Quan hệ giữa bà Harris và Tổng thống Biden khởi đầu không mấy suôn sẻ, song Phó tổng thống Mỹ đă t́m được cách chinh phục niềm tin của cấp trưởng.
Ngày 24/3/2021, Tổng thống Joe Biden giao cho Phó tổng thống Kamala Harris nhiệm vụ đầu tiên kể từ khi vào Nhà Trắng, đó là phụ trách nỗ lực ngoại giao với Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras để t́m cách ngăn làn sóng di cư đang gia tăng ở biên giới phía nam nước Mỹ.
Nhưng vài giờ trước đó, các nhân viên Nhà Trắng phụ trách vấn đề này vẫn không chắc chắn Tổng thống sẽ giao cho cấp phó nhiệm vụ ǵ. Bà Harris, lúc bấy giờ mới đảm nhận cương vị hai tháng, được kỳ vọng rất lớn nhưng cũng bị soi xét chặt chẽ.
Những người am hiểu vấn đề cho biết bà không nghĩ rằng Tổng thống Biden sẽ yêu cầu bà thực hiện vai tṛ "ngoại giao nhập cư" như những ǵ ông đă làm khi c̣n là phó tổng thống trong chính quyền Barack Obama. Các trợ lư của Harris hiểu rằng nhập cư là vấn đề rất phức tạp, khó khăn về chính trị và họ không muốn bà vướng vào điều này quá sớm.
"Rơ ràng đây là vấn đề rất thử thách", bà Harris nói khi được cấp trưởng giao nhiệm vụ, vào thời điểm số người nhập cư vào Mỹ đang ở mức cao chưa từng có trong 20 năm.
Nhiệm vụ này đánh dấu giai đoạn khó khăn nhất trong nhiệm kỳ của Harris, khiến Phó tổng thống Mỹ nhận về vô số chỉ trích từ những người ủng hộ v́ cách bà xử lư vấn đề nhập cư. Nó cũng là minh chứng cho thấy khởi đầu đầy gian nan trong quan hệ làm việc giữa bà và Tổng thống Biden, theo giới quan sát.
Nhưng theo thời gian, bà Harris đă t́m cách giúp mối quan hệ giữa họ trở nên vững chắc hơn, dù đôi khi phải trả giá bằng uy tín chính trị của chính ḿnh. Những người quen biết cả hai cho hay Harris chưa bao giờ gia nhập ṿng tṛn cố vấn thân cận của Tổng thống Biden, song quan hệ giữa họ vẫn dần nồng ấm lên và trở thành mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.
Sau màn tranh luận của Tổng thống Biden hồi tháng trước, Phó tổng thống Harris đă trở thành người bảo vệ ông mạnh mẽ nhất trước công chúng, vẫn đứng về phía ông khi các đảng viên Dân chủ khác kêu gọi Tổng thống rút lui khỏi cuộc đua Nhà Trắng.
Hôm 21/7, Tổng thống Biden giao cho bà một nhiệm vụ khác: Thay thế ông trên cương vị ứng viên đại diện đảng Dân chủ tranh cử. Quyết định này đă nhận được tán đồng từ hàng trăm đại biểu của đảng chỉ sau vài giờ.
Những chuyển biến trong mối quan hệ của họ diễn ra từ từ, khi Harris, nữ Phó tổng thống đầu tiên và là người da màu, t́m cách tốt nhất để tư vấn riêng cho Tổng thống nhằm giúp ông giành được niềm tin từ các đồng minh và củng cố vị thế trước công chúng. Trong khi đó, Tổng thống Biden ngày càng tin tưởng vào các câu hỏi bà đưa ra trong những cuộc họp cũng như lời khuyên từ cấp phó.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, Biden và Harris, sống ở các thành phố khác nhau và phải đối mặt với các hạn chế về đại dịch, không có nhiều thời gian để t́m hiểu đối phương.
Harris từng làm việc với Beau Biden, con trai quá cố của Tổng thống, khi họ giữ chức vụ tổng chưởng lư ở bang của ḿnh. Tuy nhiên, bà không có nhiều mối tương tác hay liên hệ với Tổng thống trước chiến dịch tranh cử. Họ thậm chí từng đối đầu và chỉ trích nhau trong ṿng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, trước khi bà Harris rút lui rồi sau đó được ông Biden chọn làm ứng viên cấp phó.
"Beau là kiểu người truyền cảm hứng để mọi người trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ", Harris nói trong lần xuất hiện chung đầu tiên với Biden với tư cách người đồng hành tranh cử cùng ông. "Cậu ấy thực sự là người giỏi nhất trong số chúng tôi. Và khi tôi hỏi cậu ấy 'điều đó đến từ đâu?', Beau luôn nói về bố ḿnh".
Harris bước chân vào Nhà Trắng với niềm tin rằng bà phải chứng minh ḷng trung thành với Tổng thống Biden và các trợ lư hàng đầu bên cạnh ông. Một số trợ lư khi đó vẫn cho rằng tham vọng của Harris có thể khiến bà làm lu mờ Tổng thống và vẫn tỏ ra hoài nghi sau việc bà đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa ông Biden với các thượng nghị sĩ theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong cuộc tranh luận tại ṿng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 2019.
Harris đă giải tán các ủy ban chính trị vận động cho bà trong ṿng bầu cử sơ bộ và không bổ nhiệm những trợ lư chiến dịch tranh cử vào bộ máy của ḿnh để xoa dịu lo ngại từ các cố vấn Tổng thống.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, khi Nhà Trắng yêu cầu Harris đưa ra thông điệp răn đe những người di cư ở Trung Mỹ, một số trợ lư phụ trách vấn đề này đă cảnh báo bà về hậu quả chính trị của nó. Mặc dù thông điệp đó thể hiện quan điểm chính sách của chính quyền, nó sẽ mang một ư nghĩa rất khác khi được đưa ra bởi Phó tổng thống, con gái một gia đ́nh nhập cư.
Nhưng bà đă bỏ ngoài tai để thực hiện nhiệm vụ. "Đừng tới Mỹ", Harris nhắn gửi người di cư tại Guatemala, và lập tức hứng chịu phản ứng dữ dội từ các nhóm vận động nhập cư và một số thành viên cấp tiến của đảng Dân chủ.
Ngoài vấn đề nhập cư, hàng loạt rắc rối chính trị khác cũng bắt đầu t́m đến với Harris. Ở cấp độ nhân viên, căng thẳng giữa Cánh Tây Nhà Trắng và văn pḥng của bà tiếp tục dâng cao. Nhóm trợ lư Tổng thống thất vọng với việc truyền thông đưa tin liên quan đến Harris, trong đó có tin tức về sự ra đi của các nhân viên cùng những lời phàn nàn từ các đồng minh của Phó tổng thống về việc bà "bị lợi dụng" như thế nào.
Nhưng khi khoảng cách địa lư được xóa bỏ, Harris và Biden bắt đầu t́m hiểu trực tiếp về nhau. Hai người gặp nhau vào bữa trưa hàng tuần nếu lịch tŕnh của họ phù hợp. Đôi khi, Tổng thống bước vào văn pḥng của cấp phó khi bà đang họp trực tuyến với nhân viên. Có lần, ông tặng bà một chiếc cốc in khuôn mặt bà mà ông đă mua từ một cửa hàng nhỏ ở Washington.
Mặc dù từng phục vụ tại Thượng viện, Harris đến Nhà Trắng mà không có nhiều mối quan hệ lâu năm tại Đồi Capitol giống như Biden. Khi bà họp cùng Tổng thống để thúc đẩy các nghị sĩ thông qua chương tŕnh nghị sự, ảnh hưởng của Harris thiên về việc đưa vào một số chính sách nhất định thay v́ t́m cách thực hiện thỏa thuận.
Theo các nguồn thạo tin, trong những tháng đầu nhiệm kỳ, Phó tổng thống đă thúc đẩy việc đưa đề xuất thay thế các đường ống dẫn nước bằng ch́ vào dự luật cơ sở hạ tầng, cũng như đầu tư cho các trường đại học có nhiều sinh viên da màu.
Bà cũng ủng hộ những đề xuất về nghỉ phép có lương, chăm sóc trẻ em và nhà ở công, dù chúng cuối cùng không được thông qua. Khi Tổng thống Biden phải đối mặt với áp lực từ những người cấp tiến thúc giục ông đưa ra quyết định xóa nợ sinh viên, Harris là một trong những người ủng hộ chính cho ư tưởng này và đă giúp thuyết phục Tổng thống Biden thực hiện nó.
Theo bà, hủy khoản nợ sinh viên sẽ giúp ích rất nhiều cho các gia đ́nh da màu và thu nhập thấp, những người thậm chí chưa bao giờ tốt nghiệp v́ chi phí cao nhưng vẫn phải gánh nợ. Nhưng Tổng thống Biden lại lo ngại quyết định này sẽ là món quà đối với những gia đ́nh giàu có.
Harris cũng đă phỏng vấn những thẩm phán được đề cử vào Ṭa án Tối cao và giúp Tổng thống Biden đưa ra quyết định.
"Tôi thật may mắn v́ nhận được lời khuyên của Phó tổng thống Harris, một luật sư xuất sắc, tôi thực sự chân thành khi nói vậy", Tổng thống Biden phát biểu tại Nhà Trắng khi tuyên bố đề cử thẩm phán Ketanji Brown Jackson.
Với Phó tổng thống Harris, việc cố gắng thiết lập ảnh hưởng nội bộ một cách âm thầm thường khiến bà phải trả giá bằng việc mất đi những động lực hỗ trợ từ bên ngoài, theo các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Bà đă không nói về những công việc ḿnh đang làm ở hậu trường, ngay cả khi các đảng viên Dân chủ từng đặt kỳ vọng cao vào nữ Phó tổng thống đầu tiên quay sang chỉ trích bà và chính quyền v́ đă không trao cho bà vai tṛ nổi bật hơn. Họ đặt câu hỏi tại sao Harris thường xuyên lặng lẽ đứng sau Tổng thống trong các sự kiện mà không có ǵ để làm hay nói.
Những lời chỉ trích của đảng Dân chủ đối với Harris bắt đầu giảm dần sau quyết định của Ṭa án Tối cao đảo ngược phán quyết vụ kiện "Roe chống lại Wade" năm 1973 về quyền phá thai.
Phó tổng thống bắt đầu thể hiện vai tṛ công khai hơn về một vấn đề chính sách mà bà rất thông thạo và đă xây dựng sự nghiệp chính trị dựa trên nó. Harris đi khắp đất nước để kêu gọi duy tŕ quyền phá thai, điều mà Tổng thống không thoải mái khi đề cập đến trên cương vị của ḿnh.
Bên trong Nhà Trắng, Phó tổng thống tỏ ra thất vọng v́ chính quyền chưa chuẩn bị đầy đủ cho phán quyết này v́ thực tế, họ hoàn toàn có thời gian để chuẩn bị sau khi Politico công bố một bản dự thảo phán quyết bị ṛ rỉ.
Khi Tổng thống Biden lên đường tới châu Âu để tham dự các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu một ngày sau phán quyết, Nhà Trắng đă phải vật lộn để đưa ra một kế hoạch chi tiết và chiến lược truyền tải thông điệp liên quan đến quyền phá thai.
Theo những nguồn thạo tin, Phó tổng thống Harris đă dẫn đầu nỗ lực đối phó khủng hoảng. Tổng thống Biden đánh giá cao điều này và công khai ca ngợi bà là người truyền tải thông điệp tốt hơn.
Nhưng chính các vấn đề chính sách đối ngoại mới là thứ giúp hai người xích lại gần nhau hơn.
Bà Harris bước chân vào chính quyền với rất ít kinh nghiệm về đối ngoại, đặc biệt là so với Tổng thống Biden, người từng giữ chức chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Các nguồn tin cho hay khi Phó tổng thống bắt đầu xây dựng chương tŕnh nghị sự chính sách đối ngoại và tích cực tham gia các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Tổng thống Biden thường t́m đến bà để đặt những câu hỏi thăm ḍ. Những cuộc trao đổi giữa bà với các quan chức an ninh quốc gia đă giúp gây ấn tượng với Tổng thống.
Kể từ khi giao tranh Israel - Hamas bùng phát, Harris đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc giục chính quyền thể hiện tinh thần chia sẻ, đồng cảm hơn với người Palestine và tập trung vào kế hoạch hậu xung đột.
Ngay cả khi nhắc lại quan điểm của Nhà Trắng về cuộc xung đột, sự khác biệt giữa b́nh luận công khai của Harris và Tổng thống Biden vẫn rất rơ ràng. Bà dễ dàng chỉ trích Israel hơn và b́nh luận đầy xúc động về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.
Một ngày sau khi Tổng thống Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua Nhà Trắng, Phó tổng thống Harris bước vào trụ sở chiến dịch tranh cử của bà ở Wilmington, Delaware. Vài giờ trước đó, nơi đây là trụ sở chiến dịch của Tổng thống Biden. Những tấm biển ghi tên bà đă phủ kín một số bức tường.
Vẫn tự cách ly sau khi mắc Covid-19, Tổng thống Biden đă gọi điện để nói chuyện với các nhân viên chiến dịch hiện làm việc cho Phó tổng thống của ông.
"Ôm bà ấy đi", ông nói. "Tôi vẫn dơi theo các bạn. Tôi yêu mọi người".
|
|