Bây giờ, ta bàn về bà Nikki Haley. Tại sao bàn về bà này? Thứ nhất v́ đó là người phụ nữ duy nhất ra tranh cử bên CH. Thứ nh́, quan trọng hơn, theo một thăm ḍ của CNN, bà là người hạ sát ván cụ Biden nếu cuộc bầu TT được tổ chức ngay bây giờ; Haley 49% - Biden 43%, cách biệt cao nhất, hơn xa sai lầm sác xuất, nghĩa là bà Haley thắng chắc chắn!
Kết quả thăm ḍ này quả là loại... 'bom tấn' nổ ra trong chính tường Mỹ. Thăm ḍ này có vài đặc điểm khá lạ:
thăm ḍ của CNN, cái loa phường ồn ào nhất, mà lại cho thấy cụ Biden thua ;
thăm ḍ cho thấy Biden sẽ bị hạ bởi các ông Trump (47%-46%), Pence (46%-44%), Scott (46%-44%), và Christie (44%-42%); ông DeSantis ngang ngửa (47%) trong khi ông Vivek Ramaswamy thua Biden khít nút (45%-46%).
ngoài việc so sánh Biden với các ứng cử viên CH, thăm ḍ này cũng cho biết nhiều tin bất lợi cho cụ Biden, chẳng hạn như hơn 2/3 (67%) cử tri của chính đảng DC KHÔNG muốn thấy Biden ra tranh cử lại.
Tại sao bà Haley lại được hậu thuẫn mạnh như vậy?
Trước khi trả lời câu hỏi này, cần phải nói ngay bà Haley mạnh, nhưng chỉ là mạnh tương đối trong khối ứng cử viên CH không kể ông Trump thôi, v́ so với ông Trump, bà Haley vẫn c̣n thua rất xa.
Bà Haley xuất thân là dân gốc Ấn, với tên Ấn là Nimarata Nikki Randhawa, tên Haley là tên ông chồng Mỹ mà bà thành hôn năm 1996. Bà sanh năm 1972 (năm nay 52 tuổi) tại Bamberg, một thành phố nhỏ xíu của tiểu bang South Carolina, cách Charleston chừng hơn 100 dặm về phiá tây bắc. Sau khi thành hôn, bà cũng bỏ Ấn Độ Giáo, theo Thiên Chúa Giáo, hệ thống Methodist theo chồng.
Sự nghiệp chính trị của bà bắt đầu năm 2004 khi bà 32 tuổi, đắc cử dân biểu hạ viện tiểu bang South Carolina. Cuối năm 2010, bà đắc cử thống đốc tiểu bang. Là người gốc Ấn thứ nh́ làm thống đốc một tiểu bang, sau ông Bobby Jindal, đắc cử thống đốc Louisiana năm 2008. Bà làm thống đốc 6 năm, tới cuối 2016, được tân TT Trump bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà được thượng viện phê chuẩn chức đại sứ với tỷ lệ 96 phiếu thuận và 4 chống. Trước đó có tin TT Trump mời bà làm ngoại trưởng nhưng bà từ chối, không rơ v́ lư do ǵ. Khi bà được bổ nhiệm đại sứ, tạp chí TIME cho bà vào danh sách 100 người có ảnh hưởng lớn nhất thế giớI.
Trong cả ba chức vụ dân biểu tiểu bang, thống đốc và đại sứ, bà đều được ca tụng v́ khả năng đặc biệt, được cả phe đối lập DC nể phục, cùng với các đại sứ các quốc gia khác tại Liên Hiệp Quốc.
Về quan điểm chính trị, bà là người công khai bảo thủ:
trong tư cách một người gốc di dân, bà đ̣i hỏi tất cả di dân phải là những người vào Mỹ hợp pháp;
bà chống phá thai thả giàn, chỉ chấp nhận cho phá thai tới 15 tuần hay dưới 4 tháng, tuy nhiên bà cũng kêu gọi nên du di, có thái độ nhân bản, t́m hiểu t́nh trạng sức khỏe, tài chánh và gia cảnh của người mẹ, khi thi hành luật phá thai này;
bà cho rằng các quỹ an sinh xă hội -SSA, SSI- cũng như bảo hiểm y tế cho người già -Medicare- đang bị đe dọa hết tiền, nhưng không có chính trị gia nào đủ can đảm lấy biện pháp bảo vệ lâu dài; trong khi bà chấp nhận có thể phải cắt giảm ngân sách an sinh xă hội, hay tăng tuổi hưu;
về đối ngoại, bà Haley có quan điểm khá cứng rắn, đ̣i gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Nga chiếm Crimea của Ukraine dưới thời Obama, lên tiếng chống Bắc Hàn, Iran rất nặng, và chủ trương ủng hộ Do Thái mạnh, chống việc Obama viện trợ cho các tổ chức khủng bố Palestine, công khai tố cáo Trung Cộng vi phạm nhân quyền thô bạo đối với dân Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs)
Trước khi bà Haley ra tranh cử TT, bà đă điện thoại nói chuyện rơ ràng với ông Trump. Được ông Trump chẳng những chấp nhận mà c̣n khuyến khích ra tranh cử. Trong cuộc vận động, bà chỉ 'tấn công' ông Trump một cách gián tiếp tuy chủ ư của bà nhắm cụ Biden, khi bà đ̣i hỏi tất cả các ứng cử viên bất cứ chực vụ nào cũng cần phải đi thử nghiệm đầu óc nếu trên 75 tuổi.
Trong các vụ truy tố chống ông Trump, bà có thái độ ủng hộ ông Trump, tuy tương đối dung ḥa:
bà công khai chống lại hai vụ đàn hặc cuội TT Trump do bà Pelosi chủ động;
về vụ giữ tài liệu mật; bà chỉ trích ông Trump đă cẩu thả, coi thường một vấn đề quan trọng, nhưng bà cũng tố cáo truy tố Trump là đ̣n thù quá đáng của chính quyền Biden;
bà công khai chỉ trích TT Trump trong vụ biểu t́nh ngày 6/1/2021, cho là ông Trump đă không đủ mạnh tay cản cuộc biểu t́nh đó, và đă không bảo vệ phó TT Pence mạnh hơn;
về những truy tố khác, bà Haley công khai lên án Biden đă vũ khí hóa ngành tư pháp để loại đối thủ chính trị;
bà khẳng định rơ ràng sẽ ân xá Trump trọn vẹn nếu bà đắc cử;
về ông Trump nói chung, bà công khai ca tụng TT Trump đă có công khiến cho nước Mỹ mạnh hơn, an toàn hơn và sung túc hơn, tuy cá nhân ông Trump có nhiều chuyện không tốt;
nếu ông Trump đắc cử làm đại diện cho đảng CH tranh cử TT chống Biden, bà sẽ ủng hộ ông Trump.
Bà Haley đă có lúc gây sóng gió trên chính trường hồi đầu năm nay sau khi bà công bố tin sẽ ra tranh cử TT, khi anh da đen cấp tiến cực đoan đọc tin của đài CNN, Don Lemon, đă mỉa mai chê bà Nikki Haley, người mới loan tin ra tranh cử TT bên CH, là "đă qua tuổi vàng son" rồi -"passed prime time". Bà Haley khi đó 51 tuổi. Chưa ai nghe anh này phê b́nh tuổi tác của Biden. Ngay sau đó, nhiều tiếng nói đă nổi lên, tố cáo Don Lemon kỳ thị nữ giới, và đ̣i CNN sa thải anh ta.
Trở lại câu hỏi tại sao bà Haley lại được hậu thuẫn mạnh như vậy, phải nói một phần lớn là nhờ cuộc tranh luận đầu tiên trên TV giữa các ứng cử viên CH. Trong dịp đó, bà Haley đă biểu diễn nhiều đặc tính mà dân Mỹ có vẻ thích: điềm đạm, nói chuyện với đầy kinh nghiệm chính trường, nhưng không yếu tay, dám thẳng thắn tấn công đối thủ, đặc biệt là ông Ramaswamy khá mạnh, chê ông này là tài tử, nói chuyện lung tung không thực tế v́ không có kinh nghiệm chính trị ǵ hết. Trong cuộc tranh luận đó, bà Haley là phụ nữ duy nhất, nhưng không có vẻ thua sút các tu mi nam tử khác.
Sách lược tranh cử của bà Haley hiện nay hiển nhiên là muốn nhắm vào khối cử tri bảo thủ CH trẻ tuổi, không muốn bầu cho ông tám bó Trump.
So sánh với một nữ chính khách gốc Ấn khác là bà Kamala Harris, đương kim phó TT của Biden, th́ bà Haley hơn xa, một trời một vực, với kinh nghiệm chính trị quốc nội (thống đốc tiểu bang) và quốc ngoại (đại sứ tại Liên Hiệp Quốc) dầy đặc. Ít nhất th́ bà Haley cũng hơn bà Kamala ở điểm cười tế nhị hơn, không hô hố rợn tóc gáy như bà Kamala.
Bà Haley có hy vọng ǵ không?
Điểm lợi lớn nhất của bà Haley là bà là... phụ nữ. Đảng CH mang tiếng không tôn trọng phụ nữ bằng đảng DC, sẽ muốn chứng minh ngược lại bằng cách bầu cho bà Haley. Điểm lợi thứ hai của bà Haley dĩ nhiên là kinh nghiệm chính trị của bà, hơn xa tất cả các ông đồng chí CH khác. Tuy thua kinh nghiệm của cụ Biden, nhưng bà hiển nhiên là sáng suốt, minh mẫn hơn rất xa cụ lẩm cẩm Biden. Điểm lợi thứ ba của bà Haley là cuộc bầu sơ bộ tại New Hampshire có thể là 'hỏa tiễn' đẩy bà lên 9 từng mây rất sớm, có thể có hậu quả vĩ đại, đe dọa ông Trump trước, rồi cụ Biden sau.
Rào cản lớn nhất của bà Haley dĩ nhiên là ông thần Trump. Trong đảng CH, dù muốn hay không, ông Trump vẫn thống trị hoàn toàn. Tất cả các thăm ḍ đều cho thấy ông Trump hạ bà hết, từ gần một chục điểm tới hai ba chục điểm.
Theo các thăm ḍ mới nhất, trên toàn quốc, bà Haley đứng hạng ba, sau các ông Trump và DeSantis. Tuy nhiên, tại New Hampshire, một tiểu bang then chốt có bầu sơ bộ một tuần sau Iowa, bà Haley đứng hạng nh́, sau ông Trump. Sau đó, tiểu bang nhà của bà là South Carolina sẽ có bầu sơ bộ. Ngay tại đây, bà Haley cũng thua ông Trump rất xa, nhưng nếu bà đại thành công tại Iowa và New Hampshire th́ cuộc diện có thể sẽ thay đổi.
Thật ra, hạng nh́ hay hạng ba đều vô nghĩa khi chỉ có hạng nhất mới đáng kể. Có tin bà Haley là ngôi sao 'ngầm' của đảng CH. Nếu bất ngờ, bà hạ được ông Trump, hay đứng hạng nh́, khít nút sau ông Trump trong hai cuộc bầu sơ bộ đầu tiên tại Iowa và New Hampshire, và với những truy rượt kinh hồn mà đảng DC đang đánh Trump, rất có thể bà Haley sẽ được chú ư và hậu thuẫn hơn nhiều. Nếu cuối cùng, bà Haley được cử tri CH chọn làm đại diện, cụ Biden sẽ gặp đại họa.
Một viễn tượng thực tế hơn là vào năm 2028, rất có thể nước Mỹ sẽ thấy một cuộc tranh cử TT quái lạ nhất, giữa hai bà Mỹ gốc Ấn hết: bà Kamala và bà Haley!
Ảnh hưởng của khối dân Mỹ gốc Ấn thật sự rất lớn ở Mỹ trong khu vực kinh doanh với những ông gốc Ấn đang lănh đạo các đại tập đoàn như Google, Microsoft, YouTube, IBM, Starbucks,... Trong vài năm nữa, ta sẽ thấy một bà gốc Ấn làm TT Mỹ?
VŨ LINH