Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012

 
 
Thread Tools
Old 04-25-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Vấn đề nông dân Việt Nam đầu thế kỷ 21

Chưa bao giờ vấn đề nông dân Việt Nam đặt ra một cách cấp thiết trước phong trào dân chủ nước ta như hiện nay. Nông dân là khối người đông đảo chiếm đến trên 70% dân số cả nước. Bằng lao động cực nhọc của ḿnh, từ ngh́n xưa cho đến ngày nay họ đă và đang nuôi sống dân ta. Từ năm 1993 đến nay, nông dân đă góp phần tăng sản lượng nông nghiệp lên gấp đôi và tăng khối lượng xuất khẩu nông phẩm của nước ta ra thế giới, nhờ đó đến năm 2008, Việt Nam đă trở thành nước xuất khẩu nhất nh́ trên toàn cầu về gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, cá, tôm... Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, thu nhập của hai phần ba dân số Việt Nam phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Thế nhưng, khốn thay, từ trước đến nay, nông dân nước ta đă bị kẻ cầm quyền ngược đăi, đối xử rất tàn tệ và, kể từ năm 1930 cho đến nay, họ luôn luôn là đối tượng của cái chính trị lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).


Những quả lừa “vĩ đại” của ĐCS


Quả lừa đầu tiên là cái khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà ĐCSVN đưa ra ngay từ khi đảng mới ra đời, nghe rất bùi tai nông dân khi... ĐCS chưa cướp được chính quyền. Hồi đó, ĐCS ra sức ve văn, phủ dụ nông dân, gọi nông dân là «hậu bị quân», là “một trong những chủ lực quân” của “cách mạng” để họ “sướng cái bụng” đem tiền của, sức lực và thậm chí cả thân mạng của ḿnh hết ḷng ủng hộ ĐCS với niềm tin vững chắc mà ngây thơ là khi cách mạng thành công, ĐCS sẽ thực hiện “ước mơ ngàn đời” của ḿnh là “người cày có ruộng”! Nhưng thực tế lại quá phũ phàng cho bà con nông dân nước ta!


Quả lừa tiếp theo là ĐCS “phát động cải cách ruộng đất” nói là để tiêu diệt giai cấp địa chủ, tước đoạt ruộng đất của giai cấp này chia cho dân cày, trước nhất là bần cố nông. “Thắng lợi vẻ vang” (!) của cuộc CCRĐ hồi giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, báo chí đă nói nhiều, giờ chỉ xin nhắc lại vài điều thôi. CCRĐ thực sự là một cuộc thảm sát có tính diệt chủng đă làm cho 172 ngh́n 008 người dân ở nông thôn, chủ yếu là nông dân, trở thành nạn nhân, nghĩa là bị bắn giết, đọa đày đến chết, trong số đó 123 ngh́n 266 người (tức là 71,66%) về sau được xác nhận là oan; riêng 26 ngh́n 453 người bị quy là địa chủ cường hào gian ác th́ có đến 20 ngh́n 493 người (tức là 74,4%) được xác nhận là oan! C̣n 62 ngh́n người bị quy là phú nông th́ có đến 51 ngh́n 003 người (tức là 82%) được xác nhận là oan! Trong số những người bị oan cũng có hàng ngh́n cán bộ, đảng viên cộng sản (tài liệu chính thức trích từ cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam, tập 2). Đó là chưa nói đến những hậu quả nguy hại khác của cuộc tàn phá khủng khiếp ở nông thôn mà ĐCS gọi là “cuộc cách mạng long trời lở đất” là: bằng cuộc CCRĐ theo khuôn mẫu Mao-ít, ĐCS đă phá vỡ truyền thống tốt đẹp, ḥa hiếu, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ở nông thôn mà cha ông ta đă tạo dựng hàng mấy ngh́n năm trước; đă phá hoại đạo lư, luân thường của dân tộc và tạo nên một lối sống giả dối, man trá, điêu toa, vu khống, bất nhân mở đầu cho sự băng hoại đạo đức, nhân cách sau này; đă phá hủy cuộc sống tâm linh vốn có lâu đời, v́ chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ, những nơi thờ tự... đều bị phá phách, triệt hạ... CCRĐ kết thúc, một số bần cố nông hớn hở được nhận ruộng tưởng rằng “ước mơ ngàn đời” của họ đă bắt đầu được thực hiện. Họ được chụp ảnh, quay phim để ĐCS tuyên truyền khoe khoang “công ơn” của đảng đối với nông dân, th́... chưa đầy một năm sau, ĐCS đă lùa những bần cố nông đó, cùng các nông dân khác bắt họ đem ruộng đất tư vốn có của họ vào hợp tác xă, vô h́nh trung ĐCS tước đoạt mất quyền tư hữu mà giao ruộng đất của họ cho các chủ nhiệm hợp tác xă quản lư. Đấy, ĐCS đă thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” một cách bịp bợm như vậy!


Đến quả lừa “vĩ đại”, tồi tệ nhất của ĐCSVN đối với nông dân và nói chung cả với toàn dân ta, là... khi soạn thảo và thông qua Hiến pháp nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, bằng điều 19 của Hiến pháp, ĐCS đă nhẹ nhàng, gần như thầm lặng, không “long trời lở đất” tí nào, chuyển quyền tư hữu đất đai (tức là toàn bộ thổ canh thổ cư, nói nôm na là ruộng đất) của nông dân và của nhân dân nói chung sang cái gọi là “sở hữu toàn dân”! Từ đây, thực tế ĐCS đă “quốc hữu hóa”, hay nói chính xác hơn “đảng hữu hóa” ruộng đất của nông dân và nhân dân. Từ đây, quyền tư hữu ruộng đất của người dân hoàn toàn bị xóa bỏ, và ruộng đất bây giờ thực tế nằm trong tay sở hữu của ĐCS là đảng độc tôn thống trị đất nước. Từ đây, ĐCSVN thực tế đă tự biến ḿnh thành một siêu đại địa chủ. Đến lần sửa đổi hiến pháp năm 1992, điều 19 Hiến pháp năm 1980 lại được đổi thành điều 17 cũng với nội dung giống như lần trước. Cả hai Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và năm 1992 đều nhằm mục tiêu tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, đều vi phạm nghiêm trọng điều 17 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đă kư và cam kết thực hiện. “Sở hữu toàn dân” là một hư ảo, một điều bịa đặt của các lănh tụ cộng sản, nó hoàn toàn phi lư, trái ngược với bản tính con người - và cả con vật nữa - từ ngh́n xưa đến nay luôn luôn muốn có tư hữu, mà cái bản tính đó chính là động cơ thúc đẩy xă hội loài người tiến bộ măi. Cho nên cái gọi là “sở hữu toàn dân” chỉ là tấm màn dối trá che đậy âm mưu của ĐCS cướp đoạt ruộng đất của người dân, v́ thế người viết bài này mới dùng từ “đảng hữu hóa” là ư như vậy. Xin bạn đọc hăy xem điều 1 Luật đất đai năm 1993 ghi rành rọt: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lư”, mà nhà nước dưới chế độ cực quyền toàn trị th́ chính là ĐCS đứng đầu là Bộ chính trị, chứ c̣n ai khác? Hăy xem Luật đất đai năm 2003, ở đấy c̣n ghi trắng trợn hơn nữa: “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. Như vậy, ĐCS tự nhận ḿnh là “quản lư” của “chủ sở hữu toàn dân về đất đai”, nói trắng ra là siêu đại địa chủ nắm toàn bộ ruộng đất của cả nước! Đây là quả lừa xảo trá nhất, đê tiện nhất, phản bội lại tất cả những lời ĐCS đă hứa hẹn về “người cày có ruộng”! Không những là siêu đại địa chủ, ĐCS c̣n là siêu đại địa chủ cường hào ác bá nhất nước, luôn luôn sẵn sàng cướp đoạt ruộng đất của dân, luôn luôn sẵn sàng huy động công an, quân đặc nhiệm, bộ đội, ṭa án... đàn áp thẳng tay mọi cuộc phản kháng của người dân “thấp cổ bé họng” muốn chống lại sự “cưỡng chế” của đảng. C̣n ở các địa phương, các cán bộ lănh đạo noi gương kẻ cầm quyền cấp trên cũng nhanh chóng tự biến ḿnh thành những địa chủ cường hào gian ác c̣n tồi tệ hơn cả dưới thời phong kiến. Đám địa chủ “thẻ đỏ tim đen” này không sợ ai hết, v́ chúng nắm trong tay toàn bộ các cơ quan quyền lực, cả công an, cả kiểm sát lẫn ṭa án...


Để thực hiện Hiến pháp năm 1980 và 1992, nhà nước đă ba lần ban hành Luật đất đai vào năm 1987, 1993, 2003 và hai lần sửa đổi vào năm 1998, 2001 với hàng trăm văn bản dưới luật nhiều lần sửa đi sửa lại! Những luật và văn bản này rất rối rắm, chồng chéo nhau, mâu thuẫn nhau, tạo ra vô số kẽ hở cho đám quan lại cộng sản tha hồ tham nhũng.


Như vậy, bằng những quả lừa xảo quyệt nói trên, các lănh tụ của ĐCSVN, từ Hồ Chí Minh trở xuống đă từng bước tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, trước hết là của nông dân, họ trắng trợn phản bội lại quyền lợi của nông dân mà trước đây họ tâng bốc là «hậu bị quân», là “một trong những chủ lực quân” của cách mạng! V́ thế, dưới cái chế độ gọi là “xă hội chủ nghĩa” của ĐCS, thân phận người nông dân vốn đă bèo bọt, thảm hại lại càng bèo bọt, thảm hại hơn bội phần.


Thảm kịch “dân oan”


Chính v́ thế, từ những năm 80 thế kỷ trước – tức là sau khi Hiến pháp “xă hội chủ nghĩa” được ban hành, trên đất nước ta xuất hiện thảm kịch “dân oan” thời “đổi mới” ở khắp nơi. V́ sao có thảm kịch “dân oan”? V́ người dân, nhất là nông dân, đă mất quyền sở hữu, nói chính xác hơn là mất quyền tư hữu ruộng đất của ḿnh, họ chỉ có quyền sử dụng ruộng đất của “nhà nước” có hạn định mà thôi, và ĐCS với danh nghĩa nhà nước hay chính phủ, muốn thu hồi, trưng thu, tước đoạt, hay “cưỡng chế” lúc nào cũng được. Khi thu hồi, kẻ cầm quyền bồi thường cho người dân một số tiền “tượng trưng”, chưa bằng một phần mười giá thực tế, c̣n bọn tham quan ô lại xà xẻo bớt nữa, nên người dân càng thiệt tḥi hơn. Có lắm khi các “quan lớn” cộng sản vẽ vời ra những dự án đô thị hóa, công nghiệp hóa... đồ sộ, không thực tế, rồi cưỡng chế thu lại ruộng đất của dân (xót xa nhất là ruộng đất màu mỡ đă thâm canh), thu xong rồi bỏ đấy chờ được phê duyệt, ruộng đất màu mỡ nằm năm này qua năm khác, có khi hàng chục năm, đă trở thành đất hoang... Thế là đám tham quan ô lại bày mưu tính kế đem bán lại cho nhà giàu, cho các “đại gia” với giá đắt ngút trời. C̣n hàng trăm, hàng ngh́n gia đ́nh nông dân mất ruộng, hết kế sinh nhai, ôm một cục tiền “đền bù”, mà cũng không biết sử dụng thế nào cho có lợi, hơn nữa đồng tiền lại mất giá, nên tiêu dần, cuối cùng rồi cũng hết. Hết tiền, sống dở chết dở, đói rét phải đi lang thang, phiêu bạt hay chạy vào các đô thị kiếm sống. Nỗi oan của người dân từ đó mà ra. Lúc đầu, bà con “dân oan” thấy rơ những bất công, những hà lạm, tham nhũng của bọn cầm quyền địa phương nên họ tranh đấu bằng h́nh thức khiếu kiện. Họ chỉ tưởng nỗi oan khiên của họ là do bọn quan lại địa phương gây ra (điều này đúng, nhưng chỉ là phần hiển lộ thôi), họ có biết đâu rằng căn nguyên sâu xa nỗi oan khuất của họ là ở cái chính sách của ĐCS tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân, là ở sự lừa đảo và phản bội của ĐCS đối với nông dân! Nỗi đắng cay, tủi nhục, khổ ải của bà con “dân oan” đi khiếu kiện thật là to lớn khôn cùng, không có bút mực nào diễn tả hết được – họ đi từ làng quê đến các cơ quan cấp tỉnh, không được giải quyết, họ lại đến các cấp cao hơn, không được nữa th́ họ lại đến thủ đô, ăn chực nằm chờ ở các dinh thự của các “ông lớn” của ĐCS, các cơ quan chính phủ, quốc hội, thậm chí đến cả Mặt trận Tổ quốc dù cái tổ chức này chẳng có thẩm quyền giải quyết oan ức của họ.


Hồi năm 2007, chúng tôi đă viết bài “Chuyện dài dân oan”, nay chỉ xin nhắc lại vài điểm thôi. Mọi người đều biết, đă hơn 30 năm nay, hàng triệu “dân oan” nhẫn nhục đi khiếu nại, đi từ cấp chính quyền này đến cấp chính quyền khác, nhưng khắp mọi nơi các cấp chính quyền không giải quyết ǵ cả. Cấp nọ chỉ “chuyền bóng” đến cấp kia, cấp trên lại chuyển về cấp dưới... cốt làm cho dân oan mệt mỏi, tốn tiền hao của, rồi nản ḷng thối chí. Nhưng v́ đây là cuộc vật lộn cho sự sống của họ, cho nên họ không thể nào “bỏ cuộc”. Trái lại, có khi v́ uất hận đă bùng lên thành những cuộc đấu tranh quyết liệt, như vụ nông dân đồng bằng sông Cửu Long nổi giận kéo lên Sài G̣n hồi năm 1988; dân chúng vùng Thanh Nghệ Tĩnh liên tục đấu tranh sôi nổi trong những năm 90; nhân dân vùng Xuân Lộc (Đồng Nai) đứng lên hồi năm 1997; nông dân Thọ Đà (Hà Tây), Kim Nổ (Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đánh nhau với công an để bảo vệ ruộng đất hồi năm 1996 và 1998; 250 nông dân ở nhiều tỉnh đă biểu t́nh trước Quốc hội đang họp ở Hà Nội (20.05.1999) để tố cáo nạn tham nhũng và cường hào ác bá hoành hành ở các địa phương; trên 30 người phụ nữ tỉnh Đồng Tháp ra tận thủ đô biểu t́nh trước trụ sở ĐCS căng biểu ngữ với hàng chữ: “Nhân dân thành phố Sa Đéc quá thất vọng. Không có dân chủ” (14.04.2000); 74 gia đ́nh, gồm người già và phụ nữ ở khu Chùa Vẽ thành phố Hải Pḥng lên Hà Nội phản đối các quan chức của đảng cướp đất của dân, v.v...


Nổi bật nhất là những cuộc biểu t́nh của nông dân Thái B́nh (hồi những năm 30 tỉnh này vốn được coi là “cái nôi” của ĐCSVN) đă diễn ra hồi cuối năm 1996, rồi biến thành những cuộc nổi dậy từ tháng 05 đến tháng 06.1997, lúc đầu thu hút hàng ngàn nông dân ở xă An Ninh huyện Quỳnh Phụ (đêm 26 rạng 27.06.1997), sau đó toả ra toàn huyện Quỳnh Phụ, lan khắp 5 huyện, là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng, Thái Thuỵ (trong số 7 huyện của tỉnh Thái B́nh). Từ tháng 05 cho đến tháng 11.1997, công an vây chặt khu vực có biến động. Mọi thông tin về vụ biến động đều bị ĐCS bịt kín. Sau khi các “ông lớn” từ Trung ương ĐCS, trong số đó có TBT Đỗ Mười, đến Thái B́nh phủ dụ dân chúng, thi hành kỷ luật một số cán bộ đảng để lấy ḷng dân chúng th́ cuộc bạo động lắng xuống. Khi đó, Đỗ Mười liền cho công an bí mật bắt bỏ tù mà không xét xử những người tổ chức, lănh đạo cuộc đấu tranh – phần đông là cựu chiến binh của “quân đội nhân dân”, cán bộ cũ đă về hưu của ĐCS. Trong tù, những người này bị nhốt chung với thường phạm, và công an theo lệnh “trên” đă khuyến khích thường phạm giết hại họ cực kỳ man rợ.


Tiếp sau cuộc vùng dậy của nông dân-dân oan Thái B́nh là cuộc nổi dậy của người Thượng vùng Tây Nguyên hồi tháng 02.2001. Sau đó, đến ngày 10.04.2004, hàng vạn dân Thượng lại nổi dậy, lần này có quy mô và tổ chức hơn lần trước. Nguyên nhân các cuộc nổi dậy là do chính sách của ĐCS di dân người miền đồng bằng lên Tây Nguyên, rồi cán bộ, đảng viên người Kinh cùng bà con của họ đă lấn chiếm, cướp đoạt nương rẫy của người Thượng, mặt khác cũng do chính quyền ngăn cấm tự do tín ngưỡng của người Thượng. Một lần nữa ĐCS lại tung quân đàn áp dă man cuộc nổi dậy này làm hàng chục (có tin hàng trăm) người chết. Trong hai lần nổi dậy, v́ bị đàn áp khốc liệt nên đă có hàng ngh́n người Thượng chạy sang Cam Bốt.


Từ sau những cuộc nổi dậy ở Thái B́nh và Tây Nguyên, “dân oan” thường dùng h́nh thức khiếu kiện và biểu t́nh một cách hoà b́nh. Để có được tiếng vang lớn, họ thường tập trung đông người hơn, dài ngày hơn ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô. Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Trụ sở tiếp dân ở Cầu Giấy Hà Nội cũng như Trụ sở tiếp dân ở đường Vơ Thị Sáu, Văn pḥng 2 Quốc hội ở Sài G̣n thường là những nơi tụ tập của dân oan đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.


Đặc biệt là cuộc biểu t́nh khiếu kiện dài ngày ở Sài G̣n của “dân oan”, chủ yếu là nông dân ở 19 tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, B́nh Dương, B́nh Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bà Rịa, Vũng Tàu, B́nh Định, B́nh Thuận... và 9 quận huyện ở Sài G̣n – một cuộc biểu t́nh sáu-bảy trăm người, có khi lên đến 1000 người và kéo dài 27 ngày (kể từ ngày 22.06 đến đêm 18 rạng 19.07.2007). Đây là một cuộc biểu t́nh hoà b́nh đông đảo và lâu nhất chưa từng thấy dưới chế độ toàn trị của ĐCS. Người biểu t́nh căng những băng-rôn tố cáo đích danh bọn quan lại cộng sản cướp đất, bóc lột và lừa dối «dân oan», như: “Chính quyền Tiền Giang dối đảng lừa dân”, “Đả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với Thủ tướng”, “Đả đảo bà Nhàn, thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với bà con. Đề nghị cách chức”, “Mười hộ dân Đồng Tháp tố cáo chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà, gây bức xúc ḷng dân, làm dân chết một người”, “Đả đảo chánh án ṭa án tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ chỉ đạo thẩm phán xử oan, trục lợi cá nhân”, “Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước”, “Công ty cổ phần Bạc Liêu cấu kết với chính quyền cướp đất giữa ban ngày”, "Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh B́nh Thuận tham nhũng", v.v... Những khẩu hiệu này cho thấy người nông dân đă thấy rơ cội nguồn những đau khổ của họ là các quan lại cộng sản. Khi cả một khối người đông đảo biểu t́nh công khai gần một tháng trời, chịu đựng biết bao thiếu thốn, cơ cực trong cảnh màn trời chiếu đất, dầm mưa dăi nắng, th́ công an theo lệnh của đảng, bao vây, đe doạ, cấm cản đủ điều, gây thêm nhiều khốn khổ cho «dân oan». Thế nhưng, họ vẫn kiên tŕ đấu tranh cho đến ngày ĐCS ra lệnh cho công an đàn áp dă man bằng dùi cui, ṿi rồng xịt nước, đèn cao áp, b́nh chữa lửa, roi điện, lựu đạn cay... để dẹp cuộc biểu t́nh ở Sài G̣n.


Sau đó, ĐCS đă cho cán bộ về các địa phương diễn tṛ “giải quyết tại chỗ” những oan khuất của dân chúng, bồi thường phần nào cho những hộ bị mất đất ḥng xoa dịu ḷng căm phẫn của «dân oan». Nhưng «dân oan» vẫn không hài ḷng, họ vẫn thấy thiệt tḥi và lại khiếu kiện tiếp.


Thế là cuộc biểu t́nh khiếu kiện lại tiếp diễn trong tháng 08.2007, cả ở Hà Nội lẫn Sài G̣n. «Dân oan» các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và nhiều nơi khác, kể cả một số người từ miền Nam mang theo con cái ra Hà Nội đứng biểu t́nh trước cửa Trụ sở tiếp dân ở số 110 Cầu Giấy. C̣n ở trong Nam, ngày 25.08, hàng trăm bà con dân oan các tỉnh B́nh Thuận, Bến Tre, An Giang, Lâm Đồng, Rạch Giá, Tiền Giang, Sóc Trăng... lại kéo về Sài G̣n tụ tập trước cổng Trụ sở tiếp dân ở đường Vơ Thị Sáu để khiếu kiện, đ̣i đất đai, ruộng vườn, tài sản bị chính quyền cướp đoạt. Sáng ngày 29 và 30.08, công an lại dùng vũ lực vây bắt và đưa dân oan về các địa phương...


Cứ thế, trên 30 năm trời, “dân oan” đă tranh đấu không ngừng, hết năm này qua năm khác, hàng triệu lá đơn đă «dâng» lên các «ông lớn» và bị «xếp xó». Chẳng những thế, hàng trăm cuộc đấu tranh khác từ Bắc chí Nam của «dân oan» đă bị ĐCS ra lệnh đàn áp với lực lượng hùng hậu gồm các loại công an nổi ch́m, “dân pḥng”, chó nghiệp vụ, gây thương tích, làm tử vong «dân oan», như ở Trảng Bom, Đồng Nai (năm 2008), ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa (năm 2010) hoặc đă làm cho «dân oan» quá uất hận, như kỹ sư Phạm Thành Sơn ở Sơn Trà, Đà Nẵng phải tự thiêu trước UBND Thành phố Đà nẵng (năm 2011) và anh Nguyễn Văn Tưởng ở Thăng B́nh, Quảng Nam phải tự tử (năm 2012). Hàng trăm «dân oan» ở Thái B́nh (năm 1997), ở Quận 9 Sài G̣n (năm 2008), ở Tây Nguyên (năm 2001, 2004, 2011), Khoái Châu, Hưng Yên (năm 2008), ở Lục Ngạn, Bắc Giang (năm 2012), ở Tiên Lăng, Hải Pḥng (năm 2012) đă bị vu khống, ghép tội vô lư và tống ngục, có những người bị giết trong tù, như những người lănh đạo cuộc nổi dậy ở Thái B́nh. Hàng chục người v́ ḷng thương xót đồng bào bị oan khuất đă giúp cho bà con «dân oan» viết đơn khiếu kiện, viết bài kể nỗi khổ của «dân oan» trên báo chí, cũng như nhiều luật sư v́ lương tâm nghề nghiệp đă đứng ra bênh vực «dân oan» trong các vụ án đă bị vu khống và bỏ tù, như LS Lê Trần Luật, LS Lê Thị Công Nhân, LS Huỳnh Văn Đông, LS Cù Huy Hà Vũ…...
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	123.jpg
Views:	68
Size:	124.3 KB
ID:	376161  
Old 04-25-2012   #2
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Tiếng sấm Đoàn Văn Vươn


Đùng một cái, ngày 05.01.2012, ở xă Vinh Quang, huyện Tiên Lăng, thành phố Hải Pḥng xảy ra vụ ông nông dân-kỹ sư Đoàn Văn Vươn và gia đ́nh, quá uất ức v́ lệnh cưỡng chế vô lư của chính quyền huyện Tiên Lăng đă nổ súng (súng hoa cải!) chống lại «cả trăm cảnh sát, công an, bộ đội... tham gia cưỡng chế khu đầm 19,3 ha của gia đ́nh ông Vươn» «khiến 4 cảnh sát và 2 bộ đội bị thương» (những chữ trong ngoặc kép là nguyên văn báo chí trong nước). Sự kiện động trời này làm rung động cả nước!


Đầu đuôi câu chuyện như sau: Tháng 10 năm 1993, UBND huyện Tiên Lăng giao 21 ha đất cho ông Vươn, đến tháng 4 năm 1997, lại giao bổ sung 19,3 ha đất (thực tế là đầm nước ven biển) để nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 14 năm tính từ năm 1993. Nhận được đầm nước, ông Vươn và người em Đoàn Văn Quư cùng gia đỉnh ra sức khai phá, trước hết là làm đập ngăn nước biển tràn vào. Sau bao nhiêu lần bị thất bại, sóng biển vỗ vào phá vỡ đập, nhưng cả hai anh em đă nhẫn nại làm đi làm lại nhiều lần, cuối cùng th́ đập đứng vững, họ bắt đầu làm các công tŕnh để nuôi thủy sản. Các hộ láng giềng theo gương ông Vươn cũng đắp đập nuôi tôm cá. Công việc dần dần tiến triển tốt hơn, họ bắt đầu có thu nhập để trả dần món nợ lớn cho ngân hàng. Đám quan lại ở địa phương thèm thuồng ḍm ngó và bày mưu tính kế... Thế rồi, vào tháng 4 năm 2008, rồi lại tiếp đến tháng 4 năm 2009, UBND huyện Tiên Lăng ra hai quyết định thu hồi số đất đă cho thuê. Ông Vươn điếng người, nhận thấy quyết định này quá ư vô lư nên không chịu thi hành. Thế là UBND huyện Tiên Lăng ra lệnh cưỡng chế, ngày 05.01.2012, họ điều động cả trăm cảnh sát, công an, bộ đội... đến cưỡng chế khu đầm của gia đ́nh ông Vươn. Anh em ông Vươn đă nổ súng để chống cự. Sau vụ đó, chính quyền địa phương đă cho xe ủi san phẳng ngôi nhà 2 tầng của ông Vươn cho em trai Đoàn Văn Quư ở nhờ, c̣n ngôi nhà của vợ chồng ông Vươn đang ở - xe ủi không vào được - th́ họ ra lệnh dùng búa đập phá tan hoang, rồi đốt cháy hết quần áo, đồ đạc trong nhà. Bốn người trong gia đ́nh họ Đoàn bị tống giam, chờ ngày xét xử, họ bị buộc tội «cố ư giết người». Một số nhà báo trong nước có công tâm đă mạnh dạn phanh phui, vạch rơ việc kẻ cầm quyền ở địa phương âm mưu cướp đoạt thành quả lao động của hai gia đ́nh anh em họ Đoàn. Vụ án này gây chấn động mạnh trong dư luận xă hội, đến nỗi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải trực tiếp xem xét và kết luận (ngày 10.02.2012). Sau đó, một vài cán bộ địa phương ở cấp huyện, xă đă bị thi hành kỷ luật, trừ cấp thành phố được thủ tướng «hoan nghênh việc lănh đạo thành phố Hải Pḥng nghiêm túc kiểm điểm... », dù vụ việc này không phải là không có bàn tay lông lá của các «quan» thành phố đă bật đèn xanh cho phép cấp dưới thực hiện vụ cướp đoạt này, c̣n bây giờ th́ họ làm ra vẻ ngây ngô, quanh co, dối trá... để trốn trách nhiệm (xem: những lời của giám đốc công an Hải Pḥng Đỗ Hữu Ca và phó chủ tịch Hải Pḥng Đỗ Trung Thoại...). Trong lúc thủ tướng Dũng khen lănh đạo Hải Pḥng th́ ngày 17.02.2012 tại Câu lạc bộ Bạch Đằng ngay trước mặt bí thư thành ủy Hải Pḥng Nguyễn Văn Thành, một cán bộ của đảng đă lên micro dơng dạc nói lớn: «Đề nghị Bộ chính trị cách chức bí thư Thành» và mọi người đă hoan hô nhiệt liệt!


Đoàn Văn Vươn đáng lẽ phải được nêu lên làm một tấm gương sáng về tính năng nổ, lao động kiên tŕ và sáng tạo của người nông dân th́ cái chế độ toàn trị đầy tham nhũng hiện nay lại đẩy ông ta vào ṿng lao lư v́ bọn quan lại cộng sản mưu đồ cướp đoạt thành quả lao động vô cùng gian khổ, khó nhọc nhiều năm của ông và gia đ́nh ông. Không một người nào yêu chuộng công lư mà không thương xót hai anh em họ Đoàn. V́ thế vụ án Đoàn Văn Vươn đánh động lương tâm của rất nhiều người trong và ngoài nước. Đặc biệt cảm đông là cụ bà Lê Hiền Đức, 81 tuổi, một đảng viên cộng sản lâu năm, công bằng và chính trực, nổi tiếng là người nhiệt t́nh chống tham nhũng và giúp đỡ «dân oan», đă lớn tiếng bênh vực hai anh em họ Đoàn. Bà nh́n sâu vào nội t́nh ĐCS và đă tuyên bố thẳng thừng: «Chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông c̣n phải nằm trong ṿng lao lư, c̣n chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đă bị xâm phạm th́ chừng đó tôi c̣n nh́n chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lăng, chính quyền thành phố Hải Pḥng». Lời nói của cụ làm mọi người rất cảm phục


Vụ án Đoàn Văn Vươn báo hiệu ḷng uất hận của người «dân oan» đă lên gần đến điểm đỉnh, nó có thể bùng nổ bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Mới đây, vào ngày 11.04.2012, một cuộc biểu t́nh khoảng gần 1000 bà con nông dân đă diễn ra trước trụ sở Văn pḥng Thanh tra Chính phủ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đa số bà con đền từ Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội (Hà Đông). Ngoài ra có một số người từ miền Nam ra, họ ăn chực nằm chờ nhiều tháng nay để khiếu kiện, chủ yếu chỉ v́ cưỡng chế và đền bù đất đai vô lư. Họ phản đối quyết định cưỡng chế đất trái pháp luật của chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Văn Giang. Ở đây, hơn 1800 hộ dân ở ba xă Xuân Quang, Cụng Công và Cửu Cao đang bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án khu đô thị-thương mại-du lịch Ecopark có diện tích trên 500 ha. Người dân được đền bù 43000 đồng một mét vuông, một mức giá mà họ cho là quá bất công chỉ mua được vài mớ rau muống. C̣n bà con ở Dương Nội bị chính quyền cưỡng chế đất để làm dự án khu đô thị Lê Trọng Tấn. Nông dân Văn Giang và Dương Nội đă khởi kiện từ nhiều năm trước nhưng chẳng được giải quyết ǵ. Ḷng dân rất phẫn uất, thế mà kẻ cầm quyền tuyên bố vẫn sẽ thi hành cưỡng chế ở huyện Văn Giang vào ngày 20.04. C̣n nông dân th́ nói rằng: «đối với chúng tôi mất đất là mất hết nguồn sống, nên chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng và sẵn sàng chiến đấu» và họ đă làm cḥi ở đồng ruộng để tổ chức canh pḥng. Cảm thấy dường như tinh thần Đoàn Văn Vươn đang thấm nhập vào tâm tư «dân oan», báo hiệu những trận cuồng phong sắp tới...


Theo tin tức nhận được sáng nay, 24.04.2012, chính quyền đă huy động một lực lượng hùng hậu hàng ngàn công an, an ninh (BBC đưa tin là khoảng 2000-4000) mặc sắc phục và thường phục cùng bọn «đầu gấu» xă hội đen, từ 4h30 sáng đă đột nhập vào xă Phụng Công, xă Xuân Quan để chia cắt dân, chặn đứng các ngả vào cánh đồng, rồi bắt giữ và đánh đập một số người canh pḥng trên đồng ruộng. Nông dân ở các nơi khác đổ xô đến yểm trợ bà con th́ bị tấn công, đánh đập tàn tệ. Dă man nhất là chúng bắt 10 người, khóa tay, rồi xịt hơi cay vào mặt, đe dọa, sau đó thả ra, nhiều người bị ngất xỉu. Ở phía xă Phụng Công, có tiếng nổ liên hồi, người ta đoán là tiếng súng AK. Tồi tệ nhất là đám công an ném xuống ao tất cả lương thực, bánh mỳ dự trữ của dân. Tiếng khóc của phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng. Ở xă Xuân Quan có hai người bị trúng đạn hơi cay, một trong hai người đó đạn trúng vào chân, máu me đầm đ́a. Cuối cùng những người dân tay không đă bị đẩy lùi trước lực lượng cưỡng chế hùng hậu của ĐCS. Trận đàn áp nông dân lần này – theo lời bà con nông dân – chẳng khác ǵ trận chiến đấu chống quân khủng bố. Tiếp theo sau lực lượng công an, an ninh là đoàn xe ủi xông vào san ủi ruộng đất của bà con, những gia đ́nh không di chuyển kịp các chậu cây cảnh quư giá đắt tiền cũng bị tàn phá hết. Thử hỏi hành động tội ác này của ĐCS có khác ǵ hành động của địa chủ cường hào ác bá không? Nhất định người nông dân sẽ không quên nỗi uất hận này!


Vụ án xử oan, nhưng không phải đối với «dân oan» Một thời gian ngắn trước vụ án Đoàn Văn Vươn, là vụ án nông trường Sông Hậu, xử oan bà Trần Ngọc Sương, giám đốc nông trường. Vụ án này xử oan người vô tội, chứ về thực chất bà Sương không phải là «dân oan» bị cướp đoạt ruộng đất, nhà cửa dưới thời «đổi mới». Tuy vậy, cũng xin nói qua vài nét.


Nông trường Sông Hậu là một đơn vị kinh tế nhà nước được thành lập hồi năm 1979 với diện tích lúc đầu là 3450 ha, về sau được mở rộng thêm, tổng diện tích lên tới 6924,78 ha. Trong quá tŕnh mở rộng diện tích có thể đă có sự chiếm đoạt ruộng đất của nông dân thế nào đó, nên trong cuộc biểu t́nh 27 ngày của «dân oan» hồi năm 2007 ở Sài G̣n, ta thấy có tấm băng-rôn ghi rơ: “Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước”. Chúng tôi chỉ nhắc lại điều đó ở đây, chứ không thể có kết luận ǵ.


Nằm trên vùng đất trũng, bị nhiễm phèn và bị hoang hoá nhiều năm, không có kênh mương thuỷ lợi, nông trường đă đi lên bằng nguồn vốn vay ngân hàng: đă cải tạo đồng ruộng, xây dựng công tŕnh thủy lợi, kết hợp làm đường giao thông, cơ giới hoá nhiều khâu trong sản xuất, chuyển đổi diện tích lúa mùa nổi một vụ trở thành đất trồng lúa 2 vụ, nâng sản lượng hàng năm lên trên 60000 tấn lúa và tổ chức nuôi trồng thủy sản trên 5000 ha. Nông trường đă xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị phát triển công nghiệp chế biến nông sản và đă có nhiều thành tích trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Tóm lại, nông trường là một đơn vị kinh tế khá nổi bật trong thời «đổi mới» nhờ đó tạo được cuộc sống tương đối ổn định cho hơn 2300 hộ nông trường viên. Công việc đang tiến triển tốt th́ hồi tháng 04.2006, chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ ra quyết định thanh tra nông trường Sông Hậu. Đúng một năm sau, công an thành phố Cần Thơ quyết định khởi tố vụ án h́nh sự «cố ư làm trái quy định của nhà nước về quản lư kinh tế». Tháng 08.2009, ṭa án huyện Cờ Đỏ mở phiên ṭa xét xử vụ án «lập quỹ trái phép». Ṭa tuyên án phạt bà giám đốc Trần Ngọc Sương 8 năm tù, bắt bồi thường thiệt hại 4 tỷ đồng. Trên 3400 hộ nông trường viên làm đơn phản đối và bà Sương kháng cáo. Tháng 11.2009, TAND thành phố Cần Thơ xử phúc thẩm, quyết định y án 8 năm tù đối với bà Sương và buộc phải trả cho nông trường 4,3 tỷ đồng. Bà tiếp tục kháng cáo lên ṭa án tối cao... Cuối cùng, nhờ sự can thiệp của một số cán bộ đảng cao cấp, tháng 01.2012, viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đă ra quyết định đ́nh chỉ vụ án nông trường Sông Hậu.


Vụ án này cho thấy ĐCSVN độc quyền nắm cả ba thứ quyền – lập pháp, hành pháp, tư pháp, do đó hệ thống tư pháp, kiểm sát, công an, ṭa án ở các cấp đều bị lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống đảng. Ở nơi nào cán bộ lănh đạo, v́ đấu đá nội bộ hoặc tham nhũng mà muốn bỏ tù ai th́ cả hệ thống tư pháp ở nơi đó đều răm rắp làm theo lệnh đảng, bất chấp công lư và nỗi oan khiên của người khác. Bà Sương là Anh hùng lao động được nhà nước cộng sản tôn vinh mà c̣n bị chà đạp như vậy, th́ thử hỏi «đám dân oan vô danh tiểu tốt» làm sao đương nổi với bọn quan lại cộng sản tham nhũng nắm toàn bộ quyền lực trong tay?


Hậu quả của việc xóa bỏ tư hữu ruộng đất


Ở trong một nước, nhất là nước nông nghiệp như nước ta, nơi mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số (trên 70%), th́ điều trước tiên một nhà nước thật tâm «v́ dân, v́ nước», muốn cho «dân giàu nước mạnh» phải làm là khẳng định, xác lập rơ ràng quyền tư hữu ruộng đất của người dân, coi đó là cái quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, có như vậy mới khích lệ người dân v́ quyền lợi của họ mà ra sức tăng gia sản xuất, nhờ đó mà dân mới giàu, nước mới mạnh được. Nhưng các lănh tụ ĐCS đâu có thật tâm «v́ dân, v́ nước», nên họ đă tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân để chuyển thành cái gọi là «sở hữu toàn dân» về thực chất là quyền sở hữu của ĐCS, như chúng ta đă phân tích trên. Việc xóa bỏ đó đă gây ra biết bao tai họa cho người dân, trước hết là nông dân, v́ đă cắt mất cái cơ sở tạo nên nguồn sống của họ!


Ngoài việc tạo ra hàng triệu «dân oan», tước mất kế sinh nhai của họ, đẩy «dân oan» vào cuộc sống bần cùng, bế tắc, việc tước đoạt quyền tư hữu ruộng đất của người dân đă gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Bị tước mất quyền làm chủ trên mảnh ruộng đất vốn là của ḿnh, nay người nông dân chỉ là người thuê mướn ruộng đất để sử dụng mà thôi (ở đây, nông dân trở thành «tá điền» thời xă hội chủ nghĩa-phong kiến), thuê mướn có hạn định (20 năm, cây lưu niên th́ 50 năm), nên tâm lư của nông dân đă thay đổi, họ không c̣n tha thiết gắn bó với mảnh ruộng đất ḿnh thuê mướn nữa. Họ coi mảnh ruộng đất của nhà nước giao như là một vật dụng được mượn tạm, trước sau ǵ cũng phải trả lại, cho nên họ cố khai thác triệt để theo kiểu vắt kiệt mảnh ruộng đất đó để cố kiếm lợi nhanh chóng nhất, chứ không muốn xây dựng cho ḿnh kế hoạch lâu dài, họ không muốn đầu tư công sức, tiền của để cải tạo chất đất, tăng độ ph́ nhiêu cho đất để tăng năng suất, tăng thu hoạch cho ḿnh, v́ họ sợ uổng phí công sức, tiền của mà cuối cùng bản thân ḿnh và con cháu chẳng được hưởng ǵ khi mảnh ruộng đất đó bị thu hồi. Cái tâm lư đó ảnh hưởng rất tiêu cực về mặt kinh tế, văn hóa và xă hội của đất nước, nhưng các lănh tụ ĐCS nhắm mắt làm ngơ. Chính v́ thế, ngày nay, chúng ta thấy có những chuyện ngược đời hết sức đau ḷng cho những ai biết lo nghĩ đến tiền đồ đất nước, đến hạnh phúc của người dân: ruộng đất canh tác ngày càng thu hẹp một cách nhanh chóng trong lúc dân số th́ tăng mạnh, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân. Chính Bộ nông nghiệp Việt Nam cũng đă phải xác nhận: từ năm 2001 đến năm 2006, đă có 376000 ha ruộng đất trồng lúa đă bị thu hồi, làm hơn một triệu nông dân bơ vơ v́ mất kế sinh nhai... Thế mà hàng ngh́n ha vốn là «bờ xôi ruộng mật» đă bị bỏ hoang hóa! V́ sao vậy? V́ các «quan lớn» ham chạy theo món lợi lớn trước mắt – chủ yếu là lợi riêng – đă lập ra quá nhiều, nhiều đến mức phí lư, các dự án đô thị cao cấp và siêu sang trọng, các khu vui chơi, giải trí, các khu du lịch sinh thái, các sân golf… rồi cứ mặc sức thu hồi ruộng đất của người dân. Có rất nhiều dự án đô thị hóa, công nghiệp hóa lập nên, chưa được cấp trên chuẩn nhận, hay chuẩn nhận mà không có tiền thực hiện... nên ruộng đất của dân đă thu hồi rồi cứ để nằm đấy hàng chục năm trời, dần dần trở thành hoang hóa. Có ai trước đây có thể tưởng tượng nổi t́nh trạng này đă và đang xảy ra dưới thời «xă hội chủ nghĩa» của ĐCS? Nhiều nơi nông dân thi nhau đào đất bề mặt ruộng – là lớp đất màu mỡ nhất bên trên – để đem bán cho người ta làm các băi cỏ sân golf hay băi cỏ công viên giải trí, du lịch, v.v... Trong lúc đó, đội quân thất nghiệp của nông thôn ngày mỗi tăng, - theo báo chí trong nước - trong vài năm tới sẽ lên tới nhiều triệu người, họ phải chạy ra các đô thị kiếm sống, bổ sung thêm vào số người thất nghiệp ở đô thị vốn đă đông càng đông hơn.


ĐCS đưa ra khẩu hiệu cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, nhưng lại tước quyền tư hữu ruộng đất của người dân, th́ trong tương lai nước ta làm sao có được những chủ ruộng đất lớn, những chủ trang trại lớn có khả năng làm việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa đó? Không có những người nông dân hay người trại chủ thật sự làm chủ ruộng đất của ḿnh th́ cái khẩu hiệu cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn chỉ là chuyện tào lao vô bổ của kẻ vô công rồi nghề hay những tên bịp bợm!


Tóm lại, suốt mấy chục năm nay, tấn bi kịch của người dân bị tước đoạt ruộng đất đă trở thành một nỗi đau nhức nhối của xă hội Việt Nam. Biết bao cuộc đấu tranh đă bùng nổ và đă bị ĐCS đàn áp tàn bạo; biết bao người, kể cả phụ nữ và trẻ con, đă ngă xuống v́ súng đạn của «công an nhân dân» «hết ḷng v́ đảng»; biết bao người «dân oan» và những người bênh vực cho «dân oan» đă và đang phải ngồi rục xác trong tù!


Không thể để t́nh trạng này kéo dài măi được nữa! Các chiến sĩ, các tổ chức, các đảng phái đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền trong và ngoài nước cần phải đặt ngay việc đ̣i ĐCSVN trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho người dân, trước nhất là nông dân, vào chương tŕnh hành động của ḿnh, coi đó là một trong những mục tiêu đấu tranh căn bản cần toàn tâm toàn ư nhắm tới. Thiết nghĩ, việc đ̣i sửa lại Luật đất đai là cần thiết, nhưng cái căn bản nhất, trước mắt nhất vẫn là phải đ̣i xóa bỏ điều 17 trong Hiến pháp năm 1992, và Hiến pháp phải khẳng định quyền tư hữu ruộng đất của người dân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Việc đ̣i xóa bỏ điều 17 cũng như điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 phải là nội dung chủ yếu trong cuộc đấu tranh của mọi người trong dịp sửa đổi Hiến pháp lần này.


Nếu ĐCS không đủ thông minh để trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho người dân th́ rồi đây sẽ c̣n có hàng chục, hàng trăm Đoàn Văn Vươn khác nữa, sẽ có nhiều cuộc bùng nổ to lớn hơn nữa, và nếu không khéo th́ nỗi uất hận của người dân bị ḱm nén lâu ngày sẽ bùng lên thành ngọn lửa vĩ đại thiêu rụi cái chế độ toàn trị của ĐCS. Lúc đó, ngay cả những binh lính, sĩ quan của quân đội và công an - vốn xuất thân từ nông dân, từ nhân dân – chắc chắn sẽ không c̣n là «thanh gươm và lá chắn» cho ĐCS nữa mà số đông sẽ đứng lên bảo vệ người dân và quay súng lại chống ĐCS./.


Moskva 24.04.2012

Nguyễn Minh Cần
johnnydan9_is_offline  
Old 04-25-2012   #3
nguyen.minhdung
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 1,531
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 15
nguyen.minhdung Reputation Uy Tín Level 1
Default

Nông dân VN là đại biểu cho 70% tần lớp ít học nên bọn cộng sản đả tuyên truyền , lợi dụng thành phần vô học , lôi kéo, họ bỏ gia đ́nh tổ quốc để phcụ vụ cho đăng cộng sàn bán như ở VN.................. ...
nguyen.minhdung_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.