này tui cũng bị một vố đau . Trong gần ngày 30/4 lúc ở Trảng bàng , toán viễn thám chúng tui rút sau khi phá đài truyền tin ở núi bà đen th́ gặp Thiếu úy Tuân thuộc sư đoàn 25
Trich :
Đầu năm 1975 v́ nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Ḥa. Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Saigon, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định ( Liên đoàn 81 dù là lực lượng riêng biệt trực thuộc BTM cho nên không có tư lệnh vùng có thẩm quyền ra lệnh )
Hắn yêu cầu ḿnh giúp chận đánh hỏa mù để Trung đội hắn an toàn rút khỏi . Với hỏa lực của bọn ḿnh chỉ c̣n 4 mạng , Cho nên mới nói hắn c̣n đạn M79 không giao cho tụi này . Thế là tụi này làm việc ...
Khi vào tù ở Katum gặp hắn ... hắn bán đứng ḿnh lấy điểm và ḿnh bị chúng nó khai thác làm bản tự kiểm điểm hàng ngày . Nhưng cũng may hắn chết v́ bị bệnh cho nên từ đó im chuyện . Đúng là quả báo . Nếu hắn c̣n sống mà gặp ḿnh ở xứ mỹ này chắc phải đấm cho vỡ mặt . Hắn chết rồi th́ thù oán cũng gỡ bỏ hết
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 6 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Muốn trở thành một phi công trong Quân Đội V.N.C.H. th́ điều kiện đầu tiên là phải có sức khỏe tốt. Chữ tốt ở đây có nghĩa là mắt phải nh́n được 20/20, tai phải nghe được 100/100, răng phải đủ và không bị sâu, cao tối thiểu 1 thước sáu mươi hai, nặng tối thiểu 48 kư và nội tạng gồm tim, gan, phèo, phổi đều tốt cả. Ngoài những yếu tố đó, người phi công c̣n phải có một vóc dáng dễ coi.
Khách quan mà nói Thượng Đế đă ban cho những tác phẩm của ngài vào lúc này, ở trong t́nh trạng thật là hoàn hảo mà người đời dẫu có tiền rừng bạc bể, khi cần cũng không mua được. Nguyên do của sự đ̣i hỏi khó khăn này cũng dễ hiểu, v́ rằng nếu thân thể có khỏe mạnh th́ trí óc mới minh mẫn, để có được những quyết định sáng suốt và chính xác cho việc hoàn thành tốt mỗi phi vụ. Chẳng hạn như người phi công lái máy bay vận tải, ngoài nhiệm vụ của họ là điều khiển những chiếc máy bay giá trị hàng trăm triệu Đô la, họ c̣n chịu trách nhiệm về sự an toàn cho nhiều hành khách. Thêm vào đó, họ luôn tuân theo luật lệ nghiêm ngặt của ngành hàng không, hầu tránh được các tai nạn. C̣n về phi công tác chiến th́ khỏi nói, ngoài sự việc cao cả là sẵn sàng hy sinh mạng sống của chính ḿnh, để bảo vệ sự an toàn cho Lănh thổ mỗi khi có giặc xâm lăng, chính phủ c̣n tin vào khả năng của họ, để giao phó điều khiển những chiếc máy bay rất qúy giá.
Chương tŕnh đào tạo các phi công rất tốn kém, nó bao gồm các chi phí về huấn luyện lư thuyết lẫn thực hành. Lư thuyết gồm có: cách cấu tạo của phi cơ, khí tượng và cách thức điều khiển máy bay. Thực hành là lúc học tṛ được thầy chỉ dẫn cách thức bay bổng ở trên không. H́nh ảnh này cũng hơi giống con chim mẹ d́u dắt chim con tập bay khi nó mới ra ràng. Chương tŕnh này thường kéo dài từ một đến hai năm. Đa số các Phi công của miền Nam Việt Nam đă tốt nghiệp từ các trường dạy lái máy bay nổi tiếng tại Pháp hay Hoa Kỳ, thời gian cho mỗi khoá học kéo dài từ một đến hai năm. Tại quốc nội, căn cứ Không Quân Nha Trang có trường đào tạo ra những Phi công Quan sát và đến năm 1973, th́ có thêm khoá đào tạo Phi công Trực thăng, sau này căn cứ Không Quân Phan Rang cũng mở trường dạy bay T-37.
Trong cuộc chiến chống lại sự xâm lăng của Việt Cộng, dân tộc Việt Nam đă mất đi nhiều anh hùng Không Quân tên tuổi. Một trong những anh hùng đó là phi công Phạm Phú Quốc, anh tốt nghiệp khoá Phi công bên Pháp, về nước anh phục vụ trong một phi đoàn khu trục A-1, Skyraider, anh đă bị bắn và mất tích trong một phi vụ Bắc Phạt vào năm 1965. Để thương tiếc anh, nhạc sĩ Phạm Duy đă viết bài ca “Huyền Sử Ca Một Ngừơi Mang Tên Quốc”, rất nổi tiếng được nhiều người ưa thích, qua tiếng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Khánh. Bài hát này cũng đă đi sâu vào ḷng người nhiều luyến tiếc cho một người phi công thời chiến, một lần cất cánh bay đi và không bao giờ về lại…
Một người anh hùng Không Quân khác tên là Đại Úy Trần Thế Vinh, anh là phi công A-1 thuộc phi đoàn 518, danh hiệu Phi Long. Anh đă anh dũng hy sinh trong một phi vụ chận đứng hàng loạt những xe tăng, ồ ạt từ miền Bắc xâm nhập miền Nam vào mùa Hè Đỏ Lửa, năm 1972. Để vinh danh anh, một bài hát rất cảm động “Ṿng Hoa cho Trẩn Thế Vinh” do danh ca Thanh Tuyền hát, đă được nhớ măi trong ḷng mọi người, về sự can đảm của một người phi công gan dạ, sẵn sàng hy sinh mạng sống của ḿnh cho tổ quốc.
Cuối năm 1971, Tôi măn khoá học bay tại Hoa Kỳ, về nước và được bổ nhiệm phục vụ phi đoàn tác chiến 520, danh hiệu Thần Báo, phi đoàn đồn trú tại căn cứ Không Quân B́nh Thủy, thuộc tỉnh Cần Thơ. Những ngày đầu ở phi đoàn, tôi c̣n đang chân ướt chân ráo, may thay tôi được một Đại Úy phi công trẻ tên là Nguyễn Minh Sơn, trùng tên với tôi và pḥng của anh ở ngay cạnh pḥng của tôi trong cư xá Sĩ Quan Độc Thân. Anh đă tận t́nh giúp đỡ tôi từng đường đi, lối bước, cho tôi chóng thích hợp với đời sống ở nơi Tây Đô dễ thương này.
Đến năm 1972 tôi phải chia tay anh để đi đến phục vụ phi đoàn tân lập 532, danh hiệu Gấu Đen, đồn trú tại căn cứ Không Quân Phù Cát, thuộc tỉnh B́nh Định. Bẵng đi ba năm, tôi t́nh cờ gặp lại anh vào một buổi sáng tại Tân Sơn Nhất, khi các phi đoàn A-37 tụ tập tại đây trong tháng cuối của cuộc chiến. Chúng tôi tay bắt mặt mừng, hứa hẹn với nhau đủ thứ cho những ngày sắp tới. Trước khi chia tay, tôi hỏi anh đă lập gia đ́nh chưa, anh cho biết là anh sắp làm đám cưới với cô xướng ngôn viên của đài Truyền H́nh Cần Thơ và chắc chắn tôi sẽ có tên trong danh sách khách mời. Sang ngày kế tiếp, bất chợt tôi được thông báo là anh đă đền nợ nước trong một phi vụ vừa mới được điều động, đánh tại Quận Thủ Thừa Tỉnh Long An. Nghe xong chân tay tôi bủn rủn như người mất hồn, cổ họng bị nghẹn như có vật ǵ chấn ngang, hai mắt thấy nhoà đi bởi những giọt nước từ từ lăn dài trên má, có lẽ tôi đang khóc…
Cái cảm giác phải mất đi một người anh, một người đồng nghiệp thân thương, ôi! nó đau đớn vô vàn, nhưng nếu đem so sánh với cái nỗi khổ đau của những người thiếu nữ có người yêu hay chồng là những Phi công và nếu không may có một ngày, người yêu hay chồng của họ bị gẫy cánh trên chiến trường, không gian đă ấp ủ h́nh hài, th́ chắc chắn cái nỗi đau đó sẽ c̣n to lớn hơn nhiều… Tôi thầm cầu mong Thượng Đế, xin Ngài luôn ban cho những người thiếu nữ kém may mắn này nhiều phước lành cho quăng đời c̣n lại của họ.
Huy Sơn
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 3 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Căn cứ KQ Biên Ḥa tháng 10 /1971 ... Một buối sáng trời bắt đầu chớm lạnh, tôi, th/úy Tôn Thất Đoàn đang tại Pḥng Hành Quân PĐ 231, cái PHQ mỗi đầu ngày buổi sáng người vô kẻ ra ồn ào náo nhiệt, anh em phi hành đang chen chúc nhau trước bảng phi lệnh xem số tàu và phi vụ cắt bay hôm nay xong kư tên vào sổ phi lệnh rồi cùng rủ nhau ra tàu. Tôi c̣n ngồi đó một chân gát bên gốc bàn trực để chờ Cư, một bạn học cũ và cũng là lính tàu bay học chung với nhau một trường ở Mỹ nên đă từ tối hôm qua tôi đă xin phép Flight Leader cắt chúng tôi bay chung trong phi vụ của ngày hôm nay.
Hôm nay chúng tôi sẽ bay cho Tiểu khu Phước Long, trưởng phi cơ là tôi và copilot là Lê Viết Cư, là bạn học cùng tôi từ Đệ Thất cho đến Đệ Tứ trường Trung học công lập Nguyễn Tri Phương, Huế. Lên Đệ Tam th́ tôi chuyển qua Quốc Học, và sau đó v́ t́nh h́nh ở Huế xáo trộn do biến cố Phật giáo năm 1963 nên tôi chuyển vào Sài G̣n học Hồ Ngọc Cẩn Gia Định. Khi sang Mỹ th́ Cư học bay cùng một thời gian với tôi nhưng lại không gặp được nhau cho đến ngày về PĐ 231 th́ kể cũng là chuyện lạ. Và tuy thời gian học ở trường bay nhưng lúc đó tôi đă là Thiếu úy c̣n Cư vẫn c̣n SVSQ do đó khi về nước phải học bổ túc quân sự nên về PĐ231 sau tôi. Gần 10 năm cách biệt. giờ được gặp lại nhau cùng đơn vị và cùng chung chí hướng th́ thích thú vô cùng. Sáng hôm nay chúng tôi chung một con tàu và đây cũng là phi vụ đầu tiên của Cư, cơ phi là tr/sĩ Hớn, gunner hạ sĩ nhất Kiệm, đặc biệt là hai bạn này một th́ hơi to con có 1, 2 cái răng bọc vàng sáng chóe, một th́ thật nhỏ con như lính ṭ-te mà nghe anh em cơ phi thường kêu là th/sĩ Hớn !
Sau khi chúng tôi tôi gọi Đài cất cánh th́ tôi để Cư bay cho đến Phước Long và cũng để Cư đáp tại bải đáp của Tiểu khu. Trong lúc chờ đợi, phi hành đoàn chúng tôi cùng đi ăn sáng uống cafe, Cư mời tôi 1 điếu Con mèo đen, tôi không hút thuốc nhưng cũng cầm lấy ph́ phèo nhắm nháp với ly cafe cũng ra vẽ lắm. Điểm tâm xong chúng tôi về lại tàu nằm chờ đợi cho đến một lúc sau th́ một sĩ quan liên lạc ra cho biết phi hành đoàn chuẩn bị đi bốc toán viễn thám. Lúc đó tôi tuy là trưởng phi cơ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều ,mới bay HQ chưa được 1 năm nên ai chỉ đâu đánh đó không thắc mắc, không đ̣i hỏi v́ phi vụ bốc viễn thám phải có gunships cover th́ mới đúng dù cho chiến trường lúc đó chưa có chi gọi là sôi động. Hơn nữa vị đại úy viễn thám theo tàu cũng không nói nhiều, chỉ cho biết tọa độ c̣n họ sẽ liên lạc nhận mặt toán của họ để bốc về mà thôi.
Tự sáng giờ nằm chờ cả người hơi quải cho đến khi tàu lấy đủ RPM tôi liền gh́ lấy cần lái đẩy mạnh múc một cái thật gắt để lấy tinh thần cất cánh trực chỉ LZ , Cư quày đầu ra cửa quan sát, trong nón bay tôi không ngừng nhắc nhỡ CP, XT cẩn thận. Viên Đại úy ngồi đằng sau cùng một hạ sĩ quan truyền tin không ngừng bận bịu liên lạc quân bạn ở điểm đến, họ thấp thỏm cả 10 phút bay, cho đến khi chuẫn bị vào LZ th́ anh ta lại chồm người cho tôi biết mục tiêu rất hot v́ viễn thám đang bị địch phát hiện và bám sát không quá mươi thước. Lúc này tôi quay đầu ra sau kêu anh em thử súng, được lệnh anh em liền khạt không ngừng, tiếng M-60 đàng sau hai bên nghe thật gịn, tiếng súng đă làm tăng cái không khí cả tàu đang căng thẳng ḥa lẫn tiếng rè -rè chát cả tai của máy truyền tin lại làm thần kinh anh em căng thẳng thêm. Tôi nh́n thấy thần chết đang phục đâu đây nên cứ nh́n Cư, c̣n copil Cư th́ đầu muốn ló cả ra cửa sổ đảo ṿng khắp vùng. Rừng cây cao ṿi vọi chằn chịt không t́m thấy một chỗ trống trên LZ mà viên sĩ quan viễn thám không ngừng chỉ trỏ quá là chật hẹp bao phủ toàn là cây cổ thụ nên không thể làm normal landing được. Sau khi xác định được phe ta, tôi la lên trong nón bay kêu clear bải đáp thật kỷ để tôi hover từ trên ngọn cây rồi sau đó sẽ làm vertical landing xuống bốc. Tiếng gào trong máy PRC-25 đàng sau kêu quân bạn quẹo phải trái ra một băi trống nhưng khi tầm mắt của tôi vừa ngang ngọn cây cách mặt đất khoảng 10, 15 ft th́ BÙM 1 tiếng nổ chát chúa vang lên, cả tàu chóa lửa khói bay mù mịt, phản ứng tự nhiên tôi giữ cho con tàu rớt tự do không bị lật, tôi nghĩ đạn không trúng main rotor và cả tail rotor nữa thật quá may mắn. Nhưng khi định hồn th́ cả tàu mịt mù khói chẳng c̣n thấy ǵ,và khi tàu đă bắt đầu cháy vậy mà tôi c̣n lo tắt Main Fuel Cotrol Off v́ sợ máy bay cháy, sau nầy nghĩ lại thật buồn cười. Tôi không biết ḿnh có bị ǵ không nhưng quay mặt nh́n về phía trái th́ hởi ơi, Cư cũng đang nh́n tôi, không nói một lời với khuôn mặt đầy máu. Khuôn mặt đó cứ ám ảnh tôi cho đến bây giờ, phải chi ḿnh đừng yêu cầu Cư bay chung với tôi phi vụ này.
Đây là phi vụ hành quân đầu tiên và cũng là phi vụ cuối cùng của Cư. Và khi thấy Cư ngồi bất động tôi mới tự tung cửa thoát ra khỏi tàu chạy qua phía trái với sự giúp đở của gunner Kiệm và đám viễn thám ở LZ kéo Cư vào hướng 9 giờ một trảng trống núp sau một g̣ đất và không nhớ cơ phi Hớn có mệnh hệ ǵ không ? Lúc nầy quân bạn không ngừng khạt đạn tự bảo vệ vùng, tiếng AK của Vịt cũng chẳng vừa cứ nghe rít ngang trên đầu. Tôi vội mở Survival Radio gào thét MayDay...MayDay...cả tiếng Việt lẫn tiếng Mỹ hy vọng ai nấy quanh vùng đều nghe. Tọa độ rớt máy bay liền được quân bạn xác định và chỉ khoảng 30 phút sau th́ tôi nghe thấy tiếng rockets của Cobra gunships không ngừng răi quanh cover cho chúng tôi, cả 2 chiếc F-5 cũng đang thay nhau oanh tạc dưới sự hướng dẫn của toán viễn thám và của tiểu khu Phước Long, toàn là máy bay của Mỹ đang ráo riết giập cả khu rừng, tôi tự mừng thầm trông bụng, của ai cũng được miễn là có người biết ḿnh đang bị nạn và đang chờ rescue ở đây là được rồi. May mắn phi hành đoàn chỉ có Cư bị thương nặng, Hớn th́ bị nhẹ nhưng sau này cả hai đều giải ngũ. Gunner Kiệm th́ hoàn toàn vô sự, riêng tôi bị một mănh nhỏ ghim vào gót chân trái. Vị Đại Úy viễn thám đă hy sinh v́ viên đạn B-40 bắn từ hướng 11 giờ nổ tung ngay ở giữa phi cơ trổ ra hướng 4 giờ, lúc ấy ông đang như bao che cả người tôi để chỉ băi đáp đến cả một bông mai của ông đă văng đi ghim vào vai trái tôi mà tôi chẳng phát hiện cho đến khi được rescue về phi đoàn th́ Sĩ Quan trực mới thấy mà gỡ xuống!
Trở lại lúc chúng tôi đang nằm chờ đợi để được rescue trong lúc Crobra và F-5 sau hơn 1 tiếng quần thảo bao cả vùng th́ lù đù xuất hiện hai chiếc Dust-off Mỹ, chiếc số 1 đáp , Cư và Hớn cùng một số viễn thám bị thương lên trước được bốc trước, tôi và Kiệm lên chiếc số 2. Lúc nầy bọn Vịt như đă banh thây dưới những trận oanh kích liên tục nên không c̣n nghe thấy tiếng súng của chúng nữa. Trên đường về Biên Ḥa tôi được phi hành đoàn cho biết chiếc Dust-off 1 tăi thương Cư và Hớn lại bị trúng đạn hydrolic-off phải emergency trên đồng trống gần B́nh Dương. Thế là trong một ngày Cư và Hớn bị rớt máy bay hai lần và đều được trực thăng Mỹ đưa 2 bạn an toàn về Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Đúng là chưa tới số nên c̣n sống đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn Trời Phật.
Sau những trận đánh càng ngày càng ác liệt của cuộc chiến Vùng 3 Chiến Thuật tôi bị thuyên chuyển ra Vùng địa đầu Phi đoàn 213 Song Chùy căn cứ KQ Đà Nẳng.
Giờ ngồi đây nghĩ lại Thiếu Úy Lê Viết Cư bạn tôi sao thật là xui xẻo, phi vụ hành quân đầu tiên cũng là phi vụ cuối cùng trong Cuộc Đời Phi Công của bạn !
Phi vụ nầy tôi được Chiến thương bội tinh kèm thêm Anh dũng bội tinh nhưng chỉ nhận được một c̣n cái Anh Dũng th́ không biết đi đâu ? Đó h́nh như là tai nạn đầu tiên của PĐ231 nhưng không biết anh em 231 có ai nghĩ tới đă từng có một phi công mới cất cánh bay đă phải từ giă về lại với đời, ư tôi nói th/úy Cư chỉ bay một lần rồi giải ngũ, và bạn ta chỉ ở phi đoàn có vài ngày chắc là rất ít người biết. Không biết có anh em nào nào về 231 cùng lúc với Cư không ? Cách đây mấy năm tôi có nhắc lại với Lôi Vân1 ( tức Trung Tá phi đoàn trưởng ) nhưng LV1 không nhớ, v́ phi đoàn lúc đó mới thành lập.
Cư thân mến, ḿnh không liên lạc được với Cư kể từ khi bị ra Đà Nẳng, sau đó ở tù cộng sản 4 năm, ḿnh kiếm bạn khắp nơi ở Facebook,Intergram , v.v.. nhưng t́m không thấy, ḿnh hy vọng là Cư đi được trước 30 Tháng Tư Đen, v́ sau khi giải ngũ, Cư làm cho Mỹ ở TSN. Hy vọng Cư hoặc anh em nào đọc được tin tức của Cư th́ cho tôi liên lạc, mong lắm thay.Trong lúc Cư điều trị tại TYVCH, thỉnh thoảng về Sài G̣n Đoàn có ghé thăm, thấy Cư nằm trên giường bệnh quấn toàn băng trắng, chân treo ṭng teng thật là đau ḷng lại thêm hối hận v́ hôm đó ḿnh đă yêu cầu sắp cho Cư bay chung với ḿnh !
Sau 1974 th́ tôi không c̣n ở 231 nữa, mặc dù tất cả bạn bè ngày ngày cùng vào sinh ra tử đều ở đó, suốt 4 năm 71-74 đầy ấp những kỷ niệm vui buồn có nhau, tất cả đều ở Lôi Vân c̣n tôi đă ra Song Chùy 213 nhưng dù sao th́ cũng cùng chiến đấu dưới bầu trời khi đó vẫn c̣n xanh của Không Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Ra ngoài này không bao lâu nên không nhiều kỷ niệm, sau gặp Nguyễn Mạnh Thạc cũng đổi ra đây, 2 anh em tuy khác phi đoàn nhưng cùng chung một buổi cơm tháng với nhau nên bớt đi phần nào cô đơn. Tháng 4/75 tan hàng phi vụ di tản cuối cùng, tôi bị rớt tàu một lần nữa, đám Vịt xông đến bắt tôi ở tù hơn 4 năm ...
Bài viết của Tr/úy Tôn Thất Đoàn SĐ3KQ/PĐ231 ...
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Sĩ quan hành quân (S-3), t́nh báo tác chiến (S-2) thuyết tŕnh hôm 19 tháng Mười Hai năm 1968, trên căn cứ hành quân tiền phương (FOB-2) Kontum, phác họa ra một số mục tiêu cho các toán biệt kích SOG xâm nhập, ḍ thám: T-7 “Ban Blade”, J-3 “Little June”, I-6 “Hip Shot”. Nhiệm vụ cho ngày hôm đó là đưa một toán biệt kích SOG 9 người, xâm nhập mục tiêu H-6. Toán biệt kích sẽ mang danh hiệu “Little John”.
Sau khi toán biệt kích xâm nhập, báo cáo về là khu vực hành quân an toàn. Phi đoàn trực thăng vũ trang 361 “Con Báo” (Panther) được lệnh bay đến mục tiêu Juliet-Nine phá xập một chiếc cầu gỗ trên đường 96.
Chiếc cầu này được bọn cộng quân ngụy trang rất khéo, phi cơ thám thính “Covey” (FAC) không thể nhận ra. Chiếc cầu dài khoảng 30 thước, bắc ngang sông Dak Xou, cách “The Bra”, nơi gịng sông uốn quanh khoảng 300 thước về hướng tây.
“The Bra” rất quen thuộc với phi công và các toán biệt kích trong đơn vị SOG. V́ điạ h́nh khu vực rất đặc biệt, trông rất rơ từ trên không, nên các phi công thường dùng “The Bra” để định hướng, khi bay trên những cánh rừng mênh mông trên đất Lào. Thêm vào nữa, khu vực này khuyến cáo các phi công, cũng như biệt kích phải cẩn thận, “The Bra” là một điểm nóng trên hệ thống đường ṃn hcm, có nhiều hoạt động của quân đội Bắc Việt.
Toán biệt kích SOG xâm nhập vào mới khám phá ra chiếc cầu gỗ, được ngụy trang rất kín đáo dưới những tàng cây cao. Nằm cách vị trí (con đường) chính để băng qua sông chừng 200 thước về hướng bắc. Con đường chính băng qua sông là những lớp đá, bê tông, sắt đặt ngầm dưới mặt nước phi cơ quan sát không thể trông thấy được.
Đường 96, trước đó là một trong những con đường chính ở bên Lào nhưng sau này trở thành một phần trong xa lộ “Bắc-Nam” nối vào hệ thống đường ṃn hcm. Đường 96 hiện ra rất rơ trên bản đồ, cũng như được nh́n thấy từ trên không, nên bị Không Quân Hoa Kỳ thả bom thường xuyên.
Nhưng con đường lại được bọn chúng sửa chữa (lấp hố bom) nhanh chóng cho những đoàn xe vận tải Molotova chở quân xâm lược Bắc Việt cùng với đồ trang bị tiếp vận vào xâm lăng miền Nam Việt Nam. Bọn chúng thường di chuyển ban đêm để tránh bị phi cơ oanh kích. Đường 96 đến gịng sông Dak Xou, tẻ ra nhánh đường 110, uốn quanh theo “The Bra”, đâm vào vùng cao nguyên, Nam Việt Nam.
Phi Đoàn 361 Trực Thăng đă làm việc hàng ngày với đơn vị SOG từ tháng Chín năm 1968 và đă quen với nhiệm vụ hành quân. Sau khi thả toán biệt kích xâm nhập, các phi công “Panther” bay t́m xe cộ của địch đang di chuyển trên đường, băi đậu xe, thuyền bè di chuyển trên sông để tấn công. Trước đó một tháng tháng Mười Một), cà hai phi đoàn trực thăng 361 và 57 đă bay những phi vụ khó khăn nơi phiá bắc mục tiêu “The Bra”.
Cả hai Phi Đoàn 361 “Panther” và 170 “Bikini” đều rơi một trực thăng ngày 1 tháng Mười Hai. Ngày hôm đó sau trận B-52 thả bom trên binh trạm 37, BCH Tiếp Vận của địch gần chiếc cầu trên đường 96, trực thăng thuộc hai Phi Đoàn 361 và 170 đưa một toán biệt kích vào thám sát khu vực đánh bom.
Khi c̣n cách mục tiêu khoảng nửa dặm, các trực thăng hạ thấp cao độ bay trong đám bụi khói, hoang tàn đổ nát do B-52 gây ra, súng pḥng không của địch bắn lên trúng trực thăng chở quân (Slick, Phi Đoàn 170), trong khi toán biệt kích SOG vẫn c̣n trên trực thăng. Chiếc “slick” phải đáp khẩn cấp xuống nơi hướng bắc cách mục tiêu chưa đến một cây số, và về bên trái con đường chính khoảng 75 thước.
Hai trực thăng vơ trang “Panther” bao vùng tấn công mấy ổ súng pḥng không của địch để cho chiếc “slick” (chase, bay theo dự trù) bay vào cứu phi hành đoàn cùng toán biệt kích. Chiếc trực thăng vơ trang dẫn đầu (chính, chỉ huy) do Đại Úy Harold Goldman lái và Chuẩn Úy Mark Clotfelter ngồi ghế phụ, trúng đạn đại liên pḥng không 12.7 ly rơi xuống đất.
Sau khi cứu được phi hành đoàn chiếc “slick” cùng toán biệt kích, tai tôi nghe những tiếng “bíp”, tín hiệu cấp cứu của đại úy Goldman đánh đi. Tôi bay ḍ theo tiếng tín hiệu cấp cứu, đúng lúc trông thấy Đại Úy Goldman cùng Chuẩn Úy Clotfelter được một chiếc “slick” đáp xuống đám cỏ tranh cứu thoát. Chiếc trực thăng vơ trang Cobra c̣n lại có nhiệm vụ bắn tiêu hủy chiếc Cobra bị rơi, trước khi hộ tống mấy chiếc “slick” bay về căn cứ hành quân tiền phương Dak To.
Sau khi thả toán biệt kích “Little John” êm xuôi., toán biệt kích báo cáo “OK”, phi cơ quan sát FAC “Covey” cũng cho biết cả ba toán biệt kích đang hoạt động đều êm xuôi, cho lệnh chúng tôi bay đến tấn công mục tiêu thứ hai, chiếc cầu gỗ bắc qua sông Dak Xou. Ngoài hai chiếc Cobra (Phi Đoàn 361), có thêm một Huey “Bikini 29” (Phi Đoàn 170) bay theo, đề pḥng trường hợp cấp cứu. Chúng tôi bay thấp, theo đường 96 lên hướng bắc, ngang qua những khu rừng bị bom đạn tàn phá đến mục tiêu.
Bay với cao độ thấp, chúng tôi nh́n rơ chiếc cầu gỗ nằm ẩn dưới những tàng cây lớn. Tua (tour, pass) đầu tiên, chúng tôi đánh xập một chân cầu. Đến tua thứ hai, khi tôi chúi mũi chiếc trực thăng xuống, th́ nghe những tiếng súng tiểu liên bắn lên, có lẽ từ những tên lính gác cầu. Chiếc Cobra thứ hai do Trung Úy Paul Renner ngồi ghế phi công, báo cho tôi biết bẻ cua gắt, bay ra khỏi mục tiêu.
Tiếp theo, là hàng loạt súng đủ loại bắn lên, trong đó có cả pḥng không 12.7 ly và 37 ly. Cả trăm tên lính Bắc Việt từ trong những đám cỏ tranh đứng dậy chiả súng AK-47 bắn xối xả lên trực thăng.
Khi tôi lấy cao độ, ṿng lại chứng kiến chiếc Cobra của Paul Renner chúi xuống bắn hỏa tiễn, bọn lính Bắc Việt vừa chạy vừa bắn khắp nơi trong băi cỏ tranh. Chiếc Cobra trúng đạn, tiếp tục đi xuống, cánh quạt trực thăng chém mạnh vào mặt đất, gẫy văng ra chỗ khác. Tôi điều khiển chiếc trực thăng bay thấp để tránh đạn pḥng không, trong khi phi công phụ Mark khai hỏa khẩu đại bác 40 ly xung quanh chiếc Cobra bị rơi của Paul và Ben.
Tôi gọi chiếc “slick” trên hệ thống truyền tin, hy vọng có người nghe được “Bikini 29, đây Panther 16, chúng tôi có một chiếc bị rớt trong khu vực ‘Bra’, cần được tiếp cứu”. Và được phi công lái chiếc “slick” Ken Harper trả lời ngay tức khắc “Roger đang vào”.
Tôi vẫn phải tiếp tục bay ṿng, bắn xung quanh chiếc Cobra bị rơi, ngăn ngừa lính Bắc Việt đang ḥ hét tiến đến chỗ chiếc trực thăng. Trong băi cỏ tranh, Paul đang cố gắng lôi viên phi cộng phụ Ben ra khỏi chiếc trực thăng, rồi chiếc “slick” bay thật nhanh vào đáp bên cạnh, cứu cả hai viên phi công chiếc Cobra. Chiếc Cobra của tôi cũng trúng đạn, lúc đó hệ thống điện bị hỏng, không c̣n liên lạc được nữa.
Về đến căn cứ hành quân tiền phương Dak To, leo ra khỏi chiếc trực thăng, tôi trông thấy một lỗ đạn to khoảng 6 inches. Như vậy địch có đại liên pḥng không 12.7 ly trong khu vực chiếc cầu gỗ. Nh́n xung quanh, chiếc “Bikini 29” đáp ngay trước ban Quân Y, không thấy Ben (phi công phụ của Paul), tôi nghĩ chắc có chuyện… lớn.
Tôi vào trong hầm Quân Y, t́nh trạng của Ben nguy kịch, bộ quần áo phi công của Paul dính đầy máu, kiệt sức. Bốn người gồm có bác sĩ, y tá xúm lại xung quanh Ben, cố gắng đủ mọi cách để cứu sống Ben… Đến lượt chúng tôi đứng xung quanh Ben, người buồn nhất có lẽ là Paul, đă mất biết bao sức lực để mong cứu sống người bạn.
Sau đó, tôi với cương vị phi công trưởng phi tuần, đi theo một nhân viên y tá… làm những thủ tục cuối cùng cho Ben, nhân diện, nhận những vật dụng cá nhân của Ben, để trả về cho gia đ́nh anh… Nước mắt tôi tuôn ra, khó khăn mới kư xong mấy thứ giấy tờ cho Ben.
Khi chúng tôi ra khỏi hầm quân y, một đám đông đang bu quanh, xem xét chiếc Cobra trúng đạn, họ xầm x́ bàn tán… Ben Ide mới xin đổi đến Phi Đoàn 361 Cobra được hai tuần, từ một đơn vị trực thăng Lục Quân, vẫn c̣n đang hoạt động trong khu vực Tân Cảnh, Dak To. Tánh t́nh Ben dễ thương, có nhiều bạn… Tôi định bước đi, bỗng một viên phi công cùng đơn vị cũ với Ben chạy lại hỏi tôi… Những điều bàn tán xôn xao có đúng không? Ben có bị nặng lắm không? Nhưng nh́n qua khuôn mặt của ba chúng tôi, chắc anh ta cũng hiểu…
Ngồi trên sàn chiếc “Bikini”, là hành khách đuợc đưa trở về căn cứ trong phi trường Holloway, Pleiku, nỗi buồn mới thấm thiá. Lúc ra đi bốn phi công trên hai trực thăng tấn công Cobras, lúc trở về chỉ c̣n ba người và phải đi “ké” trực thăng. Chúng tôi, ngồi lặng lẽ, không ai buồn lên tiếng, dầu chỉ một lời… Chúng tôi phải cám ơn phi công chiếc “slick” này, nếu không, sẽ không một ai quay trở về.
Phi công “slick” thả ba đứa tôi xuống trước Bộ Chỉ Huy Phi Đoàn 361. Bạn bè trong đơn vị đă chờ sẵn, bước lại an ủi, dẫn đầu là Thiếu Tá Robert “Jim” Rogers, cấp chỉ huy của chúng tôi, một người đáng kính phục, sẵn sàng “sống chết” với đàn em, thuộc cấp. Tôi đứng cách đám đông khoảng ba thước, với giọng nói nghẹn ngào, báo cáo về nhiệm vụ, chuyện xẩy ra cho hai chiếc Cobras, chuyện xẩy ra cho Ben…
Thiếu Tá Rogers lúc nào cũng hiểu, bao che cho đàn em, ông ta hiểu những chuyện xẩy ra trên chiến trường, rất nhanh chóng… không điều khiển được. Sự ra đi của Ben là điều… nặng nề nhất trong tim mọi người. Tiếp lời tôi, Thiếu Tá Rogers cũng bằng gịong nói buồn, nhỏ nhẹ, chậm chạp, ông ta nói rằng trong chiến tranh… phải chấp nhận sự mất mát… Đó là những điều chúng ta chẳng làm ǵ được hơn.
Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ lại những chuyện xẩy ra hôm đó, thương tiếc Ben và thầm cảm ơn Thiếu Tá Rogers, cấp chỉ huy của tôi, rất bao dung, tử tế, rộng lượng đối với đàn em. Đó là những tổn thất trong chiến tranh, Ben là một trong những người đầu tiên ra đi, sau đó c̣n nhiều nữa. Mark và tôi lại có dịp… ngồi trên sàn trực thăng “slick” trong tháng Giêng sắp tới, nhưng đó là câu chuyện khác.
Có rất nhiều bài học cay đắng và Thiếu Tá Rogers lại phải an ủi, động viên tinh thần tôi trước sự… ra đi của phi công phụ Mark Clotfelter, và Michael Mahowald trong tháng Bẩy năm đó.
Garry S. Higgins
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Lữ Đoàn 3 ND sau khi làm chủ tình hình trên đỉnh 1062 thì các đơn vị trực thuộc được bung rộng an ninh về hướng D1, D2 và trên những ngọn đồi chiến lược quanh vùng, quân Nhảy Dù dần dần ổn định vị trí một cách yên lành trong khi các đơn vị VC cũng rút khỏi vùng lữa đạn nầy êm thắm…
Buổi sáng mùa Đông 1974, Tuấn Sùi, người SQ cùng khóa 9/72 với tôi khi còn ở quân trường Thủ Đức, đang chỉ huy một trung đội Trinh Sát thuộc ĐĐ3/TS, xuống thăm tôi trên đài quan sát (ĐQS) còn mang theo chai “ông gìa chống gậy” (Johnnie Walker) để từ giã tôi vì ngày mai Tuấn cùng Tr. Đ/TS sẽ xuống núi dưỡng quân ngoài Cầu Chìm, Tùng Sơn, Ái Nghĩa… Chúng tôi ngồi sau bậc đá nhâm nhi chai rượu mới vừa được trực thăng tiếp tế hôm qua, tôi cũng được Anh Sáu Lũng (TĐT/TĐ2PB/ND) gởi tặng cây thuốc President, anh thường khi gởi cho tôi mỗi khi anh muốn nói lời “khen thưởng” riêng cho thuộc cấp… ĐQS bây giờ cũng thoải mái hơn xưa, không còn sợ quân bắn sẻ thường xuyên rình rập như trước và có thể lai rai đốt thuốc hút mà không sợ “lủng cổ”, hút thuốc là điều tối kỵ và nghiêm cấm trên ĐQS nầy.
Tuấn kễ cho tôi nghe huyên thuyên chuyện Trung Đội Trinh Sát của hắn cách đó ba tuần đã bẻ gảy cuộc tấn công của đặc công CS đang cố gắng mon men bám sát hầu tìm cách tiêu diệt ĐQS chúng tôi… Tôi cũng nhớ rất rỏ giọng đanh thép của Tuấn lúc 4 giờ sáng oang oang trên tần số, điều động đàn em cẩn thận khi phát hiện đặc công CS đang bò vào và gặp ngay Trinh Sát Dù nghinh đón… Trinh Sát và các đơn vị Đa Năng của Nhảy Dù là các đơn vị được huấn luyện đặc biệt để diệt chốt, diệt tăng và chống đặc công CS, đêm đó khi đặc công bò vào thì đã bị quân tiền đồn phát hiện ngay từ đầu, nhưng vẫn để cho họ ung dung như không hề có khả nghi, tôi cũng được báo cáo nên ba thầy trò chúng tôi đã bò ra các giao thông hào trên triền dốc nằm sẳn sàng chờ đợi… cho tới khi Tuấn biết họ chỉ có chừng một trung đội và hầu như tất cả đã lên hết lên trên đỉnh 1025, hướng về ĐQS… Tuấn ra lệnh khai hỏa, vừa khi tiếng nổ của quả Beta đầu tiên mà bọn đặc công ném vào các hầm trú ẩn chử A kiên cố trống không… sau khi bị phát hiện tấn công vào chổ không người, họ cố gắng rút về hướng yên ngựa D1, nhưng những bóng người đã hiện quá rỏ dưới đường chân trời, làm mục tiêu trong tầm ngắm của các chiến binh Trinh Sãt Dù đang săn địch dưới giao thông hào...
Sáng hôm sau khi tôi lên 1025 gặp Tuấn đang chờ trực thăng đáp xuống để bàn giao 9 tù binh đặc công vừa bắt được đêm qua về cho Ban 2 Lữ Đoàn… trong khi những toán TS khác đang đào hố chôn những xác chiến binh đặc công miền Bắc còn trẻ đến độ không ngờ, chân đất, quần tà lỏn, mình thoa đầy lọ nghẹ hóa trang đen thui… họ là những chiến binh đặc công tình nguyện để rồi “sinh Bắc tử Nam”… nhưng CS không bao giờ mang xác họ về cho gia đình, cha mẹ đâu biết con em mình nằm chết vất vưỡn nơi nào đó trong rừng núi Trường Sơn.
Ngày hôm sau chúng tôi từ giã nhau, Tuấn lên đường sớm để bắt kịp chuyến trực thăng ngoài LZ (Landing Zone) dưới Dãy Đông Lâm, và đó cũng là lần cuối tôi và Tuấn Sùi gặp nhau, mãi cho đến bây giờ không biết Tuấn ở đâu, tuy nhiên, trong tôi, hình ảnh của người bạn cùng khóa, chàng SQ/ĐĐ3/TS/ND kiên cường, gan dạ và đầy bản lãnh, luôn ngự trị trong lòng tôi ở một vị thế trang trọng nhất cho đến ngày hôm nay…
Tôi được lệnh phải ở lại chờ gặp viên SQ/PB có biệt danh 207, để bàn giao ĐQS cho toán mới (và một trung đội đa năng lên bảo vệ) để thay thế cho toán chúng tôi được về dưỡng quân… Vị SQ/B3 yêu cầu tôi duyệt lại các điểm cận phòng quanh ĐQS, các vị trí phòng không của đối phương, đặc biệt là những vị trí bên kia sông Vu Gia, làng Đông Phước, và đồng thời tiếp tục quan sát các vị trí đóng quân giữa ta và địch. Suốt ngày hôm đó tôi ôm cái viễn kính lưỡng mục đi chu du khắp vùng trách nhiệm… tôi bỗng để ý dưới đồi 52, sát bên Chi Khu Thường Đức, có 3 ụ đất đỏ thật lớn vừa được đào lên đêm qua (hoặc được xe ủi đất ủi thành ụ đất lớn), tôi bốc máy gọi cho Th/T Việt, Đại Cồ Việt, báo cáo tình hình và cho biết có thể địch sẽ dùng làm việc gì đó lớn lao lắm nhưng tôi không biết, mấy ĐT cũng chú ý những ụ đất mới, họ nói phải cần thêm “bà gìa” lên vùng để kiểm chứng.
Sáng sớm hôm sau “bà gìa” xác nhận đã có 3 con cua (tăng T54) trám qua đêm vào các ụ mà tôi vừa báo cáo hôm qua, hiện chúng đã che đậy và hoá trang như những lùm cây… thì ra Bắc quân đã đoán được đoàn quân ND sớm muộn gì cũng sẽ dứt điểm Đồi 52 để tái chiếm quận lỵ Thường Đức. Tôi thực sự bị sốc khi biết tin nầy, vì từ khi ND tham chiến mặt trận Thường Đức cho đến giờ, chưa bao giờ thấy mặt T54 xuất hiện vào vùng nầy, bởi lẽ rừng núi trùng trùng điệp điệp về hướng tây dầy đặc làm sao xe tăng có thể vào được? vã lại ở ĐQS tôi cũng thường theo dõi đường di chuyển của Bắc quân xuyên rừng bằng những con đường chuyển gổ của dân theo đường xe be, giờ có lẽ xe tăng cũng dùng những con đường đó để áp sát Thường Đức từ hướng Quốc Lộ 14 (còn được gọi là Đường Mòn HCM)…
Nghe được tin phối kiểm từ nhiều phía là Đồi 52 giờ có thêm 3 chiếc T54 án ngữ đón chào đoàn quâm mủ đỏ, các đơn vị bắt đầu trang bị mạnh vũ khí chống tăng, hiện các cánh quân ND đã bao vây Chi Khu Thường Đức và Đồi 52 từ nhiều phía, ĐĐ21, 22, 23 và 24 của TĐ2/ND đóng dọc theo các triền đồi 126, 383, 400 ngay trên đầu Núi Đất (tên gọi khác của Đồi 52, theo tên dân địa phương)… tôi cũng ghi lại những tọa độ chính xác trên bản đồ hành quân của riêng tôi, đồng thời gởi các tọa độ về trung tâm hành quân LĐ.
Ngay đêm đó, bất thần, tôi nhận được lệnh của Th/T Hóa, TĐP/TĐ2PB/ND, điều động thầy trò 3 người chúng tôi rời bỏ vị trí ĐQS, ông nói rằng tôi sẽ được đề cử lên làm Sĩ Quan Liên Lạc (SQ/LL) cho một tiểu đoàn nào đó đang được không vận vào vùng, nhưng chính ông cũng chưa biết đích xác, và để bảo mật, chúng tôi phải rời ngay đêm nay, theo chân toán viễn thám dẫn đường, băng rừng về LZ tiếp tế trên dãy Sơn Gà, chúng tôi len lỏi trong đêm đen, một cách thật yên lặng, bám sát toán viễn thám, bằng cách nhìn theo miếng giấy bạc (bên trong mỗi bao thuốc) được dán sau ba lô của người đi trước, và chỉ được dùng bật lửa một cách giới hạn trong trường hợp bị lạc nhau quá xa… có đôi lần Hùng, người hạ sĩ mang máy PRC25 bị cần antenna vướn cây nên suýt bị rơi xuống vực, tôi phải đổi cho trung sĩ Bé to con hơn mang thay. Toán Viễn Thám (thuộc ĐĐ3/TS/LĐ3/ND) chỉ có 6 người, được chỉ huy bởi một sĩ quan cấp thiếu úy làm trưởng toán, tôi cũng chưa đối diện với hắn lần nào, chỉ nói chuyện qua máy với danh xưng Thiên Long 3, và chỉ gặp viên hạ sĩ quan toán phó vào ĐQS dẫn đường cho chúng tôi lúc nữa đêm, nên cũng chẳng nhớ rỏ mặt hắn. Phải công nhận rằng, các toán viễn thám Nhảy Dù hoạt động một cách độc lập, thành thạo trong khắp các ngỏ ngách vùng hành quân, họ len lỏi giữa đêm đen một cách nhanh nhẹn như những bóng ma… phần vì bị giới hạn vô tuyến, chỉ liên lạc khi nào tối cần thiết, cho nên chúng tôi phải cố bám cho được họ qua những vết loan loán phản chiếu từ miếng giấy bạc sau lưng của người đi trước… tôi là người đi đầu của toán ĐQS, phần được trang bị nhẹ nên tôi theo kịp họ dễ dàng, tuy nhiên 2 đệ tử theo sau có phần chậm chạp hơn, nhiều lúc tôi phải yêu cầu toán VT chậm lại…
Gần sáng hôm sau cả toán chúng tôi đến được LZ trên dãy Sơn Gà, ai cũng mệt nhoài sau một đêm dài di chuyển một cách căng thẳng, vừa lo lắng vừa cảnh giác cẩn thận nên cả bọn gần như không còn sức để trò chuyện, riêng tôi phải lên gặp Thiên Long 3 để cám ơn và từ giã anh ấy, tôi nhận ra anh là một huynh trưởng khóa đàn anh cách tôi mấy khóa, khi tôi về Khối Bổ Sung chờ học khóa nhảy dù thì anh đang chờ ra đơn vị, tuy nhiên chúng tôi không nói chuyện nhiều vì toán anh phải gấp rút trở về ngay.
Tình hình vùng 1062 bây giờ khá ổn định, nhớ lần trước khi trực thăng mới nghiêng mình thả toán chúng tôi xuống thì pháo địch cũng đã departed, chân vừa chạm đất phải phóng ngay xuống giao thông hào gồm toàn thương binh đang nằm chờ di tãn… bây giờ thoãi mái hơn, quân ND đã nện những cú đấm thần tốc, tái chiếm đỉnh chiến lược 1062, D1 và D2 đang đẩy Bắc quân ngược về hướng Sông Vu Gia… và nay mai, không xa, Chi Khu Thường Đức sẽ là mục tiêu sắp được dứt điểm…
Ngồi trên chuyến trực thăng về dưỡng quân thật là sung sướng, sau hơn 1 tháng rưởi bó chân trên ĐQS… liên tưởng đến nhiệm vụ mới lòng tôi cãm thấy nao nao, dù sao chức vụ SQ/LL coi như mình được đãi ngộ rồi, từ đây sẽ đi theo cấp tiểu đoàn cùng hợp tác với vị TĐT/ND và ở BCH cấp TĐ dù sao cũng an toàn hơn SQ/TSV ngoài chạm tuyến, vã lại sau chiến thắng đồi 383 của TĐ2/ND mọi người trong tiểu đoàn đều thừa hiểu rằng tôi đã góp phần không nhỏ…
BCH tiền phương của LĐ3/ND vẫn đóng ở căn cứ Chuồng Bò, mới vừa bị đặc công CS hỏi thăm cách nay một tuần, tuy không bị thiệt hại nhiều nhưng an ninh có vẻ thắc chặt hơn, ra vào đơn vị phải qua cổng an ninh… Tôi trình diện Anh Sáu, vị TĐT/TĐ2PB khả kính của chúng tôi, anh cho tôi biết lý do rút tôi ra khỏi ĐQS một cách gấp rút vì tình hình đang khẩn trương, LĐ đang chuẩn bị tái chiếm Quận Lỵ Thường Đức, dĩ nhiên, Đồi 52 (Núi Đất) sẽ là mục tiêu đầu tiên nằm sát phía đông của chi khu… Anh bảo tôi rằng, tôi là người am tường địa thế của vùng hành quân, nhất là biết rỏ vị trí của những con cua đang nằm chờ đợi trong hang… thực sự, mấy ngày nay các xe tăng nầy chưa được khởi động, chỉ nằm đó ém quân một cách bí mật để chờ thời… Anh cũng lập lại là tôi sẽ làm SQ/LL cho một TĐ/ND đang được không vận vào vùng. Tôi hỏi Anh Sáu về toán mới trên ĐQS, hơi ngạc nhiên vì tôi vẫn chưa bàn giao nhiệm vụ và các vị trí cho toán mới, nhưng lệnh của TĐ bảo tôi phải rút đi rồi sẽ làm việc với họ trên tần số vô tuyến sau nầy khi họ đến nơi.
Không còn gì sung sướng hơn là được tự do về Cầu Chìm để được an nhàn ngồi ngắm các “kiều nữ cà phê” ngoài chợ Ái Nghĩa, cùng chai bia lạnh, dưới ánh sáng điện mờ… quên mất rằng, chúng tôi vẫn đang trong vùng hành quân và tiếng đạn ầm ỉ xa xa cách đấy không đầy 12 km, là tử điạ Thường Đức và vùng núi 1062, D1, D2… vừa chôn không biết bao nhiêu chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc…
Tôi có một người cha nuôi ngoài chợ Ái Nghĩa, gia đình ông có 2 người con, người anh trai trưởng tên Lợi, trước kia cũng là lính Nhảy Dù nhưng bị thương ngoài Quảng Trị vào mùa hè đỏ lữa năm 1972, nay đã giải ngũ và là anh kết nghĩa với tôi, cô con gái út tên Hoa, 16 tuổi, còn đi học nên mỗi lần đến nhà ít khi gặp. Khi quân ND tiến vào vùng Hiếu Đức và Đại Lộc tham chiến, trong khi chúng tôi đóng quân quanh bìa rừng chờ đợi các toán Công Binh Nhảy Dù đang ngày đêm khai phá những con đường chiến lược bên trong chân núi, tiếp cận những ngọn đồi hướng về đỉnh 1062, đồng thời làm bàn đạp cho các pháo đội kéo pháo lên đồi, áp sát các mục tiêu đã định, sẳn sàng yểm trợ cho các cánh quân Dù đang đóng quân trên các ngọn đồi bên trên. Trong khi chờ đợi các pháo đội đặt súng là thời gian thần tiên cho các SQ đề lô, được rãnh rổi la cà khắp vùng Tùng Sơn, Ái Nghĩa, vừa được phát lương sau thời gian chuyển quân về từ Huế-Quảng Trị, người nào cũng rủng rỉnh tiền đầy túi tha hồ tiêu pha, dân chúng trong vùng bấy giờ nhiệt tình đón chào đoàn quân mủ đỏ, họ đến đây để chuẩn bị chiếm lại Thường Đức, dù biết rằng mai nầy máu của họ sẽ đổ ngập đồng, nhưng bằng mọi giá, họ sẽ tái lập an ninh cho người dân trở về quê củ, tìm lại cuộc sống yên vui ngày nào… Trong tình quân dân cá nước, các anh tha hồ vờn gái trong các quán cà phê ngoài chợ Ái Nghĩa, còn các cô cũng dành nhiều tình cảm cho các chàng trai oai hùng đa số từ miền Nam ra…
Một buổi trưa đang ngồi nhâm nhi ly bia lạnh, Lợi đến gần mời tôi cụng ly, thấy hắn đội nón kết có bằng dù trên nón nên tôi hỏi ra lai lịch… từ đó chúng tôi thân nhau rồi kết nghĩa anh em, đôi lần Lợi dẫn tôi về nhà ăn uống, Ba của Lợi là người đàn ông goá vợ, là Thôn Trưởng ở Tùng Sơn, thấy tôi quê ở tận miền Nam xa xôi, vùng Cửu Long hiền hòa, vì nhiệm vụ làm trai thời chiến, phải ra đây để mưu cầu đem lại sự ấm êm hạnh phúc cho người bản xứ, từ đó, ông quý mến tôi như con, nên nhận tôi làm con nuôi… và cũng từ đó, mỗi khi đơn vị về dưỡng quân quanh vùng, có dịp là tôi “biến mất”… và cái tên “Châu Nhái” chết tiệt ra đời khi ông Hoá tập họp đám “cù lũ nhí” (các SQ trẻ trong TĐ) để phân chia đơn vị, ai cũng được phân công về các tiểu đoàn tác chiến chuẩn bị vào vùng hành quân, còn tôi, làm người nhái… lặn mất tiêu… ĐT Hoá từ đó gán cho tôi cái nickname nầy, dần dần nó ăn sâu vào lòng bạn bè cho đến bây giờ.
Tôi được mấy ngày “dưỡng quân tại chổ”, nghĩa là hết tiền để xuôi về miền Nam thăm gia đình, nên dĩ nhiên là về nhà Lợi, cùng hắn vi vu về Hòa Khánh, Đà Nẵng và Hội An… vui chơi cho vơi đi những nhọc nhằn trong ngày tháng ngoài vùng hành quân. Thực ra, mấy tháng nay nói là về tham chiến vùng Quảng Nam-Đà Nẵng nhưng tôi có biết thành phố là gì?… ngày đêm chỉ lo quần thảo với hiểm nguy, đối diện với tử thần trên chạm tuyến, từ hừng sáng đã thấy những bộ đồ xanh bộ đội miền Bắc bò lúp súp dưới giao thông hào, chỉ cách nhau có vài chục mét… giờ về thành phố Đà Nẵng ban đêm vui thật là vui, người dân thành phố đâu hiểu được những nhọc nhằn của đoàn quân mủ đỏ nói riêng và tất cả quân đội đang ngày đêm gìn giữ ngoài biên trấn cho họ có được sự thanh bình, an vui như vậy… nhưng thôi, đã làm trai, ai cũng có bổn phận với nước non, Nhảy Dù Cố Gắng!!!
Tối nay tôi và Lợi đi dạo dọc bờ biển, chúng tôi cũng ngà ngà sau một chầu bia, đi hóng gió mát từ biển thổi lên, quyện theo tiếng nhạc từ những nhà hàng sang trọng bên kia Kênh Phú Lộc, đang say sưa với cảnh thanh bình của Đà Nẵng về đêm, bỗng chiếc xe Quân Cảnh Hổn Hợp (QC của QĐ I đi tuần chung với QC 204/ND) dừng lại, thấy hai chàng nhảy dù đang đi dạo, lúc đó Lợi đang mặc bộ đồ bông ND nhưng trông có vẽ lôi thôi nên họ dừng lại hỏi giấy, Lợi trình giấy giải ngũ từ SĐ/ND (hắn vẫn được mặc đồ ND nhưng không cần phải đúng quân phong tuyệt đối vì đã giải ngũ)… còn tôi có đầy đủ phép nên họ bỏ đi… nghĩ lại, dù đang trong vùng hành quân nhưng khi ra ngoài thành phố cũng phải giữ đúng tác phong.
Buổi sáng hết phép, lên trình diện các Đích Thân để nhận nhiệm vụ mới, ngồi nghe ông SQ Ban 3 thuyết trình tình hình khu vực sau 1 tuần lễ trôi qua… ĐT Việt cho biết là toàn bộ TĐ2/ND đã rời vị trí chung quanh các ngọn đồi 126, 383, 400, vượt qua bên kia sông Vu Gia, đang làm nổ lực chính, bằng mọi giá phải tiến chiếm các ngọn đồi bên trên làng Đông Phước và QL14B, đối diện Chi Khu Thường Đức, hiện nơi đây đang đặt những ổ phòng không chiến lược của Bắc quân, lưới phòng không nầy ngày đêm khống chế các phi tuần oanh tạc mỗi khi vào vùng yểm trợ cho quân Dù, cho nên các phi công A37 thường bay từ hướng biển ngoài Hội An và Hiếu Đức dọc theo sông Vu Gia vào vùng để tránh những ổ phòng không nầy, sau khi đánh bom trong vùng Thường Đức xong, thay vì họ bay qua hướng 1062 để trở ra, thì họ lại đánh vòng ngược lại, bay bỗng lên không về Hội An (belly up or upside down) để tránh những ổ phòng không bên trên những ngọn đồi phía sau 1062 trông thật ngoạn mục… đường bay vào và đi ra đánh bom như vậy đã né được cả hai ổ phòng không quan trọng, tuy bị giới hạn vì kém chính xác, nhưng vẫn còn hơn là không vào được… và cũng chính những ổ phòng không nầy là hung thần trực xạ vào các cánh quân Bộ Binh ND khi lâm chiến, những ổ phòng không 37 ly liên thanh 2 nòng khi trực xạ làm thui chột ý chí chiến đấu của quân Dù… họ ngại ngần tiến quân dưới lằn đạn 37 ly… nay TĐ2/ND có nhiệm vụ vượt qua cầu Hà Nha để khóa họng chúng thì công cuộc tái chiếm TĐ mới dễ trong tầm tay.
TĐ6/ND từ Phú Bài được không vận vào vùng Hiếu Đức, chuẩn bị thay cho TĐ3/ND vừa bị rách áo vài tuần trước đây bên trên 1062 và D2, đang được về Sài Gòn dưỡng quân… LĐ3/ND nay gồm các TĐ2, 5 và 6/ND các cánh quân của TĐ6/ND gồm các ĐĐ61, 62, 63, 64 đang rải mỏng trên Đỉnh Đông Lâm và Sơn Gà, chuẩn bị vào vùng bao quanh Thường Đức…
Hôm nay trong phòng hành quân có mặt Anh Sáu Triệu, Ông Hoá, Ông Việt và Tr/U San, anh là vị Sĩ Quan Liên Lạc (SQ/LL) thâm niên gốc Thiếu Sinh Quân từ Lực Lượng Đặc Biệt về PB Dù, đã đi cho TĐ3/ND bấy lâu nay nhưng khi TĐ3 rút ra dưỡng quân thì anh và các Sĩ Quan Tiền Sát Viên Pháo Binh (SQ/TSV/PB còn gọi là Đề Lô) bị giữ lại, tiếp tục đi cho TĐ6/ND… Thấy tôi có vẽ hơi hụt hẫn, anh Triệu vả lả rằng chính anh cũng không biết trước điều đó nên mới rút tôi từ ĐQS về gấp đề làm SQ/LL… biết nói gì đây khi tình hình đang khẩn trương và tôi không còn sự lựa chọn. Ông Triệu bảo tôi rất thành thạo tình hình chung quanh Đông Phước và Thường Đức nên cử tôi về ĐĐ61, tôi dự đoán ĐĐ61 sẽ là nổ lực chính đánh vào Thường Đức, chắc chắn chúng tôi sẽ đối đầu với những chiếc tăng T54 đang ẩn mình trên Đồi 52 chờ chúng tôi, và còn không biết bao nhiêu chiếc nữa đang vào vùng… Tôi đứng dậy đưa tay chào anh rồi gật đầu tuân lệnh, anh cũng ái ngại bắt tay tiển chân tôi…
Đêm đó, lệnh cấm trại 100%, cỗng căn cứ Chuồng Bò khép lại… trực thăng sẽ đưa chúng tôi vào vùng đêm nay, sáng sớm ngày mai lên gặp ĐĐT/ĐĐ61 trên đỉnh Sơn Gà, về đơn vị mới với nhiều vấn đề mới, tôi bảo Tr.S Bé và HS Hùng ra câu lạc bộ mua ít đồ cần thiết rồi đi ngủ sớm, chuẩn bị khuya đêm nay thầy trò lên đường… lần nầy vào trực diện với Bắc quân trên tuyến đầu Thường Đức.
Toán chúng tôi lên trực thăng cùng với Tr.U San, hơn nữa giờ sau đã đến LZ Sơn Gà, lần nầy tạm yên ổn không còn bị pháo như trước, chúng tôi lên trình diện vị Th.T/TĐT/TĐ6ND, lần đầu tiên vào họp hành quân chung mới thấy uy danh của một vị TĐT/ND, trong căn hầm chỉ huy hành quân thật kiên cố, đã có đủ các ĐĐT và các SQ/TSV/PB của từng ĐĐ, trước tiên, Tr.U San, SQ/LL/PB (TĐ6ND) trình diện và giới thiệu các SQ/TSV/PB cho các ĐĐT, sau đó viên SQ/B3 lần lược trình bài diễn tiến sắp đến của tiểu đoàn, chỉ rỏ chi tiết bước tiến quân cho từng ĐĐ trên bản đồ hành quân, nhiệm vụ phối hợp của các SQ Đề Lô, tôi ghi lại những điều cần thiết, nhận ám danh đàm thoại và bản đồ khu vực, trước khi ra về Th.T/TĐT/TĐ6ND, Thành Thái, ban lệnh hành quân, mỗi đơn vị chuẩn bị xuất phát, ngày N và giờ G bắt đầu sẽ được thông báo sau.
ĐĐT/ĐĐ61 là Tr.U Danh, có biệt danh là Danh Con hay Danh Lùn, là một ĐĐT thân mật và cởi mở, sau buổi họp hành quân chúng tôi cùng nhau trò chuyện và đi dần xuống chân đồi bên dưới dãy Sơn Gà, băng qua khu rừng chồi hướng về đồi 383, anh đề nghị chúng tôi ở chung với BCH/ĐĐ cho dễ làm việc, HS Hùng sẽ cùng làm việc với toán nhà bếp lo việc ăn uống, TS Bé sẽ ở gần với âm thoại viên ĐĐ và chúng tôi sẽ ở chung lều với toán Quân Y, Th.U Bản, SQ Trợ Y và 2 binh sĩ quân y, bên cạnh lều của BCH… Ngày đầu tiên làm việc chung rất là thân thiện, chúng tôi dần dần xưng hô rất thân mật, cởi mở và hợp tác một cách ăn khớp với nhau.
Trời đã xế trưa, tôi bắt đầu gọi về pháo đội chuẩn bị điều chỉnh cận phòng và các điểm cần thiết, đề phòng bất trắc cho đêm nay, đồng thời gọi lên 207, ám danh của vị SQ mới lên thay thế trên ĐQS, để hỏi thăm động tĩnh đáng nghi quanh đồi 52 và chi khu Thường Đức, 207 cũng đã ghi nhận các vị trí T54 và cho hay chúng vẫn còn ẩn mình, nhưng hiện rất rỏ dưới lưỡng kính viễn mục, tôi cũng yêu cầu 207 chấm chính xác tọa độ cấm chỉ của chúng và gởi về pháo đội để khi cần sẽ có ngay… tôi bắt đầu đi một vòng xem tình hình chung quanh, mọi vật thật là yên tĩnh.
TĐ6ND vừa thay quân trám chổ cho TĐ2ND cách đây vài ngày, họ cũng vừa ổn định các tuyến phòng thủ , vẫn chưa có động tĩnh gì, tôi và Danh đi qua dãy rừng chồi thưa, nơi cách đây vài tuần trước, Huyến, Hồng, Nghị và Phúc Con la chói lói trên máy khi đánh nhau chiếm lại các ngọn đồi nầy. BCH/ĐĐ61 đóng trên triền đồi nhìn xuống hướng sông Vu Gia, cách đó không xa là vách đá sừng sửng hiểm trở bên trên khu vực Ba Khe, điểm hội tụ của 3 con suối từ trên núi chảy xuống đồng bằng, tạo thành một khu vực đầm lầy trước khi chảy ra sông Vu Gia. Danh có vẻ tin tưởng tôi trong vị trí đề lô, khi nhìn thấy tôi chỉnh cận phòng trước khi trời tối, và vì mới được không vận vào vùng nên anh còn bỡ ngỡ với với tình hình chung quanh, tôi trấn an anh, là tôi mới vừa rời ĐQS trên 1025 nên biết rất rỏ đường đi nước bước trong khu vực, tôi dẫn anh ra bờ đá hướng về đồi 52 và chỉ cho anh vị trí các chiếc xe tăng T54 đang chém vè ở đó, tôi móc bản đồ hành quân cho anh thấy khu vực đồi 52 đã được khoanh tròn bằng bút chì mỡ màu đỏ, cùng với vị trí 3 chiếc xe tăng đã đánh dấu bằng những mũi tên…
Bây giờ là mùa Đông, cuối năm 1974, vùng rừng núi trùng trùng hiểm trở bên trên Thường Đức mưa nhiều, lạnh cắt da, chúng tôi ăn ngủ trong lều quần áo bị mưa ẩm ướt qua đêm nên lạnh lẽo vô cùng… trong lều có một chiếc băng ca, không hiểu vì sao Bản không nằm nó mà nhường cho tôi, ngủ trên băng ca êm quá, cũng đỡ lạnh và khỏi bị ướt lưng nếu trời mưa lớn, tôi thấy có vài vết máu trên đó nhưng không sao, trãi chiếc poncho (lightweight) quấn lại rồi cũng qua đêm…
Mấy ngày trôi qua vẫn chưa nghe động tĩnh gì, tuy nhiên bên kia sông Vu Gia, các đơn vị của TĐ2ND bắt đầu đụng nhẹ, khi tiến lên chiếm các triền đồi bên trên làng Đông Phước… tôi bốc máy liên lạc với nhóm cù lũ nhí bên TĐ2ND để xem tình hình ra sao? hình như Bắc quân đã dần dần rút khỏi vùng một cách êm thắm, những điểm phòng không ghi nhận trước đây giờ rút sâu về phía Tây hướng Khâm Đức và Đường Mòn HCM… có lẽ, họ bị thiệt hại nặmg và nay cố tránh chạm mặt với quân Dù.
Cuối cùng ngày N cũng đến, chiều nay được lệnh ăn sớm trước 4 giờ chiều và chuẩn bị lương khô cho nhiều ngày sắp tới, thời tiết xấu mấy ngày qua trời rét mướt không làm chùn bước, không cần nói cũng biết chúng tôi sẽ rất vất vả suốt đêm nay, giờ G đã đến, phải lên đường… Tôi qua lều Danh hỏi thăm tình hình mới biết được rằng Thành Thái đã ra lệnh cho ĐĐ64 của Th.U Thóc đêm nay rời đồi 126, vượt qua yên ngựa soai soãi một cách im lặng ém sát sườn đồi 52 trong thế chờ, ĐĐ63 vượt qua con suối và bám sát đường thông thủy hướng lên chân đồi nằm chờ ở đó, ĐĐ62 trên đồi 400 xuống thay quân cho ĐĐ61 của chúng tôi trước 6 giờ chiểu nay, đồng thời để trung đội vũ khí nặng (cối 81 ly và sơn pháo 57 ly) trên đỉnh yểm trợ, còn lại hướng về mục tiêu Núi Đất… Riêng ĐĐ61, đêm nay sẽ xuống núi ngay sau khi khi bàn giao đồi 383 cho 62, sẽ băng rừng chồi xuống làng Phước Lộc, men theo vách đá hiểm trở khu Ba Khe để vượt qua đầm lầy Phước Lộc, dọc theo con suối Phụng Lâm đến Hà Nha, nằm đó, chuẩn bị con cái và báo cáo về TĐ trước khi trời sáng…
Tôi ngó Danh và cười gượng… cố gắng hết sức mới không buông tiếng chửi thề… Trời ạ! mình là Nhảy Dù chứ phải là TQLC đâu Đích Thân? mà lội qua đầm lầy nữa đêm như thế nầy, tôi nói… nhưng Danh cũng đã căi nhau với Thành Thái về việc “hiếp người quá đáng” đó rồi… lệnh là lệnh. Danh cho tôi biết thêm thông tin từ các toán Thám Báo của Chi Khu Thường Đức, có rất nhiều mìn bẩy trong vùng đồng bằng do du kích CS gài lại, nên di chuyển đêm khá khó khăn, nhất là không được đi trên bờ đê, chỉ lội dưới ruộng và đầm lầy… tôi cười, mấy thầy trò, ngay cả tôi, đều mang boot-de-saut… Nhảy Dù mà ĐT! Danh nhìn tôi một cách đăm chiêu… cuối cùng Danh chọn cách tránh xa khu đầm lầy, sợ nước sâu làm ướt các máy truyền tin… dù sao cũng phải băng qua đầm mới về Hà Nha.
Rời 383 lúc trời tối đen như mực… chúng tôi len lỏi qua khu rừng chồi một cách nhanh nhẹn, trời cuối năm mang gió bấc về thổi lạnh từng cơn, cộng thêm trời mưa đông miền núi lất phất làm tê tái lòng người, tôi thả ống tay xuống và thụt vào bên trong poncho cho đỡ lạnh, bước theo BCH một cách lặng lẻ. Đêm nay, tất cả phải im lặng vô tuyến, Danh và tôi không ai nói một lời, mỗi người có mối suy tư riêng…
Chúng tôi đi qua đầm một cách khó khăn, đúng vào lúc nữa đêm trời lạnh buốt tâm can, nước ngập tới lưng quần cũng đủ rung bần bật, nhưng vì di chuyển trong đêm đen nên mọi người đều cố gắng bắt kịp nhau… (ai biểu đi lính nhẩy dù, Nhẩy Dù Cố Gắng!!! mà…) phần vì mệt lã nên quên đi cái lạnh cắt da bên ngoài. Chúng tôi cuối cùng cũng vượt qua đầm và đến bên bờ suối, Danh dừng lại ngoài cánh đồng cải cách bìa làng Hà Nha vài trăm mét… (dân trồng cải để bán cho dịp tết sắp đến, nhưng vì chiến tranh nên họ đã di tản, bỏ lại nguyên cánh đồng cải đang độ tốt tươi). Danh bảo tôi rằng ngoài đồng sẽ không có mìn bẩy vì dân thường ra đồng đi làm hằng ngày, đợi trời rạng sáng sẽ cho em út dọn đường hường về đồi 52. Danh bấm máy cho Thành Thái báo cáo, tôi cũng gọi cho ông Việt biết địa điểm để cập nhật trên bản đồ, ĐĐ61 chỉ cách đồi 52 chưa đầy 500 mét… chúng tôi mệt nhoài, cứ nằm đó chờ lệnh, tôi thiếp đi dù quần áo còn ướt đẩm...
Bé đánh thức tôi dậy và đưa ống liên hợp, Anh Sáu trên đầu dây, tôi nghe, ĐT… anh cho tôi hay các pháo đội đã sẵn sàng đợi khi nào Thành Thái phất cờ, thằng 207 nay sẽ làm mắt thần lại cho tôi, nghe quen quen ĐT… nhất định dzớt 3 con cua càng sớm càng tốt, ĐT bảo 207 bắn cắm chỉ và khóa họng mấy con cua đó thì sẽ dễ dàng thôi ĐT, nó có tọa độ rồi, OK! anh sẽ trực tiếp theo sát trên máy. Danh quay qua bảo tôi chuẩn bị pháo binh thì bắt đầu nghe 64 tapi, cối 81 từ hướng 383 bắt đầu nổ, đồi 52 đã bị bao vây từ khuy đêm qua, chung quanh đồi quân ND dù thâu đêm mệt lả vẫn hò reo vang trời trong tiếng depart pháo binh rộn rã từ phía cầu Hà Nha.
Cuộc tấn công tái chiếm Đồi 52 đúng ngày 24 tết, năm Giáp Dần, đầu tháng hai, năm 1975… lúc nầy mùa đông nên 6 giờ sáng vẫn còn tối hù, tôi điều chỉnh bắn rãi từ chân đồi dọc lên tới đỉnh để con cái 61 tiến lên, địch phản ứng dữ dội, chống trả các đợt tapi từ hướng 64, Thóc đã vang trên máy chuẩn bị xung phong, lên rồi lại bị đẩy lui, mấy chiếc T54 giờ đây xoay nòng trực xạ làm thui chột đàn chó điên đang vờn chuột trên đỉnh đồi 52… 207 gọi bắn cắm chỉ lên đồi 52 một cách hối hả và liên tục, đồng thời gọi cho Hồng, Huyến và Phúc Con cố gắng khóa họng mấy dàn 37 ly trên núi Đông Phước… 207 cho tôi hay mọi chuyện tiến triển tốt đẹp, trước mỗi đợt xung phong mấy con cua đều bị pháo nện tả tơi nhưng vẫn không thể làm chúng gãy càng… tôi hỏi 207, anh đã có tọa độ cắm chỉ của đám cua, sao không dứt điểm chúng cho rồi? tôi ở dưới triền đồi nên không tự chủ được, mọi chuyện chỉ nhờ 207… hắn cho tôi hay là các pháo đội không thể bắn thỏa măn theo yêu cầu vì không được tiếp tế đạn đầy đủ… Trời ạ!!! pháo binh Nhảy Dù luôn gọi bắn bằng tràng (6 quả), giờ chỉ bắn từng quả… mẹ, vậy mà cứ đòi tapi, tapi cái con mẹ… tôi chưởi thề trên tần số hành quân của pháo binh… nghe tôi chưởi đỗng tá lả, ĐT Tuấn con nhảy vào cố gắng làm dịu tình hình, cuối cùng anh điều ông Thọ kéo các khẩu M2 lên đồi… lần nữa nằm chờ, chơi trực xạ ngay trên đầu địch…
Chiều hôm đó chúng tôi chỉ nhích lên được chừng 200 mét, địch đông như kiến, được tiếp viện đạn dược đầy đủ từ nhiều hướng phía từ sau CK/TĐ, nơi hầm hố kiên cố được để lại từ thời TĐ79/BĐQ còn trú đóng nơi đây… có thêm vài ổ phòng không 57 ly mới nổi lên từ hướng Đại Lãnh, vùng núi hướng tây bên trên Thường Đức, bắn trực xạ rát quá làm quân Dù trùng chân.
Qua ngày đầu tiên các ĐĐ đã bao vây đồi 52 bằng 3 phía, chỉ còn cách ngọn đồi vài trăm mét, không xa lắm nhưng mỗi tất đường di chuyển đều được trả bằng máu, địch cũng không kém, trả đủa quân Dù sau mỗi đợt xung phong, họ được tiếp ứng quân và đạn dược nhanh chóng bằng đường sông Vu Gia, nên các ĐĐ bắt đầu dè dặt hơn trước… đêm nay thế nào địch cũng sẽ phòng thủ lại kỷ hơn, mỗi phút trôi qua chậm trễ sẽ làm bất lợi cho quân Dù.
Mấy ngày hôm sau thời tiết quá xấu nên chỉ nằm im lặng chờ đợi… mưa càng lúc càng nặng hạt, làm tăng thêm khó khăn và rét mướt, khổ nổi, nước ngập hết các giao thông hào mà ban ngày không được căn lều nên đành đội mưa chịu lạnh… Trên cao 207 quan sát kỹ hơn, theo dõi “nhất cử nhất động” của Bắc quân, tôi nghe 207 liên lạc với Đài Quan Sát Không Quân chuẩn bị cho Thần Phong lên vùng ngay sau khi trời quang đăng… phải vậy chứ, mình bị thời tiết khó khăn, bị giới hạn đủ điều… nên phải tính cách khác.
Sáng ngày N+5 dự báo trời quang mưa tạnh, gió thổi từ hướng biển vào lạnh tê tái… Thành Thái gọi Danh Con chuẩn bị con cái hành động cho đẹp mắt, OK! Make my day, ĐT. Tôi bò qua gần Danh, hắn chỉ tay về phía đỉnh đồi, tôi thấy cái nòng súng đầy lá ngụy trang 100 ly của con cua quay qua quay lại một cách thách thức, Danh nói hôm nay mình được tăng cường thêm 1 trung đội đa năng để chuẩn bị dứt điểm, sẽ thanh toán ngọn đồi bằng mọi giá. Tôi hơi ái ngại vì địa thế bất lợi cho quân Dù, đang ở dưới thấp, địch thấy ta còn ta không thấy địch… Danh gợi ý tôi gọi pháo bắn cắm chỉ vào đỉnh đồi liên tục và kéo dài cho tới khi Thần Phong bao vùng, lúc đó đa năng sẽ bò lên dùng lựu đạn khói cay, lợi dụng mình đang trên gió, 61 sẽ lên dứt điểm mục tiêu dễ dàng hơn… tôi nhìn Danh e ngại, anh nghe tôi chưởi thề trên máy rồi đó, mấy hôm trước xin 20 tràng (120 qủa) chỉ bắn có 12… bà mẹ, chỉ xúi mình xung phong… tôi cười, xung phong cái con… khỉ...
Trên tần số hành quân nội bộ, Bé cho tôi biết 207 đã phối hợp xong, Th.U Trưng ở đài tác xạ cho hay đã sẳn sàng, tôi hỏi anh Tuấn tình hình anh Thọ chơi ngông ra sao? anh cho tôi hay lợi dụng thời tiết xấu, anh ấy kéo pháo lên đồi ém quân nay đang nằm chờ lệnh…tôi quay qua cho Danh hay mọi chuyện đã êm suôi. Tuy nhiên Danh cho hay, Thần Phong hôm nay không đến được, thôi được, có gì chơi nấy, Danh lầm bầm, đánh đấm cái con… kẹt…
Trung đội đa năng cuối cùng đã đến, người nào cũng mặt mày lem luốt sình bùn, được trang bị đầy đủ XM202, M72 và đầy đủ lựu đạn cay, Th.U Thời, Tr.Đ/T Đa Năng, lên gặp Danh để chuẩn bị di chuyển, tôi thực sự ngỡ ngàng khi gặp Thời ở đây, thì ra là Thái Kiêm Thời cùng khóa với tôi, cái thằng cao lêu nghêu, Thiếu Sinh Quân, ngoài Vũng Tàu, chung ĐĐ15 khi còn là SVSQ bên Thủ Đức, từ ngày ra trường đến giờ mới gặp lại nhau trên chiến trường nơi góc núi đèo heo vùng Thường Đức nầy, tuy nhiên vì tình hình quá cấp bách nên hai đứa chỉ cần một cái bắt tay, không hỏi thăm nhau lâu được, rồi mỗi người trở về với công việc thực tại… cuộc phối hợp tái chiếm đồi 52 thực sự bắt đầu.
Các pháo đội bắt đầu depart ngoài Cầu Chìm và bên kia sông khá rộn rã, các ĐĐ cũng bắt đầu tiến lên chầm chậm giữa đạn pháo, địch pháo lại liên tục… vài tiếng nổ sát hầm chỉ huy làm tôi lùng bùng lổ tai, cầm ống liên hợp trên tay chỉ huy các trung đội phía trước, Danh bảo tôi pháo lần nầy có hiệu quả, Thóc bên kia báo trên máy 1 con cua đã banh càng, 2 con kia vẫn đang hung hăng trực xạ… đúng lúc đó, Thọ khai hỏa trực xạ ngay trên đầu địch, tôi nghe tiếng hò reo bên máy của Danh Con, chính xác, chính xác, hai con cua còn lại đã bị gãy càng nằm chổng gọng… tôi không biết đích xác vì sao 3 con cua bị luộc, pháo ngoài Cầu Chìm, pháo trực xạ M2 của Thọ hay từ các M72, XM202 của Thời, nhưng sao cũng được, miễn đứt điểm chúng thì OK… Trong khi đó, các trung đội của 61 xung phong phía sau làn khói cay, Bắc quân bắt đầu bỏ chạy, rút về hướng Chi Khu Thường Đức, trung đội đa năng đang làm chủ tình hình trên đỉnh Đồi 52.
Đang lúc tình thế phấn khởi, tôi lắng nghe 207 báo tin vui trên máy thì Danh gọi tôi, bảo Thành Thái muốn nói chuyện… ngồi trên thành giao thông hào với tay qua cầm ống liên hợp, chưa kịp nói chuyện với Thành Thái thì một tiếng nổ át tai ngay bên hông cách tôi và Danh chừng 2 mét, đất đá bay tung toé, tôi chưa kịp phản ứng thì nghe bên hông ẩm ướt bên trong làn áo, một dòng máu thấm qua áo nghe âm ấm, trong khi Danh không hề hấn gì, Danh đưa tay chỉ vào mấy lổ lủng bên hông cạnh sườn cho hay tôi đã bị thương… Trời đất, chưa lên tới đỉnh đồi mà bị thương cái gì? tôi sờ vào hông rồi nói với Danh, chỉ nghe rang rát bên hông, chẳn ăn thua gì đâu… tôi tiếp tục kêu Bé báo cáo về Anh Sáu là 61 đã làm chủ tình hình trên đồi 52, tai tôi vẫn còn nghe Anh Sáu khen làm được việc… nhưng mắt tôi bắt đầu hoa lên, mắt tôi trờn trợn dường như muốn nhắm lại, tôi sờ bên hông thấy máu ra ướt đẫm xuống thắc lưng, hình như tôi ú ớ không còn nói được nữa, nhưng tai vẫn còn nghe Danh bảo Bé chuẩn bị đưa máy cho anh, rồi bảo Bé cõng tôi về phía sau cho y tá băng bó, họ khiêng tôi trên chiếc băng ca tôi dùng làm giường ngủ mỗi đêm, có lẽ, đó là tại sao Th.U Bản không dùng nó để ngủ… 2 y tá khiêng tôi băng qua bao hầm hố về bệnh viện dã chiến hành quân đàng sau hậu cần, cách đó chừng một cây số, tai tôi vẫn còn nghe vị bác sĩ tiền tuyến của tiểu đoàn nói bụng tôi đã bị trương lên vì bị ứ máu bên trong thành bụng, bị xuất huyết nội, cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ bị tử vong… Cuộc chiến đánh chiếm đồi 52 đã qua nhiều ngày, thương vong quá nhiều nên tình trạng thuốc men không còn đầy đủ, trong lúc cấp cứu, tôi không được gây mê để họ bơm máu đang bị ứ đọng bên trong lòng bụng, bác sĩ thọt ống bơm trực tiếp vào lỗ bị thương để bơm máu… chính chứng xuất huyết nội làm cho tôi bị á khẩu, không thể rên la mặc dù tai vẫn còn nghe họ bàn tính cách cứu chữa, văng vẳng bên tai tiếng ì đùng vẫn còn vang lại từ mặt trận… tôi không chịu nỗi cơn đau nên chìm vào cơn mê…
Tôi giật mình khi nghe gió lạnh làm run người, tiếng trực thăng quạt xành xạch bên tai, chòng chành chuẩn bị đáp xuống Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng… Chiến trường bỏ lại sau lưng, băng ca cứu thương nhanh nhẹn đưa tôi vào phòng mỗ, lần nầy về Duy Tân thì không còn sợ chết nữa vì đầy đủ máy móc y khoa, tôi được bác sĩ rút hết số máu còn đọng lại bên trong vòm bụng một cách dễ dàng không đau thấu xương như ngoài tiền tuyến, ông cho tôi biết đã bị gảy mấy cái xương sườn, về làm việc nhẹ và sẽ tự hồi phục dần…
Khi họ chuyển tôi ra ngoài phòng hậu giãi phẩu, trong lúc tôi vẫn còn mơ mơ màng màng chưa tỉnh dậy hẳn, nằm trên giường trong khu hồi phục, tôi nghĩ lại, các bác sĩ quân y nhảy dù cấp cứu thương binh dưới lằn đạn pháo địch, chỉ cách chạm tuyến không đầy 1-2 km, dù hiểm nguy chực chờ nhưng họ cứu người rất thành thạo, cứu sống bao nhiêu sinh mạng, dù đến đây khi bị thương nên tôi không nhớ mặt và tên, nhưng tôi thầm cám ơn vị Tr.U Bác Sĩ, Y Sĩ Trưởng của TĐ6ND đã nhanh nhẹn cứu sống tôi dù không còn thuốc mê một cách thành thạo ngoài mặt trận… Người ta thường nói, đi lính nhảy dù dễ chết, nhưng khi bị thương thì khó mà chết, đánh nhau đàng trước, bác sĩ cứu hộ phía sau…
Lúc tôi tỉnh dậy trong bộ đồ xanh thương binh, nhìn thấy nhiều người đứng lo lắng chung quanh, Ông già nuôi, Lợi và Hoa, đứa em gái của Lợi mới tròn 16 tuổi đứng bên khóc như mưa… mặt tôi tái xanh như tàu lá, chắc là mất máu nhiều lắm, nhưng vẫn gượng cười nhìn họ và trấn an họ là tôi hoàn toàn cảm thấy khỏe hẳn, bác sĩ nói sẽ bình phục nay mai.
Thường khi ghé nhà Lợi, tôi xem Hoa chỉ là cô bé mới lớn, đáng tuổi em mình, đang học lớp 10 ngoài Trường Trung Học Ái Nghĩa, nhí nha nhí nhảnh chào hỏi tôi mỗi khi vừa đi học về… có khi Hoa bưng nước mời tôi uống, hình như có chút e lệ, luống cuống mỗi khi đứng trước mặt tôi… nhưng sao giờ thấy cô bé đứng khóc như mưa làm lòng tôi ngài ngại, bảo Hoa đừng khóc nữa, tôi vẫn là tôi của bao ngày…
Đó là ngày Mồng 4 Tết năm Ất Mão, nhằm ngày 14 tháng 2, năm 1975… Tôi được chuyển về Bệnh Viện Đỗ Vinh hành quân ngoài Non Nước, thời gian nằm dưỡng bệnh, tôi bàng hoàng hay tin Tr.U San vừa hy sinh đâu đó trong vùng núi gần Đại Lộc, TS Bé về ghé thăm tôi cho hay xác của anh đang chờ phi cơ về SG với gia đình, được quàn ngoài phòng Chung Sự Sư Đoàn, nhưng vì còn yếu, tôi không đủ sức đi thăm anh lần cuối… Đâu cũng là số trời, lẽ ra tôi đã thay thế chổ của anh, để anh được về Sài Gòn dưỡng quân theo chân TĐ3ND… nhưng định mệnh nào ai biết được, số mệnh ơn trên đã dành cho mỗi chúng ta, tôi giờ đây vẫn còn nằm trong bệnh viện còn anh nằm yên nghĩ ngoài phòng Chung Sự… Vĩnh biệt Đích Thân, cố ĐU Lý San, TĐ2PB/ND, SQ/LL/PB cho TĐ6ND…
Bác Sĩ Cổn vào phòng thăm bệnh nhìn tôi cười, anh rất may mắn, bị thương tuy nặng nhưng mà nhẹ, nếu không cứu kịp thời thì chắc đã ra… ma rồi, anh hỏi tôi, muốn về Sài Gòn không? tôi cười trả lời, dạ Đích Thân… Tôi được theo chuyến bay C130 về nghĩ dưỡng thương ở Đỗ Vinh Sài Gòn khi mặt còn xanh như tàu lá, trên chuyến bay đi chung với những xác đồng đội được đưa về cho gia đình, phía sau phi cơ là những quan tài được chồng chất lên nhau trên những pallet nực mùi tử khí… dẫu biết rằng tương lai không xa mình cũng sẽ nằm dưới lá quốc kỳ phủ kín đời trai như các đồng đội đang nằm đó, nhưng Nhảy Dù Cố Gắng, chuyện đâu còn có đó, tôi hân hoan về dưỡng thương trước đã… khoan nghĩ đến chuyện chết sống, âu là do trời định…
Một tháng sau tôi trở lại hành quân, Lữ Đoàn 3 bàn giao Thường Đức cho các đơn vị TQLC, lên tàu Hải Quân trên đường xuôi nam… đâu ai biết rằng Buôn Mê Thuộc đang dần dần thất thủ, Khánh Dương đang chờ LĐ3/ND về làm nút chận bước tiến quân như vũ băo của bộ đội miền Bắc từ hướng Buôn Mê Thuộc tiến về Nha Trang… và rồi ngày 30/03/1975 tôi lại lặng người khi nghe trên tần số Th.U Thái Kiêm Thời đã bị thương, được di tãn ra nằm trong bóng râm trên Quốc Lộ 21 bên cạnh Buôn Ê-Thi… khi những chiếc xe tăng T54 ung dung phá tan phòng tuyến của TĐ5ND đang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, chúng cày nát những thương binh nằm trong bóng mát chờ tản thương… trong khi tôi đang di quân cách đó non cây số… Vĩnh biệt Cố Tr.U Thái Kiêm Thời, người bạn cùng khóa của tôi, làm sao tôi có thể nhìn anh lần cuối, khi LĐ3/ND đang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và không được tiếp tế, làm sao còn đủ sức để ngăn đoàn xe tăng đang cày nát thân xác anh… Mẹ và vợ anh bồng con thơ đến tìm tôi tận mặt, để biết đích xác trước tin anh ngã gụt trên chiến trường Khánh Dương… chỉ đúng 1 tháng nữa thôi là ngày định mệnh 30/04/1975.
Cù Lũ Nhí, Châu Nhái
Anaheim Hills, ngày 30/04/2019
Ghi chú cửu long :Cù Lũ Nhí, Châu Nhái cùng khóa 9/72 Thủ Đức với tôi, tên thật là Đoàn Văn Châu.
Châu Nhái đă từ giă cơi trần ngày 18 tháng 12, 2019 tại Anaheim, CA hưỡng thọ 66 tuổi.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Để kỷ niệm ngày Quốc Hận, tôi xin ghi lại đây cái chết hào hùng một người bạn cũng là một cộng sự viên thân tín, một nhân viên đắc lực đă từ chối ra đi di tản để ở lại t́m cái chết chứ không đầu hàng Cộng Sản. Tôi ghi lại chuyện này cũng để tự nhận ḿnh là kẻ không xứng đáng, tuy là cấp chỉ huy trực tiếp nhưng không bằng một thuộc cấp đă hy sinh ở lại, trong khi tôi t́m đường để thoát thân với gia đ́nh, bỏ lại người bạn thân tín và bao nhiêu thuộc hạ đă cùng tôi sát cánh bên nhau hằng bao nhiêu năm trời.
Bây giờ sau 30 mươi năm, tôi kể lại sự việc này để hy vọng linh hồn người bạn của tôi nếu có linh thiêng xin chấp nhận lời tạ lổi của tôi. Cũng trong bài này , tôi xin trả lời câu hỏi mà những nhà sưu tập những câu chuyện về ngày 30 tháng 4 năm 1975, đă hỏi: ngày 30 -4-75 năm đó bạn đang làm ǵ và ở đâu? Sau đây tôi xin kể lại những ǵ đă xảy ra sáng ngày 30/4/75 tại Cần Thơ và đă đưa đến cái chết của Thiếu Tá Lương Bông, một phụ tá rất đắc lực của tôi.
Xin mời bạn đọc theo dơi câu chuyện.
***
Thiếu Tá Lương Bông làm Sĩ Quan Phụ Tá cho tôi khi tôi phụ trách cơ quan ANQĐ ở tỉnh Sa-Đéc. Sa-Đéc là một tỉnh nhỏ gồm có 4 quận, trước kia là Tỉnh, trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà trở thành Quận trực thuộc Tỉnh Vĩnh Long, sau thời Đệ Nhị Cộng Hoà được trở lại thành Tỉnh như cũ, tuy nhiên bên phía VC th́ họ vẫn coi Sa-Đéc là một huyện của Tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian này t́nh h́nh tại Tỉnh Sa-Đéc tương đối có an ninh, không có những trận đánh lớn, tuy vẫn c̣n những trận nhỏ nhắm vào các đồn bót xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là Quận Đức Tôn (ngày xưa gọi là Cái Tàu Thượng). VC tập trung nỗ lực vào công tác Binh Địch Vận và nội tuyến để phá hoại hàng ngũ xă ấp của ta. Trong thời gian này Thiếu Tá Bông phụ giúp tôi trong công tác ngăn chận và loại trừ các phần tử VC xâm nhập vào hàng ngũ ta rất là hữu hiệu.
Vào năm 1973, tôi được lệnh thuyên chuyển về Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ, đang ở một tỉnh tương đối nhỏ và có an ninh, nay về một Tỉnh lớn gồm 7 Quận và 2 Quận của Thị Xă Châu Thành mà Quận nào cũng có vấn đề. Hơn nữa, nơi đây c̣n có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4, Phi Trường Trà Nóc, Phi Trường Cần Thơ, Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận và hàng chục đơn vị Quân Đội trú đóng rải rác khắp trong Tỉnh lỵ, tuy các đơn vị này đều có Pḥng An Ninh hoặc Sĩ Quan AN đơn vị phụ trách về an ninh nội bộ, tuy nhiên về mặt an ninh lănh thổ th́ cơ quan chúng tôi phải phụ trách với sự trợ giúp của Sở 4 An Ninh. Về phần VC th́ họ tập trung mọi nỗ lực đánh phá về quân sự, một mặt họ tận dụng mọi cơ hội, bằng mọi cách, dưới mọi h́nh thức để đưa người của họ xâm nhập làm lũng đoạn hàng ngũ các cơ quan đầu năo của ta, một nơi được mệnh danh là Thủ Đô Miền Tây. Nói về các cán bộ T́nh Báo CS, theo tôi nhận xét th́ những cán bộ cấp dưới th́ có vẻ rất mù mờ, khờ khạo nhưng những cấp trên của chúng th́ rất tinh khôn, quỹ quyệt v́ một số họ có sang học về t́nh báo ở các nước CS như Liên Sô, Đông Đức chẳng hạn, cũng như chúng tôi được gửi đi du học ở Okinawa (Nhật Bản), Mă Lai hay ở Hoa Kỳ vậy.
Đảm nhận trọng trách rất nặng nề này, tôi thấy cần phải có một phụ tá đắc lực để đương đầu với địch, cho nên tôi đề nghị và được thượng cấp chấp thuận cho thuyên chuyển Thiếu Tá Lương Bông về với tôi, v́ Thiếu Tá Bông rất có năng khiếu về T́nh Báo, Phản T́nh Báo như đă chứng tỏ lúc c̣n ở Sa Đéc. TT Bông quả thật xứng đáng cho tôi tin tưởng và khi về với tôi ở Tỉnh Phong Dinh/Cần Thơ đă chứng tỏ khả năng hoạt động chuyên môn, anh ta đă giúp tôi tiêu diệt và phá vỡ rất nhiều vụ binh vận, đặc công, nội tuyến rất ngoạn mục, bắt giữ nhiều cán bộ địch xâm nhập hàng ngũ ta và đặc biệt anh đă tổ chức đưa người của ta xâm nhập vào hàng ngũ địch chẳng những ở cấp Tỉnh Ủy mà c̣n lên cả BCH Miền của chúng để thu lượm tin tức. Những điệp viên này cung cấp cho ta rất nhiều tin tức rất có giá trị, đến nỗi cơ quan T́nh Báo Quốc Pḥng cũng như T́nh Báo của Toà Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Cần Thơ phải đến nhờ tôi phối hợp và chia sẽ những tin tức quư báu cho họ. Nhân tiện đây, tôi cũng xin nói thêm về cái ngành rất là bạc bẽo của chúng tôi, chúng tôi âm thầm chiến đấu với địch, tuy không “dàn binh bố trận”như các đơn vị chiến đấu, nhưng chúng tôi đă dùng trí năo để đối phó với địch, nếu thành công th́ cũng chẳng được nhiều người biết nhưng để thất bại th́ lănh đủ.
Tôi c̣n nhớ hồi ở Sa Đéc, một buổi sáng sớm, Đại Tá Tỉnh Trưởng kêu tôi tháp tùng với Ông đi vào thăm một đồn ở Quận Đức Tôn mà đêm qua bị VC tấn công nặng nề, khi trực thăng đáp xuống sân đồn, một cảnh tượng vô cùng đau thương ở trước mặt chúng tôi, tất cả một Trung Đội hơn 30 người trú đóng trong đồn đều bị VC tiêu diệt, xác người nằm la liệt mọi nơi, chỉ duy nhất có một người c̣n sống sót, nhưng người đó lại là nội tuyến cho địch, lợi dụng lúc canh gác đêm khuya đă mở cửa đồn cho VC vào tàn sát tất cả đồng đội rồi đi theo họ luôn. Vụ này tôi bị “xát xà pḥng”nặng nề, mặc dù trước đây tôi đă khám phá rất nhiều vụ tương tợ nhưng đâu có ai biết đến. Thành ra, nếu ngăn chặn được sự việc đừng để xảy ra th́ ít người biết đến, nhưng nếu v́ lư do ǵ đó mà không ngăn chặn được th́ bị trách cứ là không chu toàn nhiệm vụ.
Sáng ngày 30/4/75, như thường lệ, tôi đến Tiểu Khu để họp mỗi buổi sáng, khi tôi đến pḥng họp th́ thấy các sĩ quan Tham Mưu của Tiểu Khu, thay v́ vào ngồi trong pḥng họp như thường lệ để chờ Đại Tá, Tiểu Khu Trưởng đến chủ tọa th́ họ lại tụm năm, tụm ba ở ngoài hành lang hoặc rải rác trong pḥng họp để x́ xào bàn tán mà tuy tôi không nghe họ bàn luận về việc ǵ nhưng tôi cũng đoán được là họ đang bàn tán về một sự kiện quan trọng vừa xảy ra tối hôm trước. Sau khi tôi đến bắt tay chào hỏi một số người, có người hỏi tôi: Sao nghe anh đi đêm hôm qua rồi? Tôi chỉ cười và đáp lại: Chứ anh đang bắt tay ai đây? Số là 3 giờ sáng đêm 29 rạng ngày 30/4/75, tôi được tin là Bộ Chỉ Huy Hải Quân Vùng 4 đă kéo cả lực lượng này ra đi và có cả Chuẩn Tướng Ch.D.Q. là Tham Mưu Trưởng của Quân Đoàn 4 đi theo, đặc biệt lại có tin đồn (hoàn toàn là tin vịt) là trong nhóm người đi theo Hải Quân c̣n có Đại Tá Tỉnh Trưởng và tôi nữa, do đó mà các Sĩ Quan Tham Mưu Tiểu Khu mới bàn tán như đă nói ở trên. Sau khi họp xong, Đại Tá Tỉnh Trưởng gọi riêng tôi ra gần cột cờ (v́ chỗ này không có ai đứng gần) để bàn chuyện và sau khi thảo luận, chúng tôi đồng ư là với t́nh h́nh này chắc phải ra đi và chúng tôi cũng dự tính là sẽ ra đi tối hôm đó (lúc này vợ và con của tôi c̣n ở bên Sa-Đéc). Trong lúc này, Đại Tá Tỉnh Trưởng cũng ngỏ ư là đang có tin đồn ngoài dân chúng là ông ta và tôi đă ra đi trong đêm vừa qua, nên ông ta yêu cầu tôi đích thân lái xe đưa ông đi một ṿng thành phố để trước là quan sát t́nh h́nh, sau là để trấn an dân chúng là chúng tôi vẫn c̣n có mặt ở đây. Sau khi đi một ṿng thành phố, tôi đưa ông ta đến Ṭa Hành Chánh Tỉnh, c̣n tôi trở về cơ quan. Khi về đến văn pḥng th́ tôi nhận được 2 cái lệnh:
1.- Của Đại Tá S. (cấp chỉ huy trực tiếp của tôi trong ngành) yêu cầu tôi kiểm soát lại tất cả các Đơn Vị Trưởng trong thị trấn xem ai c̣n ở lại và ai đă ra đi .
2.- Lệnh từ Quân Đoàn gọi tôi đến họp gấp, tôi cũng nói thêm là lúc này chưa có lệnh đầu hàng hay buông súng ǵ cả.
Việc thứ nhất tôi giao cho Thiếu Tá Bông thi hành, việc thứ hai tôi lại giao cho Thiếu Tá Th. (một phụ tá đặc biệt khác) đại diện tôi đi họp bên Quân Đoàn, phần tôi cố t́m cách liên lạc với gia đ́nh ở Sa-Đéc để thu xếp qua Cần Thơ cho kịp để ra đi tối hôm đó. Sau đó v́ có lệnh đầu hàng, buông súng bất ngờ nên chúng tôi phải thay đổi lịch tŕnh ra đi vào xế trưa ngày 30/4/75 Chúng tôi gồm có: Đại Tá, Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ và phần lớn các sĩ quan ở Tiểu Khu, các công chức bên Ṭa Hành Chánh, một số sĩ quan ở bên Quân Đoàn 4 và nhiều nữa mà lâu quá rồi tôi không nhớ hết, một số lớn trong nhóm di tản này đều đem được gia đ́nh theo, tất cả chúng tôi đều lên một chiếc ghe đ̣ máy để đi dọc theo sông Hậu Giang hướng ra biển và chi tiết về chuyến ra đi này tôi đă có tường thuật khá đầy đủ trong một bài trước đây có liên quan đến bài viết về ngày cuối cùng của Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4. Trong khi chúng tôi c̣n lênh đênh trên ḍng sông Hậu Giang th́ có ai đó trên ghe bắt nghe được đài phát thanh Cần Thơ, đài này có loan tin là tàu của chúng tôi đă bị bắn ch́m trên đường di tản rồi. Sau này tôi mới kiểm chứng lại th́ được biết sự việc như sau: Số là sau khi chúng tôi rời Cần Thơ th́ Thiếu Tuớng, Tư Lệnh Quân Đoàn 4 đề cử Đại Tá Th. làm Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh/Cần Thơ để thay thế Đại Tá D., sau khi nhậm chức, ông này có đưa ra lời kêu gọi ǵ đó trên đài phát thanh Cần Thơ và cũng trong dịp này, Đài có loan một tin giựt gân (không biết do đâu mà có) là chiếc tàu chở chúng tôi đi trên sông Hậu giang đă bị bắn ch́m chết hết, trong đó đă nêu đích danh Đại Tá D. và cá nhân tôi. Tôi cũng xin nói thêm là, sau khi có lệnh buông súng đầu hàng, tôi có tập hợp các nhân viên trong cơ quan lại, lúc này có một số nhân viên đă bỏ đi về với gia đ́nh, tôi cho biết là với t́nh h́nh này th́ coi như không c̣n ǵ nữa, anh em ai về nhà nấy và tùy hoàn cảnh của mỗi người mà quyết định nên ra đi hay ở lại, nếu ai muốn đi th́ theo tôi để đi, thật ra trong lúc này tôi cũng chưa biết phải ra đi bằng cách nào v́ chúng tôi dự định đến tối hôm đó mới đi nên chưa chuẩn bị kịp ghe tàu ǵ cả. Tôi có hỏi riêng TT Bông có muốn đi hay không th́ anh ta lưỡng lự một hồi rồi trả lời với tôi là với t́nh trạng này anh chưa biết quyết định ra sao, thôi th́ cứ ở lại xem t́nh thế diễn biến như thế nào rồi sẽ tính sau và anh cầu chúc cho tôi và gia đ́nh đi được b́nh an. Tôi nhớ có một số nhân viên, trong lúc hốt hoảng đă đi theo tôi, nhưng khi ghe vừa ra gần đến cửa biển th́ lại t́m cách quay về v́ kẹt gia đ́nh, hơn nữa họ thấy với chiếc ghe cũ kỹ đó th́ khó mà tới nơi tới chốn được và một số khác vẫn theo tôi đến đảo Mă Lai rồi cũng nhớ nhà rồi theo mấy chiếc ghe để trở về, lúc này có một số người chủ ghe muốn trở về nên nhà chức trách Mă Lai đồng ư cho họ trở về VN, cũng nhân dịp này tôi mới nhờ những người quen nhắn lại giùm với gia đ́nh là tôi đă tới nhà chú Mă (Mă Lai) b́nh yên. Khi tôi qua định cư tại Hoa Kỳ, tôi có nghe đồn Thiếu Tá Lương Bông đă tự sát vào chiều ngày 30/4/75 nhưng tôi không rỏ chi tiết như thế nào, măi cho đến mấy năm sau tôi mới được Hạ Sĩ Thân (anh này vừa là cận vệ vừa là tùy phái cho tôi) viết thư kể hết ngọn ngành về cái chết anh hùng của TT Bông như sau (những chữ trong ngoặc là chú thích của tôi):
“Thưa Thầy thân mến, (Anh này thường gọi tôi như thế) Khi đặt bút viết thư này cho Thầy th́ tự nhiên nước mắt của em lưng tṛng, v́ khi nhớ đến Thầy tự nhiên em phải nhớ đến người quá cố, người cao cả ấy không phải ai xa lạ là người kế Thầy đó, Anh Lương Bông ( TT Bông là người rất b́nh dân nên ngoài giờ làm việc các thuộc cấp đều xưng hô anh em với nhau). Cùng một ngày (30/4/75) mà 3 kẻ ra đi, Thầy đi miền đất lạnh, Anh Bông về ḷng đất mẹ c̣n em trở lại xứ nghèo, em xin viết lại ngày quan trọng đó cho Thầy rơ. Lúc 10 giờ30 sáng ngày 30/4/75, sau khi tài xế Như đưa Thầy qua bên Tiểu Khu, nơi cơ quan ḿnh chỉ c̣n lại Anh Bông, Phụng (một nhân viên thân tín khác) và em, ngoài ra không c̣n ai khác. Đến khoảng 11 giờ 30 th́ ông Ấ. (Th/Sĩ này phụ trách trại giam của cơ quan) cùng một vài người trong trại gia binh phía sau lên đập cửa nhà của Thầy (ở cạnh văn pḥng làm việc của tôi) để lấy tất cả đồ đạc, kể cả các đồ vật và mấy thùng rượu mà Thầy mua để chuẩn bị khao lon, chúng tôi chỉ đứng nh́n mà không dám nói ǵ. Độ 15 phút sau, Anh Bông và em cùng chú Phụng vô nhà th́ đồ đạc, máy móc, quần áo v.v.. không c̣n ǵ cả, chỉ c̣n lại rác và những vật dụng không có giá trị nằm tung tóe khắp nhà xen lẫn cùng mấy tấm h́nh của cô và 2 cháu rơi rớt tùm lum. Em và Anh Bông có lượm mấy tấm ảnh cất làm kỷ niệm. Sau đó Anh Bông và em lấy xe của Thầy, chiếc xe jeep có gắn cần câu và hệ thống truyền tin đặc biệt đó, chạy ṿng ṿng thành phố và có chạy ra phía cầu Bắc Cần Thơ, khi đến nơi th́ Bắc đă ngưng chạy, chúng em bèn quay trở về cơ quan. Lúc ấy khoảng 4 giờ chiều, Anh Bông bảo em lo nấu cơm và vào nhà Thầy coi có ǵ trong tủ lạnh để lấy ra nấu, trong nhà Thầy, đồ đạc th́ tiêu hết nhưng thức ăn trong tủ lạnh vẫn c̣n. Sau khi nấu nướng xong, chúng em ăn uống trên đầu xe jeep đậu trong garage, ăn xong hơn 5 giờ chiều, Anh Bông vào pḥng làm việc của Thầy mở máy lạnh và vặn đèn sáng choang cả pḥng, Anh Bông lên ngồi đàng hoàng trên chiếc ghế của Thầy thường ngồi làm việc, lúc đó em c̣n đang dọn dẹp đồ ăn và ngó vào văn pḥng xuyên qua cửa kính th́ thấy Anh Bông đang “hư hoáy” viết ǵ đó, một lát sau tôi lại ḍm vào th́ thấy anh Bông lấy trái lựu đạn MK3 mà Thầy thường để trên kệ để pḥng thân, ra và ôm vào bụng, lúc ấy em sợ quá nên chạy ra nhà xe la lớn lên cầu cứu nhưng lúc này trong cơ quan chẳng c̣n ai, th́ ẦM một tiếng rất lớn, thế là Anh Bông đă ra đi một cách oanh liệt, khi em ôm anh ấy lên th́ đôi mắt c̣n chớp lia và 2 gịng lệ c̣n lăn dài bên má. Em có nhặt tờ giấy mà anh Bông vừa viết khi nảy, thư này cũng bị cháy xém hết một phần, đại khái anh trăn trối lại với chị Bông là anh ấy xin lỗi chị ấy và cho biết là cả cuộc đời đă chiến đấu mà thất bại nay nay không thể sống để nh́n bọn cộng sản huênh hoang chiến thắng hay bắt tù làm nhục ḿnh nên phải t́m cái chết này. Đến sáng hôm sau, em và Phụng khiên anh Bông ra ngoài để nằm ở nhà xe và tắm rửa, thay quần áo cho anh ấy xong, chúng em năn nỉ Tài xế Năm Lùn đưa giùm thi hài anh Bông về Sa-Đéc. Khi tụi này về đến Sa Đéc th́ chị Bông qua Cần Thơ t́m anh Bông v́ chị chưa biết tin anh Bông đă mất, khi được tin này và sau khi xem thư tuyệt mệnh của anh Bông để lại chị ấy ngất xỉu trong văn pḥng của Thầy, lúc ấy đă hoang tàn đổ nát.”
Thưa quư độc giả, khi tôi ngồi viết lại chuyện này tôi tự lấy làm hổ thẹn, xấu hổ v́ gần suốt cuộc đời trong quân ngũ mà không xứng đáng là một cấp chỉ huy, dù là cấp chỉ huy nhỏ trong Quân Đội, nhưng không có ḷng cam đảm ở lại để sống chết với anh em vào lúc đất nước nguy kịch. Anh Bông, nếu linh hồn Anh có linh thiêng, xin tha thứ cho tôi, tôi xin hứa là khi nào tôi được trở về quê hương, tôi sẽ đến trước phần mộ của Anh để đốt nén hương trước là tạ tội sau là lạy Anh 3 lạy để tỏ ḷng kính phục sự cam đảm của Anh.(không biết tôi c̣n sống đến ngày ấy không?).
Nguyễn Thanh Tâm
Ty ANQĐ/ Phong Dinh/Cần Thơ
KBC3252
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Tượng Tiếc Thương trước năm 1975 và lúc bị CSVN triệt hạ. (H́nh: svqy.org)
Suốt mấy chục năm trường, Cộng Sản Bắc Việt nung nấu bởi nghĩa vụ quốc tế, với súng đạn của hậu phương XHCN quyết tâm thôn tính miền Nam bằng mọi giá.
Miền Nam vừa lo hạnh phúc cho dân, vừa đoàn kết chống sự xâm lược của miền Bắc và hàng trăm ngh́n chiến sĩ đă nằm xuống cho một miền Nam no ấm, thịnh vượng và giữ được bờ cơi suốt hai mươi năm.
Nhưng không như các dân tộc văn minh khác, như sau cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ, khi thất trận những người lính miền Nam phải gánh chịu tất cả sự trả thù đê tiện, hèn hạ của miền Bắc. Họ bị cầm tù, tước đoạt quyền làm người, bị hạ nhục và bị truy sát đến ba đời, ngay cả con cái cũng không sao có thể trở thành một người dân yên b́nh được!
Những ǵ tiêu biểu cho h́nh ảnh người lính miền Nam đều bị tiêu diệt, triệt hạ đến tận cùng, từ trong sách vở, thi ca, đến h́nh ảnh tượng đài đều bị giật sập, băm nát.
Những người Cộng Sản ngày nay chủ trương phá đổ h́nh tượng Lenin, nhưng chừa lại một khoảng tôn kính trong các nghĩa trang quân đội, trong khi chỉ trong ngày đầu tiên vào Sài G̣n, quân Bắc Việt đă chủ trương giật sập tượng đài Tiếc Thương ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa, ghi lại h́nh ảnh người lính miền Nam, dù chỉ là h́nh ảnh một người lính đă gác súng.
Trước tiên, với sự hung hăn, hăm hở với cả sự hận thù tàn sát, Cộng Sản đă hành quyết những người thua trận đă đầu hàng, với những vũ khí thô sơ như dao, rựa, mă tấu và với mọi phương cách dă man như thời trung cổ với lối tùng xẻo, dội nước sôi. Cũng không hề khoan nhượng với người chết, quân Bắc Việt đă chủ trương đào mồ những người chết đem ra chợ cho nổ cốt ḿn, và chỉ ba ngày sau khi thắng trận, nhẫn tâm cày nát rồi san bằng nghĩa trang Quân Đội Hạnh Thông Tây, G̣ Vấp!
Quân Bắc Việt muốn xóa hết h́nh tượng của những người lính VNCH trong ḷng nhân dân, bằng thủ đoạn bôi xấu dĩ văng, kỳ thị lư lịch, xếp hạng công dân, đưa quân đội miền Nam vào những nhà tù tập trung ở những nơi rừng thiêng, nước độc trong khi con cái và gia đ́nh được xỉ danh là những gia đ́nh “có nợ máu với nhân dân!”
Họ có thể ḥa hợp với nước Mỹ, đă từng được gọi là “đế quốc xâm lược,” nhưng với người lính VNCH th́ không, Cộng Sản đày đọa những người lính này cho đến tận cùng, từ người sống thất trận lạc loài không c̣n khả năng chiến đấu, đến người tử sĩ nằm trong nghĩa trang, và kỳ thị ngay với những thương binh bất hạnh, què cụt sống bên lề xă hội.
Sau chiến tranh, hài cốt của những người lính Mỹ, “kẻ cựu thù,” được xem như những món “quốc bảo,” dành để mua bán, đổi chác, mặc cả với phía Hoa Kỳ.
Trên đất nước Việt Nam, không thiếu những nghĩa trang đẹp đẽ, được nhang khói chăm sóc tận t́nh. Mỉa mai thay, đó chính là nơi chôn cất quân Trung Cộng xâm lược vào biên giới tổ quốc, ngày nay được Cộng Sản Bắc Việt vinh danh như là những chiến sĩ, anh hùng. Chỉ dọc theo quốc lộ xuyên Việt từ Nam ra Bắc, đă có bao nhiêu nghĩa trang đồ sộ, san sát bia mộ của những “anh hùng, liệt sĩ” sinh Bắc, tử Nam, “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc!”
Nh́n lại, phía thua trận, hài cốt của “những người anh em,” trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa bị phong tỏa, cấm di dời, đổi tên, để dân sự hóa một nghĩa trang quân đội thành một băi đất tha ma dân sự, xóa hết một di tích lịch sử, để đời sau không c̣n ai biết đến nữa!
H́nh ảnh của người lính miền Nam thất trận trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ từ Tháng Tư, 1861, đến Tháng Tư, 1865, là Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson, hơn một thế kỷ qua, vẫn c̣n sừng sững trên núi đá Stone Mountain, Georgia; hay hài cốt của 30,000 binh sĩ thất trận của miền Nam vẫn c̣n nằm chung với người thắng trong Confederate Section của Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington của một đất nước Hoa Kỳ bao dung và vĩ đại!
Nhưng những người lính miền Nam thua trận trong cuộc chiến kéo dài 20 năm th́ không!
Từ một quân đội hùng mạnh đứng hàng thứ tư thế giới, phải chăng những người lính miền Nam ngày nay là những người lính bị quên lăng.
Tháng Ba lại về! Tháng Ba của những trận lui binh máu đổ, cát biển miền Trung thấm máu người. “Tháng Ba Găy Súng” của những người lính can trường không khuất phục được cả một số mệnh đất nước, chết trong lăng quên, sống trong lưu lạc. Tháng Ba, ai c̣n thắp một nén hương cho những người lính đă một thời xả thân để giữ vững miền Nam.
Nhưng ngày nay, qua thời gian, h́nh ảnh người lính bị tước vũ khí, ngậm ngùi trước số phận của đất nước, tuy bị lăng mạ, xuyên tạc, chôn vùi bởi thế lực của kẻ cầm quyền, nhưng chưa bao giờ hết, qua cuộc biển dâu, qua thời gian gạn lọc vàng thau, h́nh ảnh người lính của miền Nam vẫn sống trong ḷng dân tộc, như là biểu tượng của ḷng dũng cảm của người trai giữ nước. Đó là những bia mộ muôn đời hiện hữu trong ḷng người, mà không phải ai cũng có được!
Từ hơn bốn mươi năm nay, những người Việt Nam tị nạn Cộng Sản, bỏ quê hương ra đi, có mặt trên những vùng đất tự do của thế giới, đă mang theo hồn nước và quê hương, trong đó có h́nh ảnh của người lính VNCH. Do đó nhiều tượng đài khắc ghi h́nh ảnh người lính đă được xây dựng, biểu tượng của ḷng biết ơn cũng như là nơi thờ tự thiêng liêng của người Việt lưu vong.
Mỗi người Việt lưu vong, mỗi đứa trẻ nước Việt lớn lên sẽ phải hiểu người lính miền Nam là ai, đă sống và chiến đấu cho ai, trong một hoàn cảnh nghiệt ngă nào đă phải ngậm ngùi thua trận.
Có những thứ chúng ta nghĩ rằng nó đă chết, hay bị người ta vùi dập, t́m cách chôn nó đi, mà nó vẫn c̣n sống!
Xin đốt một nén hương ḷng cho anh linh những người lính miền Nam, nhân ngày lui binh ngày này của Tháng Ba, bốn mươi lăm năm về trước!
(Huy Phương)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Sau Hiệp Định Paris vào Tháng 1/1973 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà sút giảm về vấn đề tiếp vận. Các đơn vị tác chiến khá vất vả về khả năng yểm trợ từ đạn dược, xe cộ đến quân lương. Tuy vậy suốt hai năm sau, Sư Đoàn 2 Bộ Binh trách nhiệm tại khu vực cực Nam của Quân Khu 1 vẫn chơi sang như thường. Cứ xem lính của ba trung đoàn bộ binh và một liên đoàn biệt động quân luân phiên trấn đóng Sa Huỳnh th́ rơ. Đó là vùng đồi núi sát biển ôm Quốc Lộ 1, Đức Phổ (Quảng Ngăi), cách Tam Quan (B́nh Định) chừng 15 cây số ngăn bởi Đèo B́nh Đê với cao độ không quá 100 m. Vắng những tà áo trắng bên ḍng sông Lại Giang, Bồng Sơn xa xa đây th́ có khác chi những tiền đồn heo hút biên pḥng.
Về hướng Tây Sa Huỳnh, Núi Sang là dăy thứ hai trải dài 9 km rộng 5 km theo hướng Bắc Nam. Một vị trí quan trọng là Đồi 415 (tọa độ 880227) cách Quốc Lộ 1 chừng 4 km. Trong ṿng vài năm trước Tháng 4/1975, một nửa lính của Sư Đoàn 2 Quyết Thắng từng ngủ trên cao điểm này một tháng. Thông thường chỉ có cấp bậc từ trung úy trở xuống. Quư thẩm quyền, đại bàng cao hơn khó có dịp tới đây để ngắm sương rơi buổi sáng, hay nghe sóng vỗ dạt dào từ mé biển thổi vào. Bốn cây số, mang danh bộ binh nhưng không thích đi bộ, chỉ thích nhảy xuống hay bốc về bằng trực thăng. Vui nhất là mỗi lần chuyển quân họ được đón chào bằng những tràng đại bác loại nặng từ vùng An Lăo - Ba Tơ.
Sư Đoàn 2 Bộ Binh nổi danh là một đơn vị hắc ám. Vùng hành quân miền núi đầy gai góc, khô cằn, khu vực gần biển th́ đất vừa đỏ vừa đen, nắng cháy, băo cát mù trời. Ngoài các quân nhân t́nh nguyện tại miền hỏa tuyến, nơi đây tiếp nhận tất cả những ai phải tŕnh diện đơn vị mới, đủ mọi binh chủng, hạng dở từ các quân trường, ngoại trừ lực lượng đặc biệt hoặc lao công đào binh. Đă lên Đồi 415 th́ chẳng tay giang hồ nào dám lội bộ rời đơn vị để xuống làng về phố. Đại đội pḥng thủ trang bị gấp hai về cấp số đạn dược, kho gạo và nước uống dự pḥng đến ba kỳ tiếp tế được cất giữ trong các hầm đá ở trung tâm. Ban ngày, thường có vài toán nhỏ bung rộng tuần thám quanh đồi không ngoài cây số rưỡi.
Một tiểu đoàn chủ lực trải ṿng trên các cao điểm 415, 274, 203, Núi Bàu Nú và thung lũng ven con đường chỉ đỏ buồn hiu. Đồi 415 cao hơn tất cả các đỉnh trong ṿng yểm trợ của pháo binh, là tiền đồn nhằm "Quyết Tâm Bảo Vệ Sa Huỳnh". Đây là một đồi trọc, chóp dễ nhận với nhiều tảng đá to, chung quanh cây cỏ không quá thắt lưng. Kinh nghiệm cho biết hễ chỗ nào có đất là có nước, sâu lắm là khoảng vài chục thước thấp hơn. Về phía Đông Bắc, từ đỉnh đổ dốc chừng 500 m có một khe suối nhỏ. Mùa hè có thể hứng một nón sắt nước trong ṿng một phút. Tính ra luân phiên trong ngày đủ cung cấp cho mỗi người được 4 xô để vừa tắm, vừa giặt, nấu nướng, đổ vào bidong, và mang lên đồi dự trữ.
Xuyên qua một thông thủy rậm rạp, dốc đứng, mặc dù cách Đồi 274 chừng 2.4 km nơi mà bộ chỉ huy tiểu đoàn pḥng thủ với 2 đại đội. Đồi 415 trong trường hợp bị tấn công chỉ có cách là đánh tới cùng, tử thủ. Vào năm 1974, khi màn đêm bao phủ th́ phía Tây có hằng chục ánh đèn pha xe molotova cứ ẩn hiện lập lờ di chuyển trong đám cây rừng. Tuy vậy, nương theo chiến thắng Sa Huỳnh 73 trước đó, lính tráng trên Đồi 415 vẫn thư thả bên các hốc đá với những ca cafe nóng hổi. Nơi đây không có đồi sim tím, cũng chẳng ai hái hoa bỏ đầy ba lô, nhưng trong ḷng mỗi người lính chiến chỉ mong sao đất nước có hoà b́nh. Rốt cuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh hoàn toàn thua trận, và niềm mơ ước đó đă đi vào hư không.
Bichson
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ th́ có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 th́ đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ.
Có lẽ v́ đóng riêng biệt như vậy nên TĐ 11 hầu như hoạt động độc lập nhiều hơn hai tiểu đoàn bạn. Sau khi các Trại Biên Pḥng của CIDG cải tuyển qua BĐQ hoàn tất vào tháng 12 năm 1970 th́ các tiểu đoàn này có một chương tŕnh huấn luyện bổ túc toàn đơn vị ở Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ. Trong thời gian đi thụ huấn ở đây, trại được giao lại cho một đơn vị BĐQ khác. Liên Đoàn II/BĐQ là Liên Đoàn Tiếp Ứng hay Liên Đoàn Trừ Bị Vùng, nhưng cũng chỉ có 2 Tiểu Đoàn 22 và 23 là có nhiệm vụ hoán chuyển cho các Tiểu Đoàn Biên Pḥng đi Dục Mỹ “hấp” thôi. C̣n TĐ 11 đảm nhiệm vai tṛ một đơn vị lưu động, hết tăng cường cho Trung Đoàn 42 BB lại biệt phái cho Tiểu Khu Kontum, Phú Bổn, thậm chí cho cả các Chi Khu nữa.
Cuối tháng 11-1971, TĐ 11 BĐQ được lệnh tiếp viện cho trại Polei Kleng (TĐ72 BĐQ Biên Pḥng) ở phía Tây Nam Kontum. Nhờ B52 rải thảm trúng Trung Đoàn 95B, thuộc sư Đoàn 320 Thép của CS nên bọn chúng đại bại.
Cũng từ thời gian này chiến trận bắt đầu leo thang trên khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Dĩ nhiên với t́nh h́nh đó th́ TĐ11 BĐQ bị hành quân liên miên là chuyện tự nhiên. Từ Polei Kleng, tiểu đoàn được trực thăng bốc thẳng về Kontum tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB. Nơi đây, họ đưa tiểu đoàn lên phía Bắc Kontum để thám sát t́nh h́nh quanh khu vực Tân Cảnh, phi trường Phượng Hoàng. Trinh Sát của Tiểu Đoàn khám phá rất nhiều đoạn đường, ở những điạ thế ngặt nghèo, được làm rất công phu. Chúng bắc cầu qua những chỗ trũng hoặc suối bằng những cây rừng loại lớn cả người ôm. Qua những tin tức ghi nhận được, chúng xử dụng xe be của dân khai thác lâm sản làm những đoạn đường này, và cố né tránh đụng độ với Tiểu Đoàn chúng tôi. Báo cáo về Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn th́ họ không tin là Cộng Sản Bắc Việt đang có dự mưu ǵ với Kontum, bởi lẽ sau Tết Âm Lịch t́nh h́nh chiến sự có vẻ “êm” hơn b́nh thường. Báo về Liên Đoàn th́ nơi đây cũng chỉ ghi nhận để báo lại lên trên.
Nói chung, ngay từ đầu năm 1972, các tin tức t́nh báo đă ghi nhận được những biến chuyển của cuộc chiến kể cả các do đơn vị trinh sát cuả Tiểu Đoàn thu nhận được. V́ bọn CSBV đă làm những con đường khuất dưới những tàng cây rậm rạp của những cánh rừng già bạt ngàn trên cao nguyên, nên những báo cáo chúng tôi gởi về không làm sao ăn khớp được với không ảnh do Không Quân của cả Mỹ lẫn Việt chụp, thậm chí chúng tôi c̣n bị nghi ngờ là cung cấp tin tức giả mạo.
Ngay sau khi hết giai đoạn tăng phái cho Trung Đoàn 42 BB, TĐ11 cũng chẳng phải đi đâu xa, v́ đă nhận lệnh tăng phái cho Tiểu Khu Kontum và được quân vân xa chở thẳng đến địa điểm mới bên kia sông Dakbla, hướng Đông Kontum. Đó là một làng Thượng có tên Việt là Ngọc Hồi.
Làng khá sạch sẽ và ngăn nắp với một Nhà Rông rộng lớn, mái cao nhọn lợp tranh, ngay giữa làng. Chỉ cần thấy cái Nhà Rông này là biết ngay đây là một bản làng người Thượng, vẫn có thói quen xử dụng nước suối trong sinh hoạt. V́ thế, dù trong ấp có một giếng nước lại có cả máy bơm tay nữa nhưng họ vẫn hàng ngày kéo nhau ra sông Dakbla tắm rửa và lấy nước. V́ làng nằm cạnh bờ sông nên việc lấy nước cũng dễ dàng. (Chẳng hiểu sao lại gọi là sông, thực ra nó chỉ là 1 con suối hơi lớn bề ngang chừng hơn 10 mét. Dân xe be đă ủi một đoạn hơi lài 2 bên để xe có thể băng ngang suối.)
Chúng tôi cũng thích ra sông tắm, để vui đùa dưới làn nước trong mát hầu quên đi những ưu tư của cuộc chiến. Dù cùng tấm trên một ḍng sông, nhưng các thiếu nữ Thượng không bao giờ tắm chung, không chỉ với chúng tôi mà ngay với nam giới Thượng cũng thế. Họ luôn đi lên thượng nguồn lấy nước và tắm ở phía đó. Ngắm những thiếu nữ Thượng tắm cũng là một thú vui của đám lính Kinh. Họ hồn nhiên 100% dưới làn nước. Dù biết có người đang nh́n họ cũng vẫn thoải mái, không mắc cỡ. Họ cũng không cho rằng nh́n như vậy như vậy là thiếu lễ độ. Nhưng những thiếu nữ đă có chồng th́ họ mặc váy để tắm, và nếu có con th́ họ che cả ngực khi biết có người nh́n(?). Trai Thượng không tham gia với đám lính người Kinh, nhưng họ cũng chẳng phản đối ǵ.
Bọn VC thường từ phía này bắn cối và rocket vô phi trường Kontum. Anh em Địa Phương Quân vô vùng là bị phục kích, và dĩ nhiên “dữ nhiều lành ít”. Ngay ngày đầu tiên những toán lục soát của các đại đội đă gom về được một mớ rocket 122 mm được VC cài để tự khai hoả. Chính v́ vậy dù pháo binh lấy điểm chính xác để chống pháo kích th́ cũng chẳng ăn thua ǵ v́ chúng đă rút ngay sau khi đặt. Vả lại với phương pháp đó th́ không sao có thể biết chúng đang ở đâu v́ chúng đặt khắp mọi nơi. Tầm hoạt động của cối và rocket 122 mm của VC th́ khá gần, do vậy việc khoanh vùng để t́m và diệt không khó. Sau một tuần lễ t́nh h́nh trở lại b́nh thường, phi trường không c̣n bị pháo kích nữa.
Điều đặc biệt hơn cả là Tiểu Đoàn lùng xục khắp một vùng rộng lớn như vậy nhưng lại không chám trán, không đụng trận nào với VC cả, cứ như là ngửi hơi cọp lũ chó rừng trốn mất tăm mất dạng, vô t́nh chúng tôi được một dịp tốt hiếm hoi để dưỡng quân. Sau đó cả tháng trời, mặt trận phía Bắc và Tây Kontum đang lần hồi sôi động đến độ phải điều động cả Lữ Đoàn 2 Dù từ trong Nam ra tăng cường cho mặt trận Kontum th́ Tiểu Đoàn chúng tôi vẫn như “ngồi chơi sơi nước”.
Được trả về Liên Đoàn, một lần nữa chúng tôi lại bàn giao chiến địa cho anh em Địa Phương Quân. Cũng một lần nữa, chúng tôi lại tách rời Liên Đoàn để nhận nhiệm vụ tăng phái cho Lữ Đoàn 2 Dù. Quân số của Tiểu Đoàn chúng tôi khi đó khoảng 670 người. Đây là một con số rất lớn, bởi sau này khi t́nh h́nh chiến sự khốc liệt việc bổ xung quân số không c̣n đầy đủ và nhanh chóng nữa th́ Tiểu Đoàn có khi chỉ c̣n hơn 400 người thôi (!)
Lữ Đoàn 2 Dù giao chúng tôi nhiệm vụ giữ an ninh pḥng thủ căn cứ, chỉ phái một hai Đại Đội đi “làm ăn bên ngoài”. Khi đó, Lữ Đoàn Dù bố trí “các con” của họ tại những căn cứ theo h́nh cánh cung, trải dài trên 10km, từ dưới Căn Cứ 6 của Trung Đoàn 42 BB tới khoảng giữa trại Polei Kleng và Vơ Định. Đại Đội 4 BĐQ của Trung Úy Trần Cao Chánh được phái ra ngoài căn cứ hoạt động trong khu vực giữa 2 căn cứ Charlie và Delta (TĐ 11 Dù và TĐ 2 Dù) và ở về hướng đông của 2 căn cứ này. Họ đă được pháo binh Dù yểm trợ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả với số lượng lớn, khi được yêu cầu.
Cần nói thêm là khi ra ngoài hoạt động Đại Đội này liên lạc thẳng tần số nội bộ trực thuộc điều động và báo cáo với Ban 3 Lữ Đoàn 2 Dù, khi đó Quyền Trưởng Ban 3 là Đại úy Nguyễn ngọc Nhi, khóa 20 Vơ Bị
Đầu tháng Tư địch tăng cường từ hướng Tây, pháo kích dữ dội vào các căn cứ Dù. Chúng dùng đủ loại pháo binh, kể cả 130 ly, có tầm bắn tới 30km trong khi pháo binh 155 ly của ta chỉ khoảng 15km. Rơ ràng chúng có nhiều ưu thế hơn ta. Cách duy nhất để “khóa mơm” bọn này là dùng máy bay. Nhưng không phải khi nào các đơn vị của ta cũng có thể điều động máy bay vào vùng, nhất là khi thời tiết xấu. Thêm nữa địch đặt pháo ngay biên giới, khi xong bọn chúng lại kéo đại bác qua biên giới. Tong khi đó, chúng ta không thể ném bom vào đất bạn được, v́ mỗi lần như vậy họ lại kiện cáo lung tung với Toán Liên Hợp Bốn Bên.
Đêm 11 rạng 12 Tháng Tư, qua tần số nội bộ của Dù, Tr/Úy Chánh biết rằng Charlie đă bị pháo kích nặng nề, Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo đă tử trận. (Căn cứ chính của BCH/TĐ với TĐ Trưởng Nguyễn Đ́nh Bảo và TĐ Phó, Thiếu Tá Mễ lại là C2, c̣n C tên chính thức trên phóng đồ là do Đại Đội 111 đóng).
Sau 17 ngày hành quân riêng lẻ, Đại Đội 4 của Tr/Úy Chánh lại được trả về Tiểu Đoàn, chuẩn bị hoán đổi cho 1 Tiểu Đoàn Dù nhận nhiệm vụ khác.
Sáng ngày 19 -4-1972, Tiểu Đoàn 11 BĐQ được lệnh sẵn sàng “trực thăng vận”. Tôi tháp tùng Thiếu Tá Ngô Văn Mai-Tiểu Đoàn Trưởng, và Trung Úy Phan Văn Hải-Trưởng Ban 3, đến BCH Lữ Đoàn 2 Dù ở Căn Cứ Lam Sơn gần Vơ Định để nhận Lệnh Hành Quân, Phóng Đồ và Đặc Lệnh Truyền Tin. Thiếu Tá Mai và Đại Úy Hải vô họp, c̣n tôi qua bên Ban Truyền Tin. Tiếp tôi là một ông Thượng Sĩ, dáng hơi lùn, hơi mập, người Bắc tên Thập. Ông ta đôi điều ba chuyện cho tôi biết là t́nh h́nh rất “găng”. Khi trao Đặc Lệnh Truyền Tin cho tôi, ông dặn đi dặn lại về chuyện bảo mật khiến tôi phải ph́ cười. Tôi đă trả lời ông rằng chuyện bảo mật tuy không phải là vô ích, nhưng không hoàn toàn an toàn như ḿnh mong đợi.
Ngay buổi chiều hôm đó, trực thăng đă bốc Tiểu Đoàn 11 BĐQ vào vùng để hoán đổi với Tiểu Đoàn 2 Dù tại căn cứ Delta. Đây là ngọn đồi cao nhất trong dăy núi nằm ở Tây Bắc thị xă Kontum, phía Nam căn cứ Tân Cảnh. Trên bản đồ, cao độ của đồi là 1,049 m, c̣n trong thực thế chỉ cao hơn mặt đất khoảng 250 – 300m. Điạ điểm rất thuận lợi cho viêc đóng quân v́ với cao độ như vậy địch rất khó trèo lên tấn công, xe tăng địch cũng không thể lên tới được. Nhưng điạ điểm này cũng là vị trí “hứng pháo thoải mái” v́ địch có thể chiêm ngưỡng tác phẩm của ḿnh khi bắn đi và sau đó điều chỉnh cho chính xác đến độ từng mét được!
Quả thật, trực thăng vừa đổ toán của tôi xuống đă vội cất cánh ngay, trong khi những người lính Dù đang ở trong những giao thông hào chờ chuyển quân vội ngoắc chúng tôi nhảy xuống hoặc chui vào hầm ngay. Tôi vừa vào được một căn hầm th́ mặt đất rung rinh bởi những tiếng ầm ầm, v́ bọn VC thấy trực thăng chuyển quân đến nên chúng pháo “chào mừng”. (Thật quá lịch sự!) Tiếc thay đây lại là tṛ chơi dại dột thiếu tính toán bởi lẽ trên đầu chúng c̣n 1 chiếc OV10 đang lặng lẽ bay ḷng ṿng quan sát và thêm 4 chiếc Cobra như những chú cá mập đang bay quanh đội h́nh chuyển quân của những chiếc UH1B. Khi phát giác thấy những điểm đặt súng của địch, 4 chiếc Cobra vội quay đầu vào mục tiêu rồi chúi mũi rót rocket vô. Các trái đạn được phóng đi từ 4 chiếc trực thăng nổ ṛn ră trên mục tiêu, khóa họng những khẩu pháo hỗn xược và chắc cũng tiễn đưa bọn pháo thủ ngu xuẩn xuống địa ngục để đền tội ác!
Sau loạt pháo “chào mừng” Tiểu Đoán 11 BĐQ hoán đổi nhiệm vụ với Tiểu Đoàn 2 Dù, t́nh h́nh trở lại yên tĩnh cho đến tối. Khi những toán Dù cuối cùng rời khỏi trận địa th́ không một tiếng hoả tiễn nào dám bắn lên Delta nữa.
Ngày 14 Tháng Tư, 9 “box” B52 đến san bằng Charlie.
Theo báo chí VC và những thông tin địa phương th́ ngày nay, hầu như từ người tài xế xe ôm, tài xế xe lam cho tới người bán hàng rong ở Kontum nếu được hỏi ai cũng sẵn sàng chỉ cho biết Charlie ở đâu. Họ sẵn sàng đưa du khách đi thăm cứ địa nổi tiếng một thời đó. Dĩ nhiên nơi đó cũng có một đài “Tổ Quốc Ghi Công” để vô t́nh xác nhận với hậu thế rằng VC cũng đổ rất nhiều xương máu nơi chiến địa này, mặc dù chúng luôn t́m cách lấp liếm những thương vong trong cuộc chiến. Nhưng theo tôi, chính những chiến công oai hùng của TĐ 11 Dù, với sự hy sinh của Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo, sau này được Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh viết thành ca khúc Người Ở Lại Charlie nổi tiếng, mới khiến mọi người chú ư để trở thành điểm thu hút khách du lịch, chứ không ai rảnh đâu để đến thăm trận địa có VC chết!
Cần nói thêm về những căn cứ hỏa lực của Dù, tâm điểm là ngọn đồi Charlie. Đây chỉ là tên gọi trên Phóng Đồ Hành Quân của Lữ Đoàn 2 Dù c̣n thực ra đồi này không có tên, nếu có chỉ là những ṿng cao độ. Charlie là một cứ điểm cũ của Quân Đội Hoa Kỳ để lại, trên bản đồ cao khoảng 900m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế chỉ cao chừng 150m so với chung quanh, cách Quốc Lộ 14 khoảng 10km về hướng Tây, cách biên giới Việt-Miên chừng hơn 30km, nơi có nhiều nhánh rẽ của đường ṃn chiến lược Hồ chí Minh.
Để đề pḥng Cộng quân Bắc Việt xâm nhập Kontum, Quân Đội Hoa Kỳ đă thiết lập hệ thống pḥng thủ quy mô tạo nên một vành đai chắn ngang từ Benhet tới Polei Kleng. Sau đó 3 căn cứ CIDG là Benhet, Dakto, Polei Kleng của Hoa Kỳ trên vành đai này đă là nơi đóng quân của những tiểu đoàn BĐQ Biên Pḥng. Hai căn cứ khác được giao cho Trung Đoàn 42 Bộ Binh là Căn Cứ 5 và Căn Cứ 6 ở về phía Tây Nam Tân Cảnh, khoảng giữa đoạn đường từ Tân Cảnh về Vơ Định, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Đoàn 22 BB. Một loạt những căn cứ cũ bị bỏ hoang từ trước đó nay được Dù khôi phục lại để phục vụ cho cuộc hành quân này. Chúng ta có thể kể đến Yankee (Y), Charlie (C), Delta (D), Hotel (H).
Trong cuộc hành quân, ngoài Tiểu Đoàn Pháo Binh đặt tại Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn ở căn cứ Lam Sơn gần Vơ Định, Dù c̣n thêm một căn cứ hỏa lực pháo binh nữa là Yankee có cả pháo binh 155 ly. Charlie cách Delta khoảng 5km. Căn cứ Hotel hay Hồng Hà nằm ngay sau Delta và thông nhau bằng một yên ngựa khá phẳng dài chừng hơn 1km. Hotel có mặt sau là một vách núi cao án ngữ phía Tây nên không bị pháo VC rót tới. Nó cũng chỉ là khoảng đất bằng phẳng dài chừng vài ba trăm mét với phiá Đông là thung lũng sâu ngút ngàn.
Nói về Chalie người người chỉ nghĩ đến đó là một địa điểm. Ngay cả nhà văn Phan Nhật Nam khi nói về Charlie cũng chỉ mô tả như “One point on the map” (Charlie hay Cải Cách). Thực ra, căn cứ chính tức điểm trên phóng đồ là C lại do Đại Đội 111 của Tiểu Đoàn 11 Dù trấn giữ, c̣n BCH TĐ 11 Dù lại ở một vị trí khác mang tên C2 cách đó khoảng hơn nửa km về phía Nam. Cũng thế họ đă bố trí lực lượng thành nhiều cứ điểm chung quanh, mỗi cứ điểm là 1 Đại Đội. Cách bố trí như vậy có lợi v́ có thể pḥng thủ và hoạt động trên một phạm vi rộng hơn, đồng thời tránh được địch tập trung pháo kích. Chiến thuật đem những Tiểu Đoàn Dù chiến đấu tinh nhuệ ra lập căn cứ, giữ chốt quả thật khó hiểu, giờ lại tới phiên Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một đơn vị cơ động tinh nhuệ của BĐQ Vùng 2 bị trói chân trên một sườn đồi.
Căn cứ Delta có lẽ do Công Binh Dù mới xây dựng nên vẫn c̣n mùi đất mới chứ không phải mùi ẩm thấp. Giữa đồi là những căn hầm kiên cố của Bộ Chỉ Huy và các ban. Có tất cả 5 căn hầm lớn và rất nhiều hầm nhỏ được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt sâu chừng một mét. Ngoài những hầm dùng cho người ở, họ c̣n thiết lập thêm những hầm làm kho dự trữ lương thực và nước uống. Có khá nhiều gạo xấy, thịt hộp được Tiểu Đoàn 2 Dù bàn giao lại cho chúng tôi, chưa kể khoảng 500 ống bằng đạn 155 ly đựng nước uống.
Đồi Delta này khá hẹp nên ngoài BCH Tiểu Đoàn chỉ có thể bố trí Đại Đội 1 của Trung Úy Nguyễn Hùng ở chung. Đại Đội 3 của Thiếu Úy Bùi Đăng Thủy được trấn giữ căn cứ Hotel, lo việc tiếp tế và tải thương. Đại Đội 2 của Trung Úy Huỳnh Trọng Hà và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Cao Chánh được bố trí về hướng Bắc trên 1 b́nh nguyên tương đối thoai thoải và thấp hơn, mà trên phóng đồ ghi là D2, D3.
Thời gian đóng quân ở Delta chừng hơn một tuần lễ. Ngày ngày chúng tôi “ăn” hàng trăm trái pháo đủ loại, thỉnh thoảng “đón tiếp” địch leo từ những triền đồi hướng Bắc lên tấn công. Bọn chúng chọn hướng này v́ có sườn đồi tương đối thoai thoải lại thêm có ít cây cối c̣n sót lại, dễ ẩn nấp và bám sát. Nhưng đây lại là mồ chôn bọn chúng, v́ chung quanh khu vực này là những hàng rào ḿn Claymore mà Tiểu Đoàn 2 Dù gài sẵn và để lại, với những “con cóc ḿn” được để tập trung tại các ụ súng trong giao thông hào. Với kinh nghiệm tác chiến có thừa, nhất là các hạ sĩ quan kỳ cựu, các binh sĩ cứ thư thả để địch vào hẳn khu vực hiệu quả rồi bấm “con cóc”. Quả nhiên, khi bọn chúng vào hẳn tầm sát thương th́ từng trái “claymore” ṛn ră nổ, đă tiễn đưa đám bộ đội vô thần qua bên kia thế giới.
Nhiều ngày như vậy không ăn thua ǵ, bọn Cộng quân bỏ hẳn không dám tấn công bằng đặc công hoặc bộ đội nữa, chúng quay lại bài bản cũ tiếp tục tăng cường pháo kích. Không hiểu chúng được tiếp tế bằng cách nào mà hàng ngày chúng rót cả mấy trăm trái pháo đủ loại lên đồi. Qua khai thác tù binh, chúng tôi chỉ biết đạn dược được vận chuyển gần như hoàn toàn bằng sức người gọi là dân công, mỗi người mang được tối đa 4-5 trái cối 61 ly hoặc 2 trái cối 82 ly trong những chiếc gùi cơng trên lưng. Với những loại đạn pháo lớn như 130 ly hoặc hỏa tiễn 122 ly th́ không hiểu chúng làm cách nào vận chuyển được mà lại có số lượng nhiều đến như vậy?
Sau này, ngă ngũ ra tôi mới biết rơ tất cả đạn dược đều được Kampuchia bí mật vận chuyển từ Trung Cộng về qua cảng Sihanoukville, rồi từ đó giao lại cho Cục R vận chuyển công khai trên đất Miên tới biên giới. Đám dân công chỉ là cái b́nh phong che mắt để lấy tiếng với quốc tế!
Ngày thứ 5 tính từ khi nhảy vào Delta, tức ngày 23 Tháng Tư năm 1972, hầm tôi lănh nguyên một trái 122 ly loại xuyên phá. Cũng may trái đạn chỉ đánh xập cửa hầm, c̣n mấy trái khác lại nổ ngay trên nóc hầm. Tuy tôi thoát chết nhưng binh sĩ dưới quyền th́ 1 tử thương 4 bị thương nặng. Sau khi băng bó xong tôi cho tản thương họ qua căn cứ Hotel phía sau để chờ trực thăng đưa ra. Vậy là tôi c̣n trơ trọi một ḿnh! Do hầm quá tối và hơi ngộp nên những binh sĩ dưới quyền thường kéo nhau ra cửa hầm ngồi cho thoáng. Chính v́ thế nên định mệnh chiếu cố tới!
Sau lúc cửa hầm tôi bị bắn xập th́ đến hầm của Thượng Sĩ Đương cũng bị xuyên lủng. Không chỉ Th/S Đương mà c̣n thêm 3 y tá nữa cũng đi theo ông! Một trái 122 ly oan nghiệt xuyên phá ngay giữa hầm và nổ ngay bên trong. Trong hầm của tôi, v́ là hầm Truyền Tin nên lúc nào cũng dự trữ sẵn vài máy PRC 25 để pḥng thay thế. Cũng rất may là anh em Dù đă để lại cả kho nên tôi có đủ pin dự trữ. Nhưng tôi không dám dùng pin mới để thắp đèn, mà tận dụng những cục cũ để thắp một bóng 6 volt cho đỡ tối. Bên BCH th́ được dùng thoải mái pin mới để thắp bóng 12 volt, đủ ánh sáng mà làm việc.
Cho đến giờ phút này th́ Cộng quân không dám tấn công lên nữa, nhưng chúng lại pháo kích ác liệt hơn bằng những loại pháo hạng nặng như 130 ly và hỏa tiễn xuyên phá 122 ly. Số thương vong ngày càng lớn, nhất là phía 3 Đại Đội v́ hầm hố không đủ kiên cố, phía BCH Tiểu Đoàn th́ Trung Đội Vũ Khí Nặng của Thượng Sĩ Hóa cũng chỉ c̣n mấy người. Tôi nhớ khá rơ quân số của Tiểu Đoàn khi vào vùng là 647 người nhưng đến ngày rời Delta chỉ c̣n hơn 300! Hơn 300 chiến binh đă “giă từ vũ khí” trong chỉ hơn 1 tuần lễ ngắn ngủi “trấn thủ lưu đồn” lăng nhách!
Thực ra với cái đồi đó không cần phải mang một đại đội đến trấn thủ. Một trung đội cũng đă quá nhiều bởi lẽ chỉ có hướng Bắc là địch có thể leo lên, mà cho dù có leo lên được th́ cũng không thể mang nhiều đạn dược. Hầu như mỗi cán binh VC chỉ có vài băng đạn AK, rất ít lựu đạn, và không anh nào có lương thực mang theo. Trang bị như vậy th́ đánh đấm nỗi ǵ?! Chưa kể là ở trên đó th́ lấy nước đâu mà uống, ḍng sông Pokơ lượn lờ phía đông cũng cách xa tới 5km. Với độ cao như vậy làm sao có thể lên xuống đó để lấy nước?
Do địa thế cao vượt khỏi mọi chướng ngại nên từ Delta chỉ với anten 7 đoạn chúng tôi cũng có thể liên lạc thường xuyên với hậu cứ ở Biển Hồ, Pleiku xa trên 50km. Ngay khi cửa hầm tôi bị pháo xập, Bắc Hải (Trưởng Ban 3) đă báo về hậu cứ là thày tṛ tôi “tiêu” rồi, trong khi tôi đang gỡ những bao cát bị đổ đè trên người những người lính để đưa họ vô sâu hơn trong hầm và băng bó sơ cứu cho họ. Rồi lại cũng một ḿnh tôi phải dọn sạch cửa hầm để lấy lối ra gọi y tá và người tới khiêng họ đi. Đến lúc đó mới biết là tôi vẫn c̣n sống mà lại không bị ǵ hết.
Cái phiền hà lớn nhất của tôi giờ này chính là không c̣n người giúp việc ngoài 2 âm thoại viên trực máy với BCH. Thôi th́ đành để họ làm việc 24/24 vậy chứ biết sao bây giờ, nhà binh mà “dĩ biến phải tùng quyền thôi”. Riêng tôi th́ từ giờ phút này phải đảm nhiệm công việc mă và giải mă công điện. Mọi liên lạc qua lại đều phải mă hóa, riêng công điện th́ phải mật mă hóa, mà ch́a khóa mật mă chỉ ḿnh tôi nắm! Thế là đang rảnh rang tôi bị tất bật suốt ngày…
Ngày 24 Tháng Tư, tôi lại nhận một tin khác không vui qua máy truyền tin PRC 25: Căn Cứ Tân Cảnh đă bị địch quân tràn ngập, Đại Tá Lê Đức Đạt hy sinh tại căn cứ. Ngay chiều đó, địch đă xử dụng những đại bác của ta bỏ lại ở Tân Cảnh “gởi quà” đến chúng tôi. Từng trái đạn 105 ly, 155 ly nổ ṛn ră trên Delta. Thiếu Úy Lễ, Sĩ Quan đề lô đi theo BCH Tiểu Đoàn, thất sắc nói với chúng tôi,
– “Nó mà căn delay là không c̣n đất sống v́ đạn delay 155 ly sâu cả 2 m mới nổ. Hầm này chịu cũng không nổi đâu!”
Nhưng dù địch không biết chỉnh delay th́ những viên 155 ly nổ cũng ác liệt hơn hẳn 130 ly của VC. Tiếng nổ đanh hơn, ṛn hơn và cũng lớn hơn, chấn động cũng mạnh hơn nhiều. Từ trước tới giờ chưa khi nào chúng tôi tưởng tượng được sức công phá của những trái đạn 155 ly “hiền ḥa” lại dữ dội đến như vậy. Mặt đất rung chuyển sau từng đợt đạn nổ, và số thương vong cũng bắt đầu tăng lên, tiếng í ới của những binh sĩ bị thương kêu cứu càng lúc càng nhiều. TĐT vội ra lệnh cho tôi gọi Không Trợ. Khi những chiếc máy bay OV10 của Không Lực Hoa Kỳ hoặc L19 của Phi Trường Cù Hanh lên vùng th́ địch im v́ sợ lộ mục tiêu làm mồi cho A 37 hoặc F 5. Khi những chiếc này quay về chúng lại tiếp tục “làm hỗn”. Lợi dụng lúc địch im tiếng pháo chúng tôi cho tải thương qua Căn Cứ Hồng Hà để trực thăng đến tải thương và sau đó bốc những binh sĩ đă hy sinh về bệnh viện dă chiến.
Tính cho đến khi được lệnh rút khỏi căn cứ, Tiểu Đoàn không để một binh sĩ nào nằm lại với Delta. Bởi vậy ngay sau pass trực thăng cuối cùng rời căn cứ, B52 đă thoải mái rải thảm bom xuống khu vực. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật của Hoa Kỳ nhằm tiêu diệt địch.
(Sau này theo một số tài liệu của VC th́ chính tướng VC là Hoàng Minh Thảo, tư lệnh chiến trường Tây Nguyên, báo cáo về Bắc Bộ Phủ rằng chúng đă thiệt hại trên 10,000 tên trong chiến dịch này. Đây chỉ là con số báo cáo giả mà VC phải tiết lộ. Theo ước tính của người Mỹ và VNCH th́ khoảng 25,000.)
Ngay từ những pass trực thăng đầu tiên tôi đă được theo BCH/TĐ rời vùng. Cảm giác đầu tiên khi xuống khỏi trực thăng đó là “hoàn hồn”, như được sống lại sau hơn một tuần lễ căng thẳng trong địa ngục. Gặp lại một số bạn bè trong đơn vị đang từng người nhảy khỏi trực thăng, chúng tôi ôm nhau mừng mừng tủi tủi, sau khi kiểm điểm lại những ai mất ai bị thương. Ḷng tôi không khỏi trĩu nặng khi nghĩ đến viên trung sĩ, đă hy sinh ngay tại cửa hầm của tôi, và 4 người lính khác đang nằm bịnh viện. Quả thật trong chiến tranh, không thể tính toán ǵ được về cái sống và chết của mỗi người, chỉ c̣n trông cậy vào 2 chữ Hên Xui – Vận Số, hoặc nhờ các Thần Linh che chở mà thôi.
Tư Kiên
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Trong lịch sử chiến tranh cận đại, có nhiều trận đánh lớn quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, hoặc với tầm mức quan trọng “dứt điểm” như trận Normandie, Stalingrad, Okinawa, Iwo Jima, v.v… Trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói tới những trận đụng độ ác liệt như trận Hạ Lào, An Lộc, Quảng Trị, Pleiku, v.v… So với những cuộc hành quân nổi tiếng kể trên, trận đánh tại Tống Lê Chân giữa một tiểu đoàn Biệt Động Quân (BĐQ) Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) và quân Cộng Sản không những chỉ nhỏ bé về tầm vóc mà c̣n cả về mức độ quan trọng.
Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo lánh gần biên giới Việt-Miên thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, có nhiệm vụ phát hiện sự xâm nhập của địch quân vào lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ư hơn nhiều trận đánh lớn khác.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH 19 Tháng Sáu, chúng tôi tường thuật lại trận đánh oai hùng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân qua những tài liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Đây cũng là dịp tri ân toàn thể Quân Lực VNCH đă đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đă có mặt hoặc liên quan đến trận Tống Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.
Bối cảnh lịch sử
Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris vừa được kư kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh giữa hai phe Quốc-Cộng tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lư thuyết. Trên thực tế, đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết “rút quân trong danh dự,” nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger và Nixon, và để Bắc Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam.
Hoa Kỳ thỏa thuận rút quân trong ṿng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đă mở ngỏ cửa và bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong khi đó Quân Lực VNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào t́nh trạng kiệt quệ, một ḿnh lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.
Cộng Sản Bắc Việt đă vi phạm hiệp định ngưng bắn ngay khi vừa kư kết xong c̣n chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ư của người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 Tháng Giêng, năm 1973, chính Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đă cùng tên đồ tể Lê Đức Thọ của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) kư “ḥa ước” bức tử Miền Nam, đă không một chút ngượng ngùng khi tuyên bố: “Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có mặt tại miền Nam. Bắc Việt cũng không đ̣i hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại miền Nam Việt Nam.”
Rơ ràng, Hoa Kỳ đă nhập nhằng kư kết hiệp ước bán đứng Việt Nam Cộng Ḥa với mục đích duy nhất đóng của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc Cộng Sản Bắc Việt cũng phải rút quân về Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đă có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng c̣n có các đại đơn vị pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường ṃn Hồ Chí Minh bên Lào, các xe vận tải của Cộng quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ vào xâm lăng miền Nam v́ không c̣n bị oanh tạc như trước.
V́ vậy, t́nh h́nh sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất lợi cho Quân Lực VNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và diệt địch trên chiến trường v́ phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ sung quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa.
Tương quan lực lượng
Riêng tại Vùng 3 Chiến Thuật, ba sư đoàn Cộng quân gồm các công trường 5, 7 và 9 lợi dụng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến Cát nằm về phía Bắc thủ đô Saigon. Khi mạnh, họ tung lực lượng quấy phá. Lúc yếu, lại rút qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía Việt Nam Cộng Ḥa chỉ cố gắng pḥng thủ trong tư thế thụ động v́ không đủ lực lượng mở các cuộc hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ c̣n tham chiến. Để đối đầu với 3 sư đoàn Cộng quân, Quân Lực VNCH trong vùng này chỉ có Sư Đoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Đại Tá Lê Nguyên Vỹ làm Tư Lệnh.
Sau nhiều cuộc tấn công thăm ḍ, vào đầu Tháng Tư, năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Đôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Để mở rộng đường xâm nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng quân cũng uy hiếp các trại Biệt Động Quân Biên Pḥng dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, Tống Lê Chân, v.v…
Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân ở Quân Khu 3 phải lần lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lư do v́ toàn thể Tiểu Đoàn 92 BĐQ đồn trú tại trại này đều t́nh nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Đoàn 92 BĐQ viết từ giờ phút đó.
Tống Lê Chân, địa danh xa lạ cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, c̣n tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm ǵ có những tên Charlie, Delta? Nếu không có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, Biệt Động Quân Bắc, Biệt Động Quân Nam, v.v…
Tống Lê Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có tên nên Thiếu Tá Đặng Hưng Long, vị chỉ huy trưởng đầu tiên phiên âm tiếng Miên Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân trong binh chủng Biệt Động Quân biên pḥng gọi tắt là Tống “Lệ” Chân để ám chỉ một căn cứ đầy máu và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.
Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân Sự Chiến Đấu (DSC – Civilian Irregular Defense Group, gọi tắt là CIDG) do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Đến năm 1970 trong chương tŕnh cải biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu thành Biệt Động Quân Biên Pḥng, phần đông những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân người thượng Stieng đều t́nh nguyện ở lại để trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Pḥng, tổng cộng gồm 292 binh sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan Quân Lực VNCH giữ các chức vụ chỉ huy.
Biệt Động Quân Biên Pḥng
*Lực lượng dân sự chiến đấu
V́ Tiểu Đoàn 92 BĐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.
Chương tŕnh Dân Sự Chiến Đấu được đặt dưới sự quản trị trực tiếp của Toán 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương tŕnh là dùng các sắc tộc thiểu số (người Thượng) để thành lập các “trung tâm” (làng, buôn) chiến lược có vơ trang tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay “trại” này đều do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đảm nhận. Thí điểm đầu tiên được thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Đắc Lắc vào năm 1961. Tới năm 1965 đă có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một “pháo đài” có thể tự pḥng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.
Đến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt vào Việt Nam, chương tŕnh Dân Sự Chiến Đấu cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm pḥng thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà c̣n có khả năng tấn công. Từ đó, các toán viễn thám ḍ t́m địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời. Nhiệm vụ chính của những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện địch và thu thập tin tức t́nh báo.
Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa tổng cộng có khoảng gần 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, đa số nằm dọc theo biên giới Lào-Việt và Miên-Việt. V́ địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên pḥng này, Cộng quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội đă xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Đức, và Khâm Đức tại Vùng 1 Chiến Thuật, hoặc Đức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Đồng Xoài tại Vùng 2, Bến Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh ở Vùng 3 và Cái Cái, Thường Thới, Tịnh Biên tại Vùng 4.
Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại Lực Lượng Đặc Biệt cũng lần lượt được chuyển giao cho Quân Lực VNCH. Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu theo kế hoạch được sát nhập vào binh chủng Biệt Động Quân để trở thành những đơn vị Biệt Động Quân Biên Pḥng. V́ mỗi trại Lực Lượng Đặc Biệt thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Pḥng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 Tháng Tám, năm 1970 cho đến 15 Tháng Giêng, năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại Lực Lượng Đặc Biệt được biến cải thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Pḥng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia như sau: Vùng 1 có 11 trại, Vùng 2 có 15 trại, Vùng 3 có 12 trại, và Vùng 4 có 11 trại.
Tuy trước đây có chừng 100 trại Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng chỉ chuyển giao có 49 trại v́ có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ sung cho những đơn vị c̣n lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong các trại Lực Lượng Đặc Biệt không c̣n là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành quân nhân trong Quân Lực VNCH.
Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng 3 Chiến Thuật được thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của Việt Cộng. V́ chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đă bị địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống Lực Lượng Đặc Biệt, trại Tống Lê Chân mang ám danh A-334 và được biến cải thành trại Biệt Động Quân Biên Pḥng vào ngày 30 tháng 11 năm 1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên thuộc Dân Sự Chiến Đấu và các sĩ quan cùng hạ sĩ quan Quân Lực VNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ huy) trở thành Tiểu Đoàn 92 BĐQ Biên Pḥng thuộc hệ thống chỉ huy của Biệt Động Quân/Quân Lực VNCH.
Tiền đồn cô đơn
Trại Tống Lê Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Đây là những an toàn khu và cũng là đại bản doanh Cục R của Việt Cộng, giống như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân Khu 3.
Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Đoàn 3 do Đại Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đă đóng một vai tṛ quan trọng trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và Neron. Đây là những lạch nước khởi nguồn của sông Saigon chảy qua Dầu Tiếng, Bến Súc, Phú Cường v.v… Tống Lê Chân, như trên đă nói là một trong chuỗi trại Dân Sự Chiến Đấu do Lực Lượng Đặc Biệt thiết lập dọc theo biên giới Việt-Miên thuộc lănh thổ Quân Khu 3.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh giới của hai tỉnh Tây Ninh và B́nh Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Đông Nam. Dưới chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng. Đây cũng là trục giao liên Nam-Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R Việt Cộng bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể kiểm soát được các trục giao liên Nam-Bắc và Đông-Tây của Cộng quân tại vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch.
Vào mùa Hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của Cộng quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên pḥng lân cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đă phải di tản. Tống Lê Chân chơ vơ c̣n lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng quân trùng điệp.
Tứ bề thọ địch
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên-Việt vào lănh thổ Quân Khu 3, ngày 10 Tháng Nam, 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền pháo hậu xung.” Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hăm.
Sau loại pháo ṿng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như muốn san bằng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng pḥng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt thuộc sư đoàn Pháo Pḥng Không tân lập 377 khóa kín không phận khiến các phi cơ không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Đoàn 200 (tiểu đoàn độc lập) của Việt Cộng lănh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợ của các đơn vị bộ đội thuộc hai Công Trường 7 và 9.
Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu của Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă b́nh tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong ḷng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đă xâm nhập được ṿng đai pḥng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ cũng nă đạn như mưa rất chính xác khiền t́nh h́nh có vẻ nguy kịch. Nhưng quân trú pḥng vẫn không nao núng v́ rất tin tưởng vào hệ thống bố pḥng vững chăi và nhất là băi ḿn dầy đặc bao quanh căn cứ.
Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của Thiếu Tá Lê Văn Ngôn (tiểu đoàn trưởng), các chiến sĩ Biệt Động Quân vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ đội chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ v́ tưởng quân trú pḥng đă bị chết hết hay mất tinh thần v́ các đợt pháo kích ác kiệt cũng như v́ chiến xa với đại bác 100 ly trực xạ. Đúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng đợt “biển người” của Cộng quân bị bất ngờ nhưng v́ đă tiến tới quá gần không kịp t́m nơi ẩn trú nên bị đốn ngă như rạ.
Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nă vào căn cứ, sau đó bộ binh lại tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào pḥng thủ.
Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại vùng hỏa tuyến, Tây Nguyên, An Lộc bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm máu của một Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng lớn của các chiến sĩ Biệt Động Quân nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi cuộc “thử lửa” ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên họ chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao, bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá. Bắc Việt tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan ră. Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử bắt đầu.
Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây chặt. Địch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới pḥng không dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên, các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đă phải bay rất cao để thả dù tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng Tháng Sáu, năm 1973, Cộng quân đă tổ chức một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi “lượm dù” để lấy đồ tiếp tế. V́ vậy, đă có dư luận từ các nguồn tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đă ngầm thỏa thuận để các vận tải cơ được tự do thả dù mà không bị pḥng không bắn lên, miễn là quân trú pḥng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh nghiệm, Không Quân VNCH đă hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận thất thoát không c̣n đáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới pḥng không dầy đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đă liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng thời gian từ Tháng Mười, năm 1973 đến cuối Tháng Giêng, năm 1974, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên băi đáp.
Cuối Tháng Mười Hai, năm 1973, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn pḥng không địch chỉ nội trong Tháng Mười Hai, năm 1973. Thiệt hại về phía Không Quân VNCH gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới Tháng Giêng, năm 1974 tức là một năm sau khi kư kết hiệp định ngưng bắn, vẫn c̣n có 12 chiến sĩ Biệt Động Quân bị thương nặng vẫn chưa được tản thương khỏi căn cứ.
Ngưng chiến kiểu Việt Cộng
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn công vào Tháng Năm, 1972, nhưng bị vây hăm và tấn công dữ dội nhất vào lúc thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ Hiệp Định Paris. Đây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: một hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm ngay sau khi vừa kư kết. Cộng quân, có lẽ đang cay cú v́ thất bại chua cay không chiếm được An Lộc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho c̣ gáy gần biên giới Việt-Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt.
Trong lúc toàn thể thế giới thở phào nhẹ nhơm v́ ng̣i lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không c̣n nữa, th́ tại Tống Lê Chân, Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và giành giựt với Cộng quân từng thước đất để sống c̣n. Tuy Cộng quân công khai vi phạm thỏa ước ngưng bắn, nhưng người bạn đồng minh Hoa Kỳ của Việt Nam Cộng Ḥa vẫn dửng dưng không hề có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như c̣n say men rượu mừng v́ đă t́m thấy “ánh sáng ở cuối đường hầm.”
Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành động tích cực nào thuận lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến cũng không can thiệp. V́ vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17 Tháng Ba, năm 1973, trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa là tướng Dư Quốc Đống đă phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với ba giải pháp như sau:
1- Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm. 2- Nếu phe Cộng Sản phản đối, sẽ yêu cầu Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến can thiệp. 3- Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của Ủy Ban Đ́nh Chiến.
Dĩ nhiên đề nghị hợp lư của phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa bị phe Cộng Sản phản đối v́ chính họ là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng trưởng phái đoàn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) cố ư vắng mặt để Đại Tá Đặng Văn Thu thay thế. Ông Thu một mặt vu khống chính Việt Nam Cộng Ḥa mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa, phe Cộng Sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra c̣n dọa dẫm các thành viên trong Ủy Hội Quốc Tế rằng t́nh h́nh tại Tống Lê Chân “chưa rơ rệt” nên họ không bảo đảm an ninh cho phái đoàn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng Sản trong Ủy Ban Liên Hiệp và Ủy Hội Quốc Tế đều đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc th́ chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh.
Đến ngày 23 Tháng Ba, năm 1973 tức là chỉ c̣n 4 hôm nữa là hết hạn 60 ngày làm việc của Ủy Ban Liên Hiệp bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ Canada là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa Đại Tá Vơ Đông Giang ra thảo luận với Đại Tá Lomis của Gia Nă Đại và thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo Ủy Hội Quốc Tế tới Tống Lê Chân vào ngày 24 Tháng Ba, 1973. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đă “trễ trực thăng” nên máy bay của Ủy Hội Quốc Tế không đi Tống Lê Chân được.
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ư của Cộng Sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đă không bao giờ được thực hiện. Số phận của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải tự chiến đấu một ḿnh để sống c̣n.
Ṿng vây siết chặt
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt. Nhả ra không được v́ bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào th́ không xong v́ các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc đất, Cộng quân chỉ c̣n cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Tuy pḥng không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ Việt Nam Cộng Ḥa đôi khi vẫn liều lĩnh bay lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng v́ chu vi pḥng thủ quá hẹp nên có một số đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “kiểm soát” tranh luận giằng co, t́nh h́nh tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía quân trú pḥng. Bị cả sư đoàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công thường xuyên, quân số Biệt Động Quân ngày càng hao hụt không được bổ sung. Lúc này, Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ c̣n lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại không được đầy đủ v́ phi cơ thả dù bị pḥng không chận bắn. Về mặt tinh thần cũng sa sút phần nào v́ bị vây hăm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy, Tống Lê Chân vẫn c̣n đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho ḷng quả cảm và sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ Biệt Động Quân.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, Quân Lực VNCH tính ra đă phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đă trở thành một gánh quá nặng cho Không Quân Việt Nam lúc đó phương tiện không c̣n được dồi dào như lúc Hoa Kỳ c̣n tham chiến. Hơn nữa, tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá quan trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. V́ không thể chia bớt lực lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đă đến lúc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải có một quyết định dứt khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt t́nh trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23 Tháng Ba, 1973, Tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đề nghị với Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây:
1- Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân. 2- Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú pḥng. 3- Cho lệnh Tiểu Đoàn 92 BĐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về giải pháp một, theo t́nh h́nh lúc đó, toàn bộ vùng Lai Khê, An Lộc chỉ có đơn độc Sư Đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải đương đầu với các Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. V́ vậy, ngay cả việc giữ an ninh trục lộ huyết mạch 13 cũng c̣n khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư đoàn có thể đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn này trong lúc các đại đơn vị Quân Lực VNCH tuy đă phải phân tán rất mỏng nhưng cũng vẫn chưa đủ để trám vào những vùng quan trọng Hoa Kỳ vừa rút quân để lại?
Như vậy, giải pháp 1 coi như không thể thực hiện được. Nhưng nếu giải pháp 1 bất thành v́ lư do quân sự th́ giải pháp 2 cũng thiếu thực tế v́ lư do chính trị. Nếu “bàn giao” Tống Lê Chân cho Cộng quân, hậu quả tai hại về chính trị sẽ không thể lường được. Quân và dân Miền Nam sẽ vô cùng hoang mang. Tổng Thống Thiệu sẽ rất khó ăn khó nói v́ mới hô hào “dành dân chiếm đất” trước đây không lâu. Vả lại, nếu giao Tống Lê Chân cho Cộng quân, việc này có thể sẽ trở thành tiền lệ đưa tới nhiều cuộc bàn giao kiểu Tống Lê Chân khác.
Do đó, tuy đề nghị ba giải pháp, nhưng tướng Thuần biết rơ chỉ c̣n một con đường khả trợ duy nhất: đó là cho phép Tiểu Đoàn 92 BĐQ rút khỏi Tống Chân. Nhưng quyết định rút bỏ này không phải là không có hậu quả nghiêm trọng về quân sự cũng như chính trị. Hơn nữa, việc rút quân qua ṿng vây trùng điệp của Cộng quân cũng không phải là điều dễ dàng. Chính v́ những lư do này mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 phải hội ư trước với Bộ Tổng Tham Mưu. Rất có thể, ngay Bộ Tổng Tham Mưu cũng không quyết định được, mà việc rút quân phải do chính tổng thống cho phép.
Trong khi chờ đợi quyết định dứt khoát từ trung ương, t́nh h́nh tại Tống Lê Chân trở nên hết sức căng thẳng và sôi động từng giờ, từ trầm trọng đến nguy kịch. Bị bao vây cả năm trời, thiếu lương thực, thiếu đạn dược, quân số hao hụt, thương binh ngày càng nhiều không được di tản, bị pháo liên miên, đặc công đánh phá ngày đêm khiến Tiểu Đoàn 92 BĐQ ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn kiên cường giữ vững căn cứ bằng mọi giá. Và cuộc bao vây dài nhất trong quân sử vẫn tiếp tục.
Tử thủ đến cùng
Để giảm bớt phần nào áp lực vô cùng nặng nề của khoảng 3 sư đoàn địch quanh Tống Lê Chân, vào ngày 23 Tháng Bảy, 1974, Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa bay trên 30 phi vụ giội bom vào các vị trí Cộng quân trên trận địa. Nhưng pḥng không địch rất dầy đặc nên phi cơ oanh tạc không mấy hiệu quả. Ngoài ra, lực lượng địch quá đông nên chúng vẫn không chịu rút lui để tránh thiệt hại mà ngược lại c̣n gia tăng cường độ tấn công để sớm thanh toán mục tiêu.
Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến 24 Tháng Ba, 1974, Cộng quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82 ly, v.v… nă hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng 300 chiến sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ đang bị vây hăm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực pḥng không vô cùng dữ dội của Sư Đoàn Pḥng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly và thượng liên đă đan một màng lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi hoạt động của phi cơ đều vô hiệu.
Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ c̣n cách co ḿnh chịu pháo. Nhiều công sự pḥng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư hại v́ cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn tuy mới 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn b́nh tĩnh đôn đốc và ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả nhiên, liên tiếp trong hai đêm 21 và 22 Tháng Ba, 1974, sau khi “tiền pháo,” khoảng một trung đoàn bộ binh địch “hậu xung” dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn nhỏ bé bị vây hăm đă lâu ngày. Nhưng Tiểu Đoàn 92 BĐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người.
Có lúc v́ Cộng quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đă lọt vào lớp hàng rào pḥng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác liệt. Quân trú pḥng được lợi thế v́ trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đă gây thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến đấu dũng mănh và can trường của Tiểu Đoàn 92 BĐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và đủ loại vũ khí.
Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng t́nh trạng bên trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm v́ không được tản thương. Đạn dược gần cạn v́ các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn v́ không được tiếp tế đă nhiều ngày, ngay cả đến nước uống cũng khan hiếm. Hơn nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng quân lại điên cuồng pháo kích dữ dội hơn.
Trước t́nh thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông, Trung Tá Ngôn biết rơ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong lúc đó, biết được t́nh trạng cực kỳ bi đát của quân trú pḥng, Cộng quân chung quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi Tiểu Đoàn 92 BĐQ đầu hàng.
Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố pḥng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công điện khẩn cấp cho Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân tại An Lộc yêu cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú pḥng. Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào pḥng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong t́nh trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ vẫn nhất quyết không hàng địch. Trung Tá Ngôn c̣n cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu giội bom phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.
Nhận được công điện cầu cứu của Tiểu Đoàn 92 BĐQ, Đại Tá Chuẩn lập tức chuyển lời yêu cầu tiếp viện lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Nhưng Tướng Thuần cho biết vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của Bộ Tổng Tham Mưu về đề nghị tăng viện hay di tản căn cứ. Trong lúc Tống Lê Chân như ngọn đèn leo lét trước trận cuồng phong, có thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào, nhưng lệnh trên vẫn là “chờ”!
Cho tới giờ phút này, quân số tại Tống Lê Chân gồm có 254 Biệt Động Quân, 4 binh sĩ Pháo Binh, 12 lao công chiến trường và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tuy tổng cộng gần 300 nhân mạng nhưng thật sự hầu hết trong số này đă bị thương ít nhất một lần. Hơn nữa, bị vây hăm lâu ngày trong t́nh trạng thiếu thốn nên khả năng chiến đấu đă bị yếu đi rất nhiều.
Về phía Cộng quân, tuy đă bị thiệt hại rất nặng nhưng lại được tăng viện và bổ sung nhanh chóng từ các an toàn khu bên Cam Bốt nên sức mạnh coi như không suy giảm. Trong lúc chỉnh đốn hàng ngũ, địch ngơi tấn công nhưng vẫn pháo kích dữ dội. Rút kinh nghiệm những trận tấn công trước đă bị thất bại chua cay, Cộng quân biết tuy Tiểu Đoàn 92 BĐQ sẽ chiến đấu cho đến phút chót nhưng như cá nằm trong rọ nên chúng thong thả nghỉ ngơi dưỡng quân, cố ư để quân trú pḥng kiệt quệ tới mức tối đa mới tấn công dứt điểm để đỡ bị thiệt hại. Và chuyện phải đến đă đến!
Những đợt cường tập liên tiếp
Ṛng ră trong các đêm 24, 25 và 26 Tháng Ba, 1974, Cộng quân sau khi bổ sung đầy đủ đă liền tiếp mở những đợt xung phong biển người ồ ạt quyết san bằng Tống Lê Chân. Tuy đă gần kiệt sức, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn cắn răng chờ địch trong những giao thông hào đổ nát v́ đạn pháo kích. Trung Tá Ngôn và các cấp chỉ huy cũng sát cánh trong các công sự pḥng thủ với thuộc cấp, ra lệnh phải tiết kiệm từng viên đạn, chỉ được bắn khi thật “chắc ăn.” Giá của mỗi viên đạn phải là một quân thù.
Rồi hàng hàng lớp lớp Cộng quân tràn tới giữa tiếng ḥ la man dại “hàng sống, chống chết!” Đúng lúc này, các chiến sĩ Biệt Động Quân mới cắn răng siết chặt c̣ súng. Địch đă xâm nhập hàng rào kẽm gai pḥng thủ ngoài cùng, nhưng lập tức bị khựng lại v́ gắp phải bức tường lửa từ trong bắn ra rất chính xác. Xác địch chồng chất trên trận địa hay vất vưởng trên hàng rào kẽm gai. Nhưng địch quá đông, nhất định “dứt điểm” nên họ vẫn liều lĩnh xung phong.
Chẳng bao lâu, bộ đội Cộng Sản tràn tới hàng rào thứ hai. Lúc này một loạt ḿn “Claymore” nổ tung khiến nhiều xác giặc tan thành mảnh vụn. Tiếng súng nổ, tiếng la hét cùng với mùi thịt, mùi máu, mùi thuốc súng tạo nên một khung cảnh khủng khiếp. Nhiều chiến sĩ Biệt Động Quân quá mệt mỏi và căng thẳng gần như ngất xỉu v́ những trận tấn công liên tiếp đêm này qua đêm khác nhưng vẫn không rời tay súng.
Địch quân quá đông, lớp này chết, lớp khác đạp lên xác đồng bạn tiến tới. Trong đêm tối, phi cơ không thể yểm trợ hỏa lực. Dù có ban ngày đi nữa cũng khó bay qua màng lưới pḥng không. Trên bầu trời đen kịt, chỉ có vài đóm hỏa châu do phi cơ bay thật cao thả xuống, không đủ soi sánh trận địa, trông leo lét và mong manh như số phận của gần 300 chiến sĩ đang tử chiến với quân thù.
Địch đă tràn gần tới hàng rào pḥng thủ sau cùng, đôi bên giáp mặt. Các chiến sĩ Mũ Nâu buông những cây súng đỏ ṇng, với tay t́m lựu đạn. Nhiều tiếng nổ chát chúa giúp hàng loạt những con thiêu thân thực hiện lời thề “sinh Bắc tử Nam.” Lại một loạt lựu đạn thứ hai tung ra giết hết những tên địch c̣n sống sót trong đợt xung phong này. Bên ngoài hàng rào, không c̣n những bóng người đầu đội nón cối, chân đi dép râu di động như trước.
Sau đó, mặt trận bỗng nhiên im bặt không c̣n những tiếng la hét hô xung phong man dại. Những cán binh địch ngoài xa may mắn c̣n sống sót biết không thể xâm nhập căn cứ nên vội vă lẩn vào bóng đêm. Đợt xung phong cuối cùng của địch đă bị chận đứng tuy chúng đă lọt được gần tới hàng rào pḥng thủ sau cùng.
Một lần nữa, Cộng quân tuy đông hơn nhưng lại bị thất bại chua cay trước sự quả cảm và tinh thần chiến đấu gan dạ vô song của các chiến sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ. Cùng với lời nguyền “Thà chết không hàng giặc,” căn cứ Tống Lê Chân tuy tan nát như Tiểu Đoàn 92 đang tan nát, nhưng vẫn đứng vững như một phép lạ. Vỏn vẹn một tiểu đoàn Quân Lực VNCH vẫn giữ vững được vị trí sau khi bị bao vây hàng năm trời với nhiều đột tấn công của hàng sư đoàn địch?
Các “cố vấn” Hoa Kỳ c̣n sót lại tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đă vô cùng kinh ngạc. Trước đây họ đă cho rằng số phận của Tống Lê Chân coi như đă “xong,” v́ theo ước tính của những người lạc quan nhất, ngay cả quân đội Hoa Kỳ với hỏa lực khủng khiếp của thảm bom “Arc Light” B-52 và đại pháo 175 cũng khó ḷng giữ nổi Tống Lê Chân trong ṿng vài ba tuần. Phía Cộng quân lại càng sững sờ v́ họ tưởng sẽ ăn tươi miếng mồi béo bở nhưng lại gặp phải cục xương khó nuốt. Sau nhiều cuộc tấn công thất bại và bị thiệt hại nặng nề, Cộng quân đành ôm hận, lập lại sa bàn trận địa, bổ sung quân số, rút ưu khuyết điểm chờ ngày rửa hận.
Trong những ngày kế tiếp và suốt tuần lễ đầu tiên của Tháng Tư, 1974, Cộng quân không dám tấn công mạnh vào Tống Lê Chân, chỉ dùng đặc công quấy rối nhưng mức độ pháo kích vẫn không giảm. Nhưng “mănh hổ nan địch quần hồ,” các chiến sĩ Mũ Nâu đă không c̣n sức chiến đấu. Đến lúc này, thượng cấp vẫn chưa có quyết định dứt khoát về việc tăng viện hay rút bỏ Tống Lê Chân. Cả Phủ Tổng Thống, Bộ Tổng Tham Mưu lẫn Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đều lâm vào thế “tiến thối lưỡng nan” không có cách nào giải quyết vấn đề. Sau 17 tháng trời ṛng ră bị vây hăm, pháo kích và tấn công liên miên Tiểu Đoàn 92 BĐQ hầu như không c̣n phương cách nào để thoát khỏi viễn ảnh bị tiêu diệt.
Trận đánh sau cùng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ
Nhưng t́nh trạng tạm thời sống lây lất không c̣n kéo dài được bao lâu. Tống Lê Chân như một con cá phơi ḿnh trên thớt không c̣n phương cách tự vệ, nằm chờ lưỡi dao chém xuống. Và lưỡi dao đă rơi.
Ngày 11 Tháng Tư, 1974, sau khi tái điều nghiên, bổ sung lực lượng, Cộng quân mở những cuộc tấn công ác liệt quyết đạt được chiến thắng bằng mọi giá. Trong ngày chúng pháo kích mù mịt không dưới 1,000 quả đạn vào căn cứ đă tan nát trong các cuộc tấn công trước. Tiểu Đoàn 92 BĐQ lúc này đă kiệt lực, hết đạn, một số lớn binh sĩ lại bị thương nên không c̣n sức chống trả những đột tấn công mănh liệt của đối phương.
Nhưng dù t́nh thế đă đến lúc tuyệt vọng nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không ra lệnh rời bỏ căn cứ khi chưa có lệnh của thượng cấp. Trước những loạt đạn pháo kích chính xác và các đợt tấn công biển người, vị tiểu đoàn trưởng anh hùng biết chắc không thể nào pḥng thủ được nữa nên khẩn cấp yêu cầu thượng cấp cho lệnh di tản trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Trung Tướng Thuần không rơ có tham khảo ư kiến của Bộ Tổng Tham Mưu hay Phủ Tổng Thống hay không, đă ra lệnh cho Trung Tá Ngôn phải “tử thủ bằng mọi giá!”
Nhưng Tiểu Đoàn 92 BĐQ sau hơn một năm trời bị vây hăm, bị pháo kích và tấn công liên miên bởi một lực lương địch quân đầy đủ vũ khí và đông hơn nhiều lần, lại thiếu đạn dược, lương thực, quân số hao hụt không được bổ sung nên đă chẳng c̣n giá nào để trả! Các chiến sĩ Mũ Nâu không c̣n nhiều chọn lựa: ở lại căn cứ chắc chắn sẽ bị chết hay bị bắt hết v́ không c̣n cách nào ngăn chận địch quân hoặc đầu hàng để t́m con đường sống. Nhưng theo truyền thống hào hùng của binh chủng Mũ Nâu, dù trong lúc thập tử nhất sinh cũng vẫn không hàng địch. Trung Tá Ngôn đă đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo: dùng toàn lực phá ṿng vây, rời bỏ căn cứ, tuy có thể bị chết hết nhưng may ra sẽ đưa đơn vị tới một nơi an toàn.
Sau khi quyết định xong, vào khoảng nửa đêm 11 Tháng Tư, căn cứ Tống Lê Chân báo cáo nguy cơ sắp bị địch quân tràn ngập. Sau đó, mọi giấy tờ, tài liệu quan trọng đă được thiêu hủy đúng theo kế hoạch di tản để không bị lọt vào tay địch. Lúc đó, chỉ có phi cơ bay thật cao thả hỏa châu yểm trợ. Tiểu Đoàn 92 BĐQ yêu cầu phi cơ ngưng thả trái sáng để đơn vị nương theo bóng tối rời bỏ căn cứ. Dưới sự chỉ huy gan dạ của vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi và tinh thần kỷ luật của toàn thể binh sĩ, Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă di tản trong ṿng trật tự, mang theo tất cả những thương binh. Liên lạc vô tuyến với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 bị gián đoạn ngay sau đó.
Măi tới 9 giờ sáng ngày hôm sau 12 Tháng Tư, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 mới bắt được liên lạc với Tiểu Đoàn 92 BĐQ trên tần số hành quân lúc đó đă rời khỏi Tống Lê Chân đang trên đường di chuyển về hướng An Lộc, khoảng trên 15 cây số về hướng Đông Bắc. Cuộc hành tŕnh xuyên qua rừng rậm dưới sự ŕnh rập của Cộng quân, lại phải mang theo nhiều thương binh nên vô cùng gian nan vất vả.
Suốt đêm, Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải kịch chiến với địch, vừa đánh vừa t́m đường rút lui khiến thêm 14 binh sĩ tử thương, 34 người nữa bị thương. Cuối cùng, may mắn như một phép lạ, Tiểu Đoàn 92 BĐQ tới được An Lộc tương đối an toàn, chỉ có thêm 4 chiến sĩ can đảm ở lại chận đường truy kích của địch quân để thành phần chủ lực rút lui anh dũng hy sinh. Tất cả các thương binh, kể cả xác chết của những người bị thiệt mạng đề được mang về.
Biệt Động Quân – sát!
Nh́n chung, Tống Lê Chân chỉ là một tiền đồn nơi đèo heo hút gió gần biên giới Việt-Miên không được nhiều người biết đến. Tiểu Đoàn 92 BĐQ lại là một đơn vị tương đối trẻ trung mới được thành lập từ năm 1970. Vị tiểu đoàn trưởng, Trung Tá Lê Văn Ngôn, con Cọp đầu đàn của Tiểu Đoàn 92 BĐQ cũng là một sĩ quan rất trẻ mới 25 tuổi, xuất thân khóa 21 Vơ Bị Đà Lạt. Trận đánh tại Tống Lê Chân cũng không phải là một cuộc đụng độ lớn. Cuối cùng, Tống Lê Chân lại rơi vào tay địch.
Như vậy, về mặt quân sự, rơ ràng trận đánh tại Tống Lê Chân cũng chỉ “tầm thường” như những trận đánh cùng tầm cỡ khác, kết thúc bằng việc quân trú pḥng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đă vượt xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất đặc biệt. Đây là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh trong chiến cuộc Việt Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau cùng, một cuộc lui binh thần t́nh nhất do một vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi nhất, can trường nhất chỉ huy.
Cuộc bao vây dài nhất trong quân sử
Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự uy hiếp vào năm 1972 cho tới khi Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải di tản vào Tháng Tư năm 1974, căn cứ đă bị bao vậy ṛng ră 17 tháng trời. Ṿng vây của địch vô cùng chặt chẽ khiến “nội bất xuất, ngoại bất nhập,” kể cả đường hàng không. Chẳng những việc gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực v.v… đều bị giới hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon trung tá thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận của tiểu đoàn trưởng Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù vào trong trại, không có người gắn lon và việc “rửa lon” truyền thống của nhà binh có lẽ đă được thực hiện bằng máu của Cộng quân.
Điều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Đại Tá De Castries, người hùng của đoàn quân viễn chinh Pháp tại Điện Biên Phủ vào năm 1954 cũng đă được thả dù vào khu ḷng chảo. Nhưng De Castries trước kia đă không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn tại Tống Lê Chân v́ ít ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra, De Castries conợ có những “nàng hầu” thân yêu như Béatrice, Éliane, Huguette, Dominique để… tâm sự. C̣n Lê Văn Ngôn và Tiểu Đoàn 92 BĐQ chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với ṿng cao độ không quá 50 thước trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300 thước để sống chết ôm ấp ṛng ră gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián đoạn, c̣n nói ǵ đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.
Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử, Điện Biên trước kia cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Địa ngục Khe Sanh, niềm tự hào của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm bom dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật chờ sẵn trên không để giội bom, binh sĩ trú pḥng coi như được đi nghỉ mát dưỡng quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, v́ họ không thiếu một thứ ǵ, kể cả nước đá để uống giải khát! Trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Stalingrad lừng danh cũng chỉ bị quân Đức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8 tháng. C̣n Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng trường ṛng ră trong những điều kiện tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất. Như vậy, sức chịu đựng của người lính Việt Nam Cộng Ḥa phải được coi là bền bỉ siêu đẳng vô địch.
Lực lượng chênh lệch một trời một vực
Về tương quan lực lượng đôi bên, khi xảy ra trận đánh tại Tống Lê Chân, phía Cộng quân có các Sư Đoàn 5, 7 và 9 cùng Sư Đoàn Pháo Pḥng Không 377 tân lập, cộng thêm dăm ba tiểu đoàn địa phương và đặc công “lẻ tẻ.” Tuy Công Trường 5 đă bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc hành quân vượt biên đánh sang vùng Lưỡi Câu, Mỏ Vẹt trước đây của Quân Lực VNCH, nhưng đă được tăng viện nhanh chóng và thường lẩn quất tại vùng biên giới để uy hiếp các trại Biệt Động Quân Biên Pḥng.
Ngoài ra, Công Trường 7 cùng với Tiểu Đoàn Pháo 22 và Tiểu Đoàn Đặc Công 28, sau khi tràn ngập các căn cứ Chí Linh nằm trên Liên Tỉnh Lộ 13 giữa Chơn Thành và Đôn Luân, cũng đè nặng áp lực trên quăng đường bộ từ Lai Khê đến An Lộc. Riêng Công Trường 9 của Cộng quân với 3 trung đoàn c̣n đầy đủ quân số vừa từ Cam Bốt xâm nhập được dùng làm mũi dùi tiến công chính đánh Tống Lê Chân, sau khi đă buộc các trại Biệt Động Quân Biên Pḥng khác như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập phải di tản. Tống Lê Chân là căn cứ biên pḥng duy nhất c̣n lại trong vùng v́ tất cả binh sĩ đều t́nh nguyện ở lại giữ trại. Tiểu Đoàn 92 BĐQ với quân số vỏn vẹn khoảng 300 người, đă bị hàng sư đoàn địch quân thay nhau tấn công và vây hăm hàng năm trời không được tăng viện. Thế mà các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn anh dũng bền gan chiến đấu, nhất định không hàng địch! Đây quả là một thành tích phi thường ngoài sức tưởng tượng!
Cuộc lui binh thần t́nh
Sau gần một năm rưỡi trời giữa ṿng vây trùng điệp, lại bị tấn công liên miên, đương nhiên Tiểu Đoàn 92 BĐQ phải kiệt sức. Cho tới khi t́nh trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ c̣n đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Cộng quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đă về được tới An Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một số lớn đă về được An Lộc. Đây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc hành quân lui binh sâu trong ḷng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă làm nhiều người ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bi đát.
Cuộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này đă khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă “thương lượng” với Cộng quân, bằng ḷng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn. Quả thật, việc Tiểu Đoàn 92 BĐQ phá được ṿng vây về được đến An Lộc phải coi như một phép lạ nên “dư luận” thương thuyết không phải là không có lư. Vả lại, đây cũng là một trong ba giải pháp mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đă đề nghị lên thượng cấp cách đó không lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng quân tung ra để đỡ bị mất mặt v́ Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă vượt khỏi ṿng vây như chỗ không người.
Thật sự, Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă chỉ giết giặc chứ không bao giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công v́ tinh thần kỷ luật cũng như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù hàng binh Cộng quân đă cho thấy không hề có chuyện “thương lượng.” Một hồi chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12 Tháng Tư tại Tống Lê Chân đă thuật lại khá chi tiết về biến cố này.
Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có chiến xa yểm trợ đă mở các cuộc tấn công mạnh. Tiểu Đoàn 92 BĐQ không c̣n đạn dược và nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tống Lê Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12 Tháng Tư nhưng v́ hàng rào pḥng thủ quá kiên cố, lại có nhiều băi ḿn, hơn nữa Cộng quân sợ Tiểu Đoàn 92 BĐQ c̣n tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều thiệt hại như những lần trước nên măi tới ngày 13 Tháng Tư chúng mới vào được trại. Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đă rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân đă bị đặt chất nổ phá hủy. Địch chỉ t́m thấy xác của 2 Biệt Động Quân và bắt sống một người khác.
Một bằng chứng rơ ràng khác là bản báo cáo của Cộng quân bị Quân Lực VNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng quân có nhiệm vụ chận đường rút lui của Tiểu Đoàn 92 BĐQ đă bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại những vị trí đă ấn định v́ sợ bị phi pháo Việt Nam Cộng Ḥa tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo cáo c̣n đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh sĩ Tiểu Đoàn 92 BĐQ rất cao, c̣n cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng quân có nhiệm vụ tấn công.
Đường vào lịch sử
Trận đánh tại Tống Lê Chân chính thức chấm dứt vào ngày 15 Tháng Tư, năm 1974 khi binh sĩ cuối cùng của Tiểu Đoàn 92 BĐQ về tới An Lộc. Trước đó, vào ngày 13 Tháng Tư, phi cơ của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa đă bay 19 phi vụ thả bom đánh vào lực lượng Cộng quân tại Tống Lê Chân. Tuy trận đánh đă chấm dứt từ lâu, nhưng qua cuộc bao vây dài nhất trong quân sử và cuộc lui binh thành công mỹ măn, huyền thoại của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tại Tống Lê Chân vẫn sống măi. Các chiến sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Ngôn đă tô đậm một nét son cho truyền thống hào hùng của binh chủng Biệt Động Quân và viết một trang sử huy hoàng trong pho quân sử Quân Lực VNCH
Trần Đỗ Cẩm
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HĂY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN
HĂy CÓ Ư THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐĂ LÀM G̀ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐĂ LÀM G̀ CHO TÔI
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.