V́ sao Nhật Bản có tới 9 triệu 'nhà ma' - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default V́ sao Nhật Bản có tới 9 triệu 'nhà ma'
Số liệu mới công bố cho thấy gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản bị bỏ trống - nhưng đáng chú ư là những ngôi nhà ma này đang ngày càng thu hút sự quan tâm từ người nước ngoài.Trong bối cảnh t́nh trạng dân số suy giảm tiếp tục tác động đến xă hội và nền kinh tế Nhật Bản, số lượng nhà bỏ trống - hay nhà ma - đă lên tới 9 triệu - đủ để chứa toàn bộ dân số Australia ở mức 3 người/căn nhà, theo Guardian.

Số liệu mới nhất do chính phủ Nhật Bản công bố hôm 1/5 cho thấy số lượng nhà bỏ trống, hay c̣n gọi là akiya trong tiếng Nhật, tính đến tháng 10/2023 đă tăng hơn nửa triệu kể từ cuộc khảo sát trước đó vào năm 2018.

Thu hút sự quan tâm của người nước ngoài
Gốc rễ của vấn đề là t́nh trạng sụt giảm dân số ở nông thôn cùng với việc nhiều người thừa kế những ngôi nhà như vậy không thể hoặc không muốn sống trong đó, cũng như không có ư định tân trang hoặc thậm chí phá bỏ chúng. Tuy nhiên, các thành phố cũng không nằm ngoài xu hướng này, hiện có hàng trăm ngh́n ngôi nhà bỏ trống lâu năm ở các khu vực thành thị.

Nhà bỏ trống chiếm gần 14% tổng số nhà ở Nhật Bản, và con số thực tế có thể cao hơn. Viện nghiên cứu Nomura ước tính đất nước Mặt Trời mọc có gần 11 triệu akiya và chúng có thể chiếm hơn 30% số nhà trong ṿng một thập kỷ.

Hơn 4,4 triệu căn nhà được khảo sát thuộc diện cho thuê - nhưng đă bị bỏ trống suốt thời gian dài và hầu hết đều cách xa các trung tâm dân cư chính. Hiện chưa rơ t́nh trạng của hơn 3,8 triệu akiya khác và chỉ có 330.000 trong số 9 triệu ngôi nhà được rao bán.Đất trống ở Nhật Bản bị đánh thuế cao hơn đất có nhà, làm tăng thêm gánh nặng tài chính khi phá bỏ những ngôi nhà cũ và khiến một số người trốn tránh việc thừa kế tài sản.

Tuy nhiên, t́nh trạng dư thừa akiya đang ngày càng thu hút sự quan tâm của người nước ngoài, đặc biệt là những ngôi nhà kominka (truyền thống).

Hana Sakata và chồng cô đă cải tạo và cho thuê nhà trong gần một thập kỷ thông qua dự án New Heritage, bắt đầu bằng một ngôi nhà nghỉ dưỡng trên bán đảo Izu bị bỏ trống và rơi vào t́nh trạng hư hỏng hoàn toàn. Họ mua lại một ngôi nhà kominka ở ngôi làng ở miền núi Nagano sau khi một phần của công tŕnh bị sập do tuyết chất nặng trên mái nhà mà không kịp dọn. Chủ của bất động sản này đă lớn tuổi và sống trong một nhà dưỡng lăo.

Tuy nhiên, chi phí để khôi phục những ngôi nhà như vậy rất tốn kém, Sakata chia sẻ.

“Hiện nay, akiya thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt là từ những người nước ngoài, khi chúng thường được nêu bật lên những đặc điểm hấp dẫn như ngôi nhà rất lớn ở Nhật Bản, giá siêu rẻ hoặc thậm chí được cho không. Tuy nhiên, không đơn giản như vậy. Lựa chọn gắn bó với một akiya là một quyết định đ̣i hỏi sự quyết tâm khổng lồ và không có nhiều nhà thầu có thể giúp sửa chữa chúng - nghề mộc truyền thống đang lụi tàn”, Sakata nói.

“Trong 10 năm nữa, chúng ta có thể thấy rất nhiều akiya thuộc sở hữu nước ngoài”.

Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều khách du lịch nước ngoài muốn trải nghiệm kỳ nghỉ tại các cơ sở lưu trú truyền thống của Nhật Bản, nhu cầu đang vượt xa nguồn cung, Sakata cho hay.

Đồng yen ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đă giúp thúc đẩy sự bùng nổ du lịch ở đất nước Mặt Trời mọc, với kỷ lục 3 triệu du khách nước ngoài trong tháng 3.

Nhật Bản không phải là nền kinh tế duy nhất phải vật lộn với hậu quả nhân khẩu học. Ở nước láng giềng Hàn Quốc, tỷ lệ sinh trên mỗi phụ nữ đă giảm xuống mức thấp kỷ lục 0,72 vào năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số 1,26 mà Nhật Bản ghi nhận vào năm 2022.

Cả Singapore và đảo Đài Loan cũng đă giảm xuống dưới mức một con trên một phụ nữ, trong khi tỷ lệ sinh ở Mỹ cũng ở mức thấp nhất trong một thế kỷ.

V́ sao "nhà ma" ngày càng nhiều
Nhật Bản đang đối diện thách thức lớn về vấn đề nhà bị bỏ hoang. Diện tích đất và nhà bị bỏ hoang có thể ph́nh ra bằng cỡ Hokkaido - ḥn đảo lớn thứ hai tại quốc gia này - vào năm 2040, theo nghiên cứu được công bố năm 2017.

Theo Nikkei Asia, nguyên nhân rơ rệt nhất của vấn đề này là cuộc khủng hoảng nhân khẩu khiến dân số Nhật Bản giảm khoảng 200.000 người mỗi năm sau khi đạt đỉnh 128,5 triệu người vào năm 2009. Tuy nhiên, một số yếu tố khác về pháp lư và văn hóa càng làm vấn đề trầm trọng hơn.Trong bốn thập kỷ sau Thế chiến II, Nhật Bản dường như hướng tới một số phận khác. Khi nền kinh tế phát triển đột biến, bất động sản luôn được cho là khoản đầu tư hữu hiệu, nhất là với những biện pháp khuyến khích của chính phủ như giảm thuế đối với mảnh đất có gia đ́nh sinh sống.

Và rồi sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản ập tới và đầu những năm 1990, kéo tụt giá nhà đất đi xuống.

Trong giai đoạn kinh tế đ́nh trệ kéo dài sau đó, xu hướng giảm sinh con đáng lo ngại - khởi nguồn từ những năm 1970 - bắt đầu tác động rơ rệt tới xă hội Nhật Bản, đặc biệt là bên ngoài các thành phố lớn.

Tới năm 2010, khi dân số thực sự bắt đầu sụt giảm, hệ thống đăng kư bất động sản tự nguyện của Nhật Bản trở thành vấn đề lớn.

Khi giá bất động sản tăng, người thừa kế sẽ có động lực hơn với việc làm thủ tục đứng tên nhà đất được truyền lại. Nhưng vào lúc thị trường đi xuống, chi phí và thời gian chuyển tên chủ sở hữu là quá bất lợi đối với nhiều người.

Vấn đề càng phức tạp hơn khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần chấn động ngày 11/3/2011. Người dân Nhật đổ xô t́m nhà ở vùng đất cao hơn. Điều này khiến các thị trấn và thành phố ven biển càng thưa dân.

Tuy nhân khẩu và tâm lư người dân tại Nhật Bản chỉ biến chuyển một cách chậm răi, quy định pháp lư đến những năm gần đây mới dần bắt kịp. Tháng 4/2021, Luật Đăng kư Bất động sản của nước này được điều chỉnh để biến đăng kư thừa kế thành việc bắt buộc. Quy định mới dự kiến có hiệu lực trong ṿng 3 năm, và sẽ tạo ra biến đổi lớn nếu thật sự được thực thi.

Một trong những cái tên từng nêu bật vấn đề nâng cao nhận thức về luật bất động sản lạc hậu của Nhật Bản, phải kể tới bà Shoko Yoshihara, nhà nghiên cứu tại Quỹ Tokyo về Nghiên cứu Chính sách và là tác giả của cuốn Land Issues in the Era of Depopulation xuất bản năm 2017.

“Luật Đăng kư Bất động sản của Nhật Bản được xây dựng dựa trên luật của Pháp”, bà Yoshihara nói trong một email với Nikkei Asia. Bà cho biết ư tưởng cơ bản của luật là bảo vệ quyền sở hữu trước những bên thứ ba không hợp pháp.

Tuy nhiên, trong khi Pháp có quy tŕnh thừa kế nghiêm ngặt, “ở Nhật Bản không có hệ thống tương đương để khuyến khích đăng kư thừa kế, từ đó dẫn tới hệ quả hiện tại: Bất động sản vẫn đứng tên người chết trong thời gian dài”, bà Yoshihara chỉ rơ.

Luật bất động sản lỏng lẻo của Nhật Bản cũng tạo ra nhiều vấn đề khác ngoài các căn nhà bỏ hoang.

Chẳng hạn, khi chính quyền địa phương muốn phá dỡ một ṭa nhà không đăng kư chủ sở hữu, v́ xuống cấp nghiêm trọng hoặc giải tỏa để mở đường cho dự án công, họ sẽ không thể thực hiện được cho tới khi liên lạc với với mọi người thừa kế c̣n sống của chủ cũ.

Tùy vào thời gian căn nhà bị bỏ trống, hậu duệ của chủ nhà quá cố có thể là cháu hoặc chắt đang sống ở nơi khác trong nước, hoặc nước ngoài.

Do thiếu nguồn lực để liên lạc những người này, đa số chính quyền địa phương đành phải bỏ mặc các ngôi nhà ma. Đây cũng là điều thường trói chân các dự án tái quy hoạch trong nhiều năm.Tới năm 2017, quy mô của vấn đề trên đă ph́nh lớn. Theo một nghiên cứu do cựu Bộ trưởng Truyền thông và Nội vụ Nhật Bản Hiroya Masuda đứng đầu, diện tích đất vô chủ ở Nhật Bản - bao gồm đất thổ cư, nông nghiệp, và kinh doanh thương mại - ước tính đă lên tới 4,1 triệu ha. Con số này lớn hơn đảo Kyushu, ḥn đảo lớn thứ 3 trong số 5 đảo chính của Nhật Bản.

Một loạt thay đổi pháp lư được đưa ra trong 10 năm qua có thể sẽ bắt đầu có tác động, bao gồm đạo luật năm 2014 cho phép chính quyền địa phương có quyền đơn phương xử lư nhà đất bỏ trống, cùng quy định yêu cầu bắt buộc đăng kư chủ sở hữu. Nhật Bản cũng mới thiết lập hệ thống quản lư đất đai không rơ chủ sở hữu.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 2 Weeks Ago
Reputation: 43415


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 116,980
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,120 Times in 5,108 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 136 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05462 seconds with 15 queries